Hướng Nghiệp Thông Qua Các Buổi Sinh Hoạt Hướng Nghiệp

Muốn làm tốt công tác hướng nghiệp này, phải xây dựng đội ngũ giáo viên chỉ đạo lao động và làm nòng cốt cho công tác hướng nghiệp của nhà trường. Phải có kế hoạch kết hợp với các cơ sở sản xuất của địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần trang bị kỹ thuật tối thiểu để cung cấp cho nhà trường.

1.6.3. Hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khoá

Là việc hướng dẫn để học sinh tự mở rộng hiểu biết về nghề nghiệp, tự thử sức mình thông qua những hoạt động phong phú, đa dạng từ các buổi sinh hoạt ngoại khóa như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề, các buổi tọa đàm về nghề, trao đổi ý kiến với chuyên gia,… và các hình thức đọc thêm sách báo, xem phim, nghe đài, tham gia các hoạt động đoàn đội, hội cha mẹ học sinh, tổ chức trong và ngoài nhà trường. Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề là rất quan trọng và cần thiết với các em, mục đích nhằm kích thích tính ham hiểu biết về nghề của học sinh. Nhà trường có thể kết hợp với các cơ quan đoàn thể khác tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề, nội dung của cuộc thi có thể yêu cầu các em sưu tầm những câu chuyện về gương lao động giỏi, yêu cầu các em kể những câu chuyện về các xí nghiệp, nhà máy mà em biết, các ngành nghề đang được quan tâm ở địa phương,… Để từ đó giáo viên (Người điều hành cuộc thi) thấy được những mặt hạn chế của các em mà sữa chữa và cung cấp thêm những thông tin bổ ích. Như vậy, đây cũng là con đường bổ ích giúp các em tìm hiểu và lựa chọn hợp lý phân ban và ngành nghề của mình.

Những hình thức hoạt động ngoại khoá vừa nêu lên có tác dụng mở rộng không gian và thời gian GDHN, nó khắc phục những hạn chế của hoạt động nội khoá giúp học sinh mở rộng thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu lao động và điều chỉnh động cơ chọn nghề một cách sinh động, tạo điều kiện để các em tự bộc lộ và thể hiện tài năng hứng thú của mình, sau đó tự điều chỉnh nguyện vọng, chọn nghề cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

1.6.4. Hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

Các hình thức hướng nghiệp trên còn nhiều hạn chế, chưa đủ và chưa trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn học sinh định hướng trong học tập, đinh hướng nghề nghiệp, chuẩn bị chọn nghề và chọn nghề tương lai một cách có ý thức, có cơ sở khoa học và tính thực tiễn. Vì vậy, sinh hoạt hướng nghiệp sẽ giới thiệu ngành nghề một cách có hệ thống và đầy đủ hơn nhằm làm cho học sinh có những hiểu biết khái quát về cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó sẽ hướng dẫn giúp đỡ học sinh liên hệ, đối chiếu bản thân với yêu cầu của nghề và tình hình phát triển kinh tế xã hội, qua đó, có thể tư

vấn cho học sinh để định hướng nghề và chọn nghề một cách đúng đắn, trên cơ sở khoa học, với đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, yếu tố chủ quan và khách quan.

Như vậy, thông qua các con đường GDHN cho thấy để mạng lại hiệu cao trong công tác GDHN thì vai trò quyết định thuộc về các giáo viên, trong đó có giáo viên các môn khoa học cơ bản, các giáo viên môn kỹ thuật và lao động sản xuất, giáo viên phụ trách giảng dạy các tiết sinh hoạt hướng nghiệp, và các giáo viên chủ nhiệm lớp… Vậy nhiệm vụ của từng giáo viên phải làm gì trong công tác GDHN ở nhà trường trung học cơ sở? PGS.TS Đặng Danh Ánh có sơ đồ sau:



Giáo viên Chủ nhiệm



Cho học sinh làm quen với thế giới nghề nghiệp theo chương trình hướng nghiệp tổng quát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 5


Giáo viên Bộ môn



Cho học sinh làm quen với thế giới nghề nghiệp theo ngành có liên quan với môn học

Giáo viên Lao động




Cho học sinh làm quen với các nghề cơ bản tại các cơ sở sản xuất kinh doanh


Minh hoạ những nguyên tắc chung trên cơ sở những nghề cụ thể


Liên hệ với đại diện các doanh nghiệp các trường chuyên nghiệp cho học sinh tham gia


Nghiên cứu nhân cách cho học sinh và tiến hành tư vấn nghề cho học sinh


Sơ đồ 1.2. Nhiệm vụ tổng quát của giáo viên trung học cơ sở trong công tác GDHN‌

Tiểu kết chương 1


Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở là vấn đề nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã đề cập tới một cách tương đối sâu sắc và có hệ thống nhằm tìm ra các biện pháp phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương phù hợp với từng thời kỳ phát triển KT - XH của mỗi địa phương đó.

GDHN với nhiệm vụ, các con đường, tính chất và nội dung đã được xác định trong lý luận nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chiến lược đó. Việc phân tích các cơ sở pháp lý và những lý luận liên quan sẽ tạo nên luận cứ để xây dựng các biện pháp quản lý GDHN ở các trường trung học cơ sở phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường trong thời kỳ mới đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực lao động trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH TUYÊN QUANG‌

2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo ở địa bàn huyện vùng cao Chiêm Hóa

Chiêm Hoá là huyện miền núi cách trung tâm tỉnh lỵ Tuyên Quang 67km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên trên 127 nghìn ha. Huyện có 25 xã, 01 thị trấn với 378 thôn bản, tổ nhân dân; đến nay toàn huyện có 21 xã khó khăn với 195 thôn khó khăn, trong đó 05 xã ATK thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (xã: Xuân Quang, Kim Bình, Vinh Quang, Kiên Đài, Linh Phú)

Dân số trên địa bàn huyện có trên 127 nghìn người, gồm 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc thiểu số có 17 dân tộc chiếm 78%, trong đó Dân tộc Tày 66,1 %; dân tộc Dao 12,3 %; dân tộc Hoa 1,2 %; dân tộc Nùng 1,15 %; dân tộc Mông 1,5 %;... còn lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 17,4 %.

Toàn huyện có 88 trường/1.288 nhóm, lớp. Trong đó có: 26 trường Mầm non/452 nhóm, lớp (gồm 153 nhóm Nhà trẻ, 299 lớp Mẫu giáo); có 27 trường Tiểu học và 04 trường TH&THCS, tổng số lớp: 504 trong đó có 29 lớp ghép (có 10 đơn vị trường học với 135 lớp/3.038 học sinh được học 02 buổi/ngày); 21 trường THCS/167 lớp; 04 trường TH&THCS/17 lớp; 03 trường PTDT Bán trú THCS /26 lớp; 01 trường PTDT Nội trú THCS/08 lớp; 06 trường THPT/122 lớp.

Về giáo dục thường xuyên: Năm học 2014-2015, bậc học Tiểu học không có lớp bổ túc. Bậc học THCS có 01 lớp 9 bổ túc với 13 học viên của trường THCS Phúc Sơn, đang thực hiện chương trình học kỳ I (địa điểm mở tại Thôn Biến, xã Phúc Sơn) và 01 lớp 10 với 23 học viên của Trung tâm Dạy nghề huyện Chiêm Hóa. Tính đến thời điểm hiện tại có 26/26 xã, thị trấn đều có Trung tâm học tập cộng đồng.

Đối với bậc học THCS: Có 7.059/7.090 học sinh, đạt 99,56% so với dân số trong độ tuổi 11-14 tuổi, tổng số học sinh nữ trên địa bàn huyện: 3.416 học sinh, học sinh dân tộc thiểu số: 6.216 học sinh.

Về thành tích Bậc học THCS

Về Kỳ thi giải Toán trên Máy tính cầm tay:

Cấp huyện (tổ chức cho học sinh lớp 8, 9): Có 25 học sinh đạt giải/78 học sinh dự thi, đạt 32,1%. Trong đó: Có 01 giải Nhất; 08 giải Nhì; 03 giải Ba; 13 giải Khuyến khích.

Về Kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn lớp 8, 9:

Cấp huyện (tổ chức cho học sinh lớp 8, 9): Có 191 học sinh đạt giải/540 học sinh dự thi, đạt 35,3%. Trong đó: Có 3 giải Nhất; 25 giải Nhì; 60 giải Ba; 103 giải Khuyến khích.

Về Cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet:

Cấp huyện (tổ chức cho học sinh lớp 6, 7, 8, 9): Có 42 học sinh đạt giải/168 học sinh dự thi, đạt 25%. Trong đó: Có 4 giải Nhất; 6 giải Nhì; 15 giải Ba; 17 giải Khuyến khích.

Về Cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật dành cho học sinh lớp 8, 9 THCS:

Cuộc thi cấp huyện: Có 26/28 đơn vị trường tham gia dự thi (trường THCS Xuân Quang và Trường PTDTBT THCS Trung Hà không có sản phẩm dự thi) với 32 sản phẩm dự thi; số sản phẩm đạt giải là 13/32 sản phẩm dự thi, đạt 40,62%. Trong đó: Có 01 giải Nhất; 3 giải Nhì; 03 giải Ba; 06 giải Khuyến khích.

Cấp tỉnh: Có 05 sản phẩm dự thi đạt giải/05 sản phẩm dự thi, đạt 100%. Huyện Chiêm Hóa xếp vị trí thứ Nhất trên 7 huyện, thành phố.

Về phát triển kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân

Sản xuất nông nghiệp: Được quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển nhất, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chú trọng đầu tư thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất. Đã hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa như cây Lạc trên 2.600 ha, Mía trên 3.700 ha, Chuối tây 600 ha, cây Cam trên 400 ha,… cho thu nhập cao. Đến nay hệ số sử dụng đất ruộng hàng năm đạt 2,7 lần, Quản lý chặt chẽ diện tích trồng cây lương thực, sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 71 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người 565 kg/người/năm, đảm bảo an ninh lượng thực.

Về chăn nuôi: Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển chăn nuôi, từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp trên địa bàn huyện. Chủ động triển khai có hiệu quả Đề án khôi phục và phát triển chất lượng đàn gia

súc, gia cầm sau rét hại và dịch bệnh. Đến nay số lượng và chất lượng đã từng bước được cải thiện, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số chăn nuôi quy mô 60-100 con lợn thịt/lứa. Đàn trâu trên 26 nghìn con, đàn bò 653 con, đàn lợn trên 100 nghìn con, đàn gia cầm gần 1 triệu con. Đàn gia súc, gia cầm được duy trì về số lượng và nâng cao về chất lượng. Hàng năm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Nuôi trồng thủy sản: Quy mô có bước phát triển, tạo thành một ngành nghề mới, tạo việc làm, thu nhập cho nhân dân. Đến nay tổng diện tích nuôi trồng trên 997 ha, trong đó: Trên hồ thủy điện Chiêm Hóa 500 ha; diện tích ao, hồ 497 ha; 125 lồng, bè nuôi cá các loại.

Lâm nghiệp: Đã hình thành rõ nét vùng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020. Chú trọng thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, phòng chống cháy rừng. Từ năm 2009 đến nay toàn huyện trồng mới trên 19.000 ha rừng, độ che phủ rừng đạt trên 70%. Kinh tế lâm nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân nói chung.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Tích cực thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2013 đạt 290,5 tỷ đồng, đạt 128% kế hoạch, tăng 64,6% so với năm 2012, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 14,8%. Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các xã từng bước được hình thành và phát triển. Hệ thống siêu thị, các ngành kinh doanh, dịch vụ được tạo điều kiện đầu tư hoạt động, cùng với một số chợ tại các khu vực thị tứ hoạt động có hiệu quả, việc lưu thông hàng hóa nhất là hàng hóa nông, lâm sản phát triển mạnh, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Về xây dựng Nông thôn mới: Thực hiện nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Đến nay huyện đã hoàn thành công tác lập và phê duyệt đề án cho các xã, thị trấn để tổ chức, huy động mọi nguồn lực triển khai thực hiện.

Nhận thức về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một quá trình, quá trình này có thể diễn ra tự phát hoặc tự giác. Những hiểu biết về nghề nghiệp của các em thông qua con đường tự giác có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực trong quá trình chọn nghề của các em vì vậy các nguồn thông tin này chỉ có giá trị hướng dẫn chọn nghề khi nó được kết hợp với nhận thức nghề tự giác, có hệ thống của bản thân học sinh, của nhà trường và các trung tâm tư vấn nghề nghiệp. Đa số học sinh chọn hướng học tập, định hướng nghề nghiệp, dự định chọn nghề và chọn nghề chỉ theo cảm tính của cá nhân và gia đình, mang nặng tính chất chủ quan và phiến diện, thiếu tính thực tiễn và hoàn toàn không phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và địa phương hiện nay. Đối với học sinh THCS, ở tuổi của các em chưa nghĩ gì đến cuộc sống, do đó phụ thuộc hầu hết vào gia đình, các em đều muốn học lên THPT bất kể là sức học của mình ở loại nào và kể cả những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, dẫn đến sự lãng phí mà không mang lại hiệu quả. Rất ít học sinh sau khi tốt nghiệp THCS thi vào các trường công nhân kỹ thuật, các trường nghề.

Ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, số lượng học sinh ở các cấp THCS tương đối nhiều và số lượng học sinh lên cấp THPT rất cao, Do vậy câu chuyện phân luồng sẽ còn khó khăn hơn nếu như chủ trương bỏ thi THCS và bỏ điểm sàn tuyển sinh vào các trường đại học được thực thi khi chưa có đủ lộ trình và biện pháp khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý GD-ĐT như hiện nay.

Các trường THCN và Dạy nghề toàn tỉnh chưa có nhiều biện pháp tốt để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS, dẫn tới nếu nghỉ học chỉ lao động ở nhà hoặc đi ra tỉnh và thành phố kiếm việc làm mà chưa được trang bị gì về kiến thức nghề nghiệp.

Bảng 2.1. Số liệu học sinh ở cấp học THCS và THPT của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang trong một số năm qua‌


Năm học

Số học sinh THCS

Số học sinh THPT

Tỉ lệ THPT/THCS(%)

2010 - 2011

7.220

5.162

71.50%

2011 - 2012

6.854

4.979

72.64%

2012 - 2013

6.664

4.661

69.94%

(Theo nguồn số liệu của phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến 2013)

Nhìn vào bảng ta thấy, mỗi năm một số lượng rất lớn học sinh THCS được cung cấp vào thị trường lao động. Số học sinh này hầu như không được trang bị kiến thức về nghề nghiệp cũng như chưa có một ngành nghề nào. Tác giả tìm hiểu việc này, kết quả là sau khi nghỉ học một số lượng lớn học sinh đã tham gia vào thị trường lao động của địa phương. Các em làm việc ở các cơ sở sản xuất, công việc lao động chủ yếu bằng chân tay và trong môi trường độc hại, nhưng tiền lương lại thấp, thường xuyên xảy ra nhiều tệ nạn xã hội. Một số các em khác thì đi lên thành phố, tìm vào các khu công nghiệp để xin việc làm, cuộc sống rất khổ. Tất cả vấn đề trên cho thấy, công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa là chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và của địa phương hiện nay.

Vậy thực trạng nhận thức về nghề nghiệp của học sinh THCS và thực trạng GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay được thực hiện ra sao? Chất lượng GDHN ở các trường THCS biểu hiện qua sự nhận thức về nghề nghiệp, lựa chọn nghề của học sinh đạt được ở mức độ nào? Từ thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó cần rút ra biện pháp nào để tăng cường chất lượng GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang?

Trong phạm vi của đề tài, người nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu thực trạng nhận thức nghề nghiệp của học sinh và thực trạng về công tác GDHN ở một số trường THCS huyện Chiêm Hóa, từ đó rút ra các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

2.2. Vài nét về đối tượng khảo sát và khách thể khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát 5 trường THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Trường THCS Phú Bình, trường THCS Ngọc Hội, trường THCS Thị trấn Vĩnh lộc, trường THCS Xuân Quang, trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Chiêm Hóa.

* Trường THCS Phú Bình được thành lập vào năm 1956, đóng tại xã Phú Bình, huyện Chiêm Hóa, số lượng giáo viên và công nhân viên là 29, mỗi năm trường có khoảng 250 học sinh theo học, đa số học sinh đều là con nông thôn, là trường thuộc xã Đặc biệt khó khăn, các em học sinh đi lại vát vả, dẫn tới việc nhận thức và kết quả học tập chưa cao, mặc dù có nhiều giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí