Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Thái Nguyên


địa lý, được bảo hộ độc quyền vô thời hạn cho sản phẩm vùng chè đặc sản Tân Cương. Nằm ở phía Tây cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10km, vùng chè đặc sản Tân Cương tập trung chủ yếu tại 03 xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân. Năm 2013, địa phương đã trồng mới và phục hồi được 80ha chè, tăng 60% so với kế hoạch nâng tổng diện tích chè trên địa bàn lên 1.377 ha, năng suất bình quân ước đạt 150 tạ/ha; lượng chè búp tươi năm 2013 ước đạt 16.968 tấn (tương đương 3.394 tấn chè búp khô), tăng 3,17% so với cùng kỳ năm 2012.

Cây chè là cây đặc sản chiến lược của thành phố Thái Nguyên, được thành phố xác định là cây chủ lực trên đất vườn đồi, là cây không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn mang tính văn hóa, xã hội sâu sắc, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người lao động, giúp nông dân có cuộc sống ổn định, no ấm hơn trên vùng đất trung du miền núi, có ý nghĩa quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, ổn định và phát triển xã hội của địa phương (Tiến sỹ Mộc Quế, năm 2013). Từ nhận thức đúng về tài nguyên “Vùng chè đặc sản Tân Cương”, thành phố Thái Nguyên đã chọn cho mình một cách đi riêng đó là phát triển kinh tế địa phương bằng cách xây dựng dự án “Làng văn hóa du lịch cộng đồng” [26, tr.2]

2.1.2. Điều kiện phát triển du lịch Thái Nguyên

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Địa hình

Phía tây bắc và đông bắc là núi cao bao bọc bởi dãy núi Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo, đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo cao 1592m và thấp dần về phía đông nam. Địa hình, địa mạo của tỉnh có thể chia làm ba vùng chính:

Vùng núi: bao gồm các dãy núi từ tây bắc huyện Phổ Yên dọc dãy Tam Đảo qua Đèo Khế, núi Hồng vòng qua Định Hoá đi đông bắc Võ Nhai, có độ cao trung bình từ 500 – 1000m độ dốc hơn 25%

Vùng đồi cao núi thấp: gồm các dãy núi thấp đan xen với các dãy đồi cao tạo thành bậc thềm lớn dọc sông Cầu và quốc lộ 3 thuộc nam Đại Từ, Phú Lương, Đồng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Hỷ, bắc Phú Bình, tây thành phố Thái Nguyên, có độ cao trung bình từ 100 – 300 m, độ dốc dưới 25o – 15o

Vùng đồi thấp - đồng bằng: gồm các đồi bát úp xen các khu đất đồng bằng thuộc nam Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công, có độ cao trung bình 30 – 50m, độ dốc dưới 10o

Phát triển du lịch làng nghề tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên - 6

b. Khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với hoàn cảnh địa lý cụ thể đã làm nên khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, có mùa đông lạnh và rất thất thường trong năm

Cũng như mọi nơi ở miền Bắc Việt Nam, chế độ nhiệt ở Thái Nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng và mùa lạnh.

Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, lạnh nhất vào tháng 1. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

Lượng mưa trung bình ở Thái Nguyên đạt khoảng 1.600 – 1.900 mm.

Nhiệt độ trung bình năm từ 22o – 23oC, ở các vùng đồi núi cao khoảng 600m, trị số này giảm xuống 200C và từ 900 – 1000m trở lên nhiệt độ trung bình năm chỉ còn 180C trở xuống. Độ ẩm tương đối trung bình ở Thái Nguyên khá cao, trung bình năm đạt khoảng 82 – 84% [4, tr.53]

c. Nguồn nước, thuỷ văn

Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình bắt nguồn từ chợ Đồn (Bắc Cạn) vào đất Thái Nguyên chảy qua các huyện: Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình. Đây là con sông lớn nhất của tỉnh có chiều dài 110km, diện tích lưu vực 3480km2, có rất nhiều tiềm năng phục vụ cho giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp cũng như các hoạt động dịch vụ khác

