tại Lâm Đồng có được từ hai nguồn: lao động hoạt động về du lịch và lao động từ các lĩnh vực hoạt động khác chuyển về, về du lịch đa phần có trình độ sơ cấp: 16%, trung cấp: 1.5%, Đại học: 3%, trên đại học: 3%; còn từ các lĩnh vực hoạt động khác chuyển về thì sơ cấp: 4.5%, trung cấp: 7%, Đại học và cao đẳng: 20%, trên đại học: 0.006%. Điều này chứng tỏ trình độ của khối kinh doanh du lịch tại Lâm Đồng chưa thể phù hợp với những đòi hỏi, yêu cầu của ngành du lịch hiện nay.(thể hiện qua biểu đồ 2.4).
Biểu đồ 2.6:Trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngành DL Lâm Đồng
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG
0,00 % Sơ cấp
20 %
7%
16 %
1,50%
3%
0%
5%
Trung caáp Ñaïi hoïc Treân đaïi hoïc Sơ cấp Trung caáp
Đại học và cao đẳng Trên đại học
Du lịch
Ngành khác
Nhận xét: Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng rất lớn về du lịch nói chung và DLST nói riêng, nhưng với trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp (Đại học và trên đại học chỉ được 6%) như thế sẽ không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi hiện nay của ngành du lịch. Phải có kế hoạch đầu tư mở các trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch trong tình hình hiện nay.
2.3 Hiện trạng về phát triển DLST tỉnh Lâm Đồng
2.3.1 Các khu DLST hiện có:
Lâm Đồng có lợi thế về khí hậu, không những rất tốt cho việc nghỉ dưỡng mà còn có nhiều thắng cảnh đẹp đã tạo ra được nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn phân bố khá đều trong cả tỉnh (nhưng thành phố Đà Lạt có mật độ tập trung cao hơn), có thể chia thành hai nhóm chính là:
- Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế: đặc trưng tiêu biểu của nhóm này là sự độc đáo có sức hấp dẫn thu hút khách cao, bao gồm: vườn quốc gia Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch Đankia suối Vàng, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên, các di tích cuối Triều Nguyễn, hệ sinh thái rừng Lâm Đồng… các khu vực này vốn có sẵn tiềm năng tự nhiên có sức hấp dẫn du khách cao, nhưng phần lớn lại chưa được đầu tư tôn tạo. Do đó cần phải có các chính sách thích hợp để thu hút vốn đầu tư một cách nhanh và có hiệu quả nhất.
- Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương và vùng: bao gồm khu du lịch núi Langbian; khu du lịch thác, rừng Đạm ri; khu du lịch thác Pongour… Điểm yếu của các nhóm này là chưa có sản phẩm gì thật độc đáo, giao thông còn khó khăn, nên sức thu hút khách du lịch còn hạn chế.
Căn cứ vào sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên, có thể chia thành 2 cụm
khu vực:
- Cụm Đà Lạt và vùng phụ cận (gồm thành phố Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn
Dương, Lâm Hà): đây là cụm trung tâm lớn nhất của cả tỉnh, cụm này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên có lợi thế về khí hậu: rừng, thác nước, hồ, các di tích lịch sử, di tích kiến trúc, văn hóa,..
- Cụm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận (gồm thị xã Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đạ huoai, Đạ tẻh, Cát Tiên): Cụm này chủ yếu là tài nguyên tự nhiên rừng, thác nước, vườn quốc gia Cát Tiên và tài nguyên nhân văn như: khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên, phong tục tập quán của cư dân bản địa, các di tích cách mạng (khu căn cứ địa Cách mạng Lộc Bắc)
2.3.1.1 Đánh giá chung về tình hình quy hoạch và thực hiện dự án quy hoạch tại các khu, điểm du lịch:
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 32 khu, điểm du lịch đang được đầu tư khai thác kinh doanh, gồm có hồ, thác, các di tích và một số khu vui chơi giải trí, công viên. Hoạt động kinh doanh tại các khu, điểm du lịch hầu hết đều dựa vào các thắng cảnh hiện có. Việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ tuy đã được các doanh nghiệp thực hiện nhưng chủ yếu chỉ tập trung tại các khu vực trung tâm (khu vực II, III). vẫn còn tình trạng đất du lịch bị lấn chiếm và các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho
công tác quản lý bảo vệ.Từ khi UBND tỉnh ra Quyết định 118/QĐ-UB ngày 22/10/2002 “thực hiện thí điểm việc khoán, cho thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để quản lý bảo vệ và kinh doanh du lịch” thì việc quản lý bảo vệ rừng tại các khu du lịch được quan tâm hơn nên tình trạng cháy rừng, lấn chiếm đất rừng ít xảy ra so với trước đây.
Trong 32 khu, điểm du lịch thuộc 21 doanh nghiệp có
- 19 khu, điểm du lịch thuộc doanh nghiệp nhà nước,
- 02 khu, điểm du lịch thuộc công ty cổ phần,
- 05 khu, điểm du lịch thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
- 06 khu, điểm du lịch thuộc doanh nghiệp tư nhân.
* Theo địa bàn gồm có:
- 23 khu, điểm du lịch thuộc thành phố Đà Lạt,
- 03 khu, điểm du lịch thuộc huyện Đức Trọng,
- 02 khu, điểm du lịch thuộc huyện Di Linh,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Lạc Dương,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Lâm Hà,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Bảo Lộc,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Đạ Houai,
* Theo trạng thái đầu tư gồm:
- Hồ: 04 khu, điểm du lịch,
- Thác: 10 khu, điểm du lịch,
- Di tích lịch sử: 02 khu, điểm du lịch,
- Sinh thái rừng: 08 khu, điểm du lịch,
- Các loại hình khác: khu vui chơi giải trí, công viên: 07 khu, điểm du lịch.
*Tình hình lập quy hoạch, dự án các khu, điểm du lịch:
Trong tổng số 32 khu, điểm du lịch:
- Có 25 khu, điểm du lịch đã lập dự án, quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (KDL thác Prenn, KDL hồ Than Thở, KDL thác Cam Ly, điểm di tích Lăng Nguyễn Hữu Hào, KDL thung lũng Tình Yêu, Thác Hang Cọp, KDL Cáp Treo, Khu dã ngoại Đá Tiên, dự án làng dân tộc Darahoa, trung tâm vui chơi giải trí Đà Lạt, bến thuyền Hồ Tuyền Lâm, du thuyền Xuân Hương, KDL Langbiang, KDL
thác Voi, KDL thác Pongour, KDL thác Gougah, KDL thác Đạm bri, KDL thác Bobla, KDL rừng Madagui, điểm du lịch dinh III, công viên hoa cây xanh, điểm DLSTcủa DNTN Vạn Thành, KDL Minh Tâm, KDL nghỉ dưỡng rừng hoa).
- Có 07 khu, điểm du lịch chưa lập dự án gồm:
+ Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực ngành nghề khác có kết hợp kinh doanh du lịch : 02 điểm (nhà thờ Đô Men, phân viện sinh học).
+ Các khu, điểm du lịch được cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh tạm thời: 01 (KDL hồ Tuyền Lâm – thuộc công ty du lịch Lâm Đồng)
+ Các khu, điểm du lịch chưa lập dự án, quy hoạch: 04 (KDL thác Datanla, điểm tham quan Hằng Nga, điểm tham quan Nam Qua (KDL hồ Tuyền Lâm), vườn sinh thái Lan Ngọc.
* Nguyên nhân các khu, điểm du lịch chưa lập dự án quy hoạch:
- Một số khu, điểm du lịch nằm trong quy hoạch chung của hồ Tuyền Lâm như: khu dã ngoại hồ Tuyền Lâm (của công ty du lịch Lâm Đồng), thác Datanla, điểm tham quan Nam Qua, nên không lập dự án, quy hoạch riêng.
- Một số các khu, điểm du lịch ngành nghề hoạt động chính không phải là kinh doanh du lịch như: Phân viện sinh học, nhà thờ Đô Men... Do vậy, cũng không tiến hành lập dự án quy hoạch về du lịch.
- Điểm du lịch Hằng Nga cũng chưa được các cơ quan, ban ngành thẩm định dự án quy hoạch (mặc dù doanh nghiệp đã lập hồ sơ xin phê duyệt quy hoạch dự án đầu tư năm 1990). Riêng điểm tham quan vườn sinh thái Lan Ngọc đã lập phương án đầu tư nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Điều này để thấy rằng: việc thẩm định để tiến hành công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng quá chậm và rất “nhiêu khê" nên chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tích cực tham gia vào các dự án du lịch nói chung và DLST nói riêng.
Bảng 2.7: Tình hình giao đất cho các điểm du lịch trên địa bàn
(Đvt: m2)
DIỆN TÍCH ĐƯỢC GIAO | |
KDL Hồ Than Thở | 11.260 |
KDL sinh thái rừng Madagui | 11.519 |
KDL thác Pongour | 20.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng đến năm 2015 - 2
- Kinh Nghiệm Phát Triển Dlstcủa Một Số Nước Ở Khu Vực Mỹ La Tinh Và Việt Nam Trong Thời Gian Qua:
- Những Di Tích Lịch Sử Văn Hóa, Kiến Trúc Có Giá Trị Du Lịch
- Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Lâm Đồng:
- Dự Báo Nhu Cầu Khách Du Lịch Sinh Thái Đến Lâm Đồng
- Dự Báo Doanh Thu Từ Du Lịch Lâm Đồng Thời Kỳ 2005 - 2020
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
14.216 | |
KDL cáp treo | 22.912 |
KDL thác Gougah | 14.450 |
KDL nghỉ dưỡng rừng hoa | 11.900 |
+ Một số điểm còn lại chưa tiến hành ký hợp đồng thuê đất xây dựng cơ bản. Riêng hai điểm thác Đạm bri và thác Prenn thực hiện ký hợp đồng thuê đất XDCB hàng năm, mỗi điểm 10.000m2.
- Đất rừng cảnh quan và rừng quản lý bảo vệ theo tinh thần nội dung quyết định 118 của UBND tỉnh thì toàn bộ diện tích đất rừng thuộc khu vực II (khu vực đã có quy hoạch xây dựng cơ bản) và khu vực III (khu vực cần lập quy hoạch chi tiết để triển khai). Nhà đầu tư chịu trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị chủ rừng để quản lý bảo vệ và phải trả tiền thuê (trừ diện tích XDCB và dự án đầu tư KDL hồ Than Thở là 206 ha rừng, 393.567m2 do công ty trách nhiệm hữu hạn Thuỳ Dương quản lý bảo
vệ).
- Rừng đã giao Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên quản lý trước đây đã được UBND tỉnh thu hồi để giao cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch dưới tán rừng gồm:
Bảng 2.8: Các điểm du lịch được tỉnh Lâm Đồng giao đất rừng để kinh doanh du lịch
DIỆN TÍCH ĐƯỢC GIAO | |
Công ty TNHH Phương Nam | 01 ha (theo quyết định số 1984/QĐ-UB ngày 16/12/1997) |
Công ty DVDL Thanh Niên | 01 ha (theo quyết định số 2805/QĐ-UB ngày 18/9/1999). |
DNTN Vạn Thành | 38.7 ha (theo QĐ số 1151/QĐ-UB ngày 16/5/2000) |
Công ty du lịch Lâm Đồng | 01 ha (theo QĐ số 262/QĐ-UB ngày 29/8/2000 |
Tổng công ty du lịch Sài Gòn | 347 ha rừng và đất rừng tại khu vực Madagui |
KDL thác Đạm bri | 322,35 ha quyết định số 378/QĐ-UB ngày 3/6/1991. |
TNHH Phương Nam (khu dã ngoại núi voi-làng dân tộc Đarahoa) | 355,5 ha đất rừng phòng hộ |
TỔNG CỘNG | 1.066,55ha |
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng còn cho phép các đơn vị kinh doanh du lịch được ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng với các đơn vị chủ rừng là 2.170 ha gồm:
+ Công ty du lịch Lâm Đồng ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ 1.419 ha rừng thuộc Ban quản lý rừng Bidoup Núi Bà.
+ KDL thung lũng tình yêu ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ 133,3 ha rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên.
+ KDL Hồ Rồng ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ 13,2 ha rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên.
+ KDL Đá Tiên (Công ty TNHH Phương Nam) ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ 251,2 ha rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên.
+ DNTN Nam Qua ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ 40 ha rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên.
Và một số hợp đồng quản lý bảo vệ rừng của các đơn vị khác.
Như vậy, tổng diện tích rừng và đất rừng đã được UBND tỉnh giao và các đơn vị ký hợp đồng quản lý bảo vệ là: 3.237 ha (chưa tính diện tích rừng thuộc dự án khu nghỉ dưỡng rừng hoa của công ty cổ phần bất động sản TOGI vì chưa triển khai).
2.3.1.2 Hiện trạng về quản lý:
Trong thời gian trước năm 1990 Lâm Đồng chỉ có một công ty du lịch vừa làm công tác kinh doanh vừa làm tham mưu cho tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch. Đến cuối năm 1991, du lịch đang có nhu cầu phát triển nhanh, nên Sở Thương mại và Du lịch ra đời với chức năng làm tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước về du lịch. Tháng 7/1993 Sở Du lịch Lâm Đồng được thành lập là một thuận lợi rất cơ bản để củng cố công tác tổ chức quản lý và phát triển du lịch. Đến tháng 7/2002 Sở Du lịch lại được hợp nhất với Sở Thương mại thành Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý Nhà nước còn bộc lộ một số nhược điểm là: ở từng thời gian, ở từng nơi công tác quản lý còn bị buông lỏng, thiếu sự quản lý thống nhất giữa ngành với lãnh thổ, giữa ngành với các ngành hữu quan khác trong tỉnh. Các thủ tục hành chính còn rườm rà gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp trong công tác đầu tư và hoạt động kinh doanh du lịch. Cơ chế quản lý của tỉnh còn chậm được cải tiến, chưa tạo được môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác thu hút vốn đầu tư du lịch trong và ngoài nước. Nhiều dự án DLST đã được phê duyệt nhưng triển khai chậm do còn nhiều vướng mắc về quy hoạch và cơ chế
chính sách. Trình độ cán bộ quản lý nhà nước và quản lý ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Những vấn đề về công tác quản lý, chất lượng sản phẩm đã được tổng hợp qua biểu đồ 2.9 và phụ lục 5 (đây là kết quả điều tra thăm dò ý kiến của du khách, người dân,sinh viên, cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn trong tháng 3/2007)
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN CÁC LĨNH VỰC
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
Tốt Khá Trung bình
Kém
Không có ý
Biểu đồ 2.9: Hiện trạng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
kiến | |||||
QL thu thuế | 24.50% | 33.20% | 21.70% | 12.20% | 8.40% |
QL về giá cả phục vụ | 22.50% | 32% | 27.50% | 17.50% | 0.50% |
QL khách | 46% | 26% | 16% | 3.50% | 8.50% |
QL các đối tượng “cò” | 6.50% | 9.80% | 51% | 32% | 0.70% |
Qua biểu đồ trên thấy rằng: công tác quản lý nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng về du lịch còn nhiều yếu kém, lĩnh vực được đánh giá tốt nhất cũng chỉ đạt 46% là lĩnh vực quản lý khách ở dưới mức trung bình. Còn lĩnh vực quản lý “ nạn cò“ được đánh giá 83% trung bình và kém (51% trung bình,32% kém). Qua thống kê, mô tả và xử lý theo chương trình SPSS cũng cho đánh giá tương tự. Đa số những người được hỏi trả lời: cảnh quan và môi trương du lịch tốt nhưng công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực còn nhiều bất cập. Đây cũng phải xem là hồi chuông cảnh báo, phải kịp thời khắc phục để thu hút du khách đến vớí DLST Lâm Đồng.
2.3.1.3 Các loại hình tổ chức khai thác chủ yếu: Hiện nay tại Lâm Đồng các loại hình DLSTđang hoạt động chủ yếu gồm: dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng,
tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, thăm bản làng dân tộc, du thuyền, du lịch mạo hiểm, săn bắn, câu cá,…
Kết quả chất lượng sản phẩm DLS T thể hiện qua biểu đồ 2.10
ốt | khá | kiến | |||
Dã ngoại | 25% | 35% | 22% | 8% | 10% |
Đi bộ trong rừng | 16% | 22% | 44% | 15% | 3% |
Tham quan nghiên cứu | 14% | 20% | 38% | 25% | 3% |
Thăm bản làng dân tộc | 20% | 22% | 33% | 17% | 8% |
50%
45%
40%
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
Trung bình
Kém
Không có ý
Biểu đồ 2.10: Đánh giá của du khách về chất lượng sản phẩm DLST.
* Như vậy, đa số du khách thích thú với loại hình dã ngoại, đi bộ trong rừng, còn các loại hình khác cũng phải chú ý khắc phục những sai sót để tạo độ hấp dẫn hơn đối với du khách.
2.3.1.4 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái:
Nếu như tiềm năng tài nguyên là tiền đề để thu hút du khách thì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp là yếu tố dẫn đến sự phát triển chậm của du lịch. Du lịch phát triển chủ yếu vẫn là các cơ sở lưu trú. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 700 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng trên 6000 phòng đạt tiêu chuẩn. Trong đó có trên 50 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1–5 sao và hàng ngàn nhà trọ hỗ trợ cho đón khách du lịch vào thời gian cao điểm Tết Nguyên Đán, hè và các dịp lễ hội. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú lại tập trung chủ yếu ở thành phố Đà Lạt và phân bố tại khu vực trung tâm thành phố là chính. Các cơ sở vui chơi giải trí còn ít và đơn điệu. Loại hình DLSTcòn quá ít, quy mô nhỏ, việc tổ chức đầu tư kinh doanh chưa có bài bản, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đạt hiệu quả cao. Hệ thống đường giao thông đến các khu du lịch còn nhiều khó khăn.
2.3.1.5 Về thị trường: