Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và Khối 2


hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân.

Kết thúc quá trình kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó công nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với HĐTN. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá HĐTN phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của chương trình, mục tiêu giáo dục cấp tiểu học. Từ đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh quá trình giáo dục, dạy học sao cho hợp lý và đưa thông tin kết quả này đến địa chỉ có nhu cầu sử dụng.

Như vậy, quản lý HĐTN của học sinh ở trường tiểu học là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi Hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp và phân công rõ ràng và đồng thời phát huy được vai trò của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý HĐTN không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lý HĐTN là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2

1.4.1. Các yếu tố chủ quan

* Năng lực quản lý của Hiệu trưởng

Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng. Sự quyết đoán, tinh thần cầu tiến giúp cho Hiệu trưởng có khả năng tiếp cận và phát triển các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Năng lực tổ chức HĐTN cho học sinh của GV, Tổng phụ trách Đội


Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; để quản lý, tổ chức tốt HĐTN thì năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp phụ trách HĐTN cho HS sẽ là yếu tố quyết định. Yêu cầu của HĐTN với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, thể hiện các trạng thái động từ kiến thức đến hình thức, do vậy đòi hỏi người tổ chức phải có nhưng năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, sự năng động, sáng tạo và tâm huyết. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

* Nhận thức, hứng thú của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm

Tư duy của học sinh tiểu học đang phát triển, phát triển năng lực sở trường, phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Tổ chức hoạt động trải nghiệm nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp thì chắc chắn sẽ thu hút được các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Nếu nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi thì sẽ khó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả hoạt động sẽ hạn chế.

1.4.2. Các yếu tố khách quan

* Điều kiện tổ chức cho HĐTN

Bao gồm điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn kinh phí thực hiện HĐTN. Đây là nhân tố có tác dụng hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm tiến hành có môi trường một cách hiệu quả. Các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm được huy động từ ngân sách nhà nước, cha mẹ phụ huynh HS, các cá nhân, tổ chức tài trợ,… Tùy vào từng địa bàn mà nguồn kinh phí dành cho các HĐTN huy động nhiều hay ít, nhất là các trường tiểu học ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc là rất hạn chế nguồn lực này. Khả năng huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức


kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần đem lại kết quả cho HĐTN ở các trường.

* Lực lượng tham gia tổ chức HĐTN

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế - xã hội; hội cha mẹ học sinh... Nếu nhà trường biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, việc phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội làm cho quá trình giáo dục học sinh ở trường TH trở lên thống nhất, hài hòa và đạt hiệu quả, đồng thời vừa làm cho giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội được cộng hưởng, tạo điều kiện khép kín quá trình giáo dục, tác động đồng bộ đến nhân cách học sinh.

Tiểu kết chương 1

Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh: huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn... dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được


tuyên bố trong chương trình tổng thể và các năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm. Chương trình hoạt động trải nghiệm mang tính linh hoạt, mềm dẻo.

- Xác định một số nội dung cơ bản quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học - Khối 1, 2 như:

+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

+ Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

+ Chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

+ Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu

học.

Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng

như: trình độ năng lực của cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học - Khối 1, 2. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động trải nghiệm nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu học nói chung.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHỐI 1 VÀ KHỐI 2 HUYỆN ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đăk Glong

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu.

Vị trí địa lý: Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, giáp với các huyện của tỉnh Lâm Đồng, Đắk R'lấp và thị xã Gia Nghĩa ở phía Tây Nam, Đắk Song ở phía Tây và Krông Nô ở phía Bắc. Địa hình, khí hậu: Đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ là các thung lũng; độ cao trung bình trên 800m. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 21-220C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.200-2.400 mm.

* Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Mặc dù là vùng có nhiều đồi núi và các mỏ bô xít nhưng Đăk Glong nằm trong vùng có đỏ Bazan. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn là 100.643,10 ha. Tài nguyên nước: Nguồn nước ngầm phân bố ở hầu khắp trên địa bàn trong huyện, có trữ lượng lớn ở độ sâu 60-90m. [46]

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng GTSX của kinh tế huyện bình quân năm giai đoạn 2016 - 2020 bình quân là 8,63%/năm. Nông, lâm, thủy sản 12,48%/năm;công nghiệp, xây dựng 1,16%/năm; dịch vụ, thương mại 7,17%/năm. Cơ cấu kinh tế: Năm 202020, GTSX nông, lâm, thủy sản chiếm 69,47%, có xu hướng tăng; công nghiệp - xây dựng 14,19%, dịch vụ 16,34%.

Huyện thực hiện miễn thuế nông nghiệp và thủy lợi phí đối với các hộ nông dân theo quy định. Chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để các hộ


nông dân, doanh nghiệp đầu tư được vay vốn ưu đãi theo chính sách của Chính phủ. Gồm các công trình cấp và tiêu nước như đập nước, đập ngăn mặn, hồ chứa, trạm bơm, hệ thống mương dẫn, cống dẫn và mương nội đồng, công trình thủy lợi, hồ, đập tích nước phục vụ tưới tiêu cho diện tích canh tác như thủy điện Đồng Nai [46].

* Đặc điểm xã hội.

Con người và truyền thống văn hóa: Trên địa bàn huyện có 7 xã với 49 thôn, bon. Tổng dân số trên địa bàn huyện là 51.728 người, có 24 dân tộc, có 03 tôn giáo. Dân số năm 2020 là 51.728 người, mật độ 36 người/km2. Dân số tập trung ở nông thôn, tổng lao động làm việc trong các ngànhkinh tế là 25.558 người, chiếm 49,4% tổng dân số. Lao động trong nông, lâm, thủy sản chiếm 91,54% trong tổng số lao động huyện [46].

2.1.2. Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

Trên địa bàn huyện Đắk Glong hiện nay có 11 trường Tiểu học, 03 trường Tiểu học - Trung học cơ sở và 01 Trường Tiểu học nội trú dành cho con em các đồng bào dân tộc. Trong những năm qua được sự quan tâm của UBND huyện, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã không ngừng tăng lên dần đáp ứng được nhu cầu dạy và học trên địa bàn. Tuy nhiên, qua các năm học số lượng giáo viên thiếu vẫn là bài toán đối với ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ giáo viên các trường tiểu học Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông năm học 2020 - 2021

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ

Giới tính

Nam

103

30.29

Nữ

237

69.71

Dân tộc

Kinh

257

75.58

Thiểu số

83

24.41


Độ tuổi

Dưới 30 tuổi

101

29.70

Từ 30 đến dưới 40 tuổi

102

30.01

Trên 40 tuổi

137

40.29

Trình độ chuyên môn

Sau đại học

7

2.00

Đại học

310

91.17

Cao đẳng

23

6.76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 6

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, 2021)


Trong các năm vừa qua, quy mô về hệ thống trường lớp phát triển không ngừng, đa dạng ở tất cả các bậc học đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cho phát triển giáo dục. 7 xã trực thuộc huyện đều có đủ các bậc học từ mầm non đến THCS, 01 trung tâm học tập cộng đồng và huyện có 02 trường THPT, một trường dân tộc nội trú. Đối với bậc trung học cơ sở có 01 trường trung học cơ sở bán trú, 01 trường tiểu học bán trú. Riêng bậc tiểu học huyện nhà, mạng lưới trường lớp được thể hiện cụ thể [46]:

Bảng 2.2. Mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc tiểu học huyện Đắk Glong


Danh mục

2018 - 2019

2019 - 2020

2020 - 2021

Trường

15

15

15

Phòng học

159

173

275

Phòng phục vụ học tập

89

102

117

Lớp

272

278

274

Học sinh

8256

8656

9015

Trường Chuẩn quốc gia

1

1

1

Trung tâm học tập cộng đồng

7

7

7

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, 2021)

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng tổ chức HĐTN và quản lý HĐTN của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh của Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện Đăk Glong.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- 30 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng CM); 90 giáo viên 05 trường: Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Tiểu học Lý Tự Trọng, Tiểu học Nguyễn Trãi và Tiểu học Nơ Trang Lơng.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách của HS tiểu học.

Thực trạng về tổ chức HĐTN cho HS và quản lý HĐTN các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong.


Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo huyện Đăk Glong, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý HĐTN ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức HĐTN cho học sinh của GV các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý HĐTN của HT các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTN của HT các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý HĐTN của HT các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ CBQL và GV. Bao gồm các mức độ đánh giá:

* Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).

* Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Rất hiệu quả (5 điểm), Hiệu quả (4 điểm); Trung bình (3 điểm), không hiệu quả (2 điểm), Rất không hiệu quả (1 điểm).

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí