Nhận Thức Của Học Sinh Về Thị Trường Lao Động Của Địa Phương

ngành nghề và các loại hình đào tạo. Nếu so sánh với các mức độ nhận thức đã đưa ra thì có thể xếp các em ở mức độ nhận thức thứ hai.

Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng trên, theo sự điều tra của tác giả là do giáo dục ở cấp THCS chủ yếu là dạy chữ, ít quan tâm đến việc dạy nghề và nhận thức của học sinh hầu như mang tính tự phát bởi thiếu sự tư vấn của nhà trường, gia đình và xã hội.

* Nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về thị trường lao động địa phương.

Cùng với việc tìm hiểu nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa về thị trường lao động nước ta hiện nay, tác giả tiến hành tìm hiểu nhận thức của học sinh với câu hỏi “Hãy kể tên những nghề trong xã hội hiện nay mà em biết? (ít nhất 2 nghề). Ở địa phương của chúng ta hiện nay đang cần lao động trong lĩnh vực nào? Qua thống kê tác giả thu được trên 20 nghề mà các em lựa chọn, lấy những nghề có ý kiến lựa chọn nhiều, có kết quả như bảng 2.9.

Bảng 2.9. Nhận thức của học sinh về thị trường lao động của địa phương



Biết


Nghề

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng số

SYK

%

SYK

%

SYK

%

SYK

%

SYK

%

Những

nghề em biết

1 đến 4 nghề

86

67.7

80

56.3

49

36.3

34

23.9

249

45.6

4 đến 8 nghề

32

25.2

49

34.5

71

52.6

86

60.6

238

43.6

Trên 8 nghề

9

7.1

13

9.2

15

11.1

22

15.5

59

10.8


Những nghề địa phương đang cần

Giáo viên

22

17.3

24

16.9

18

13.3

12

8.5

76

13.9

Y - Dược

14

11.0

21

14.8

16

11.9

20

14.1

71

13.0

Thuỷ sản

29

22.8

31

21.8

36

26.7

31

21.8

127

23.3

Nông nghiệp

10

7.9

12

8.5

8

5.9

8

5.6

38

7.0

Công nghiệp

18

14.2

23

16.2

26

19.3

22

15.5

89

16.3

Công nhân kỹ thuật


10


7.9


12


8.5


14


10.4


30


21.1


66


12.1

Du lịch

8

6.3

6

4.2

6

4.4

5

3.5

25

4.6

Các nghề khác


16


12.6


13


9.2


11


8.1


14


9.9


54


9.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 7

Thông qua việc biết nghề của học sinh ta có biểu đồ của hình cột 2.1 sau:


70

60

50

1- 4 nghề

4-8 nghề

> 8 nghề

40

30

20

10

0

Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9


Biểu đồ 2.1. Sự hiểu biết nghề nghiệp của học sinh THCS


Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mức độ biết nghề của các em là quá thấp và việc kể tên các nghề mà các em biết có liên quan đến trình độ học vấn của các em. Các em học ở lớp cao hơn thì biết được nhiều nghề hơn. Điều này chúng ta có thể khẳng định rằng nhận thức về nghề nghiệp của học sinh đồng biến với trình độ học thức của các em, khi các em càng được tiếp xúc với thế giới nghề nghiệp bên ngoài thì càng được bổ xung nhiều tri thức bổ ích, và ngược lại nếu việc học chỉ đơn thuần là học chữ thì các em sẽ thiếu thông tin về nghề nghiệp gây khó khăn cho các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

Mức độ lựa chọn các ngành mà địa phương đang cần là quá nhiều (19 nghề), lại không có sự chênh lệch cao, điều đó cho thấy các em còn mơ hồ đối với cách chọn lựa, các em chọn nhiều ở nghề Lâm nghiệp (với 128 ý kiến - 23.26%), sự đánh giá của các em trong lĩnh vực này là có căn cứ. Điều này xuất phát từ thực tế bởi Tuyên Quang là một tỉnh diện tích rừng lớn nhất cả nước, vì thế cần một nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng cho thị trường lao động đó.

- Ngành công nghiệp cũng được các em xem trọng (với 89 ý kiến - chiếm 16.3%), qua đó chúng ta thấy bước đầu các em nhìn nhận có hướng tích cực bởi Tuyên Quang là một tỉnh giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác và đầu tư đúng mức, đội ngũ lao động có trình độ cao trong lĩnh vực công nghiệp là rất hiếm, đa số là từ tỉnh khác về nhưng về được vài năm rồi đi. Quan trọng hơn là đội ngũ có trình độ cao của địa phương thì không đóng góp công sức của mình cho quê hương mà đi

công tác ở các vùng khác có điều kiện hơn. Điều này phải nhìn nhận lại chính sách của tỉnh đã đề ra.

- Một số ý kiến khác thì cho rằng hiện tại ở địa phương đang rất cần đội ngũ giáo viên và y dược. Thực tế cho thấy là những năm qua Tuyên Quang xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu trong giáo viên, thừa các môn toán, văn, lý,… nhưng lại thiếu nhiều giáo viên kỹ thuật, và các bộ môn năng khiếu, dẫn đến tình trạng kiêm nhiệm cho nên chất lượng giảng dạy kém. Ngành y - dược thì đa số là cán bộ vừa học vừa làm nên công việc chữa trị chưa đáp ứng được cho xã hội.

- Ngành công nhân kỹ thuật lành nghề cũng được các em quan tâm (với 66 ý kiến - chiếm 12.09%), các em nhận thức được một phần nào về sự thiếu hụt công nhân có tay nghề cao thông qua nguồn thông tin đại chúng. Theo điều tra những năm gần đây, đa số học sinh THCS bỏ học khi tốt nghiệp cấp 2, không phải các em đi học nghề mà tham gia vào thị trường lao động, các em đi khắp nơi để tìm việc làm, nhiều nhất là ở tỉnh Bình Dương, TP Hà Nội… trong các khu công nghiệp, do chưa được đào tạo nghề nghiệp nên các em lao động trong điều kiện hết sức nặng nhọc mà đồng lương lại không cao.

- Một số ngành thế mạnh ở Tuyên Quang mà chưa được các em quan tâm lựa chọn đó là “du lịch” (với 25 ý kiến - chiếm 4.58%). Như chúng ta đã biết Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có nhiều di tích lịch sử, nơi đây giàu tài nguyên rừng, đặc biệt là còn hoang sơ và có các loài thú quí hiếm, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mà chưa được đầu tư đúng mức. Việc phát triển ngành du lịch sinh thái ở Tuyên Quang là một vấn đề quan trọng và cần thiết, song việc làm thế nào để các em học sinh thấy được tiềm năng đó mà ra sức phục vụ thì lại khó hơn. Ngành xây dựng còn rất mới và đang cần nhiều nhân lực ở Tuyên Quang nhưng có vài ý kiến lựa chọn, điều đó cho ta thấy thực trạng nhận thức của học sinh còn quá kém, các em chưa được trang bị kiến thức về ngành nghề.

Tóm lại, qua việc khảo sát thực trạng về nhận thức nghề nghiệp của học sinh cho thấy các em chưa hiểu gì về khái niệm nghề, chưa hiểu rõ nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực của đất nước và của địa phương. Các em chỉ nhìn thấy được mặt ngoài của nghề nghiệp thông qua nguồn thông tin tự phát có từ các nguồn thông tin đại chúng, chưa có cơ sở khoa học. Do đó, việc cung cấp kiến thức về nghề nghiệp cho các em là một việc làm quan trọng và cần thiết.

2.3.2. Thực trạng về sự hứng thú nghề nghiệp của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

* Việc biết được hứng thú của học sinh về một nghề nghiệp trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác GDHN ở trường THCS, nó giúp cho chúng ta thấy được ý định nghề nghiệp của các em trong tương lai, từ đó chúng ta có thể khuyến khích các em nếu nghề nghiệp đó là phù hợp với bản thân và xã hội, ngược lại nếu nghề nghiệp đó chưa phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội chúng ta có thể điều chỉnh hướng chọn nghề của các em.

Việc điều chỉnh hướng chọn nghề của học sinh là một trong những công tác cần thiết để cụ thể hoá quá trình gắn mục tiêu đào tạo của trường phổ thông với mục tiêu kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong cả nước, là biện pháp tích cực để hình thành sự sẵn sàng tâm lí đi vào lao động, phù hợp với sự phân công xã hội.

Để tìm hiểu sự hứng thú của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tác giả đã tiến hành điều tra, tác giả đưa ra một danh sách có nhiều ngành quan trọng đối với địa phương và đất nước, và đặt ra câu hỏi: “Em hãy chọn một nghề mà em thấy hứng thú nhất”. Phân tích câu trả lời của học sinh tác giả được kết quả ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Nhận thức của học sinh về nghề yêu thích



Biết


Nghề

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng số

SYK

%

SYK

%

SYK

%

SYK

%

SYK

%


Nhận

thức của học sinh về nghề

yêu thích

Giáo viên

28

17.3

34

16.9

28

13.3

32

8.5

122

20,51

Y - Dược

14

11.0

21

14.8

26

11.9

20

14.1

81

14,84

CA-QĐ

13

10,8

21

14.8

25

11.0

19

13,5

78

13,4

Các nghề

khác


16


12.6


13


9.2


11


8.1


14


9.9


54


9.9

Qua kết quả điều tra ở bảng 2.10, tác giả rút ra ý kiến nhận xét như sau:

- Nhận thức nghề nghiệp của các em được trải đều ở các ngành, các em lựa chọn 16 nhóm ngành, ngành giáo viên được các em ưu tiên lựa chọn nhiều nhất (với 112 ý kiến - chiếm 20,51%), kế đến là ngành y - dược (với 81 ý kiến - chiếm 14,84%), đứng

thứ 3 là ngành công an - quân đội (với 78 ý kiến - chiếm 14,29%)… Điều này cho chúng ta thấy hứng thú nghề nghiệp của các em còn mang nặng thành kiến, chưa phù hợp với thị trường lao động của đất nước.

- Các ngành nghề mà xã hội đang cần thì chưa được các em quan tâm nhiều , công nhân kỹ thuật (với 52 ý kiến - chiếm 9,52%); ngành kỹ sư (với 72 ý kiến - chiếm 13.19%); ngành công nghệ thông tin (với 57 ý kiến - chiếm 10.44%).

- Các ngành cán bộ tổ chức, nhà văn - nhà thơ không được các em quan tâm nhiều, chỉ chiếm 2.93% và 2.20%.

- Còn khá nhiều học sinh không hứng thú với nghề nghiệp đã đưa ra, điều này chứng tỏ sự lựa chọn của các em chưa đi đúng hướng, hay chưa quan tâm đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp.

- Các em không hứng thú nhiều với nghề Cán bộ tổ chức (chiếm 2.93%) và nghề Nhà văn - nhà thơ (chiếm 2.2%), bởi các em cho rằng những ngành nghề đó hầu như đã lỗi thời và không được xã hội đánh giá cao.

Tóm lại, qua việc khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh các trường THCS ở huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang chúng ta nhận thấy các em hứng thú nghề nghiệp khá đa dạng, nhưng chưa đi vào thực tế của thị trường lao động của địa phương và xã hội. Các em chịu sự tác động nhiều từ phía gia đình, các ngành nghề được em hứng thú nhiều thì chưa đúng nhu cầu phát triển của đất nước và địa phương trong tương lai, các nghề các em ít hứng thú thì đất nước và địa phương có nhu cầu phát triển.

Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, tác giả nhận thấy nguyên nhân chính là do các em quá thiếu thông tin về các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân cũng như các ngành nghề cần phát triển ở địa phương các em. Nhà trường THCS và địa phương chưa tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết của trung ương và địa phương về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giúp các em trong lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn, phù hợp hơn, đáp ứng xu thế phát triển ngành nghề của xã hội và của địa phương.

* Khi biết được hứng thú của học sinh, tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng lí do để dẫn đến những hứng thú đó. Tác giả khảo sát bằng cách đưa ra nhiều lí do sau đó đặt câu hỏi “Tại sao em lại hứng thú với nghề đó ?

Bảng 2.11. Phân tích hứng thú với nghề


Sự hứng thú với nghề

SL

TL

Ước muốn của bản thân quyết tâm học tập để thoát ly khỏi

nông thôn

101

18,35%

Gia đình và người thân khuyên bảo

85

15,57%

Được xã hội đánh giá cao

73

13,37%

Thầy cô và bạn bè khuyên bảo

56

10,26%

Do thu nhập

49

8,97%

Với kết quả phân tích ở bảng 2.11, tác giả đưa ra những nhận xét như sau:

- Học sinh lựa chọn trong 8 lí do mà tác giả đưa ra, không có lý do khác. Theo sự thống kê trong điều tra, thì thứ tự các em cho rằng: Lí do đầu tiên dẫn đến hứng thú nghề nghiệp của các em là do “Ước muốn của bản thân” (với 101 ý kiến - chiếm 18.50%), xếp thứ 2 là do “Gia đình và người thân khuyên bảo” (với 85 ý kiến - chiếm 15.57%), xếp thứ 3 là do “Được xã hội đánh giá cao ” (với 73 ý kiến - chiếm 13.37%), xếp thứ 4 là do “Thầy cô và bạn bè khuyên bảo” (với 56 ý kiến - chiếm 10.26%),… và xếp ở vị trí cuối cùng là “Do thu nhập cao”; “có nhiều người chọn nghề nghiệp đó” và “được công tác gần nhà” (với 49 ý kiến - chiếm 8.97%).

- Sự chênh lệch giữa các lí do là không cao, điều đó cho chúng ta thấy có nhiều yếu tố chi phối đến lí do dẫn đến hứng thú nghề nghiệp của các em, do đó làm cho các em không nhìn nhận rõ ràng đâu là lí do chính đáng.

- Có nhiều nhất ý kiến chọn lí do dẫn đến hứng thú nghề nghiệp là “Do ước muốn của bản thân” với 101 ý kiến - chiếm 18.50%. Điều này cho ta thấy các em học sinh THCS cũng có ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai của mình, nhưng những mơ ước đó không phù hợp với sự phát triển của xã hội, các em chỉ nhìn thấy nghề nghiệp ở những khía cạnh bên ngoài mà thôi, có thể là các em thích nghề đó là vì xung quanh mình có nhiều người đã thành công trong nghề nghiệp đó, hay nghề nghiệp đó mang lại vị thế trong xã hội,... Chứ các em chưa biết được những khả năng và sự phù hợp nghề của mình đối với nghề mình chọn.

- Việc chọn nghề của học sinh THCS chịu ảnh hưởng của gia đình và người thân cũng được các em chọn nhiều, có tới 85 ý kiến - chiếm 15.57%. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các em khi lựa chọn nghề nghiệp. Tích cực khi gia đình luôn quan tâm, theo dõi, động viên việc học của các em, thì sẽ nhận ra được ý thích và sự phù hợp và năng lực nghề nghiệp của các em, từ đó cho lời khuyên chính

đáng, giúp các em trong việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Ngược lại, với các gia đình phong kiến, bảo thủ thấy lợi ít trước mắt mà không chú ý gì đến việc học, và khả năng phù hợp nghề của các em, buộc các em lựa chọn ngành nghề mà các em không thích, từ đó gây hiệu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Lí do thứ ba các em cho rằng nguyên nhân dẫn đến hứng thú nghề nghiệp của các em là do nghề đó được “Xã hội đánh giá cao” với 73 ý kiến - chiếm 13.37%. Điều này có thể xuất phát từ thực tế cuộc sống xã hội xung quanh các em.

- Có rất ít các em cho rằng thầy (cô) làm ảnh hưởng đến khả năng chọn nghề của các em “với 68 ý kiến - chiếm 12.45%”, điều này cho ta thấy vai trò của nhà trường trong việc định hướng sự lựa chọn nghề nghiệp cho các em là chưa sâu sắc.

- Việc học sinh không chú ý nhiều đến lí do “thị trường lao động đang cần” (với 65 - chiếm 11.90%) cho ta thấy xu hướng chọn nghề của các em không vì mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và của địa phương mà theo ý thích của bản thân mình. Nguyên nhân của việc này là do một phần các em còn quá nhỏ nên chưa có suy nghĩ nhiều đến việc lựa chọn nghề nghiệp, cộng thêm chưa được các thầy cô khuyên bảo và chỉ dẫn.

- Học sinh ở vùng thành thị lệ thuộc vào gia đình nhiều hơn ở nông thôn. THCS Vĩnh Lộc (với 43 ý kiến - chiếm 23.12%), THCS Ngọc Hội (với 20 ý kiến - chiếm 11.24%), THCS Xuân Quang (với 22 ý kiến - chiếm 12.9%). Điều này cho ta thấy ở vùng nông thôn ít chăm sóc và quan tâm tới việc học của các con mình như ở thành thị.

- Học sinh Nam xem trọng lời khuyên của thầy cô và bạn bè hơn học sinh nữ: Nam (với 50 ý kiến - chiếm 14.71%); Nữ (với 18 ý kiến - chiếm 8.74%). Học sinh nữ xem trọng lời khuyên của gia đình nhiều hơn học sinh nam: Nữ (với 50 ý kiến - chiếm 24.27%), Nam (với 35 ý kiến - chiếm 10.29%).

- Một số em cho rằng lí do “có thu nhập cao” (10.26%); “có nhiều người chọn nghề nghiệp đó” và được công tác gần nhà” (chiếm 8.97%), cũng ảnh hưởng đến lí do hứng thú nghề nghiệp của các em.

Tóm lại, qua việc điều tra lí do ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của các em cho ta thấy các em chưa biết được lí do chính đáng quyết định đến sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, do đó mức độ chọn lựa được được chia đều, không chênh lệch nhau. Việc tìm hiểu lí do dẫn đến hứng thú nghề nghiệp của các em là vô cùng quan trọng, nó giúp cho nhà trường, gia đình biết được hứng thú nghề nghiệp của các em và vì sao các em lại có hứng thú đó. Nếu hứng thú đó phù hợp với bản thân, nhu cầu của địa phương

và xã hội thì ta khuyến khích các em, ngược lại chúng ta có thời gian điều chỉnh để các em đi chọn nghề một cách đầy tự tin hơn.

2.3.3. Thực trạng về hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.3.3.1. Khảo sát về những định hướng của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Đây là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà từ lâu chúng ta chưa chú trọng tới, có thể nói rằng nếu như ở cấp THCS chúng ta chưa theo dõi và hướng dẫn các em có một hướng đi tốt cho bản thân mình thì sẽ dẫn đến sai lầm trong việc chọn nghề nghiệp trong tương lai của các em gây sự lãng phí làm tổn hại đến xã hội.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả đã tiến hành điều tra với câu hỏi “Em sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THCS ?”. Phân tích câu trả lời của học sinh tác giả thu được kết quả ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Định hướng tương lai của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa


TT

Hướng đi

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng số

SYK

%

SYK

%

SYK

%

SYK

%

SYK

%

01

Học lên THPT

123

96.9

137

96.5

127

94.1

127

89.4

514

94.1

02

Học các trường THCN

0

0.0

2

1.4

3

2.2

2

1.4

7

1.3

03

Học nghề

0

0.0

1

0.7

2

1.5

8

5.6

11

2.0

04

Tham gia vào LĐSX

0

0.0

0

0.0

3

2.2

5

3.5

8

1.5

05

Chưa quyết định

4

3.1

2

1.4

0

0.0

0

0.0

6

1.1

Qua thống kê khảo sát ở bảng 12, tác giả rút ra được các nhận xét sau:

- Có tới 514 ý kiến - chiếm 94.1% học sinh được khảo sát muốn học lên THPT.

- Các trường THCN chỉ có 7 ý kiến - chiếm 1.3%, học nghề chiếm 2.0%, tham gia vào lao động sản xuất 1.5%, chưa quyết định 1,1%.

Qua trên cho chúng ta thấy hầu hết học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đều muốn học lên THPT, các hướng đi khác chỉ chiếm số lượng rất thấp.

Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, ta thấy rằng ở Tuyên Quang ít có nơi nào tiếp nhận lao động có trình độ THCS vào làm việc, muốn có việc làm phải đi lên các tỉnh khác hay là Hà nội, và các khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai,… Điều đó đã buộc các em phải học lên cao dù rằng hoàn cảnh gia đình còn túng thiếu. Ngoài ra ở Tuyên Quang rất ít trường THCN, dạy nghề tiếp nhận học sinh chưa qua THPT do đó khi các em tốt nghiệp THCS chẳng biết phải làm gì ngoài việc phải tiếp tục học lên.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí