Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 2

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

CB

Cán bộ

CBGV

Cán bộ giáo viên

GDHN

Giáo dục hướng nghiệp

GDLĐ

Giáo dục lao động

GV

Giáo viên

HCM

Hồ Chí Minh

HN

Hướng nghiệp

HS

Học sinh

KTTH

Kỹ thuật tổng hợp

LĐSX

Lao động sản xuất

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNCS

Thanh niên cộng sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Số liệu học sinh ở cấp học THCS và THPT của huyện Chiêm Hóa,

tỉnh Tuyên Quang trong một số năm qua 28

Bảng 2.2. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu 31

Bảng 2.3. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu 32

Bảng 2.4. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu 32

Bảng 2.5. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu (đối tượng khác) 32

Bảng 2.6. Bảng nhận thức về nghề của học sinh 34

Bảng 2.7. Ý kiến về nghề lao động còn thiếu 36

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai

đoạn 2011 - 2020 37

Bảng 2.9. Nhận thức của học sinh về thị trường lao động của địa phương 38

Bảng 2.10. Nhận thức của học sinh về nghề yêu thích 41

Bảng 2.11. Phân tích hứng thú với nghề 43

Bảng 2.12. Định hướng tương lai của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa 45

Bảng 2.13. Hướng lựa chọn phân ban của học sinh khi tốt nghiệp THCS 46

Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá của cán bộ - giáo viên về con đường GDHN trong

trường thcs huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang 49

Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá của học sinh về con đường GDHN trong trường

THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 51

Bảng 2.16. Ý kiến của các bậc phụ huynh về công tác GDHN trong trường

THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 53

Bảng 2.17. Ý kiến của các cán bộ và đoàn thể khác về công tác GDHN trong

trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 54

Bảng 2.18. Ý kiến của CB-GV về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN

ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa 55

Bảng 2.19. Khó khăn của CB-GV khi thực hiện công tác GDHN ở các trường

THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 56

Bảng 2.20. Khó khăn của HS THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

khi tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp 57

Bảng 2.21. Nguyện vọng được trang bị thêm kiến thức về nghiệp của các em

HS các trường THCS huyện Chiêm Hóa 58

Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp 88

Bảng 3.2. Điểm trung bình kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các

biện pháp 89

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Sự hiểu biết nghề nghiệp của học sinh THCS 39

Biểu đồ 2.2. Hướng nghiệp của CB-GV thông qua các bộ môn 50

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 90

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của công tác GDHN 19

Sơ đồ 1.2. Nhiệm vụ tổng quát của giáo viên trung học cơ sở trong

công tác GDHN 23

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý GDHN 87

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Mỗi người có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu làm việc của mình. Vì thế, mọi người có quyền lựa chọn con đường vào đời, vào nghề một cách tự nguyện, tự giác mà xã hội dành cho. Việc chọn nghề vô cùng quan trọng người ta ví nó như là “ngày sinh lần thứ hai” của con người; bởi vì nếu con người chọn nghề phù hợp với sở trường, năng lực của bản thân, con người sẽ phấn khởi hăng say và sáng tạo trong lao động; từ đó năng suất và hiệu quả lao động sẽ cao, nếu chọn nghề không đúng, con người sẽ buồn chán, không tập trung tư tưởng, tai nạn lao động dễ xảy ra, năng suất lao động thấp... cuối cùng lại sẽ xin chuyển nghề hoặc bỏ nghề, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà cho xã hội. Rõ ràng là, lợi ích kinh tế của xã hội và lợi ích kinh tế tinh thần của cá nhân được hội tụ tại khâu chọn nghề. Rất tiếc nhiều bạn trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng này. Phần lớn học sinh sau THCS hiện nay không đánh giá được năng lực của mình, cũng không biết mình thích học ban nào, trường nào, chọn nghề tương lai nào…

Hiện nay trong điều kiện thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội theo cơ cấu thị trường, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự mở rộng của thế giới trong xu thế hội nhập, đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO, tham gia sân chơi chung với thị trường thương mại thế giới đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền giáo dục - đào tạo nước ta. Phát triển nhân cách toàn diện, hài hoà cho thế hệ trẻ là mục tiêu tổng quát, song hết sức coi trọng phát triển năng lực nghề nghiệp (bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà bước khởi đầu là giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp ở trường THCS, với vai trò đặt nền tảng và định hướng cho học sinh phát triển nghề nghiệp tương lai, chuẩn bị tâm thế và năng lực cụ thể cho việc hiểu kỹ thuật, hiểu thế giới nghề nghiệp, nắm được yêu cầu của xã hội, đồng thời hiểu năng lực và ý thức bản thân trong quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Việc thực hiện chương trình phân ban ở các trường THPT hiện nay làm cho công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS càng trở nên quan trọng hơn, cấp bách hơn.

Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, là một huyện vùng cao của tỉnh miền núi Tuyên Quang nằm trong khu vực miền núi phía bắc của tổ quốc, mấy năm gần đây được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước mà ngành giáo dục và đào tạo có bước phát triển quan trọng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì còn một số

hạn chế nhất định, một trong những hạn chế đó là coi nhẹ công tác GDHN cho học sinh, đặc biệt là công tác GDHN cho học sinh THCS. Các giáo viên THCS ở đây chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức chuyên môn cho học sinh chứ không hề nghĩ gì đến việc theo dõi và định hướng nghề nghiệp cho các em. Các em học sinh THCS thì chỉ biết học cho giỏi còn sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình thì hầu như chưa có định hướng gì, phụ thuộc vào gia đình là chủ yếu.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; Chỉ thị số 10- CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”, để nâng cao chất lượng giảng dạy hướng nghiệp trong trường phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học. Chính phủ đã có Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục đích là xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Tất cả các vấn đề trên cho thấy công tác GDHN trong trường phổ thông cơ sở của chúng ta còn nhiều yếu kém, chưa được quan tâm đúng mức.

Để góp phần giúp học sinh THCS trong cả nước nói chung và học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói riêng có thêm hiểu biết hơn về sự lựa chọn phân ban, nghề nghiệp trong tương lai của mình và nhằm nâng cao chất lượng GDHN trong nhà trường THCS đáp ứng với đòi hỏi mới tác giả quyết định chọn đề tài “Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường THCS huyện Chiêm hóa tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất biện pháp Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và thực hiện được hệ thống các biện pháp giáo dục hướng nghiệp phù hợp mang tính khả thi, thì sẽ nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS hiện nay

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng GDHN và quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu qủa của công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn địa bàn: Nghiên cứu trên một số trường THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

6.2. Giới hạn nội dung: Nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

6.3. Giới hạn đối tượng:

- Nghiên cứu trên 528 học sinh THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

- Giáo viên: 50 người.

- Cán bộ quản lý: 22 người.

- Phụ huynh học sinh: 122 người.

- Đối tượng khác như Đoàn TNCS HCM, Phòng Lao động TBXH, các cơ sở sản xuất kinh doanh… 20 người.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và cơ sở lý luận, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp phân tích và tổng hợp.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp so sánh thực nghiệm, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý GDHN.

7.3. Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu; Sử dụng biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ để minh hoạ.

8. Hướng phát triển của đề tài

Thời gian tới, từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; kết quả nghiên cứu thể hiện cơ bản ở 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt trong tương lai của đất nước, là quá trình liên tục với nhiều thành tố của kiến thức, kỹ năng và thái độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm hướng tới hình thành và phát triển nhân cách toàn diện và hài hoà của người lao động. Xét theo chiều dài lịch sử, khoảng thời gian vài trăm năm trở lại đây, các nhà khoa học xã hội kinh điển đã đặt nền móng cho nền giáo dục với sự kết hợp chặt chẽ của các dòng khoa học nhân văn, dòng khoa học tự nhiên và dòng GDHN hay thực chất là dòng giáo dục công nghệ.

Trung Quốc: Theo tài liệu báo cáo của một số chuyên gia về giáo dục lao động - kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (GDLĐ - KTTH - HN) đã sang thăm và làm việc tại Viện khoa học giáo dục TW, Bộ giáo dục Trung Quốc cho thấy hoạt động GDLĐ - KTTH - HN ở Trung Quốc có một số nét nổi bật như sau:

- Giáo dục Trung Quốc rất chú trọng đến việc giáo dục lao động, kỹ thuật cho học sinh phổ thông. Ngay từ bậc tiểu học học sinh đã được học môn Lao động nhằm giúp cho học sinh có những kiến thức, ký năng tối thiểu trong các lĩnh vực lao động tự phục vụ, lao dộng thủ công, nấu ăn, trồng cây, chăn nuôi vật nuôi nhỏ. Mục tiêu chủ yếu của môn Lao dộng là giáo dục ý thức, thái độ lao động cho học sinh và cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng cần thiết tối thiểu về lao động. Ở cấp THCS học sinh được học môn kỹ thuật lao động và có điều kiện thực hành ngay trong trường những nội dung học như gia công gỗ, kim loại, lắp ráp điện, thủ công… Đồng thời được tham gia lao động của địa phương và cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Ở cấp THPT: Hiện nay một số nội dung kỹ thuật lao động đã trở thành bất buộc để giúp học sinh có được những kiến thức, kỹ năng kỹ thuật cần thiết và có thể tham gia ngay vào cuộc sống lao động sau khi tốt nghiệp THCS, THPT. Đặc biệt giáo dục nghề nghiệp đã được đưa vào loại hình trường THPT có dạy nghề, trường trung học tổng hợp nhằm mục tiêu trang bị cho học sinh học vấn PTTH và những kỹ năng cần thiết để có thể học tiếp lên đại học hoặc ra làm việc theo ngành nghề đào tạo. Việc đưa giáo dục nghề nghiệp vào các trường phổ thông đã đáp ứng đòi hỏi của xã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023