Sông Công có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá

chạy dọc chân núi Tam Đảo, dòng nước sông được ngăn lại ở huyện Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 2500 ha, chứa 175 triệu m3 nước. Hiện


nay, hệ thống thuỷ nông Hồ Núi Cốc dùng tưới tiêu cho 12000 ha lúa hai vụ, màu và cây công nghiệp

Ngoài ra, còn có nhiều sông hồ nhỏ khác chảy qua tỉnh thuộc hệ thống sông Cầu, sông Công có thể xây dựng được nhiều công trình thuỷ lợi và thuỷ điện quy mô nhỏ

Về chế độ thuỷ văn, các sông ở Thái Nguyên phụ thuộc vào hai mùa lũ và mùa cạn: mùa lũ xuất hiện vào tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, mùa cạn bắt đầu vào tháng 11 năm sau

d. Sinh vật

Thái Nguyên có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, thuộc khu hệ Việt Bắc – Hoa Nam

Hệ thực vật ở Thái Nguyên phong phú có trên 2000 loài, trong đó vùng Tam Đảo đã có 490 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 344 chi và 130 họ với thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới, thường xanh [4]. Tổng diện tích rừng tính đến năm 2008 là 160 333 ha chiếm 45.4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm 99 922 ha (28.3% diện tích), rừng trồng là 60 411 nghìn ha (17.1% diện tích). Thực vật có giá trị làm cảnh khoảng 26 loài (kim giao, tuế, họ ngọc lan…)

Rừng tập trung ở khu vực phía Tây và Tây Bắc (Định Hóa, Đại Từ), vùng núi Tam Đảo và vùng núi đá vôi ở phía Đông (Võ Nhai). Nhiều cây đặc hữu của địa phương như các loại cây gỗ quý đã được đưa vào sổ sách đỏ Việt Nam (Nghiến, Lát hoa, Săm bông, Sến mặt, Kim giao, Pơmu, Trai); cây công nghiệp (chủ yếu là chè); cây lâm nghiệp (mỡ, bồ đề, bạch đàn, keo lá chàm, keo tai tượng); cây vật liệu xây dựng (cọ, tre, vầu, xoan); ngoài ra còn có cây dược liệu (34 loài: sữa, ngũ gia bì, móc diều, dùi dôi, gạo…), cây lấy dầu

Rừng đặc dụng của tỉnh đã được quy hoạch thành ba khu: Vườn Quốc gia Tam Đảo 11.910 ha; rừng đặc dụng ATK Định Hóa 10.255ha; rừng bảo tồn thiên nhiên Phượng Hoàng – Thần Sa

Hệ động vật có khoảng 422 loài, 91 họ, 28 bộ [4] của 4 lớp động vật: chim, thú, bò sát, ếch nhái.


Khu bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên có diện tích 2.050 ha (mặt nước, đảo, đất liền) Hồ Núi Cốc có trồng cây phòng hộ, cây công nghiệp, sinh vật cảnh ở đảo, các vườn con phục vụ du lịch nghiên cứu, những cánh rừng bạch đàn, cây keo, cây mỡ trải sát mép hồ là điều kiện thuận lợi cho các loại hình du lịch thể thao, săn bắn, du lịch nghiên cứu sinh thái rừng hồ, du lịch thể thao leo núi…

Hệ sinh thái của Thái Nguyên có tiềm năng phong phú tuy nhiên hiện nay lớp phủ rừng của Thái Nguyên nói chung và rừng nguyên sinh còn rất ít. Phần lớn diện tích là rừng thứ sinh, chất lượng và giá trị kinh tế thấp, nên có chính sách cụ thể để bảo vệ được các loài đặc hữu và các loài động vật, thực vật quý hiếm. Từ đó mới có thể đẩy mạnh loại hình du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Còn rất nhiều thế mạnh nữa do tự nhiên đem lại mà Thái Nguyên đã và sẽ khai thác phục vụ cho du lịch. Chính môi trường tự nhiên thuận lợi này giúp cho Thái Nguyên tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước

e. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Tài nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú của Thái Nguyên được hình thành từ các tố chất như địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật… Với tài nguyên thiên nhiên đa dạng này, Thái Nguyên sẽ là nơi có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Thái Nguyên tập trung chủ yếu ở Hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà. Vì vậy, việc đầu tư khai thác tương đối thuận lợi. Trong chiến lược phát triển vùng du lịch Bắc Bộ, tuyến du lịch Hà Nội - Hồ Núi Cốc - Hồ Ba Bể được hình thành trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch ở khu vực này, sẽ là tuyến du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần tích cực vào sự phát triển của du lịch Thái Nguyên. Việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên ở Thái Nguyên hiện nay là bất hợp lý, các khu rừng và đồi núi ở một số huyện vùng cao miền núi như Đại Từ, Định Hoá, Võ Nhai, trong đó có những khu rừng nhỏ ở Hồ Núi Cốc bị khai thác kiệt quệ, làm gia tăng quá trình làm xói mòn đất, làm hại môi trường và cảnh quan, chỉ còn lại những lớp thực vật thưa thớt. Cùng với sự


biến đổi của những lớp phủ thực vật, hệ động vật cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với nhiều loài số lượng cá thể giảm nhanh, thậm chí một số loài dường như bị tuyệt diệt

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

a. Dân cư và lao động

Dân số năm 2013 của tỉnh là 1.156.000 người, trong đó nam 569.800 người chiếm 49,29%, nữ 586.200 người chiếm 50,71%; dân số nông thôn 826.100 chiếm 71,46%, dân số thành thị 329.900 người chiếm 28,54%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,99%

Dân số trong độ tuổi lao động (năm 2013) có 716.300 người, chiếm 61,96% tổng số dân, trong đó số lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 61,4%. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: nông – lâm - thuỷ sản chiếm 69,1%, ngành dịch vụ chiếm 20,81%, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 10,99%

Về chất lượng lao động: có khoảng 60% số lao động trong độ tuổi có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học, trong đó lao động có trình độ cao đẳng trở lên có 32 508 người, chiếm 5,12%, bao gồm: cao đẳng chiếm 16,1%, đại học chiếm 3,31%, trên đại học 0,2%

Thái Nguyên vốn là địa bàn tiếp giáp với Hà Nội và các tỉnh miền núi phía bắc cho nên trong suốt quá trình phát triển đã có nhiều lớp dân cư từ nơi khác đến sinh sống. Người Việt ở đây chủ yếu là từ đồng bằng sông Hồng đến, mang tới Thái Nguyên các đặc trưng văn hoá khác nhau

b. Các di tích lịch sử - văn hoá

Thái Nguyên có nhiều di tích lịch sử văn hoá, theo thống kê tỉnh có 780 điểm di tích lịch sử văn hoá được kiểm kê (2002), trong đó 23 điểm được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Như vậy có thể nói di tích lịch sử Thái Nguyên có giá trị rất cao đối với hoạt động du lịch. Vấn đề là các cấp chính quyền nhân dân địa phương biết quản lý, bảo vệ và khai thác chúng một cách hợp lý để phát huy được những giá trị mà mình có.

c. Các lễ hội


Lễ hội ở Thái Nguyên khá phong phú, diễn ra trong cả bốn mùa nhưng tập trung hơn cả là trong dịp đón chào xuân mới và khởi đầu cho mùa vụ nông trang, phân bổ hầu khắp ở các vùng, các tộc người trong tỉnh

Các loại hình lễ hội phổ biến là hội du xuân, hội đền đình gắn với việc sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, thờ phụng, lễ hội cầu may, tạ ơn trời đất, thánh thần

Hội du xuân ở vùng xuôi có các hội làng, ở vùng người Tày, Nùng có hội lồng tồng, người Dao, người Sán Dìu có hội Thanh minh (đạp thanh)… Hội đền, đình, chùa cũng thường gắn với các hội xuân, trong dịp du xuân đồng bào tâm niệm là đến đình, đền, chùa và những nơi thờ tự công cộng lễ tạ thần thánh, cầu an. Hội xuân, hội đền – chùa ở Thái Nguyên thường có quy mô trong một làng, xã, chỉ có một số ít hội có quy mô vùng như hội Đền Đuổm (Phú Lương), hội chùa Hang (Đồng Hỷ), Hội Đền Lục Giáp (Phổ Yên). Tính giao lưu trong các lễ hội ngày càng cởi mở, thu hút đông đảo khách thập phương hơn. Các lễ hội cầu mùa, cầu may thường được tổ chức vào dịp bắt đầu vào mùa vụ sản xuất hoặc khi vừa thu hoạch

Năm 2005 “Hội chè xuân xóm Guộc” (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên) được tổ chức 2 lần đã thu hút du khách thập phương tới rất đông. Hội chè có nhiều hoạt động phong phú: thi chất lượng chè ngon, thi sao chè bằng chảo gang, các cô gái làng Guộc thi pha trà mời khách, văn nghệ, tung còn, đánh đu, chọi gà, đấu võ, bình thơ. Năm 2007 tỉnh Thái Nguyên lần đầu tiên tổ chức Lễ hội văn hóa trà Thái Nguyên lần thứ nhất; ngày hội có lễ rước cây chè Tân Cương ra khu vực trung tâm hội là Công viên sông Cầu, nội dung hoạt động đa dạng như thi búp chè ngon, thi văn hóa trà Việt Nam (pha trà, mời trà). Có chương trình nghệ thuật và trưng bày cổ vật, thi múa rồng lân, thi đấu vật, đánh đu, thi thơ về trà. Năm 2011, Tân Cương đã tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân – Vùng chè đặc sản Tân Cương” nhằm tôn vinh nghề truyền thống của vùng đất Tân Cương.Việc nâng cấp đường xá, tân trang chợ chè, xây dựng nhà truyền thống chè Tân Cương để sẵn sàng đón khách

d. Các làng nghề truyền thống

Các ngành nghề thủ công truyền thống của Thái Nguyên rất đa dạng như mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chế biến chè, đồ gỗ mỹ


nghệ… Phần lớn các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên đều có nghề trồng bông, trồng lanh dệt vải, nhuộm chàm như người Tày, Nùng, Hoa, người Dao, người HMông… Người Hoa nổi tiếng với nghề làm đường mía, làm miến dong, nghề đan lát. Người HMông với nghề rèn sắt có kỹ thuật tôi quặng thành thép, nghề đan lát. Người Dao có nghề làm giấy bản, làm cao chàm nhuộm vải, làm đồ trang sức bằng bạc…

Các làng nghề chè truyền thống ở Thái Nguyên hợp thành vùng chè có tiếng nhất, nhì cả nước; Cây chè ở đây được ưu đãi bởi các điều kiện tự nhiên, kết hợp việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, chế biến nên đã có năng suất chất lượng cao. Hiện nay, những giống chè mới như: Chè lai LDP1, LDP2, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên… cho năng suất và chất lượng cao đã được đưa vào trồng. Đặc biệt, việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã làm cho thương hiệu chè ngày càng được nhiều người tin dùng. Quy trình sản xuất mới này đã thay cho phương thức làm chè truyền thống kém hiệu quả trước đây. Bắt đầu từ việc trồng và chăm sóc chè, người dân đã biết tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có để ủ thành phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chè (thay vì sử dụng phân bón hóa học như trước kia). Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật cũng được người làm chè tiến hành một cách cẩn thận, đúng liều lượng và thời gian quy định.

Tuy nhiên, để có được những cánh chè thơm ngon, dậy hương, làm nên đặc trưng riêng của chè thì nhất thiết vẫn phải áp dụng các phương thức truyền thống với sự công phu, tỉ mỉ của người làm chè ngay từ khâu thu hái cho đến khâu chế biến. Công đoạn hái chè thường được người dân thục hiện vào ngày nắng, tránh ngày mưa để chè không bị nhạt và vẫn giữ được vị ngon, thời điểm thu hái tốt nhất là từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì khi đó búp chè không bị ướt sương. Khi hái chè cũng phải tuân thủ đúng cách hái “một tôm hai lá” để lấy được phần ngon nhất của búp chè. Sau khi mang chè tươi về phải trải ra nền sạch trong thời gian khoảng 2-3 tiếng để chè thoáng, bay hết hơi nước, sau đó đưa vào sao sấy ngay, nếu để qua đêm khi búp chè đã héo, nhựa đã chảy thì dù có sao tẩm kiểu gì nước chè cũng vẫn bị đỏ. Đây là kinh nghiệm quý báu đã được những người làm chè ở đây đúc rút qua nhiều đời...


e. Văn hóa – văn nghệ

Trong kho tàng văn hóa phi vật thể, văn học dân gian truyền miệng Thái Nguyên có những nét đặc sắc, khá phong phú, đa dạng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết địa danh, thể loại này nổi đậm màu sắc tiếp xúc và hội tụ của các dân tộc Thái Nguyên như: sự tích gò Chúa Chỏm, sự tích ruộng Thác Đao, sự tích chàng Cốc nàng Công, sự tích đền Thượng – núi Đuổm… Ngoài ra phải kể đến truyện cổ tích, truyện thơ cũng là cả một kho tàng phong phú.

Là tỉnh nằm trong cái nôi văn hóa dân gian Việt Bắc, Thái Nguyên cũng nổi tiếng với các làn điệu hát sli, hát lượn và hát then độc đáo. Diễn xướng Sli, lượn của đồng bào Tày Nùng, hát Soọng cô của người Sán Dìu, hát Sán cố (hát sơn ca) của người Hoa đều là những hình thức hát giao duyên đặc sắc. Hát Sli, lượn đều sử dụng thơ thất ngôn, đôi khi xen kẽ tiếng Việt và tiếng Hán. Ngoài ra, người Tày còn có hình thức hát then. Lời của then cô đọng, xúc tích, giàu hình tượng và tâm hồn thẩm mỹ văn học cao. Nhạc then: Nhạc cụ gồm có một cây đàn tính và bộ nhạc xóc (Mạ). Nhìn chung, giai điệu của then ấm cúng, nhẹ nhàng, tâm tình diễn cảm. Nhạc then làm phấn chấn tinh thần người nghe, khơi dậy một ý thức trân trọng đối với

một hình thức nghệ thuật dân tộc có giá trị cao. Người Sán Chay có hát tình ca, người HMông có hát cúng ma. Các nhạc cụ truyền thống ngoài đàn tính còn có khèn, đàn môi, sáo trúc, thanh la, não bạt, b chiêng, kèn, đàn tỳ bà, đàn tam thập lục Một số phong tục tập quán – lễ nghi của đồng bào các dân tộc trên địa bàn như

lễ cưới, tục mừng sinh nhật, tục đón tết Nguyên Đán, Rằm tháng bảy, tục vào nhà mới, lễ cấp sắc, múa kỳ lân, múa sư tử… cũng có nhiều nét đặc sắc và hấp dẫn.

g. Văn hóa chợ

Trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 126 chợ lớn nhỏ, trong đó có 1 chợ loại II và các chợ trung tâm thị trấn, thị tứ là nơi giao lưu trao đổi mua bán hàng nông, lâm, thổ sản mang tính dân tộc độc đáo của mọi miền trong tỉnh, các chợ lớn như các chợ Đồng Quang, chợ Thái (chợ Trung Tâm)… Hệ thống chợ ở Thái Nguyên không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm, kinh doanh của nhân dân mà còn là một nét văn hóa độc đáo, ra đời loại hình du lịch thăm quan các chợ quê.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí