Bên cạnh những bóng ma, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương còn có nhiều hiện tượng kỳ lạ, ma quái.
Ở Người đi vắng trong giấc mơ của ông Khánh, cây tùng “biến thành con rồng nâu đỏ dập dờn uốn lượn trong bầu trời mênh mông” [4;52].
Hay cây xà cừ trong Những đứa trẻ chết già cũng biến đổi lạ kỳ sau cái chết bí hiểm của lão Hạng “Thốt nhiên ông hoa mắt khi nhìn cây xà cừ. Cái cây rung rung và đỏ hồng lên như một cơ thể sống” [3;52].
Ở Thoạt kỳ thủy: khi sáng sớm Hiền ra bờ sông, Hiền bắt gặp hai cái bóng trắng ở bãi rau. Hai cái bóng trắng ủ rũ bay nhẹ. Đó là bố mẹ Hiền hiện về, khi Hiền cất tiếng gọi “hai cái bóng trắng tan ra một cách não nề. Hiền chạy đến, thấy chỗ ấy còn ấm hơi người” [6;103]. Một chi tiết kỳ lạ là Hiền thấy “ảnh bố mẹ mình xám xịt, chỉ mắt là rò, mở trừng trừng, toàn lòng trắng. Hiền quỳ gối lạy. Hai cái ảnh lại nét như cũ, mắt cũng bình thường” [6;104]. Phải chăng bố mẹ Hiền nơi còi âm vẫn thấu hiểu sự đời, họ đau đớn thương xót cho số phận con gái mình nên hiển linh về để đe dọa Tính và ngăn cản hắn không được làm hại Hiền. Bằng chứng là một kẻ điên không biết sợ điều gì cả và cũng đã nhìn vào yết hầu của vợ một cách thèm khát lại sợ hãi khi nhìn thấy hai bức ảnh biến đổi. Đó cũng chính là một bức màn vô hình che chở cho Hiền khỏi nguy hiểm và là sợi dây vô hình trói Tính lại, là ranh giới ngăn chặn hắn không cho hắn sát hại Hiền. Nguyễn Bình Phương đã mượn bức ảnh kỳ lạ để lên tiếng cảm thông cho số phận người phụ nữ bất hạnh, xoa dịu nỗi đau trong tâm hồn người phụ nữ sớm chịu nhiều cay đắng.
Trong Người đi vắng, có “Ngôi nhà tự nhiên ngứa ran lên”, cây tùng kỳ vĩ, cây chuối, bụi cậm cam, dòng sông tự kể chuyện về cuộc đời mình, những bức thư biết nói, đám sương mù biết trêu ghẹo người... Chúng cũng như có linh hồn, có tâm sự vui buồn riêng biệt.
Trong tiểu thuyết Ngồi có hiện tượng kỳ lạ là một miếng vải tự nhiên xuất hiện trong nhà Khẩn và Minh: “một mảnh vải mỏng, óng ả, mượt mà tinh tế như lụa nhưng chắc chắn không phải lụa vì đường dệt của nó nổi ganh và
bản thân các sợi nhỏ như tóc ấy cũng lượn sóng, tạo ra những rung động thoang thoảng, da diết” [7;65]. Minh mang mảnh vải đến nhà người bạn thân nhờ may thì cô ấy nói đêm qua đã nằm mơ thấy Minh mặc chiếc áo được may bằng tấm vải này. Thế nhưng khi người bạn ấy may xong áo cho Minh thì không thể tìm thấy loại cúc áo nào cho phù hợp. Và điều ngạc nhiên là có sáu chiếc cúc áo người thợ may muốn tìm đó tự nhiên nằm trong tay một nhân vật khác cũng không rò nguyên nhân. Và khi chiếc áo được may xong: “Những chiếc khuy lóng lánh sắc cầu vồng bồng bềnh theo hàng dọc và ở tà bên kia là sáu lỗ khuyết, sáu con mắt một mí dài như lá liễu, sắc nhọn ghê gớm như lá liễu dòi theo sự bồng bềnh ấy” [7;280]. Có ai đã đưa cho Minh mảnh vải này? Tại sao người khác lại có những chiếc cúc áo phù hợp chỉ để may tấm vải của Minh? Như có bàn tay vô hình đã tạo nên sự trùng hợp đó.
Cũng tương tự như thế là việc Khẩn nhận được một phong bì bên trong có tấm ảnh chụp lại bức tranh cổ vẽ một người ngồi nửa thiền sư, nửa hành khất, đằng sau ghi một chữ Nho tháu mà không biết do đâu mà có. Những hiện tượng đó khó cắt nghĩa bằng lôgic thực tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 6
- Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 7
- Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 8
- Hình Ảnh Con Rồng Hiện Lên Qua Điểm Nhìn Của Các Nhân Vật
- Sử Dụng Các Yếu Tố Ngôn Ngữ Giàu Khả Năng Gợi Tả Sự Kỳ Ảo
- Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 12
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Viết về những hiện tượng, đồ vật kỳ ảo trong tưởng tượng của mình, Nguyễn Bình Phương muốn mở rộng khả năng cảm nhận và miêu tả hiện thực trong văn học. Hiện thực cuộc sống không phải bao giờ cũng chứa những sự kiện, hiện tượng mà mắt thường nhìn thấy và lý giải được mà ẩn chứa rất nhiều sự kỳ ảo, chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng linh cảm. Đây là cách chiếm lĩnh hiện thực bằng phương thức mới, “mạo hiểm” trên hành trình sáng tạo gian khó của nhà văn .
Chương 3
PHƯƠNG THỨC TẠO DỰNG CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
3.1. Xây dựng kết cấu lồng ghép cốt truyện
Theo Lại Nguyên Ân: “kết cấu tác phẩm văn học bao gồm việc phân bố các nhân vật ( tức là hệ thống các hình tượng), các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện), các phương thức trần thuật (kết cấu trần thuật như là sự thay đổi các điểm nhìn đối với cái được miêu tả), chi tiết hóa các khung cảnh, hành vi, cảm xúc (kết cấu chi tiết), các thủ pháp văn phong (kết cấu ngôn từ), các truyện kể xen kẽ hay các đoạn trữ tình ngoại đề (kết cấu các yếu tố ngoài cốt truyện)” [16;170].
Cùng với nhiều nhà văn khác, Nguyễn Bình Phương là người nỗ lực tìm tòi thay đổi kết cấu tạo ra sức sống mới cho dòng chảy của tiểu thuyết đương đại.
Nhà văn rất chú trọng xây dựng kết cấu lồng ghép cốt truyện. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hệ thống động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [16;88]. Cốt truyện thường bao gồm các phần: trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm hay có thắt nút, cao trào và mở nút. Tuy nhiên không phải bất cứ một cốt truyện nào cũng phải bao gồm đầy đủ các thành phần trên, nhất là các cốt truyện trong tự sự hiện đại.
Tiểu thuyết đương đại thường sử dụng phương thức xây dựng cốt truyện là phân mảnh, rời rạc. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương hay xuất hiện cốt truyện lồng ghép. Trong một cuốn tiểu thuyết có sự lồng ghép, đan xen nhiều cốt truyện.
Trong Những đứa trẻ chết già có sự lồng ghép của hai cốt truyện:
Cốt truyện ở còi âm là câu chuyện về bốn hồn ma trở về làng dưới lời kể của nhân vật “ông” trong phần Vô thanh.
Cốt truyện ở còi dương là câu chuyện của gia đình Trường hấp và ông Trình trong hành trình tranh giành, tìm kiếm kho báu.
Mạch truyện phức tạp nơi còi dương kết hợp với mạch truyện ma mị, mờ ảo của còi âm tạo thành chuỗi sự kiện xoắn kép, mở ra một bình diện khác ở bề sâu tư tưởng: Đúng như Đoàn Ánh Dương nhận xét về tác phẩm: “Tính triết luận được làm bật lên và trở thành ý tưởng xuyên suốt tác phẩm. Xoay quanh một loạt những nghịch lý trong đời sống thế sự nhân sinh, rồi thể hiện sự chắt lọc, kết tụ của nó trong chiều sâu huyền thoại, tiểu thuyết đã mang đến một cảm thức mới về thời gian và thân phận con người” [21;77].
Tiểu thuyết Người đi vắng cũng kết cấu theo lối lồng ghép cốt truyện. Một cốt truyện xoay quanh cuộc sống của những người con trong gia đình cụ Điển và một cốt truyện là lịch sử về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (diễn ra trong bốn ngày). Còn một cốt truyện diễn ra ở còi ảo là chuyện kể của dòng sông, cây chuối, cái chân vẽ, bụi cậm cam, cỏ tóc tiên, chuyện bãi tha ma. Qua thủ pháp lồng ghép cốt truyện, người xưa và người nay đều trở về trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Công chúa Diên Bình và Yến – Thư – Hoàn; Đội Cấn – Lập Nham và cụ Điển – ông Bính, Thắng – Hoàn – Cương... không còn khoảng cách. Họ đều đang trên con đường kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống.
Cấu trúc Thoạt kỳ thủy gồm ba phần: A – Tiểu sử
B – Chuyện C – Phụ chú
Phần “chuyện” là sự lồng ghép hai câu chuyện:
Chuyện về con Cú từ lúc bị bắn rụng trên sông Cái cho tới khi bay lên diễn ra trong 45 phút.
Chuyện về dân xóm nhỏ ven sông với cuộc đời nhân vật chính là Tính (bị coi là điên) từ lúc sinh ra trong bụng mẹ tới khi trưởng thành và kết thúc là cái chết ở tuổi 20.
Phần “phụ chú” là tác phẩm “Và cỏ” của nhà văn Phùng. Đó một thế giới mơ màng nhưng chắt lọc hơn cốt truyện chính, tựa như một gam màu nhạt trong nền màu chói gắt của bức tranh về cuộc sống nguyên thủy, sơ khai. Nguyễn Bình Phương đã lồng vào cuốn tiểu thuyết “Ngồi” của mình những đoạn văn kể truyện cổ tích Chử Đồng Tử, một câu chuyện được dựng lại trong không gian sông Hồng, nơi có đền thờ Chử Đồng. Kim hóa thân vào nhân vật công chúa Tiên Dung và Khẩn thành chàng trai nghèo Chử Đồng Tử. “Thế là con thuyền to lớn hình chim lạc thong thả hiện ra kéo theo sau nó là những chiếc thuyền khác, nhỏ hơn, ít lòe loẹt hơn. Nhạc réo rắt thoang thoảng cùng với thoang thoảng hương thơm của mùi trầm om trong những lư đất nung đỏ quạch. Trời lồng lộng nhưng không xanh mà ngả sang màu tơ vàng nhạt...” [7;132]. Cốt truyện thời hiện tại và cốt truyện cổ tích đã hoà lẫn vào nhau, hầu như không có đường biên tách biệt, nhất là đoạn cuối của câu chuyện khi hai nhân vật cùng hóa thân vào cổ tích như cảnh Từ Thức gặp tiên: “Kim đã ở trong vòng tay Khẩn như một ngày lễ lộng lẫy. Ngày lễ, đúng lắm, rằm năm ấy là một ngày lễ. Láng máng vùng đất mờ hơi sương với những ngọn núi nhỏ nối liền nhau uốn theo vòng tròn. Cây đào chưa trổ hoa, màu hồng ánh lên là của năm cũ và một vầng trăng đầy đặn chói lọi ngự giữa đỉnh trời” [7;283]. Và giấc mơ lồng trong giấc mơ: “Đêm ấy mình mơ ngồi trên một chiếc xe mây ngũ sắc lướt qua các đỉnh núi... Khói bay, khói cuốn, khói bốc lên như một vòi rồng ở giữa bãi đất bằng dưới chân núi có nhiều thàn linh ngự trị. Bãi đất mà Khẩn và Kim chọn là nơi nghỉ sức trước khi leo
lên ngôi chùa trên đỉnh núi” [7;284].
Xây dựng cốt truyện lồng ghép này, Nguyễn Bình Phương muốn thể hiện ước mơ của con người về một cuộc sống tự do, phóng khoáng, thoát khỏi
mọi sợi dây ràng buộc nơi trần thế để hóa thân thành nhân vật cổ tích được bay bổng trong thiên đường vũ trụ bao la.
Kết cấu cốt truyện trong cốt truyện tạo ra được những điểm nhìn phong phú về con người và thế giới. Cũng hướng kết cấu này, tác giả còn cắt dán nhiều loại văn bản trong một tác phẩm, nhiều câu chuyện trong một câu chuyện, từ đó mở rộng không gian nghệ thuật của tác phẩm. Nhờ kết cấu lồng ghép cốt truyện, nhà văn có điều kiện thuận lợi thực hiện các dạng biến hoá, nhoè hoá nhân vật. Nhân vật luôn được đặt chập chờn giữa hai mảng thực - ảo; chập chờn giữa hai trạng thái điên – tỉnh...
Thường thì, một mặt, nhân vật của Nguyễn Bình Phương sống với cuộc sống thường nhật của mình (một công chức nhà nước bình thường như Thắng (Người đi vắng), Khẩn (Ngồi), nhân vật “em” (Trí nhớ suy tàn)... ); song, mặt khác, chỉ một tác động vô hình nào đó cũng đẩy họ vào miền ảo giác: Thắng sống với ám ảnh về chiến tranh, về tội lỗi; linh cảm những điều xấu sẽ xảy ra. Khẩn vẫn đều đặn đến cơ quan nhưng nhiều lúc Khẩn lại dứt bỏ lớp vỏ bên ngoài của mình để thuộc về một nơi khác - nơi đó Khẩn có một tình yêu thánh thiện, trong sáng với Kim không chút dục vọng như với Nhung, Minh và những cô gái điếm khác. Khẩn có một hành trình đầy bí ẩn trong thế tĩnh tọa của sắc không, thiền định đi đến còi niết bàn. Thời điểm xác định Khẩn bắt đầu bước chân sang miền đất hư ảo là những cơn đau đầu đột ngột xuất hiện; những cơn đau lại nhùng nhằng và cành bạch đàn hiện ra với sự xuất hiện “Kim về”, Khẩn khi đó đã thực sự sống ở một thế giới khác xa còi sống bình thường.
Khẩn muốn thoát khỏi những rối loạn tâm lý, muốn dứt bỏ tất cả những suy nghĩ chồng chéo mơ mơ thực thực mà chính anh cũng không thể nhận biết, Khẩn có một mong muốn “chỉ muốn đi tu cho nhẹ thôi. Khẩn khẳng định mình quen một bà sư, bà ấy bảo Khẩn có căn tu hành” [7;237]. Một nhà sư Khẩn dường như đã có căn duyên, kiếp số tu hành từ kiếp trước.
Trong Người đi vắng, sau khi bị hôn mê vì tai nạn, Hoàn bước vào một cuộc sống khác. Phần “xác” của Hoàn chỉ còn sự sống sinh học. Phần “hồn” của Hoàn lạc vào còi vô thức, chìm trong tận cùng nỗi cô đơn. Lồng ghép cốt truyện đã giúp nhà văn khám phá tầng sâu nỗi cô đơn của nhân vật, đúng như Hoàng Thị Quỳnh Nga đã nhận xét: “Nỗi cô đơn bản thể khiến nhân vật lạc lòng giữa đồng loại, luôn bị quá khứ tra vấn, dằn vặt tới mức tan rã, bất lực và tha hóa. Vì vậy, giữa xã hội đông người mà không thể tìm thấy người, một con người theo đúng nghĩa” [41;42].
Sử dụng thủ pháp nghệ thuật lồng ghép cốt truyện, Nguyễn Bình Phương đã đưa người đọc nhập cảm một cách tự nhiên vào không gian, thời gian kỳ ảo của tác phẩm, khắc họa đậm nét yếu tố kỳ ảo của nhân vật, qua đó thể hiện cái nhìn đa chiều về con người và cuộc sống.
3.2. Tạo những hình ảnh và môtip trần thuật mang ý nghĩa biểu
tượng
3.2.1. Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
Theo Freud, “biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít
nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rò rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng... Khi ta nhận ra, chẳng hạn trong một hành vi, ít nhất là có hai phần ý nghĩa mà phần này thế chỗ cho phần kia bằng cách vừa che lấp vừa bộc lộ phần kia ra; ta có thể gọi mối quan hệ giữa chúng có tính biểu tượng”[20;24]. Nhà phân tâm học S.Ferenczi viết: “không phải mọi cái so sánh đều là biểu tượng, mà chỉ là biểu tượng những so sánh trong đó vế thứ nhất bị dồn nén vào vô thức” [20;24].
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chứa đựng rất nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như máu, trăng, cú mèo, hồn, đêm... đó là những hình ảnh thuộc về một miền vô thức, gây ám ảnh về bạo lực, diệt vong và chết chóc cho nhân vật. Hệ thống những hình ảnh biểu tượng tạo nên cấu trúc siêu thực
cho tác phẩm và ngoài việc tạo ra bầu không khí tiểu thuyết, nó còn có giá trị thể hiện quan niệm nhân sinh của tác giả.
* Con Nghê
Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Nguyễn Bình Phương đã sáng tạo ra hình ảnh núi mang dáng hình con Nghê (Những đứa trẻ chết già):
“Nếu tính những quả đồi cao nhất, sẽ thấy chỗ lão Liêm đang đứng là đầu một con vật lạ chưa ai nhìn thấy, nó hao hao giống con bò già cóc đế, xương lổn nhổn. Nhưng người giàu tưởng tượng hơn nữa sẽ dễ dàng nhận ra rằng những quả đồi to xếp với nhau thành hình con Nghê” [3;65].
Con Nghê cũng là con vật lạ, mỗi lần nó xuất hiện luôn gắn liền với một sự kiện nào đó và nó trở thành một truyền thuyết li kỳ gây hấp dẫn với mọi người. Con Nghê hiện hình trong cuộc sống thực nơi một làng Phan xa xôi nào đó và trong niềm mong chờ của cả hai dòng họ song đó lại không phải là con thú như những con thú bình thường mà ta từng biết, đó là một con thú lạ - một con vật thiêng.
Lần đầu nó xuất hiện gây bao sự ngạc nhiên kỳ lạ cho mọi người “Sao chổi bay chéo bầu trời, trong ánh sáng trắng xanh lấp lóa hình một con thú bằng không khí đang tan ra lẫn vào màn hơi đục mờ của thung lũng đầu đông. Sao chổi kéo chiếc đuôi dài chục mét” [3;151]. Con Nghê còn hiện lên trong bức tranh có ba mắt, bên cạnh có những ký hiệu vô cùng khó hiểu. Có hai dòng họ đang tranh giành kịch liệt để khao khát được chiếm lĩnh chiếc đầu của con Nghê, với họ lần cuối cùng con Nghê xuất hiện thực sự là một trận chiến, một trận chiến giữa người với người và người với thú. Kết thúc “con Nghê khựng lại, máu từ ức phun ra... con Nghê giãy chết, bốn chân nó đạp nước tung tóe, cái đầu cố ngẩng lên, lại gục xuống ” [3;292]. “Ở các vùng quanh làng Phan xảy ra một hiện tượng có mấy quả đồi bỗng trở nên héo rũ, cây cối, đá sỏi tan rữa thành tro bụi, không thể trồng gì trên đó được. Nếu tinh ý người ta sẽ thấy đem nối những quả đồi này với nhau sẽ ra hình một con