Cơ Cấu Khách Quốc Tế Đến Việt Nam 7 Tháng Đầu Năm 2006


3470000

2927878

2627988 2428735

2,140,100 2330050

4,000,000

3,500,000

3,000,000

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005


(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

Nhìn vào sơ đồ ta thấy lượng khách đến Việt Nam năm 2000 là 2.14 triệu người, năm 2001 là 2,3 triệu người, tăng 8,9%. Năm 2002 số khách tiếp tục tăng 12,8% với 2,63 triệu người, năm 2003 số khách có giảm đi còn 2,42 triệu lượt khách, giảm 7,58% do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Mỹ- Irắc và nạn dịch SARS ở Châu Á. Năm 2004 với các chương trình quảng bá tích cực, rộng rãi về năm du lịch Hạ Long, với việc đầu tư mạnh mẽ vào ngành du lịch cùng với việc đăng cai tổ chức đại hội thể thao Đông Nam Á- Seagames 22 đã làm cho lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng là 2,92 triệu người, tăng 20,55% so với năm trước. Năm 2005 du lịch Việt Nam đã có bước tăng trưởng cao, lượng du khách quốc tế đạt 3,47 triệu người, tăng 20,1% so với năm 2004, đây là năm lượng khách tăng nhiều nhất kể từ trứơc đến nay. Du lịch đã trở thành một trong những ngành có mức tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Trong tháng 9 năm 2006, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 0,27 triệu lượt khách. Tổng cộng trong chín tháng lượng khách quốc tế ước đạt 2,68 triệu lượt, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2005. Dự báo đến năm 2010, Việt Nam dự kiến đón được 8,7 triệu khách.

Nhìn chung trong những năm vừa qua, du lịch Việt Nam không ngừng phát triển và có những kết quả đáng mừng. Theo kết quả nghiên cứu của hội đồng du lịch và lữ hành thế giới vừa qua, Việt Nam được xếp hạng thứ 6/10 các nước phát triển

du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2016. Đây quả là một tin đáng mừng và đáng khích lệ đối với ngành du lịch Việt Nam [33]

2.1.2. Về doanh thu khách quốc tế

Cùng với số lượng khách quốc tế không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây thì doanh thu du lịch từ khách quốc tế cũng không ngừng tăng tương ứng. Những năm trước năm 1998, ngành du lịch chỉ thu nhập vài chục triệu đô la thì nay con số đã tăng hơn chục lần. Thu nhập xã hội từ du lịch năm 1998 chỉ có 40 triệu đô la, năm 1999 là 200 triệu USD, năm 2000 là 325 triệu USD, năm 2001 là 800 triệu USD, năm 2002 là 855 triệu USD, năm 2003 giảm còn 780 triệu USD nhưng hai năm trở lại đây, doanh thu từ du lịch tăng vọt, năm 2004 là 2834 triệu USD và năm 2005 là 3070 triệu USD [30]. Như vậy doanh thu từ ngành du lịch của Việt Nam không ngừng tăng, đó là một tín hiệu đáng mừng và mở ra nhiều triển vọng phát triển hơn nữa trong tương lai.

2.1.3. Về cơ cấu khách quốc tế

Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đa dạng, trong những năm qua tăng trưởng ở hầu hết các châu lục. Dưới đây là bảng theo dõi lượng khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm 2006 ở một số thị trường trọng điểm

Bảng 7: Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm 2006



Thị trường

Lượt khách

So với cùng kỳ năm 2005

Trung Quốc

358.158

-22,6%

Hàn Quốc

236.519

+32,0%

Mỹ

240.561

+17,9%

Nhật Bản

199.910

+22,9%

Đài Loan

162.230

-0,6%

Campuchia

119.839

+12,3%

ÚC

98,231

+18,1%

Ph¸p

74.609

+1,6%

Th¸i Lan

69.789

+54,6%

Singapore

56.684

+34,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam - 10


Malaisya

52.479

+27,5%

Anh

48.022

+4,8%

Canada

45.231

+15,2%

§øc

44.788

+19,8%

Lµo

21.795

-18,5%

Philipin

17.397

-6,7%

Nga

16.612

+23,6%

Hµ Lan

13.780

13,7%

Indonesia

12.449

+3,4%

Thuþ §iÓn

11.706

+3,1%

§an M¹ch

11.656

+26,9%

Thuþ Sü

9.708

+11,4%

Na Uy

8.773

34,8%

8.110

+8,1%

Niudil©n

7.824

+1,7%

T©y Ban Nha

7.406

-0,2%

Italy

7.231

-20,0%

Hång K«ng

2.529

+18,6%

C¸c thÞ tr•êng kh¸c

185.397

-

(Nguån: Tæng côc du lÞch ViÖt Nam) [22]

Nh×n vµo b¶ng trªn ta thÊy nh÷ng n•íc ®Õn du lÞch ViÖt Nam nhiÒu nhÊt lµ Trung Quèc, Mü, Hµn Quèc, NhËt B¶n, §µi Loan, Campuchia…Nh×n chung, c¸c n•íc trong khu vùc chiÕm ®a sè. Trong n¨m nay, l•îng kh¸ch tõ c¸c khu vùc kh«ng ngõng t¨ng, l•îng kh¸ch quèc tÕ ®Õn ViÖt Nam ngµy cµng ®a d¹ng. Cã nh÷ng thÞ tr•êng du lÞch t¨ng m¹nh trong n¨m nay nh• Th¸i Lan (t¨ng 54,6%); Hµn Quèc (t¨ng 32%) hay Singapore (t¨ng 34,3%).

Nãi tãm l¹i, víi nh÷ng kÕt qu¶ ®· ®¹t ®•îc cđa ngµnh trong 46 n¨m x©y dùng vµ ph¸t triÓn, du lÞch ViÖt Nam ®· cã nhiÒu b•íc tiÕn míi mÎ vµ cã nhiÒu triÓn väng ph¸t triÓn trong t•¬ng lai.

2.2. Những mặt hạn chế và yếu kém của du lịch Việt Nam

Những năm gần đây, số lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng khá nhanh Nếu như năm 2000, chúng ta vui mừng chào đón du khách quốc tế thứ hai triệu như một sự kiện trọng đại, bởi sau 40 năm phát triển, du lịch Việt Nam mới đạt được con số mong ước này, thì giai đoạn hiện nay cứ 1 năm chúng ta tăng được 1 triệu khách quốc tế. Năm 2005, du lịch Việt Nam đón 3,4 triệu khách quốc tế. Năm nay dự kiến đón 3,6 triệu khách và đến năm 2010 dự tính sẽ đón khoảng 8 triệu khách. Nhìn chung trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam tương đối phát triển, có sự đầu tư nhiều hơn, chất lượng cải thiện nhưng nếu nhìn vào con số thống kê lượng khách quay trở lại Việt Nam lần thứ 2 trở lên, nhìn vào doanh số và doanh thu từ ngành du lịch của Việt Nam so với những nước láng giềng, đặc biệt là Thái Lan thì ta sẽ thấy được rằng: Du lịch Việt Nam thực sự sẽ phải trải qua một quãng đường dài để có thể đuổi kịp những nước lân cận trên bản đồ du lịch Châu Á. Chỉ tính riêng Thái Lan với số khách du lịch hàng năm hơn 11 triệu người, với lợi nhuận hàng năm thu về từ ngành du lịch lên tới 4 tỷ Baht, ta sẽ thấy được những con số thống kê của du lịch Việt Nam thực sự ít ỏi.

Thông tin mới nhất của tổng cục thống kê cho biết: Có tới 85% số du khách quốc tế không muốn trở lại Việt Nam lần thứ 2, như vậy số khách du lịch quay lại Việt Nam lần 2 chỉ có 10 đến 15%. Có nghĩa là cứ 10 vị khách quốc tế đến du lịch Việt Nam thì chỉ có 1-2 người quay lại. Trong khi đó, có tới 50% du khách đến Thái Lan thường xuyên [41]. Đây là một con số rất đáng suy nghĩ cho ngành du lịch nước ta, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy tiến trình hội nhập ngành kinh tế quan trọng này với thế giới.

Điều này cho thấy: Sự hấp dẫn của thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam chỉ mời gọi được du khách đến thăm dưới hình thức khám phá. Phần lớn những du khách đựơc hỏi cảm tưởng khi đến Việt Nam, họ đều cho biết là họ rất thích cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam, rất khâm phục lịch sử và văn hoá Việt Nam ...Nhưng họ không hài lòng về sự phục vụ, về giao thông đi lại, về vệ sinh, về sự đa dạng sản phẩm du lịch..... Chúng ta sẽ cùng đi tìm nguyên nhân một cách cụ thể của tình trạng này và cũng để giải đáp câu hỏi hóc búa rằng tại sao Thái

Lan thu hút được nhiều khách du lịch, tại sao Thái Lan là “cường quốc du lịch” còn chúng ta thì không.

2.2.1. Về quản lý nhà nước

Cơ chế, chính sách, luật luôn thay đổi, không rõ ràng, được hiểu và thực hiện khác nhau tại các cấp khác nhau. Luật du lịch chỉ mới dừng lại ở nội dung đảm bảo an ninh, an toàn cho khách mà không hướng tới vấn đề lớn hơn và cũng là lý do người ta quyết định đi du lịch: Đó là chất lượng của hoạt động du lịch có đảm bảo hay không. Đây thực sự là một vấn đề lớn và bức xúc cho ngành du lịch nước ta.

Công tác quản lý về mặt nhà nước, quản lý kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém. Một số chính sách như: Cổ phần hoá, quản lý liên ngành, ban hành “Luật du lịch” chậm. Khi đã có chính sách lại chậm triển khai, như việc làm thủ tục để chuyển các nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh, quy chế quản lý Karaoke, Vũ Trường, Massage, xông hơi còn lộn xộn, các tệ nạn như trộm cắp, bán hàng rong, ăn xin…vẫn còn nhiều ở nơi du lịch. Đó là hậu quả của sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp hành động giữa ngành du lịch và các ngành nội vụ, văn hoá thông tin và chính quyền các cấp. Tình trạng lộn xộn trong hoạt động quản lý du lịch, kinh doanh lữ hành, khách sạn vẫn chưa được chấm dứt. Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường nhằm phát triển lâu dài du lịch “xanh” và “sạch” vẫn chưa có nhiều chính sách cụ thể và chưa đi vào hoạt động một cách hiệu quả

Về thủ tục cấp Visa, hiện nay, Việt Nam chỉ miễn visa cho 8 nước ở Châu Á và 4 nước Bắc Âu bao gồm: Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Phillipine, Lào, Trung Quốc, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan và Đan Mạch.

Đầu tư du lịch Việt Nam không đồng bộ, không có sự quản lý nhịp nhàng giữa các ngành (viễn thông, giao thông vận tải...). Số tiền đầu tư cho du lịch còn quá ít ỏi. Vụ trưởng lữ hành tổng cục du lịch Vũ Thế Bình thừa nhận Việt Nam hiện nay chỉ mới quan tâm đến việc khai thác các điểm du lịch có sẵn, “hưởng” ngay chứ chưa chú trọng đầu tư xây dựng phát triển du lịch một cách bền vững. Ngân sách ít ỏi cũng là một trong những lý do khiến ngành du lịch Việt Nam khó có thể phát triển sánh vai với các cường quốc du lịch trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan. Thái Lan năm 2005 đã dành 158 tỷ Baht, tương đương với 65 tỷ đồng cho công tác

quảng bá xúc tiến thương mại, phát triển du lịch thì ngân sách Việt Nam giành cho hoạt động tương tự trong 5 năm 2000-2005 là 100 tỷ đồng. Kế hoạch ngân sách cho 5 năm tới đến 2010 vừa được chính phủ phê duyệt cũng chỉ ở mức 117 tỷ đồng, như vậy rất khó để phát triển chiều sâu cũng như chiều rộng ngành du lịch theo xu thế hội nhập kinh tế thế giới [40].

Thực tế việc phối hợp giữa các ngành có liên quan tới phát triển du lịch, giữa các ngành với lãnh thổ chưa làm được thường xuyên, thiếu đồng bộ. Do vậy, chưa tập hợp nhiều nguồn lực cùng hướng vào một mục tiêu phát triển nhanh du lịch cả về số lượng và chất lượng, nhất là đối với việc thực hiện quy hoạch tổng thể về du lịch Việt Nam.

2.2.2. Về văn hoá du lịch

Nói đến văn hoá du lịch theo nghĩa đầy đủ của từ này thì ở Việt Nam chưa thực sự được xác lập. Thứ nhất, tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là ý thức của mỗi người dân về nụ cười dành cho du khách. Nụ cười ở đây được hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đó là sự thân thiện, mến khách mà hầu như rất thiếu vắng ở những khu vực hải quan, hành chính thậm chí cả ngành hàng không của Việt Nam. Điều này trái ngược với Thái Lan-“đất nước của những nụ cười”. Đây là một điều hạn chế của du lịch Việt Nam, một điều hạn chế cần phải khắc phục ngay trong ngành du lịch vì nó mang tính nhạy cảm cao. Thêm vào đó là việc đeo bám khách để “xin” hay nâng giá dịch vụ lên “mây xanh” cũng là một hiện tượng phổ biến ở các điểm du lịch của Việt Nam. Các đồ lưu niệm mang tính chất đặc thù cho khách du lịch cũng rất ít và đang bị công nghệ hoá, thị trường hoá. Khách du lịch đến với Việt Nam rất thích những sản phẩm độc đáo mang tính dân tộc của người Việt thì chúng ta cũng chưa đáp ứng được. Ví dụ như đề án du lịch làng nghề Bắc Ninh. Năm 2004, Sở Thương mại- Du lịch Bắc Ninh chọn tranh Đông Hồ làm điểm khai trương đề án “Du lịch làng nghề” mở ra cơ hội du lịch lớn đến xứ Kinh Bắc này. Nhưng đề án này sau 2 năm vẫn chưa thấy được kết quả khả quan vì khách du lịch không muốn đến. Nguyên nhân là do các yếu tổ bảo đảm du lịch ở làng nghề chưa có hoặc chưa đạt yêu cầu, việc tôn tạo di tích, vốn nghề, thực

trạng ô nhiễm môi trường và việc xây dựng điểm đến cũng là một trong những trở ngại đối với khách.

2.2.3. Chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch

Nhìn sang bên đất nước láng giềng của chúng ta, với con số khách du lịch khổng lồ và doanh thu rất lớn từ ngành du lịch. Khi so sánh với chúng ta, một đất nước có nhiều điểm tương đồng về địa lý, về văn hoá, thiên nhiên, nhưng số lượng khách và doanh thu từ ngành du lịch lại quá ít ỏi, ngành du lịch lại quá tụt hậu so với khu vực và thế giới. Như báo chí đã nói: “Khi con tàu du lịch của các nước trong khu vực liên tục tăng tốc trên biển cả thì con thuyền du lịch Việt Nam vẫn đang ì ạch trên sông”. Chúng ta đang phải đi tìm lời giải đáp cho bài toán đó, khi mà yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung, phát triển du lịch nói riêng đang trở nên cấp bách trước thách thức hội nhập với khu vực và thế giới. Lời giải đáp cho câu hỏi đó, cho sự ì ạch của con thuyền du lịch Việt Nam nằm ở một phần không nhỏ ở chất lượng dịch vụ du lịch.

Thứ nhất về dịch vụ du lịch, hiện tượng “lừa” khách còn khá phổ biến ở các công ty lữ hành. Việt Nam vẫn còn xảy ra nhiều hiện tượng như các công ty thường xuyên cắt xén hoặc thay đổi lịch trình, phương tiện du lịch và các chế độ phục vụ, ví dụ như: Theo hợp đồng là khách sạn 3 sao nhưng thực tế chỉ ở khách sạn 1 sao hoặc 2 sao. Điều này rất gây phản cảm cho khách du lịch, nó thể hiện cách làm ăn “chụp giật” của du lịch Việt Nam. Điều này khác hẳn với Thái Lan, họ làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm và giữ chữ tín hàng đầu. Dịch vụ ở hầu hết các điểm du lịch cũng không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, vẫn có hiện tượng nâng giá các loại dịch vụ, đặc biệt đối với khách quốc tế.

Thứ hai là về các sản phẩm du lịch của Việt Nam còn nghèo nàn, chưa độc đáo. 85% du khách đến Việt Nam không quay trở lại vì ngành du lịch Việt Nam đã không trả lời được câu hỏi “có gì mới không?”[41]. Bên cạnh đó, việc tạo thuận tiện cho du khách ngay từ khi họ chưa đặt chân tới Việt Nam cũng là điều cần được chú ý, nhất là khi công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến. Một hệ thống đặt khách sạn, tour du lịch online chung cho ngành du lịch Việt Nam sẽ là giải pháp tốt. Tuy nhiên Việt Nam chưa làm tốt công việc này, hoặc việc này mới chỉ được triển khai chưa có hệ thống tổ chức

cụ thể nên chưa đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, các loại hình du lịch của Việt Nam còn nghèo nàn, loại hình du lịch như du lịch mua sắm, du lịch sức khoẻ, du lịch MICE… của chúng ta chưa phát triển dù chúng ta có tiềm lực rất lớn.

2.2.4. Giá tour du lịch

Chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam không được đánh giá cao, các loại hình du lịch nghèo nàn, không những thế, giá vé du lịch của Việt Nam lại cao hơn các nơi khác trong khu vực.

Giá vé hàng không, có thể khẳng định được rằng giá vé hàng không của Việt Nam đắt so với các nước trong khu vực, đặc biệt là với Thái Lan. Vé máy bay đắt làm hạn chế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta bởi vì giá vé máy bay thường chiếm tới 60-70% giá tour. Thái Lan nhờ có dịch vụ hàng không rẻ mà giá tour rẻ nên đã thu hút được khách du lịch

Giá tour, giá tour Việt Nam cao hơn các nước khác, đặc biệt là Thái Lan là điều không thể phủ nhận. Điều này làm cho cơ hội thu hút khách của chúng ta giảm đi, bởi vì khách du lịch sẽ không ngần ngại chọn tour có giá rẻ hơn mà chất lượng tương đương như nhau. Ngành du lịchThái Lan hiểu rất rõ tâm lý đó của khách hàng nên đã đưa ra những chính sách giá cả một cách hết sức hợp lý. Giá tour đến Thái Lan được đánh giá là giá rẻ nhất thế giới. Sở dĩ giá tour của Thái Lan hay một số nước khác trong khu vực rẻ là bởi vì các công ty, các ngành thuộc lĩnh vực du lịch phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra một chuỗi doanh nghiệp du lịch, liên hoàn và hỗ trợ nhau. Còn các công ty du lịch Việt Nam đã chưa có sự phối hợp chặt chẽ các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch thế nên không giảm được chi phí vì cách làm không đồng bộ, hơn nữa giá cả du lịch chưa được nhà nước quản lý một cách chặt chẽ. Dù nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch nhưng chưa có kinh nghiệm tổ chức du lịch và biết kết hợp sức mạnh của các đơn vị liên hoàn để làm nên những điều mà Việt Nam có khả năng làm được trong tầm tay của mình. Nếu như liên kết được giữa các ngành hàng không, khách sạn, nhà hàng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì việc tạo nên lợi thế về giá cả cũng như dịch vụ sẽ không khó thực hiện đối với Việt Nam.

2.2.5. Về cơ sở hạ tầng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022