Thực Trạng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và Khối 2 Ở Huyện Đăk Glong, Tỉnh Đăk Nông


Đối với mức độ quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: rất quan trọng(5 điểm), quan trọng (4 điểm), ít quan trọng (3 điểm), không quan trọng (2 điểm), Rất không quan trọng (1 điểm)

Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo như sau: (Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1) : 5 = 0,8 điểm. Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.3. Ý nghĩa của điểm số bình quân


Mức

Khoảng điểm

Ý nghĩa

5

4.21 - 5.00

Rất quan trọng/Rất thường xuyên/rất hiệu quả

4

3.41 - 4.20

Quan trọng/thường xuyên/hiệu quả

3

2.61 - 3.40

Bình thường/trung bình

2

1.81 - 2.60

Ít quan trọng/Ít thường xuyên/Ít hiệu quả

1

1.00 - 1.80

Không quan trọng/ không thường xuyên/ không

hiệu quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 7

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường Tiểu học huyện Đăk Glong về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh khối 1, 2

Nhằm tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách của HS tiểu học, tác giả tiến hành khảo sát 30 CBQL và 90 GV ở 5 trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông và kết quả phản ánh như sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV các trường tiểu học huyện Đăk Glong về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách HS tiểu học khối 1 và khối 2



TT


Tiêu chí


N

Mức đánh giá


ĐTB

Thứ bậc

Không quan

trọng

Ít quan trọng

Bình thường

Quan trọng

Rất quan

trọng


1

HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến

thức trong các môn học cho HS


120


0


4.17


12.50


30.00


53.33


4.33


1

2

HĐTN nhằm phát hiện

năng khiếu của học sinh

120

5.00

5.00

22.50

29.17

38.33

3.91

6

3

HĐTN nhằm tạo hứng

120

6.67

15.83

18.33

43.33

15.83

3.46

8




thú học tập cho các em









4

HĐTN nhằm tạo sự gắn

kết với tập thể

120

3.33

12.50

29.17

36.67

18.33

3.54

7

5

HĐTN nhằm phát triển

thể chất học sinh

120

5.00

6.67

21.67

22.50

44.17

3.94

5


6

HĐTN nhằm nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng

thực hành


120


4.17


5.83


21.67


26.67


41.67


3.96


4


7

HĐTN nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho

HS


120


2.50


5.00


12.50


21.67


58.33


4.28


2

8

HĐTN nhằm giúp HS

chỉ để giải trí

120

5.00

7.50

15.83

25.00

46.67

4.01

3

ĐTB chung

3.93


Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình chung các chỉ tiêu đánh giá về nhận thức của CBQL, GV các trường tiểu học huyện Đăk Glong về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách HS tiểu học đạt 3.93 điểm, các tiêu chí thành phần nằm trong khoảng điểm từ 3.46-4.33 điểm, đều mức quan trọng, cho thấy mức độ quan trọng này đối với học sinh tiểu học, các tiểu chí đánh giá cụ thể như sau:

- Tiêu chí “HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức trong các môn học cho HS” đạt 4.33 điểm, xếp cao nhất, có 55,33% ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 30% ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 12,5% ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 4,17% ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, giáo viên được hỏi phỏng vấn cho rằng HĐTN mang lại cho các em HS tiểu học kiến thức và được củng cố sâu hơn.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS” đạt 4.28 điểm, xếp thứ hai, có 58,33% ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 21,67% ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 15,83% ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 5% ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, 2,5% ý kiến “rất không quan trọng”

- Tiêu chí “HĐTN nhằm giúp HS chỉ để giải trí” đạt 4.01 điểm, có 46,67% ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 25% ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 15,83% ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 7,5% ý kiến đánh giá là “không quan trọng”,


5% ý kiến “rất không quan trọng”, CBQL được hỏi phỏng vấn cho rằng HĐTN mang lại cho các em HS cả tinh thần vui chơi, giải trí, kết hợp học đi đôi với hành.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành” đạt 3.96 điểm, có 41,67% ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 26,67% ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 21,67% ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 5,83% ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, 4,17% ý kiến “rất không quan trọng”.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm phát triển thể chất học sinh” đạt 3.94 điểm, có 41,67% ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 22,5% ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 21,67% ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 6,67% ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, 5% ý kiến “rất không quan trọng”.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm phát hiện năng khiếu của học sinh” đạt 3.91 điểm, có 38,33% ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 29,17% ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 22,5% ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 5% ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, 5% ý kiến “rất không quan trọng”, qua quan sát các HS tiểu học sinh hoạt câu lạc bộ, tham gia trò chơi cho thấy các em bộc lộc năng khiếu bản thân về múa, hát, văn nghệ, thể thao,...

- Tiêu chí “HĐTN nhằm tạo sự gắn kết với tập thể” đạt 3.54 điểm, có 18,33% ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 36,67% ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 29,17% ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 12,5% ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, 3,33% ý kiến “rất không quan trọng”.

- Tiêu chí “HĐTN nhằm tạo sự gắn kết với tập thể” đạt 3.46 điểm, có 15,83% ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 43,33% ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 18,33% ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 15,83% ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, 6,67% ý kiến “rất không quan trọng”.

Như vậy có thể thấy cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, đây là cơ sở hữu ích giúp hoạt động trải nghiệm trong nhà trường được tổ chức có hiệu quả hơn.


2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung HĐTN cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV các nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung HĐTN cho học sinh khối 1 và khối 2 tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong


TT


Tiêu chí


N

Mức đánh giá


ĐTB

Thứ bậc

Không thường

xuyên

Ít

thường xuyên

Bình thường

Thường xuyên

Rất

thường xuyên


1

Hoạt động câu lạc bộ (CLB thể dục, thể thao; văn hóa, nghệ thuật; hoạt động thực tiễn; Câu lạc bộ học thuật (Qua các môn

học).


120


6.67


14.17


27.50


21.67


30.00


3.54


2


2

Hoạt động tình nguyện (tình nguyện vì môi trường; tình nguyện giúp đỡ gia đình neo đơn, có công cách mạng. Hoạt động lao động công ích (Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tết trồng cây, an

ninh giao thông…)


120


8.33


12.50


21.67


38.33


19.17


3.48


3


3

Hoạt động chủ điểm (Chủ điểm gắn bộ môn học tập; gắn ngày lễ lớn của địa phương, các dân tộc, đất nước, thế giới); Chủ điểm gắn cuộc sống, tình

bạn (Gia đình, bạn bè, thầy cô giáo…)


120


13.33


16.67


20.83


32.50


16.67


3.23


4


4

Hoạt động tham quan (bảo tàng, dã ngoại, du lịch,

khu vui chơi giải trí…)


120


4.17


14.17


17.50


39.17


25.00


3.67


1

ĐTB chung

3.48


Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình chung các chỉ tiêu đánh giá của CBQL, GV về về nội dung HĐTN của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn


huyện Đăk Glong đạt 3.48 điểm, các tiêu chí thành phần nằm trong khoảng điểm từ 3.23-3.67 điểm, các tiểu chí đánh giá cụ thể như sau:

- Tiêu chí “Hoạt động tham quan (bảo tàng, dã ngoại, du lịch, khu vui chơi giải trí…)” đạt 3.67 điểm, xếp cao nhất, 25% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 39,17% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 17,5% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 14,17% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 4,17 % ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Khi xem xét các báo cáo của nhà trường về hoạt động trải nghiệm cho thấy nhà trường thể hiện khá nhiều hình thức cho phép thay đổi môi trường HĐTN cho học sinh. Đây là hoạt động tham gia hàng năm, thu hút sự quan tâm đông đảo cả cha mẹ phụ huynh học sinh và sự thích thú của học sinh tiểu học, trẻ được hòa nhập với môi trường tự nhiên, thông qua các bài giảng trên lớp kết hợp hiện thực thực tiễn sinh động, hơn nữa bản thân các em được vui chơi vận động nên rất hào hứng với nội dung này.

- Tiêu chí “Hoạt động câu lạc bộ (CLB thể dục, thể thao; văn hóa, nghệ thuật; hoạt động thực tiễn; Câu lạc bộ học thuật (Qua các môn học); Câu lạc bộ tổ chức chính trị - xã hội” đạt 3.54 điểm, xếp thứ hai, 30% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 21,67% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 27,5% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 14,17% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 6,67 % ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Các câu lạc bộ trong nhà trường được hình thành theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo nên các em rất thích thú, như tham gia đội văn nghệ, đội sao đỏ, đội thể thao nhi đồng, đội tuyển nhóm các môn học theo sở thích, đội trống,...nội dung này phát huy được năng khiếu các em học sinh tiểu học.

- Tiêu chí “Hoạt động tình nguyện (tình nguyện vì môi trường; giúp đỡ gia đình neo đơn, có công cách mạng. Hoạt động lao động công ích (Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tết trồng cây, an ninh giao thông)” đạt 3.48 điểm, xếp thứ ba, 19,17% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 38,33% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 21,67% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 12,5% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 8,33% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Nội dung này được thể hiện chủ yếu các lớp 4,5, khi lứa tuổi các em học sinh tiểu học gần cuối cấp, được


tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương sinh sống, hoạt động công ích... giúp tăng thêm tình cảm, gắn bó với quê hương, tổ quốc.

- Tiêu chí “Hoạt động chủ điểm (Chủ điểm gắn bộ môn học tập; gắn ngày lễ lớn của địa phương, các dân tộc, đất nước); Chủ điểm gắn cuộc sống, tình bạn, (Gia đình, bạn bè, thầy cô giáo…) đạt 3.23 điểm, xếp thấp nhất, hoạt động này diễn ra không thường xuyên, 16,67% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 32,5% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 20,83% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 16,67% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 13,33% ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Nội dung này có triển khai trong các trường tuy nhiên do đặc thù lứa tuổi học sinh tiểu học nên nội dung này triển khai không thường xuyên như các nội dung khác, tuy nhiên các em học sinh tiểu học lớp 4,5 được trang bị hoạt động làm nền tảng khi lên cấp hai các em đã hiểu được phần nào về nội dung chủ điểm như hình thành tư duy nghề nghiệp, văn hóa, cuộc sống, tình yêu... Các GV cho rằng “hoạt động chủ điểm giúp các em có tinh thần yêu quê hương, gia đình hơn”.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung triển khai HĐTN đối với học sinh tiểu học cần căn cứ vào đặc điểm tâm lý để lựa chọn và thiết kế phù hợp, trong thời gian tới CBQL các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về HĐTN cho GV để họ có năng lực đáp ứng nhiệm vụ giáo dục và tổ chức hoạt động TN cho học sinh tiểu học.

2.3.3. Thực trạng các hình thức trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

Kết quả đánh giá thực trạng các hình thức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông đạt điểm trung bình chung là

3.95 điểm, các tiêu chí có điểm thành phần nằm trong khoảng 3.45-4.42 điểm. Cụ thể:


Bảng 2.6. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về các hình thức HĐTN của HS khối 1 và khối 2 tại các trường tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông


TT


Tiêu chí


N

Mức đánh giá


ĐTB

Thứ bậc

Không

thường xuyên

Ít

thường xuyên

Bình thường

Thường xuyên

Rất

thường xuyên

1

Hoạt động câu lạc bộ

120

0

0

20.83

37.50

41.67

4.21

2

2

Tổ chức trò chơi

120

2.50

6.67

14.17

58.33

18.33

3.83

4

3

Tổ chức diễn đàn, giao lưu

120

7.50

15.00

18.33

43.33

15.83

3.45

7

4

Sân khấu tương tác

120

4.17

11.67

29.17

36.67

18.33

3.53

6

5

Tham quan, dã ngoại

120

0

0

14.17

30.00

55.83

4.42

1

6

Hội thi / cuộc thi

120

5.00

6.67

14.17

30.00

44.17

4.02

3

7

Nhân đạo

120

2.50

6.67

14.17

58.33

18.33

3.83

4

ĐTB chung

3.95


- Tiêu chí “Tham quan, dã ngoại” đạt 4.42 điểm, xếp cao nhất, cho thấy đây là hình thức tổ chức rất thường xuyên tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong, với 55,83% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 30% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 14,17% ý kiến đánh giá là “bình thường”, không có ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” “rất không thường xuyên”. Với hình thức này đem lại cho học sinh cảm nhận về bài học lý thuyết trên lớp rất bổ ích, gần gũi, dễ hiểu, các hoạt động vận động cho bản thân rất thích thú như tham gia bảo tàng, dã ngoại công viên hoặc các điểm du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí,... Cả CBQL và GV cho rằng đây là hình thức dễ thực hiện, “các học sinh rất thích thú khi tham gia hoạt động ngoài trời”.

- Tiêu chí “Hoạt động câu lạc bộ” đạt 4.21 điểm, xếp cao nhất, cho thấy đây là hình thức tổ chức rất thường xuyên tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong, với 41,67% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 37,5% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 20,83% ý kiến đánh giá là “bình thường”, không có ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” “rất không thường xuyên”.

- Tiêu chí “Hội thi/cuộc thi” đạt 4.02 điểm, hoạt động này diễn ra thường xuyên, 44,17% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 30% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 14,17% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 6,67% ý kiến đánh giá


là “không thường xuyên” và có 5 % ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Các hội thi/cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa vùng miền, chủ điểm môn học,...

- Tiêu chí “Tổ chức trò chơi” và “Hoạt động nhân đạo, từ thiện” đạt 4.83 điểm, hoạt động này diễn ra thường xuyên, 18,33% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 58,33% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 14,17% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 6,67% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 2,5 % ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”.

- Tiêu chí “Sân khấu tương tác” đạt 3.53 điểm và “Tổ chức diễn đàn, giao lưu, tọa đàm” đạt 3.45 điểm, hoạt động này diễn ra ít thường xuyên, nguyên nhân chính là do các em lứa tuổi tiểu học còn nhỏ, thực hiện hai hình thức này chỉ dành chủ yếu cho học sinh lớp 4,5, bên cạnh đó hiệu quả chưa lớn, các em có tính nhút nhát sẽ không hứng thú khi tham gia, do đó hiệu quả giáo dục không cao.

Đề tài phỏng vấn cô T.T.H. Minh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Quảng Khê) cho biết “Qua việc tổ chức các hoạt động cho học sinh được trải nghiệm, giáo viên đã tích hợp được nội dung giáo dục địa phương vào bài học, bước đầu hình thành các kĩ năng sống thiết thực cho các em. Sự tham gia tích cực của học sinh vào các hoạt động trải nghiệm đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới của giáo viên và CBQL nhà trường trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong CTGDPT 2018”.

Như vậy có thể thấy, đối với học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong sẽ thích hợp với hình thức tổ chức HĐTN như tham quan, dã ngoại; Tổ chức cuộc thi/hội thi; Tổ chức trò chơi, đây là những căn cứ quan trọng giúp Hiệu trưởng các trường có biện pháp xây dựng kế hoạch chương trình, nguồn lực, chất lượng giáo viên gắn với hiệu quả triển khai thực tiễn.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí