+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các buổi học Nghị quyết để cán bộ quản lý và giáo viên thấy được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở
+ Cử cán bộ, giáo viên tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn chú trọng đến hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn, vừa để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, vừa để quá trình dịch chuyển sang hoạt động này diễn ra được thuận lợi khi chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức được thực hiện
+ Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên tích cực chủ động học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương chính sách trong thời kỳ đổi mới, trong đó có chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của theo nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI; Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp năm 2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan đến tổ chức và thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình này.
+ Hiệu trưởng nhà trường thông tin cho cán bộ quản lý và giáo viên về các mục tiêu quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở, giúp họ thấy được vị trí, vai trò của người giáo viên đối với việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đội ngũ cán bộ quản lí đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên tìm kiếm, tích lũy, cập nhật, khai thác các thông tin có liên quan đến công tác tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời coi trọng việc giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Nhà trường cần phối hợp với các chuyên gia giáo dục có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông, nắm vững các vấn đề về lí luận và thực tiễn hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thông để tiến hành tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lí.
Giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn nói chung, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh nói riêng, đồng thời có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho bản thân.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Thực Hiện Xã Hội Hóa, Đảm Bảo Cơ Sở Vật Chất Cho Hoạt Động Hướng Nghiệp Theo Chương Trình Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Lạng Giang
- Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 13
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Để khắc phục những hạn chế trong công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, đồng thời đảm bảo tính phù hợp, khả thi, hiệu quả của kế hoạch quản lý, từ đó đạt được mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở tiến hành những công việc sau:
- Nghiên cứu kỹ mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh của nhà trường
- Trên cơ sở sự chỉ đạo, hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở, cụ thể hóa kế hoạch trong từng năm học, đối với từng khối lớp, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần và từng tiết dạy. Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu cần đạt được, từ đó xác định các nội dung, phương thức thực hiện và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động để đạt mục tiêu đề ra; xác định rõ thời gian, tiến độ thực hiện; trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện hoạt động hướng nghiệp; xác định các biện pháp phối hợp với các lực lượng giáo dục khác thực hiện hoạt động hướng nghiệp và phải đảm bảo tính dân chủ, công khai để tập trung các nguồn lực và tạo ra sự phối hợp cao trong tập thể với nhiệm vụ hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Chỉ đạo phổ biến mục tiêu hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới đến toàn thể cán bộ, giáo viên của nhà trường để đảm bảo việc xác định các nội dung có liên quan phù hợp và hiệu quả
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở phải nắm rõ mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 ở từng khối lớp, đánh giá đúng tầm quan trọng của việc đảm bảo mục tiêu trong quá trình xây dựng kế hoạch.
Hiệu trưởng phải có năng lực lập kế hoạch hoạt động, coi trọng kế hoạch và việc thực hiện nó để đạt mục tiêu đặt ra.
Hiệu trưởng phải có tư duy đổi mới quản lí giáo dục nói chung và quản lí hoạt động hướng nghiệp nói riêng, khẩn trương và quyết đoán trong việc triển khai thực hiện các quyết định quản lý.
3.2.3. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh trung học cơ sở
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Để khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, từ đó góp phần đạt được mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Để thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở cần:
- Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, quán triệt cán bộ, giáo viên trong trường nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao để đảm bảo kế hoạch được thực thi đạt hiệu quả.
- Theo kế hoạch đã được lập, thành lập Ban hướng nghiệp, xác định rõ mục đích nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp trong tổ chức và thực hiện hoạt động hướng nghiệp cho học sinh; Xác định nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của cán bộ giáo viên, tạo điều kiện, thời gian và vật chất để họ thực hiện nhiệm vụ; Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tạo ra vòng tròn đồng tâm, môi trường giáo dục khép kín thực hiện hoạt động hướng nghiệp.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới theo kế hoạch đã được xây dựng: chỉ đạo nghiên cứu việc thiết kế, tổ chức các nội dung hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới và các quy định hướng dẫn thực hiện; Chỉ đạo tập thể sư phạm quán triệt thực hiện các mục tiêu hoạt động hướng nghiệp, nội dung, vận dụng phương thức tổ chức phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương; Chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp theo mục tiêu đề ra; Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động hướng nghiệp và chỉ đạo cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho việc tổ chức thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Hiệu trưởng tiến hành lập kế hoạch kiểm tra thực hiện hoạt động hướng nghiệp của giáo viên theo tiết/tuần/tháng/quý/học kỳ và cả năm học (kết hợp kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất) và triển khai thực hiện nghiêm túc, có các báo cáo cụ thể
và rút kinh nghiệm trong từng hoạt động, từng thời điểm. Nội dung kiểm tra đánh giá nên hướng vào việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động hướng nghiệp của giáo viên (theo bài, theo tiết như hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở từng khối lớp); kiểm tra thực hiện nội dung hoạt động hướng nghiệp của từng khối lớp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (kiểm tra hiểu biết của học sinh về thế giới nghề nghiệp; quá trình rèn luyện phẩm chất, năng lực của học sinh liên quan đến nghề nghiệp; hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của học sinh); kiểm tra việc sử dụng, vận dụng các phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của giáo viên phụ trách hoạt động hướng nghiệp; Kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động hướng nghiệp (về nhận thức của học sinh về nghề nghiệp, về mức độ đạt được của các phẩm chất và năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh so với yêu cầu cần đạt được ở từng khối lớp); Kiểm tra các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động hướng nghiệp (kinh phí tổ chức, nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp).
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở phải nắm rõ các chức năng quản lí chung và quản lí hoạt động hướng nghiệp nói riêng; hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hiệu trưởng phải có tư duy đổi mới quản lí giáo dục nói chung và quản lí hoạt động hướng nghiệp nói riêng, sẵn sàng thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp của học sinh; thực hiện công việc một cách trách nhiệm, kiên quyết và có hiệu quả.
Hiệu trưởng chủ động nghiên cứu văn bản, chương trình giáo dục, phổ biến kịp thời đến đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường; tổ chức bồi dưỡng cử giáo viên cốt cán phụ trách hoạt động hướng nghiệp đi bồi dưỡng về Chương trình hoạt động hướng nghiệp sẽ giúp cho việc quản lí của Hiệu trưởng thực hiện có hiệu quả hơn.
Hiệu trưởng chủ động liên hệ, phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường trong việc tham gia hoạt động hướng nghiệp, tăng các nguồn lực để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh theo hướng đổi mới, tăng cường trải nghiệm để phát huy hiệu quả của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hiệu trưởng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động hướng nghiệp đến tập thể sư phạm nhà trường ngay từ đầu năm học. Hoạt động kiểm tra đó phải được tiến hành như là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục của nhà trường. Bộ phận phụ trách hướng nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu
quả; tập thể sư phạm nhà trường ủng hộ, giúp đỡ, thực hiện nghiêm túc sẽ giúp Hiệu trưởng đổi mới và nâng cao các chức năng quản lí của mình.
3.2.4. Thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Xuất phát từ thực tiễn mà chúng tôi đã khảo sát và trình bày trong chương 2, hiện nay, các trường Trung học cơ sở ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang chưa có ban phụ trách công tác hướng nghiệp, trong khi đó theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động hướng nghiệp được bắt đầu và triển khai đối với tất cả các khối lớp của nhà trường. Vì thế, việc thành lập ban phụ trách công tác hướng nghiệp cho học sinh giúp cho hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến hành bài bản, xuyên suốt, đảm bảo đạt được mục tiêu của hoạt động này ở cấp trung học cơ sở là giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Ban phụ trách hoạt động hướng nghiệp do Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở lập ra để thực hiện các hoạt động chuyên môn liên quan đến hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở. Bộ phận này có thể là các giáo viên ở trường Trung học cơ sở có đủ các phẩm chất và năng lực phù hợp để phụ trách hoạt động hướng nghiệp cho học sinh được Hiệu trưởng nhà trường lựa chọn và lấy ý kiến của tập thể sư phạm. Bên cạnh đó, trường Trung học cơ sở căn cứ vào các vị trí việc làm của đơn vị, có thể đề xuất tuyển dụng nhân sự có chuyên môn Tâm lí-Giáo dục học để phụ trách bộ phận này trên cơ sở phối hợp với giáo viên cốt cán đang công tác tại trường. Nhiệm vụ của từng thành viên do Hiệu trưởng nhà trường quy định.
Hiệu trưởng chú trọng bồi dưỡng chuyên sâu cho Ban phụ trách hoạt động hướng nghiệp về tổ chức, thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở. Hiệu trưởng nhà trường cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo, thậm chí là các lớp bồi dưỡng chuyên môn sâu mang tính chuyên ngành về giáo dục hướng nghiệp giúp các thành viên có đủ năng lực và phẩm chất thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Nội dung thực hiện hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở của bộ phận chuyên trách bao gồm:
+ Lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp cho từng khối lớp (xây dựng kế hoạch, giáo án cho từng hoạt động hướng nghiệp theo định hướng trong Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo), trong đó xác định rõ tên bài cho từng hoạt động, thời gian thực hiện, mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức hoạt động).
+ Thực hiện các nội dung hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở cho từng khối lớp: Hoạt động tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp, hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp của học sinh.
+ Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, thực hiện kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp, báo cáo Hiệu trưởng nhà trường làm căn cứ thực hiện công tác quản lí hoạt động hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở.
+ Ngoài ra, bộ phận này còn tham mưu, đề xuất các yêu cầu, nhiệm vụ, cố vấn cho Hiệu trưởng nhà trường thực hiện các nội dung liên quan đến hoạt động hướng nghiệp; Thay mặt Hiệu trưởng nhà trường tổ chức hoặc phối hợp với các bộ phận, đơn vị trong và ngoài trường thực hiện các hoạt động hướng nghiệp phù hợp.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, nhân sự trong bộ phận chuyên trách hoạt động hướng nghiệp phải có các phẩm chất cơ bản như: tinh thần trách nhiệm cao, mong muốn được làm việc, tiếp xúc với học sinh, kiên trì với công tác hướng nghiệp và trợ giúp học sinh ở mức độ cao. Bên cạnh đó cần có các năng lực sau:
- Năng lực hiểu đặc điểm tâm lí học sinh Trung học cơ sở.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- Năng lực tư vấn hướng nghiệp (Tìm hiểu sở thích nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp của học sinh; Tư vấn lựa chọn hướng đi phù hợp với học sinh (về năng lực, sở thích, điều kiện bản thân và nhu cầu xã hội gồm tư vấn nhận thức về bản thân, tư vấn tìm kiếm thông tin ngành nghề, tư vấn ra quyết định lựa chọn ngành nghề; Tư vấn lập kế hoạch nghề nghiệp và sẵn sàng chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai).
- Năng lực giao tiếp, xử lí các tình huống liên quan đến hướng nghiệp với học sinh và các đối tượng có liên quan.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng nhà trường tạo mọi điều kiện cho bộ phận chuyên trách hoạt động hướng nghiệp hoạt động có hiệu quả (tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, con người...).
Nhà trường cần có chức danh cho giáo viên, cán bộ chuyên trách làm công tác hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở. Giáo viên, cán bộ này phải được hưởng
phụ cấp công việc như các giáo viên khác phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tư vấn nghề cho học sinh và đóng vai trò cố vấn chuyên môn cho Hiệu trưởng, các nhà quản lí trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch liên quan đến hướng nghiệp.
Bộ phận chuyên trách này phải có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức phù hợp, có lòng nhiệt tình với công tác hướng nghiệp và yêu mến học sinh, mong muốn làm việc với học sinh; phải thường xuyên được bồi dưỡng bằng các đợt tập huấn cập nhật các kiến thức kỹ năng mới và nâng cao tay nghề chuyên môn.
3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên các trường Trung học cơ sở
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm khắc phục hạn chế trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới của giáo viên các trường Trung học cơ sở, giúp giáo viên biết cách tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh một cách phù hợp, bao gồm hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp, hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp, hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp, từ đó đạt được mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp ở cấp Trung học cơ sở.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Để làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới, Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở cần:
- Tạo điều kiện cho các giáo viên thuận lợi trong việc tiếp cận lý luận hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới.
- Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của hoạt động này được phản ánh trong các bài viết trên các tạp chí, các trang báo điện tử hoặc học tập kinh nghiệm của các trường bạn.
- Tập huấn cho giáo viên những kiến thức về tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp, hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp, hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng cho giáo viên các phương thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới. Các phương thức này phải phù hợp với đối tượng học sinh ở từng địa phương.Việc bồi dưỡng giáo viên có thể thực hiện dưới các hình thức như cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn bổ sung kiến thức do Bộ, Sở,
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức (nếu có). Cần chọn những giáo viên cốt cán nghiên cứu kỹ lưỡng về hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới. Các giáo viên sau tập huấn sẽ trở thành lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm hướng dẫn lại, triển khai những nội dung đã được tập huấn cho giáo viên trong tổ, trong trường.
Hình thức mời các chuyên gia, các nhà khoa học có chuyên môn sâu về tổ chức hoạt động hướng nghiệp đến tập huấn trực tiếp cho đội ngũ giáo viên cũng góp phần nâng cao năng lực tổ chức hoạt động này cho các giáo viên.
Ngoài ra Hiệu trưởng có thể bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới cho đội ngũ giáo viên trong nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Khuyến khích giáo viên tự học, tự tìm hiểu các kỹ năng thiết kế hoạt động hướng nghiệp theo chương trình phổ thông mới qua các tài liệu, khai thác bồi dưỡng thường xuyên trên mạng Internet.
- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn về tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới.
Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, đồng thời trực tiếp tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn về thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh Trung học cơ sở nhằm mục tiêu thảo luận, thống nhất về từng nội dung, phương thức tổ chức hoạt động này. Các giáo viên trực tiếp tham gia tổ chức hoạt động giáo dục này có thể trao đổi về cách thức, phương pháp tổ chức hay khẳng định những kết quả đã đạt được. Những kết quả, kinh nghiệm tốt sẽ được thảo luận để khẳng định tính khoa học, tính khả thi và có kế hoạch nhân rộng. Đồng thời, các giáo viên cũng có điều kiện để trao đổi, phát hiện những khó khăn, vướng mắc hay những điểm còn hạn chế trong việc tổ chức hoạt động để cùng tìm cách giải quyết, khắc phục hay điều chỉnh cho phù hợp. Để nâng cao chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn về tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới phải có kế hoạch cụ thể, có sự phân công chuẩn bị các nội dung thảo luận...
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Giáo viên cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới và năng lực thiết kế hoạt động này. Mỗi giáo viên cần có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm theo sự định hướng của nhà trường.
Nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo và triển khai các nội dung hướng nghiệp theo Chương trình phổ thông mới phục vụ cho công tác chuyên môn.