Ý Nghĩa, Bản Chất Và Tầm Quan Trọng Của Công Tác Gdhn Trong Trường Trung Học Cơ Sở

Các nhà Tâm lý học Thụy sĩ coi nhiệm vụ của hướng nghiệp như sau “Trên cơ sở những đặc điểm tâm, sinh lý hãy chỉ cho mỗi thanh niên, người tàn tật và người thất nghiệp một nghề mà họ có thể làm được” [27, tr.12].

Theo từ điển tiếng việt: “Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực và thể lực) nội dung theo ngành và loại lao động giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề” [52].

Theo từ điển giáo dục học: “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ học sinh làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng năng lực sở trường của mỗi người với nhu cầu và điều khiển thực tế khách quan của xã hội. Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông cần tiến hành qua các môn học, các giờ lao động, các sinh hoạt ngoại khoá, các buổi tham quan sản xuất,... Để phát hiện nắm bắt được đặc điểm tâm lý xu hướng nghề nghiệp của từng học sinh rồi từ đó có những gợi ý, hướng dẫn, động viên, khuyến khích giúp các em xác định tương lai nghề nghiệp của mình. Ngoài trường phổ thông, công tác hướng nghiệp còn được thực hiện tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, tại nhà máy, làng nghề, trang trại,…Để thanh niên chưa có nghề hoặc muốn chuyển nghề làm quen, thử sức và lựa chọn” [51].

Theo tác giả Phạm Tất Dong: “Hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ vừa chọn được nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” [16].

Như vậy, qua hàng loạt các định nghĩa trên ta có thể hiểu hướng nghiệp là toàn bộ những tác động để giúp con người định hướng đến một nghề hay một số nghề nhất định đảm bảo được sự phù hợp giữa khả năng, yêu cầu của cá nhân với yêu cầu của xã hội. Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là công việc của tập thể sư phạm. Là hoạt động dạy của thầy, hoạt động của trò, nhằm giúp các em lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, ở từng địa phương, từ đó giúp các em có khả năng tự đối chiếu những năng lực phẩm chất, những đặc điểm tâm, sinh lý của mình với yêu cầu của nghề nghiệp đang đặt ra cho người lao động.

1.2.4. Giáo dục hướng nghiệp.

Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng... để có trể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, vào cuộc sống.

GDHN góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời cũng góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phân công lao động trong xã hội.

1.2.5. Quản lý giáo dục hướng nghiệp.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch và pù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến các thành tố của GDHN nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết của GDHN trong môi trường KTXH luôn biến động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

1.2.6. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp.

Chất lượng GDHN thể hiện ở sự hiểu biết và lựa chọn nghề đúng, và phù hợp của học sinh phổ thông, với năng lực của bản thân.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 4

Kết quả của GDHN biểu hiện cụ thể ở số học sinh được tư vấn và hướng dẫn chọn nghề một cách chủ động, đảm bảo các tiêu chí của tư vấn nghề, thể hiện ở sự hài lòng sau khi đã xác định hướng đi về nghề nghiệp.

1.3. Ý nghĩa, bản chất và tầm quan trọng của công tác GDHN trong trường trung học cơ sở

1.3.1. Ý nghĩa của công tác GDHN trong trường trung học cơ sở

GDHN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, nhìn một cách tổng quát nhất có thể thấy rõ ý nghĩa to lớn của hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh trung học cơ sở thể hiện như sau:

GDHN là một bộ phận của công tác giáo dục. Đây là công tác điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp cho các em theo xu thế nhu cầu lao động xã hội và sự phân công lao động xã hội. Thực tế đã cho chúng ta thấy, sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tự phát của thanh, thiếu niên ít khi phù hợp với hướng sản xuất, nhu cầu lao đông của xã hội nên mới xảy ra tình trạng mất cân đối như hiện nay (người có trình độ đại học thì quá nhiều trong khi đó công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề thì lại quá thiếu). Như vậy tác dụng của giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Kết quả của giáo dục hướng nghiệp là việc học sinh phải tự giác chọn nghề trên cơ sở điều hoà lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội, sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân mình.

GDHN luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó nâng cao năng xuất lao động của xã hội, đồng thời đưa thanh, thiếu

niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp các em phát huy hết sở trường trong lao động, phát triển cao những hứng thú nghề nghiệp, làm nảy sinh óc sáng tạo trong lao động, đây là việc làm hết sức quan trọng đối với công tác giáo dục hướng nghiệp. Vì thế, nghề nghiệp không chỉ là nơi kiếm sống đơn thuần mà còn là nơi giúp cá nhân thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, hết mình cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong luận văn tốt nghiệp trung học của mình với tên “suy nghĩ của thanh, thiếu niên khi chọn nghề”. Mác viết: “Nếu ta chọn một nghề, trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh cho mọi người, khi đó ta tìm thấy một niềm vui không phải là tội nghiệp, thiển cận, ích kỷ mà hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, những việc làm của chúng ta sẽ sống một cuộc sống âm thầm nhưng mãi mãi có hiệu quả và trên thi hài của chúng ta sẽ giữ những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý” [9, tr.62].

GDHN có tác dụng góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục của nhà trường trung học cơ sở, có nghĩa là hoạt động hướng nghiệp có chức năng thực hiện hoá đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, hiện thực qua đường lối giáo dục trong đời sống xã hội. Ngày nay, sự về khoa học - kỹ thuật giữa các nước làm cho tốc độ sản xuất hàng hoá phát triển mạnh. Trong giai đoạn này, các nước bị tụt hậu phần lớn là không làm tốt công tác đào tạo người lao động, đào tạo một đội ngũ thợ lành nghề và những cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, hay nói cách khác là những nước đó chưa làm tốt khâu GDHN.

GDHN trong nhà trường trung học cơ sở là một vấn đề cơ bản trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc và rõ ràng vấn đề này. Từ lâu, Mác đã chỉ rõ: “Nền giáo dục sẽ kết hợp lao động sản xuất với giáo dục, đối với hết thảy các trẻ em trên một tuổi nhất định nào đó, và làm như vậy không những chỉ là phương pháp tăng thêm sản xuất xã hội, mà còn là phương pháp duy nhất và độc nhất để đào tạo ra những con người toàn diện” [9]. Sau này Lênin cũng đã nhấn mạnh: Không thể hình dung được một xã hội lí tưởng tương lai, trong đó nền giáo dục lại sẽ không kết hợp với lao động sản xuất của thế hệ trẻ: Nếu giảng dạy mà thoát ly lao động sản xuất , hoặc lao động sản xuất không đi đôi với giảng dạy, thì không thể đạt tới mức độ thích ứng với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay.

Chúng ta biết rằng, để thanh, thiếu niên đứng ngoài lao động nghề nghiệp, đứng ngoài việc làm sẽ gây nên nhiều tác hại phức tạp về mặt xã hội. Bởi vậy, cần hướng dẫn thanh, thiếu niên chọn nghề cho mình và có thái độ sẵn sàng tham gia vào

thị trường lao động sản xuất và hoạt động nghề nghiệp nhằm góp phần sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước. Qua đó tạo nên ý thức xã hội và xây dựng vị trí, chỗ đứng trong xã hội của thế hệ trẻ.

1.3.2. Bản chất của giáo dục hướng nghiệp

Về bản chất, hướng nghiệp là một hệ thống điều khiển các động cơ chọn nghề của học sinh, bao gồm:

* Các chủ thể của sự điều khiển: Nhà trường, gia đình, các cơ quan nhà nước (trong đó có cơ sở sản xuất, xí nghiệp, công, nông trường, các tổ chức xã hội, các nhóm không chính thức của học sinh,…).

* Đối tượng điều khiển là các động cơ và định hướng giá trị của học sinh.

* Các phương tiện và phương pháp điều khiển: Bao gồm hướng nghiệp trong nhà trường, giáo dục gia đình, thông tin định hướng về nghề nghiệp của các xí nghiệp, cơ quan chuyên môn của nhà nước, tác động của các nguồn thông tin đại chúng, dư luận của nhóm và dư luận của xã hội, hoạt động tư vấn nghề nghiệp của các trung tâm tư vấn,…

* Kết quả điều khiển: Sự chuẩn bị về hướng nghiệp của học sinh, cụ thể là sự chuẩn bị cho học sinh có khả năng chọn nghề, chọn trường nghề phù hợp với đòi hỏi của nghề nghiệp, đúng với khả năng, nguyện vọng của mình và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Tham gia vào hệ thống này còn có các kênh thông tin, trong đó rất cần chú ý tới thông tin ngược về hiệu quả của những tác động hướng nghiệp cũng như nhu cầu của nền kinh tế quốc dân đối với việc đào tạo nhân lực.

1.3.3. Tầm quan trọng của công tác GDHN ở trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay, nước ta trong giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm đưa đất nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Nghị quyết Hội nghị lần 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều 28 về Luật Giáo dục 2005 đã viết: “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông, có những trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật về hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Hiện nay trong điều kiện thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội theo cơ cấu thị trường, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự mở rộng của thế giới trong xu thế hội nhập, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập WTO, tham gia sân chơi chung với thị trường thương mại thế giới đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền Giáo dục - Đào tạo ở nước ta.

1.4. Quản lý giáo dục hướng nghiệp

1.4.1. Biện pháp quản lý

Biện pháp quản lý là cách làm, cách thực hiện, tiến hành giải quyết một công việc hợp qui luật của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý để điều khiển, hướng dẫn các hành vi của đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

1.4.2. Quản lý giáo dục hướng nghiệp

GDPT là một tiểu hệ thống trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Hệ thống này có một vai trò và vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành nhân cách con người Việt Nam mới. Cơ sở GDPT gồm trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Mục tiêu giáo dục ở trường THCS đã được Luật giáo dục 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu lên ở điều 27: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. [20]

Hướng nghiệp ở trường phổ thông là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy quản lý GDHN ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay là quản lý các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của quá trình GDHN nhằm đạt mục tiêu GDHN.

1.4.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THCS

Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền [6]

1.4.4. Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp

Là cách thức, cách tiến hành giải quyết GDHN cho học sinh THCS hợp quy luật của hiệu trưởng nhà trường cùng những lực lượng ngoài nhà trường có liên quan tác động đến học sinh nhằm hiện thực hoá mục tiêu quản lý GDHN.

1.5. Các giai đoạn của công tác GDHN trong trường Trung học cơ sở

GDHN có ba giai đoạn có mối quan hệ liên hoàn, chặt chẽ, là định hướng nghề, tư vấn nghề và lựa chọn nghề.

Theo tác giả Đặng Danh Ánh, 3 giai đoạn của công tác GDHN kết hợp với nhau tạo thành tam giác hướng nghiệp (sơ đồ 1).

Trong ba giai đoạn này thì GDHN trong trường phổ thông chỉ có 2 giai đoạn, đó là định hướng nghề, tư vấn nghề. Mối quan hệ của các giai đoạn hướng nghiệp tạo thành tam giác hướng nghiệp, có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ

Các yêu cầu của nghề

Thị trường Lao động

CHỦ THỂ

TƯ VẤN NGHỀ

TUYỂN CHỌN NGHỀ

Đặc điểm nhân cách


Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của công tác GDHN

Chủ thể định hướng nghề là: Nhà trường, phụ huynh Chủ thể tư vấn nghề là: Các tổ chức đoàn thể

Chủ thể tuyển chọn nghề là: Học sinh


1.5.1. Giai đoạn thứ nhất của GDHN là định hướng nghề

Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau, có những nghề thuộc khu vực kinh tế nhà nước, có những nghề thuộc khu vực kinh tế tập thể, có những nghề tự do,… Mỗi nghề lại có những yêu cầu về tâm - sinh lý, năng lực, thể lực, năng khiếu nhất định, có những yêu cầu về nhân lực trong từng thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội,…

Do đó công việc chủ yếu của định hướng nghề nghiệp là thông tin về sự phát triển của các nghề trong xã hội, nhất là những nghề đang cần nhiều nhân lực của đất nước và địa phương. Những thông tin này không chỉ đơn thuần giới thiệu cho học sinh biết các ngành nghề trong xã hội, các cơ sở, các trường đào tạo nghề tương ứng, mà phải làm cho học sinh có những hiểu biết về:

- Yêu cầu về tâm - sinh lý của nghề.

- Tình hình phân công lao động và yêu cầu tuyển chọn.

- Điều kiện lao động và triển vọng của nghề.

- Những quan niệm (thường biểu hiện dưới dạng dư luận xã hội) đúng hoặc sai lệch về một số nghề trong xã hội hiện tại.

- Yêu cầu phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật trong những giai đoạn trước mắt, lâu dài của đất nước và địa phương liên quan đến sự phát triển của các ngành nghề.

- Hệ thống các trường dạy nghề, xí nghiệp, công - nông trường, hầm mỏ, hợp tác xã,… Học sinh có những hiểu biết nhất định về cơ sở sản xuất như: Địa điểm, cơ cấu, hoạt động, sản phẩm,… để có hướng chọn cho mình một chỗ đứng sau này ở cơ sở sản xuất đó.

Tất nhiên, công tác định hướng nghề còn bao gồm cả một hệ thống tác động của toàn xã hội. Việc phối hợp công tác GDHN giữa nhà trường phổ thông với trường dạy nghề với các nhà máy, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đoàn thanh niên,… Sẽ góp phần nhanh chóng chuẩn bị về mặt tâm lý cho thế hệ trẻ đi vào nghề công nhân kỹ thuật lành nghề, vào lao động sản xuất.

1.5.2. Giai đoạn thứ hai của GDHN là tư vấn chọn nghề

“Việc lựa chọn nghề nghiệp, trở thành công việc khó khăn quan trọng nhất không thể gạt bỏ được đối với học sinh lớp trên” [35, tr.28]. Do vốn tri thức và kinh nghiệm cuộc sống còn hạn chế, tuổi trẻ còn lúng túng, bỡ ngỡ trước khi quyết định chọn một nghề nào đó trong thế giới nghề nghiệp, do vậy nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo phối hợp với gia đình, xã hội, giáo dục giúp đỡ học sinh trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Thực chất của công tác này là chuẩn đoán và tư vấn nghề nghiệp để giúp học sinh có được quyết định đúng khi chọn nghề.

Tư vấn chọn nghề được hiểu là hệ thống biện pháp tâm lí - giáo dục và y học nhằm phát hiện và chọn nghề trên cơ sở khoa học. Nói cách khác, tư vấn chọn nghề là việc đối chiếu yêu cầu của nghề, yêu cầu của thị trường lao động với hứng thú, khuynh hướng và năng lực của học sinh, nhằm giúp các em học sinh lời khuyên nên

học trường nào cho phù hợp. Kết quả của tư vấn chọn nghề là giới thiệu cho học sinh chọn được một nghề phù hợp với nguyện vọng và năng lực của cá nhân và yêu cầu của nhà nước trong việc đào tạo cán bộ.

1.6. Các con đường GDHN cho học sinh THCS

Để thực hiện nội dung công tác hướng nghiệp phải được tiến hành từ lớp đầu cấp của trường Trung học cơ sở tới lớp cuối cấp của trường phổ thông trung học: Đồng thời hướng nghiệp phải được tiến hành thông qua các nhiệm vụ giáo dục, qua các hoạt động giáo dục và phải kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức trong nhà trường và ngoài nhà trường. Bao gồm các con đường sau đây:

1.6.1. Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học các môn văn hoá khoa học cơ bản

Dựa vào đặc trưng của bộ môn, các môn học nào cũng có thể GDHN cho học sinh, tuỳ theo từng môn học mà ta lựa chọn con đường phù hợp nhất, qua các kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh có được tri thức về tiềm năng đất nước, khả năng và thành tựu của nhân dân trong lao động, sự phát triển các ngành nghề, giáo dục ý thức chọn ngành, chọn nghề đúng đắn, tinh thần sẵn sàng đi vào các ngành đang cần để phát triển, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu nguyện vọng và theo dõi sự phát triển của năng khiếu nghề nghiệp thông qua dạy học các bộ môn văn hoá. Học sinh sẽ hình thành dần sự định hướng nghề và có biểu tượng rõ ràng về những nghề có liên quan đến môn học, đồng thời làm cho các môn học thực tiễn trở nên hấp dẫn thu hút sự chú ý của học sinh hơn.

Ở trường THCS, thông qua việc giảng dạy các bộ môn văn hoá khoa học cơ bản, giáo viên biết được khả năng học tập của từng em, từ đó cho các em một lời khuyên nên chọn ban nào khi học lên THPT hay cung cấp cho các em những kiến thức về nghề nghiệp nhất định.

1.6.2. Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học môn kỹ thuật và lao động sản xuất

Tổ chức lao động sản xuất trong nhà trường là biện pháp rất quan trọng để thực hiện công tác hướng nghiệp. Qua lao động sản xuất, giáo dục quan điểm, thái độ, ý thức lao động cho học sinh: Trên cơ sở đó giáo dục ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với nghề và lao động trong các dạng nghề nghiệp khác nhau, phát triển hứng thú, năng lực của học sinh đối với một vài dạng lao động nhất định, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với năng lực bản thân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023