Khảo Sát Về Hướng Lựa Chọn Phân Ban Của Học Sinh Khi Tốt Nghiệp Thcs Ở Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang

Một nguyên nhân khác nữa là người dân Tuyên Quang luôn có quan niệm rằng, mặc dù gia đình còn nhiều khó khăn nhưng bằng mọi cách cũng cho con mình học hết cấp THPT rồi tính, nếu có khả năng thì học tiếp, bằng không thì tìm việc mà làm. Tất cả vấn đề trên đã tác động vào học sinh THCS cho nên các em chẳng biết phải làm gì ngoài việc học tiếp.

2.3.3.2. Khảo sát về hướng lựa chọn phân ban của học sinh khi tốt nghiệp THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Ở Tuyên Quang, việc lựa chọn phân ban của học sinh bị mất cân đối hơn: trừ một số trường điểm ở tại thành phố Tuyên Quang, thì đa số các em chỉ chọn ban cơ bản, một số ít các em chọn ban tự nhiên, còn tỷ lệ chọn ban khoa học xã hội thì quá thấp, thậm chí có trường chưa đủ một lớp học. Nguyên nhân dẫn đến điều này thì rất nhiều, nhưng dễ nhận thấy khá rõ nguyên nhân chủ yếu là do ở cấp THCS chưa trang bị đầy đủ cho học sinh khi bước vào ngưỡng cửa của trường PTTH.

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, tác giả đã điều tra các em, với câu hỏi “Nếu học lên cấp 3 em sẽ chọn ban nào ?”. Thống kê kết quả điều tra, tác giả thu được kết quả ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Hướng lựa chọn phân ban của học sinh khi tốt nghiệp THCS



TT


Ban

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng số

SYK

%

SYK

%

SYK

%

SYK

%

SYK

%

01

Khoa học Tự nhiên

30

23.6

36

25.4

30

22.2

22

15.5

118

21.6

02

Khoa học XH-NV

18

14.2

14

9.9

10

7.4

8

5.6

50

9.2

03

Cơ bản

49

38.6

72

50.7

89

65.9

112

78.0

322

59.0

04

Chưa quyết định

30

23.6

20

14.0

6

4.4

0

0.0

56

10.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 8

Theo số liệu thống kê và điều tra ở bảng 2.13, tác giả có các nhận xét sau:

- Học sinh chọn nhiều ở bang cơ bản với 322 ý kiến - chiếm 59%.

- Ban khoa học tự nhiên với 118 ý kiến - chiếm 21.6%.

- Ban khoa học xã hội và nhân văn có 56 ý kiến chiếm 10.6%.

Việc chọn nhiều ở ban cơ bản cho chúng ta thấy hướng đi của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang chưa được xác định rõ ràng, các nguyên nhân dẫn đến điều này là do ở cấp học THCS các em chưa được hướng nghiệp một cách sâu sắc, các giáo viên chỉ chú trọng dạy các kiến thức khoa học cơ bản, không theo dõi và hướng dẫn cho học sinh cách chọn phân ban và ngành nghề phù hợp.

Một nguyên nhân khác nữa là nhà trường phổ thông chưa chuẩn bị sẵn sàng để đón các em vào các phân ban theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, nguyên nhân của điều này là do trước đây các trường đã quen với hình thức dạy đại trà, không nghiêng về môn nào, vả lại nhà trường còn thiếu quá nhiều cơ sở vật chất cũng như đội ngũ thầy cô giáo có chuyên môn trong các lĩnh vực kỹ thuật và năng khiếu nên làm chậm phát triển ở môi trường phổ thông.

Một nguyên nhân khác là học sinh cấp THCS huyện Chiêm Hóa chịu tác động mạnh từ phía gia đình nên không thể làm theo ý thích của mình, đành học ban cơ bản để sau này có thể làm theo ý gia đình, đồng thời cũng có thể thực hiện ước mơ của mình.

Ban Xã hội có quá ít học sinh chọn lựa, nguyên nhân dẫn đến điều này có lẽ là do nhu cầu của xã hội. Các em cho rằng nghề văn chương và các nghề trong lĩnh vực khoa học xã hội khác hiện nay đã lạc hậu và không được xã hội xem trọng, do đó mặc dù các em rất thích và có năng khiếu với ban này cũng đành chấp nhận chọn ban cơ bản để mai ra chọn cho mình một nghề được xã hội xem trọng và mang lại cho mình nhiều tiền tiền và địa vị xã hội.

Có nhiều ý kiến chưa quyết định chọn ban nào, nhiều nhất là ở lớp 6 và lớp 7 với 30 ý kiến và 20 ý kiến. ở các lớp này các em mới bước vào ngưỡng cửa của trường THCS cho nên các em chưa được các thầy cô cho biết các hướng đi vào các ban khi học lên, bên cạnh đó một số học sinh không chú tâm nhiều đến nguồn thông tin đại chúng nên các em chưa nắm được hướng đi của mình, điều này là vô cùng quan trọng.

Qua các phân tích trên, một lần nữa cho chúng ta thấy môi trường giáo dục THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang chưa làm tốt khâu GDHN, do đó chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của các em học sinh, đồng thời chưa cho thấy được vai trò của mình trong việc định hướng sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.

Tóm lại, qua việc khảo sát hướng đi của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và hướng lựa chọn phân ban, chúng ta nhận thấy các em có hoài bão trong việc học, trong tư tưởng nhận thức của các em thì việc học lên cao hơn là vô cùng quan trọng. Nhà trường THCS chưa thể hiện hết vai trò của mình, còn chú trọng quá nhiều trong cách dạy chữ, chưa chú ý đến vai trò và tầm quan trọng của công tác GDHN trong giai đoạn hiện nay, do đó nên chưa chuẩn bị sẵn sàng cho các em đi vào thị trường lao động sản xuất, đồng thời chưa cho các em thấy rõ mình sẽ học ban nào khi học lên cao hơn.

2.4. Thực trạng công tác GDHN và quản lý GDHN cho học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.4.1. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động GDHN cho học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Chúng ta thấy rằng, công tác GDHN trong trường THCS là vô cùng quan trọng và cấp bách, nó giúp cho học sinh hiểu biết thêm về thị trường lao động của đất nước và của địa phương để từ đó các em có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với bản thân mình. Nhưng để công tác GDHN trong trường THCS đạt được hiệu quả cao đòi hỏi phải có biện pháp phù hợp, biện pháp đó thể hiện qua phương pháp truyền đạt của thầy(cô) giáo, hay cách thức tổ chức của nhà trường tuỳ vào từng điều kiện mà ta thực hiện một cách tốt nhất và khoa học nhất. Về phía nhà trường THCS có thể hướng nghiệp thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp theo chương trình của Bộ giáo dục đã quy định, đồng thời phải tổ chức cho các em tham quan các cơ sở sản xuất tại địa phương, mở lớp học nghề hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề,… Về phía giáo viên con đường mang lại hiệu quả nhất là thông qua các tiết dạy của mình, giáo viên có thể lồng ghép nội dung có mang tính ngành nghề để các em nhìn thấy được môn học nào phù hợp với ngành nghề nào, hay thông qua các môn học, giáo viên cho học sinh biết thêm về các ngành nghề và sự phát triển của các ngành nghề trong giai đoạn hiện nay.

Để tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và nhằm tìm ra biện pháp hợp lí, tác giả đã tiến hành điều tra 72 cán bộ - giáo viên , 528 học sinh của 5 trường và 122 phụ huynh học sinh của 5 trường đó, 20 cán bộ Đoàn Thanh niên - CB phòng lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nội dung điều tra: Tác giả đề nghị giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đưa ra những nhận xét, đánh giá về các hoạt động GDHN trong nhà trường đã tổ chức cho học sinh.

2.4.1.1. Ý kiến đánh giá của cán bộ - giáo viên và học sinh về việc sử dụng các con đường GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay

* Ý kiến đánh giá của giáo viên về việc sử dụng các con đường GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay.

Việc áp dụng các con đường GDHN vào các trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nhất là con đường GDHN qua các môn học, bởi theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục - Đào tạo thì chỉ có lớp 9 mới có tiết sinh hoạt hướng nghiệp, do đó để trang bị kiến thức nghề nghiệp cho học sinh ở các lớp

6, 7, 8 chỉ nhờ vào việc giảng dạy các môn học, nhất là các bộ môn về kỹ thuật (công nghệ). Để tìm hiểu rõ hơn việc sử dụng các con đường GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay, tác giả khảo sát điều tra 42 cán bộ giáo viên, trong đó có 16 cán bộ - giáo viên chuyên ngành công nghệ; 13 cán bộ - giáo viên chuyên ngành toán, lý, hóa, sinh; 13 cán bộ - giáo viên chuyên ngành xã hội. Với câu hỏi “Trong các hình thức tổ chức GDHN, thầy cô sử dụng ở mức độ nào? Và hiệu quả của các hình thức đó ra sao?”. Thống kê câu trả lời, tác giả được bảng 2.14.

Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá của cán bộ - giáo viên về con đường GDHN trong trường thcs huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang‌



Con đường GDHN

Kết quả

Mức độ

Hiệu quả

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

Hiệu

Quả

K. Hiệu

Quả

1. HN thông qua

các môn học

SYK

24

45

3

31

41

%

32.89

61.8

5.3

43.42

56.58

2. HN thông qua

các buổi SHHN

SYK

0

42

30

37

35

%

0

59.21

40.79

51.32

48.68

3. Tổ chức tham

quan cơ sở SX

SYK

0

5

67

2

70

%

0

7.89

92.11

3.95

96.05

4. Mở lớp học nghề

SYK

55

15

2

18

54

%

75.00

21.05

3.95

25.00

75.00

5. Tổ chức các cuộc thi

tìm hiểu nghề

SYK

0

2

70

1

71

%

0

3.95

96.05

2.70

100.00

Phân tích câu trả lời ở bảng 2.14, tác giả có nhận xét sau:

- Hướng nghiệp thông qua các môn học và hướng nghiệp thông qua mở lớp học nghề được cán bộ giáo viên lựa chọn ở mức độ thường xuyên, với 24 ý kiến - chiếm 32.89% và 55 ý kiến - chiếm 75%.

- Hướng nghiệp thông qua các môn học với sự lựa chọn thường xuyên là 24 ý kiến - chiếm 32.89%, ở mức độ đôi khi là 45 ý kiến - chiếm 61.8% và ở mức độ không bao giờ có 3 ý kiến - chiếm 5.3%.

+ Trong 25 ý kiến chọn mức độ thường xuyên có 18 cán bộ - giáo viên bộ môn công nghệ lựa chọn - chiếm 72%; có 5 cán bộ giáo viên toán, lý, hoá, sinh - chiếm 20%; có 2 cán bộ - giáo viên xã hội - chiếm 8% .

+ Trong 47 ý kiến chọn mức độ đôi khi có 6 cán bộ - giáo viên bộ môn công nghệ lựa chọn - chiếm 12.8%; có 22 cán bộ giáo viên toán, lý, hoá, sinh - chiếm 46.8%; có 19 cán bộ - giáo viên xã hội - chiếm 40.4% .

+ Trong 4 ý kiến chọn mức độ không bao giờ có 1 cán bộ - giáo bộ môn công nghệ lựa chọn - chiếm 25.0%; có 1 cán bộ giáo viên toán, lý, hoá, sinh - chiếm 25.0%; có 2 cán bộ - giáo viên xã hội - chiếm 50.0% .


72

46.8

50

39.6

25

25

20

12.8

8

80


70


60


50


40


30


20


10


0

Bộ môn công nghệ Bộ môn khoa học tự nhiên Bộ môn xã hội


Mức độ thường xuyên Mức độ đôi khi Mức độ không bao giờ


Biểu đồ 2.2. Hướng nghiệp của CB-GV thông qua các bộ môn


Theo biểu đồ 2.2 chúng ta thấy:

- Cán bộ - giáo viên bộ môn công nghệ, thường xuyên hướng nghiệp cho học sinh thông qua tiết dạy của mình nhiều hơn các cán bộ - giáo viên bộ môn khác, kế đến là cán bộ - giáo viên toán, hoá, sinh và cuối cùng là cán bộ - giáo viên các bộ môn xã hội.

- Cán bộ - giáo viên bộ môn toán, hoá, sinh có mức độ hướng nghiệp đôi khi cao hơn các cán bộ - giáo viên khác, kế đến là cán bộ - giáo viên xã hội, cuối cùng là cán bộ - giáo viên lý - KTCN.

- Cán bộ - giáo viên xã hội chọn mức độ không bao giờ hướng nghiệp thông qua các môn học cao nhất.

Qua việc phân tích trên, chúng ta khẳng định rằng, để đem lại hiệu quả cao trong công tác GDHN trong trường THCS thì các cán bộ - giáo viên bộ môn công

nghệ chiếm ưu thế hơn. Đây là đội ngũ có thể làm nhiệm GDHN trong trường THCS hiện nay nếu họ được trang bị thêm các kiến thức về GDHN.

- Qua số liệu ở bảng điều tra cũng cho thấy, hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, tổ chức tham quan cơ sở sản xuất, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề thì không có cán bộ - giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên.

Qua việc khảo sát lấy ý kiến của cán bộ - giáo viên về các con đường hướng nghiệp trong nhà trường THCS cho ta thấy vai trò của nhà trường THCS trong công tác GDHN cho học sinh là rất mờ nhạt, chưa giúp ích gì cho học sinh trong sự lựa chọn phân ban và ngành nghề. Các giáo viên chưa biết vận dụng các hình thức, tổ chức GDHN vào trong việc giảng dạy của mình. Đặc biệt là việc lồng ghép các kiến thức có liên quan đến nghề nghiệp vào các tiết dạy, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng đi cho các em sau này.

* Ý kiến đánh giá của học sinh về các con đường GDHN trong trường THCS tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

Để tìm hiểu thực trạng về con đường GDHN, tác giả đã tiến hành điều tra với câu hỏi: “Ở trường em, các hình thức, tổ chức hướng nghiệp cho học sinh được tổ chức thông qua con đường nào?”.Thống kê ý kiến tác giả được bảng 2.15.

Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá của học sinh về con đường GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang‌


Con đường GDHN

Kết quả

Mức độ

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

1. HN thông qua

các môn học

SYK

0

274

25

%

0

52.01

47.99

2. HN thông qua

các buổi SHHN

SYK

0

118

420

%

0

23.44

76.56

3. Tổ chức tham

quan cơ sở SX

SYK

0

50

478

%

0

10.62

89.38


4. Mở lớp học nghề

SYK

142

286

100

%

27.29

54.21

18.50

5. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề

SYK

0

12

516

%

0

2.56

97.44

Qua số liệu điều tra trong bảng 2.15, tác giả rút ra các nhận xét sau:

- Các em cho rằng, ở trường THCS huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay thì: Hướng nghiệp thông qua các môn học, hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, tổ chức tham quan cơ sở sản xuất, hướng nghiệp thông qua các cuộc thi tìm hiểu nghề, đều không được thực hiện thường xuyên.

- Chỉ có mở lớp học nghề là được sử dụng thường xuyên, với 129 ý kiến - chiếm 27.29%.

- Các em cũng cho rằng, hướng nghiệp thông qua mở lớp học nghề ở mức độ đôi khi cao nhất, với 296 ý kiến - chiếm 54.21%, kế đến là hướng nghiệp thông qua các môn học, với 284 ý kiến - chiếm 52.01%, đứng thứ 3 ở mức độ đôi khi này là hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, với 128 ý kiến - chiếm 23.44%, và thấp nhất là hướng nghiệp thông qua các cuộc thi tìm hiểu nghề, với 14 ý kiến - chiếm 2.56%.

- Số lượng học sinh chọn mức độ không bao giờ có các hình thức GDHN trong trường THCS là khá cao: Đầu tiên là hướng nghiệp thông qua các cuộc thi tìm hiểu nghề, học sinh chọn không bao giờ có là 516 ý kiến - chiếm 97.44%, kế đến là hướng nghiệp thông qua tổ chức tham quan cơ sở sản xuất (chiếm 89.38%), tiếp theo là hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp (chiếm 76.56%), hướng nghiệp thông qua các môn học (chiếm 47.99%), hướng nghiệp thông qua mở lớp học nghề (chiếm 18.50%).

Qua trên cho chúng ta thấy công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là chưa có gì cả, chỉ dừng lại ở mức dạy nghề và học nghề mà thôi.

2.4.1.2. Ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay

Để biết thêm ý kiến của các bậc phụ huynh học sinh về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm hóa hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra 68 bậc phụ huynh ở 5 điểm trường. Trường THCS Phú Bình có 15 phụ huynh, Trường THCS Ngọc Hội có 12 phụ huynh; trường THCS Vĩnh Lộc có 16 phụ huynh; trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Chiêm Hóa có 13 phụ huynh và Trường THCS Xuân Quang có 12 phụ huynh. Tác giả đưa ra câu hỏi điều tra là “Các bậc phụ huynh có suy nghĩ gì về công tác hướng dẫn lựa chọn nghề nghề nghiệp cho học sinh của các trường THCS hiện nay ?”. Thống kê câu trả lời tác giả có bảng 2.16.

Bảng 2.16. Ý kiến của các bậc phụ huynh về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang


Điểm trường

Công tác GDHN ở các trường

THCS huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

SYK

%

SYK

%

SYK

%

Phú Bình

5

33,3

7

46,7

3

20,0

Ngọc Hội

4

33,3

6

50,0

2

16,7

Vĩnh Lộc

6

37,5

6

37,5

4

25,5

Nội trú

3

23,1

6

46,2

4

30,7

Xuân Quang

4

33,3

5

41,7

3

25,0

Tổng số

22

32,4

30

44,1

16

23,5

Phân tích số liệu trong bảng 2.16, tác giả đã rút ra một số nhận xét như sau:

- Đa số các bậc phụ huynh được điều tra đều cho rằng công tác GDHN ở các trường THCS tỉnh Tuyên Quang là tốt, đáp ứng nhu cầu của học sinh, với số ý kiến tốt là 22 - chiếm 32,4%; bình thường là 30 ý kiến - chiếm 44,1% .

- Chỉ có 16 ý kiến - chiếm 23,5% các phụ huynh được điều tra cho rằng công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay là chưa tốt.

Qua việc khảo sát các bậc phụ huynh về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa cho ta thấy: Đa số các bậc phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về việc trang bị kiến thức nghề nghiệp cho học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay, các bậc phụ huynh thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục nghề nghiệp cho con em mình, đồng thời giao trách nhiệm đó cho nhà trường THCS quyết định.

2.4.1.3. Ý kiến đánh giá của các cán bộ và đoàn thể khác về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay

Để biết thêm ý kiến của các cán bộ và đoàn thể khác về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra 20 cán bộ và đoàn thể khác ở 5 cơ quan đoàn thể gồm Phòng Lao động TBXH 10 ý kiến, xã Phú Bình có 3 ý kiến, xã Ngọc Hội có 2 ý kiến; Thị trấn Vĩnh Lộc có 3 ý kiến; xã Xuân Quang có 2 ý kiến. Tác giả đưa ra câu hỏi “Sự phối hợp và lồng ghép các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh của các trường THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa” qua điều tra và Thống kê câu trả lời tác giả có bảng 2.17.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí