Tình Hình Chung Về Khách Thể Nghiên Cứu (Giáo Viên Và Cán Bộ Quản Lý)

* Trường THCS Ngọc Hội được thành lập năm 1965, trường trực thuộc xã Ngọc hội, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, số lượng giáo viên và công nhân viên là 22, mỗi năm trường có khoảng 200 học sinh theo học. Đây là một trường còn nhiều khó khăn, nên cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhưng phân bố không đều thừa giáo viên xã hội (toán, văn, sử) nhưng lại thiếu giáo viên năng khiếu (nhạc, họa, thể dục) và kỹ thuật (nông nghiệp, công nghiệp), học sinh đa số là con em người dân tộc thiểu số, con nông dân lao động nên sự học của các em gặp khá nhiều khó khăn.

* Trường THCS Thị trấn Vĩnh lộc, được thành lập năm 1962, trường trực thuộc Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, số lượng giáo viên - công nhân viên là 36, là trường có tuổi đời tương đối cao so với các trường khác, mỗi năm trường có khoảng 500 học sinh theo học. Đây là một ngôi trường có từ rất lâu nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Trong nhiều năm được tỉnh, huyện khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích cao trong quản lý và giảng dạy

* Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Chiêm Hóa, được thành lập năm 2007, số lượng giáo viên - công nhân viên là 38, là trường mới thành lập theo đề án của Chính phủ với mục tiêu là đào tạo các con em dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chiêm hóa, mỗi năm trường có khoảng 200 học sinh theo học. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các em học sinh được hộ trợ an ở, do đó sự học của các em cũng đảm bảo được.

* Trường THCS Xuân Quang, được thành lập năm 1954, trường trực thuộc xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, số lượng giáo viên - công nhân viên là 22, có tuổi đời tương đối cao so với các trường khác, mỗi năm trường có khoảng 200 học sinh theo học. Đây là một ngôi trường có từ rất lâu nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Đây là một trường nằm cách xa thị trấn 5km nên điều kiện đi lại của các em nhiều thuận lợi tuy nhiên nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

* Ngoài ra để làm rõ thêm nhận thực về công tác GDHN ở các trường THCS tỉnh Tuyên Quang của các bậc phụ huynh, tác giả đã điều tra 68 phụ huynh học sinh của năm trường, 20 cán bộ, đoàn viên thanh niên, cơ sở sản xuất của 5 xã và huyện.

Đối tượng khảo sát được thể hiện ở bảng 2.2, bảng 2.3 và bảng 2.4, bảng 2.5.

Bảng 2.2. Tình hình chung về khách thể khảo sát



Trường


Lớp


Sĩ số

Giới tính

Học lực

Nam

Nữ

Khá, giỏi

Trung bình

Yếu, kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


Trường THCS Phú Bình

6

46

22

47,82

24

52,18

19

41.3

27

58.7

0

0

7

49

25

51,02

24

48,98

18

36.7

31

63.3

0

0

8

44

22

50,00

22

50,00

20

45.5

24

54.5

0

0

9

47

24

51,06

23

48,94

16

34.0

31

66.0

0

0


Trường THCS Ngọc Hội

6

44

26

59,09

18

40,91

8

14.3

30

71.4

6

14.3

7

42

21

50,00

21

50,00

7

14.9

32

78.7

3

6.4

8

49

25

51,02

24

48,98

13

18.2

34

77.3

2

4.55

9

47

26

55,31

21

44,69

9

13.3

38

84.4

1

2.22


Trường THCS Thị trấn

Vĩnh lộc

6

122

67

54,91

55

45,09

45

23.1

69

74.4

8

2.56

7

122

63

51,63

59

48,37

53

21.7

63

67.4

6

10.9

8

99

45

45,45

54

54,54

41

14.9

56

80.9

2

4.26

9

108

51

47,22

58

52,88

47

14.0

59

80.0

2

6


Trường PT dân tộc nội trú

THCS huyện Chiêm Hóa

6

39

29

74.4

10

25.6

9

23.1

29

74.4

1

2.56

7

46

26

56.5

20

43.5

10

21.7

31

67.4

5

10.9

8

47

33

70.2

14

29.8

7

14.9

38

80.9

2

4.26

9

50

31

62.0

19

38.0

7

14.0

40

80.0

3

6


Trường THCS Xuân Quang

6

65

29

44,61

36

55,39

9

23.1

29

74.4

1

2.56

7

65

32

49,23

33

50,77

10

21.7

31

67.4

5

10.9

8

52

28

53,84

24

46,16

7

14.9

38

80.9

2

4.26

9

54

31

57,40

23

42,60

7

14.0

40

80.0

3

6

Tổng cộng


1237

340

62.3

206

37.7

133

24.4

390

71.4

25

4.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 6

Bảng 2.3. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu (giáo viên và cán bộ quản lý)



Trường

Số CBGV

Giới tính

Thâm niên công tác

Nam

Nữ

< 5 năm

5-10 năm

> 10 năm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Trường THCS Phú Bình

29

12

41,37

17

58,63

3

10,34

23

79,31

6

20,68

Trường THCS Ngọc Hội

22

05

22,72

17

77,28

1

4,05

2

9,09

19

86,86

Trường THCS Thị trấn

Vĩnh lộc

36

9

25,00

22

75,00

5

13,89

19

52,78

12

33,33

Trường Phổ thông dân

tộc nội trú THCS huyện Chiêm Hóa


38


12


31,57


26


68,43


4


10,52


12


31,57


22


57,89

Trường THCS Xuân Quang

22

10

45,45

12

54,55

4

18,18

12

45,45

6

27,27

Tổng cộng

147

58

39,45

94

60,55

17

11,56

68

46,25

65

44,21

Trong 147 cán bộ - giáo viên thì tác giả điều tra:

22 CB-GV Công nghệ (Kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế gia đình) 21 CB-GV Toán, hoá, sinh, lý

26 CB-GV Xã hội

10 Hiệu trưởng, hiệu phó các trường 06 Cán bộ phòng GD-ĐT

Bảng 2.4. Tình hình chung về khách thể điều tra là phụ huynh HS


Trường

Số PHHS

Trường THCS Phú Bình

15

Trường THCS Ngọc Hội

12

Trường THCS Thị trấn Vĩnh lộc

16

Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Chiêm Hóa

13

Trường THCS Xuân Quang

12

Tổng cộng

68

Bảng 2.5. Tình hình chung về khách thể nghiên cứu (đối tượng khác)


Cán bộ đoàn, CB khác

Số CB Khác

Cán bộ ĐTNCS HCM huyện, xã

08

Cán bộ Phòng Lao động, Văn hóa XH xã

07

Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp

05

Tổng cộng

20

2.3. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.3.1. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh

Nhận thức về nghề nghiệp là quá trình phản ánh các đặc trưng cơ bản của nghề, những yêu cầu xã hội đối với nghề, những yêu cầu đòi hỏi về mặt tâm, sinh lý đối với người làm nghề đó và cũng là sự phản ánh các quá trình lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Sự nhận thức về nghề nghiệp bao gồm: Nhận thức về nhu cầu của xã hội đối với nghề, nhận thức về thế giới nghề nghiệp và những yêu cầu nghề đối với người chọn nghề và nhận thức về đặc điểm của cá nhân.

Nhận thức về nghề nghiệp của học sinh có thể chia làm 3 mức độ sau:

* Mức độ thứ nhất: Đây là mức độ cao nhất, bao gồm những học sinh có các biểu hiện sau:

- Nhận thức về mục đích, nội dung đào tạo nghề chính xác và đầy đủ.

- Đánh giá được thị trường lao động đối với nghề.

- Tự đánh giá được phẩm chất của cá nhân một cách đúng đắn so với yêu cầu của nghề.

- Động cơ chọn nghề xuất phát từ bên trong là chủ yếu.

- Thường xuyên nâng cao vốn tri thức, tích cực chiếm lĩnh các tri thức khoa học làm nền tảng tiếp thu nghề nghiệp trong tương lai.

* Mức độ thứ hai: Là mức độ nhận thức thấp hơn nhưng tương đối đầy đủ về nghề nghiệp, bao gồm các học sinh có biểu hiện như sau:

- Biết chút ít chung chung về mục đích, nội dung đào tạo nghề.

- Đánh giá được sự cần thiết của nghề mình chọn với yêu cầu của xã hội, khả năng phát triển của nghề và giá trị kinh tế do nghề đem lại.

- Có những việc làm nâng cao nhận thức nghề nhưng không thường xuyên.

- Giải thích được động cơ chọn nghề của mình là vì cái gì.

* Mức độ thứ ba: Đây là mức độ nhận thức thấp nhất, bao gồm các học sinh có các biểu hiện sau:

- Không hiểu gì về nghề mình chọn, không nêu được mục đích nội dung đào tạo.

- Không đánh giá được vị trí của nghề trong xã hội.

- Không có ý thức tiến hành các việc mình làm nhằm nâng cao nhận thức nghề.

- Động cơ chọn nghề chủ yếu do các yếu tố bên ngoài thúc đẩy.

- Không đánh giá được các phẩm chất tâm lý, sinh lý của bản thân để đáp ứng yêu cầu của nghề.

Nhận thức nghề nghiệp là một yếu tố rất quan trọng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh, là cơ sở định hướng cho sự lựa chọn nghề nghiệp. Việc nhận thức về nghề nghiệp của học sinh càng đầy đủ, sâu sắc, chính xác, càng giúp cho các em có cơ sở vững chắc để lựa chọn nghề phù hợp với đặc điểm của cá nhân và đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường lao động của xã hội, ngược lại nếu nhận thức chưa đầy đủ về nghề nghiệp sẽ làm cho các em thiếu cơ sở khoa học để chọn nghề, có thể dẫn đến sai lầm khi chọn nghề.

Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi tìm hiểu thực trạng về nhận thức nghề nghiệp của học sinh trường THCS huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang về các vấn đề sau:

* Nhận thức của học sinh về khái niệm nghề, và các ngành nghề trong xã hội.

* Nhận thức về thị trường lao động của xã hội và của địa phương các em trong giai đoạn hiện nay.

2.3.1.1. Nhận thức của học sinh về khái niệm “nghề” và các nghề trong xã hội.

Như chúng ta đã biết, ở trình độ cấp THCS đây là một khái niệm mới mẻ, xưa nay các em chỉ biết hiểu một cách chung chung về nghề nhưng các em chưa nhận thức được bản chất của nghề nghiệp. Điều này sẽ gây khó khăn cho các em khi chọn nghề, bởi lẽ chúng ta cần làm một việc nào đó để đạt được hiểu quả cao, thì phải nhận thức được bản chất của vấn đề đó. Việc giúp các em nhận thức được khái niệm về nghề là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, nó giúp các em nhận dạng rõ ràng hơn thế giới nghề nghiệp xung quanh, đồng thời định hướng được bước đi trong tương lai của mình từ đó chiếm lĩnh tri thức về nghề đó.

Để tìm hiểu nhận thức về khái niệm nghề của học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, tác giả đã tiến hành điều tra với câu hỏi: “Em hiểu như thế nào là nghề ?”. Phân tích câu trả lời của học sinh tác giả thu được kết quả ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Bảng nhận thức về nghề của học sinh


STT


Nội dung

Ý kiến - Tỉ lệ

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

TB

YK

TL

YK

TL

YK

TL

YK

TL


1

Nghề là một việc làm ổn định, lâu dài, được đào

tạo, có thu nhập


6


20


15


35


13


43


26


50


39,7


2

Nghề là một việc làm nhằm thỏa mãn nhu cầu

và sở thích


8


32


13


27


9


23


19


32


31,3

3

Nghề là một việc làm hợp

quy định

10

38

11

21

7

19

11

16

16

4

Câu hỏi khác

3

10

9

17

5

15

3

4

14

Từ kết quả tổng kết ở bảng 2.6 tác giả có nhận xét sau:

- Đây là một câu hỏi khó đối với trình độ của các em THCS, chỉ có các em lớp 9 mới hiểu và trả lời được, các em ở các lớp còn lại chỉ chọn đại câu trả lời theo kiểu chưa hiểu gì về khái niệm nghề nghiệp, đặc biệt là các trường vùng nông thôn các em chỉ chọn đúng hơn 20%. Số còn lại các em đều cho rằng nghề “là việc làm hợp quy định của pháp luật” hay “nghề là công việc chuyên môn theo sở trường hoặc theo sự phân công của xã hội”. Nhưng ở trường thành thị các em lại trả lời đúng hơn 50%, điều này chứng tỏ các thông tin về ngành nghề mà các em có được là do nguồn thông tin ngoài xã hội, chủ yếu là qua phương tiện thông tin đại chúng. Các em ở vùng nông thôn do thiếu nguồn thông tin nên hầu như các em chưa hiểu gì về khái niệm nghề nghiệp. Qua đây, cũng để cho chúng ta nhìn nhận về công tác GDHN trong nhà trường, đáng lý ra với trình độ THCS của các em, thì các em phải hiểu một cách cơ bản về khái niệm nghề nghiệp, nhưng theo khảo sát thì con số này quá thấp chỉ (168 ý kiến - chiếm 32.97%), nhưng con số này chưa được chính xác bởi quá nhiều các em lựa chọn đại cho xong.

- Để tìm hiểu thực trạng công việc này, tác giả đã điều tra và kết luận: Ở các trường THCS vùng nông thôn không hề có tiết sinh hoạt hướng nghiệp trong chương trình giảng dạy ở cấp THCS, nguyên nhân có nhiều lí do, nhưng lí do chủ yếu là không có giáo viên chuyên trách dạy môn sinh hoạt hướng nghiệp và thời gian không có đủ để xếp cho dạy các môn sinh hoạt hướng nghiệp. Còn ở các trường thành thị thì có khá hơn, nhưng chỉ dạy được 1 tháng mới có một buổi, nhưng không phải thầy cô trong trường đảm nhiệm mà do các trung tâm hướng nghiệp - việc làm phụ trách, trung tâm này chỉ đảm nhiệm công việc dạy nghề cho học sinh THCS chứ chưa hiểu gì về công tác GDHN theo nghĩa đích thực của nó.

2.3.1.2. Nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về thị trường lao động

* Nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về thị trường lao động của đất nước.

Thị trường lao động được hiểu như là một nhu cầu lao động của xã hội đối với một ngành nghề nào đó. Đối với học sinh THCS nhận thức thị trường lao động thể hiện nhận thức về nhu cầu xã hội đối với nghề, nhu cầu đào tạo trong các trường dạy nghề trong giai đoạn hiện nay.

Để tìm hiểu về nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về thị trường lao động của đất nước, tác giả đưa ra một số ngành quan trọng

và quen thuộc đối với các em, trong đó có các ngành mà đất nước đang rất cần lao động, tác giả đặt câu hỏi “Theo em, hiện nay đất nước ta thiếu nhiều nhất cán bộ trong lĩnh vực nào ?” Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Ý kiến về nghề lao động còn thiếu


Ý kiến về nghề lao động còn thiếu

SL

TL

Kỹ sư trong các lĩnh vực khoa học

155

28,39%

Giáo viên, bác sĩ

140

25,64%

Công nhân kỹ thuật lành nghề

114

20,88%

Công nghệ thông tin

105

19,23%

Các nghề khác

32

5,86%

Theo kết quả điều tra và phân tích ở bảng 2.7, tác giả rút ra được các nhận xét sau đây:

- Các em cho rằng lĩnh vực đất nước thiếu nhiều lao động nhất là kỹ sư trong các lĩnh vực khoa học (với 155 ý kiến - chiếm 28.39%), kế đến là giáo viên, bác sĩ (với 140 ý kiến - chiếm 25.64%), đứng thứ 3 là công nhân kỹ thuật lành nghề (với 114 ý kiến - chiếm 20.88%), Công nghệ thông tin (với 105 ý kiến - chiếm 19.23%), Các nghề khác có (32 ý kiến - chiếm 5.86%) chọn các nghề nghiệp khác.

Như vậy, các em cho rằng lĩnh vực thiếu nhiều lao động của đất nước hiện nay là kỹ sư, giáo viên - bác sĩ, công nhân kỹ thuật lành nghề, điều này chứng tỏ các em học sinh THCS huyện Chiêm Hóa cũng hiểu được phần nào thị trường lao động của đất nước nhưng các em chưa hiểu rõ tỷ lệ cân đối giữa cán bộ có trình độ cao với trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật lành nghề, các em chưa thấy được tính cấp thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật với số lượng và chất lượng cao đó là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, một nước đông dân, giàu tài nguyên nhưng trình độ phát triển còn thấp.

Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 2011 - 2020 thể hiện ở Quyết định Số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Chính phủ đã phê duyệt. Được thể hiện rõ ở bảng 2.8 dưới đây.

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020‌

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

1. Tỉ lệ lao động qua đào tạo (%)

40,0

55,0

70,0

2. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề (%)

25,0

40,0

55,0

3. Số sinh viên Đại học - Cao đẳng trên

10.000 dân

200

300

400

4. Số trường dạy nghề đạt đẳng cấp

quốc tế (trường)

-

5

>10

5. Số trường đại học xuất sắc đẳng cấp

quốc tế (trường)

-

-

>4

6. Nhân lực có trình độ cao trong một

số lĩnh vực đột phá (người)




- Quản lý nhà nước, hoạch định chính

sách và quan hệ quốc tế

15.000

18.000

20.000

- Giảng viên đại học - cao đẳng

77.500

100.000

160.000

- Khoa học - công nghệ

40.000

60.000

100.000

- Y tế, chăm sóc sức khỏe

60.000

70.000

80.000

- Tài chính ngân hàng

70.000

100.000

120.000

- Công nghệ thông tin

180.000

350.000

550.000

Qua bảng dự báo tác giả nhận thấy: Yêu cầu cấp bách hiện nay của đất nước ta trong việc đào tạo là cần điều chỉnh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp và trung học chuyên nghiệp, giảm tỷ lệ đại học để đảm bảo căn đối cơ cấu nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu trên cần mở rộng các cơ sở đào tạo các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đồng thời cần điều chỉnh cơ cấu các ngành nghề. Ta thấy xu hướng trong những năm tới, đất nước ta sẽ tăng tỷ lệ đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học và nông lâm ngư nghiệp, y - dược, đồng thời giảm tỷ lệ kinh tế, luật và sư phạm.

Nhìn chung, học sinh THCS huyện Chiêm Hóa nhận thức về nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực chưa hoàn toàn chính xác, đầy đủ. Các em chưa cập nhật các thông tin liên quan đến sự phát triển của các ngành nghề, dự kiến điều chỉnh cơ cấu đào tạo

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí