Bản Chất Quản Lý Và Một Số Đặc Trưng Của Hoạt Động Quản Lý

Người vừa là sự tiếp nối giá trị y đức truyền thống của dân tộc, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển y học hiện đại.

Ngày nay vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên ngành y được quan tâm và nghiên cứu trong nhiều đề tài khoa học nổi bật như:

Trong cuốn “Phát triến sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (NXB Y học, Hà Nội, 1996), tác giả Đỗ Nguyên Phương nói về vấn đề y đức, y đạo và đòi hỏi cấp bách phải nâng cao y đức của người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay.

Trong cuốn “Một số vấn đề xây đựng ngành y tế phát triển Việt Nam” (NXB Y học, Hà Nội, 1998). Tác giả Đỗ Nguyên Phương đã dành một phần nội dung cuốn sách để phân tích và làm rõ về tư tưởng y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh đó tác giả còn bàn luận nhiều về một số tấm gương đạp đức của giáo sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư Hoàng Đình Cầu và truyền thống y đức của nhiều thầy thuốc tiêu biểu khác.

Trong cuốn “Y đức và đức sinh học - nguồn gốc và phát triển” (NXB Y học, 1999), tác giả Ngô Gia Huy đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong công tác qua các quy chế và văn bản pháp quy về y đức.

Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề giáo dục y đức đáng chú ý như:

“Biện pháp quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Ái Liên, học viện quản lý giáo dục, ĐHSP Hà Nội, năm 2008.

“Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Điện Biên”. Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Lụa, học viên quản lý giáo dục, ĐHSP Thái Nguyên, năm 2014.

1.2. Những khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

1.2.1.1. Thế nào là quản lý ?

Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người xét trên nhiều phạm vi cá nhân, tập đoàn, quốc gia hay nhóm quốc gia. Hoạt động quản lý xuất hiện khi loài người hình thành hoạt động nhóm. Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xây dựng lý luận, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người. Có nhiều cách tiếp cận và nhiều khái niệm khác nhau về quản lý. Sau đây là một số quan niệm chủ yếu.

Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 4

a) Quan điểm của các tác giả nước ngoài về quản lý:

- C.Mác giải thích một cách khái quát rằng quản lý là sự xác lập tương hợp giữa những công việc của từng cá nhân, nhằm thực hiện những chức năng cùng xuất hiện trong sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của nó. Mác đã lột tả bản chất của quản lý là hoạt động lao động để điều khiển lao động. C.Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [14,tr28]

- Taylor F.W., người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều mình mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [37,tr89]

- Các nhà khoa học Harold Koontz, Cyril Odonell và Heinz Weihrich trong cuốn: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” đã khẳng định: “Quản lý là hoạt động thiết yếu của các nhà quản lý đảm bảo sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhân

trong tổ chức nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định trong những điều kiện thời gian, công sức và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất” [23]

b) Quan điểm của các tác giả trong nước về quản lý:

Cũng như các tác giả nước ngoài, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý ở Việt Nam đều nhấn mạnh đến các yếu tố: chủ thể - khách thể - mục tiêu quản lý. Khẳng định quản lý là một hoạt động mà trong đó con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu.

- Theo Tự điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: “Quản lí và trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [39,tr772]

- Theo Từ điển Giáo dục: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [38,tr 326].

- Theo tác giả Mai Hữu Khuê: “Hoạt động quản lý là một dạng lao động đặc biệt của lãnh đạo mang tính tổng hợp của các loại lao động trí óc liên kết bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà phối hợp các khâu quản lý và các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng đưa đến hiệu quả cao” [32]

- Theo tác giả Phan Văn Kha: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc hệ thống đơn vị và việc sử dụng nguồn lực phù hợp để đạt các mục tiêu đã định” [28]

- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về mặt chính trị, văn hoá - xã hội, kinh tế,... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [20]

Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn

thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Cũng có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm, tuy nhiên theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người, cho đến nay nhiều người cho rằng: Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn.

Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động, tác giả Bùi Minh Hiền đưa ra định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra

Tóm lại, với những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về quản lý. Về cơ bản, các khái niệm có sự thống nhất về sự vận hành hoạt động quản lý (là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý), về tính hệ thống và các thành tố trong hệ thống (bao gồm: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ quản lý, phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý). Song trong các khái niệm cũng có sự khác nhau:

- Quan niệm truyền thống có phần “tuyệt đối hoá” vai trò của chủ thể quản lý; coi hoạt động quản lý là sự tác động mang tính chủ quan, một chiều từ phía chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, còn khách thể quản lý thụ động tiếp nhận sự tác động từ phía chủ thể quản lý.

- Quan niệm hiện đại nhấn mạnh đến yếu tố phối hợp trong hoạt động quản lý, có nghĩa là đánh giá vai trò tích cực và tính chủ động của khách thể quản lý trong việc tham gia vào quá trình định hướng và kiểm soát tiến trình tiến tới mục tiêu của bộ máy.

Tuy có nhiều cách phát biểu, định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng của quản lý nhằm đạt được mục đích nhất định.

Từ những vấn đề lý luận nêu trên về quản lý, chúng tôi lựa chọn khái niệm


sau:

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.

1.2.1.2. Bản chất quản lý và một số đặc trưng của hoạt động quản lý

- Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả như mong muốn.

- Mục tiêu của quản lý: là tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi người có thể hoàn thành được mục đích của mình, của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.

- Đối tượng của quản lý: là các quan hệ quản lý, tức là quan hệ giữa người và người trong quản lý, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý.

- Trong một hệ thống, hoạt động quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, nó điều khiển một hệ thống động xã hội ở tầm vi mô cũng như vĩ mô, góp phần quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả vận hành của hệ thống. Trong hệ thống, quá trình tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý vừa làm biến đổi khách thể, vừa tạo ra cái mới.

- Quản lý là một nghề.

- Quản lý có hai thuộc tính cơ bản là tính tổ chức-kỹ thuật và tính KT-XH.

- Lao động quản lý là một dạng hoạt động đặc thù của con người, là điều kiện quan trọng để làm cho mỗi tổ chức, mỗi hệ thống cũng như cả xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.

- Bản thân hoạt động quản lý cũng mang tính hệ thống với các thành tố: chủ thể quản lý, công cụ quản lý, phương pháp quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý; các thành tố đó quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:

MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ

Mục tiêu quản lý

Công cụ QL

Chủ thể

QL

Đối tượng

QL

Phương pháp QL


Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động quản lý

Trong đó:

+ Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một tổ chức.

+ Công cụ quản lý là phương tiện mà chủ thể quản lý dùng để tác động đến đối tượng quản lý: có thể là mệnh lệnh, là quyết định, là các văn bản luật, là chính sách, chương trình mục tiêu…

+ Mục tiêu quản lý là cái đích cần đến của cả hệ thống (trạng thái mong muốn của hệ thống). Mục tiêu đó có thể do chủ thể quản lý đề ra, cũng có thể là sự thống nhất, cam kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý (là các thành viên còn lại trong tổ chức).

- Hoạt động quản lý được vận hành thông qua việc thực hiện 4 chức năng:

+ Chức năng hoạch định bao gồm: vạch ra mục tiêu cho hệ thống, xác định các bước đi để đạt mục tiêu, xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu.

+ Chức năng tổ chức bao gồm: tổ chức bộ máy (về cấu trúc, cơ chế hoạt động, trách nhiệm và nguyên tắc phối hợp) và tổ chức công việc.

+ Chức năng điều hành: sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý để tác động đến đối tượng quản lý (chủ yếu là con người), đảm bảo cho hệ thống hoạt động đúng hướng, đúng kế hoạch.

+ Chức năng kiểm tra: là thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt động của hệ thống nhằm điều chỉnh kịp thời các sai sót, lệch lạc để đạt được mục tiêu.

1.2.2. Quản lý giáo dục

Cũng như khái niệm quản lý nói chung, khái niệm Quản lý giáo dục (QLGD) cho đến nay cũng được nhiều tác giả trong và ngoài nước nêu ra và bàn luận như:

Tại các nước phát triển, người ta vận dụng lý luận quản lý giáo dục bắt nguồn từ lý luận quản lý xã hội. Trong cuốn sách “Con người trong quản lý xã hội” của A.Gafanaxép chia xã hội thành 3 lĩnh vực: Chính trị - Xã hội, Văn hóa - Tư tưởng, và Kinh tế. Từ đó có 3 loại quản lý tương ứng: Quản lý chính trị - xã hội, quản lý văn hóa - tư tưởng, quản lý kinh tế. Quản lý giáo dục nằm trong quản lý văn hóa - tư tưởng.

Theo tác giả Kondacôp : QLGD là tập hợp những biện pháp nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự liên tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng và chất lượng.[27]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, lên trạng thái mới về chất[24]

- Theo tác giả Trần Kiểm: QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cao nhất đến các cơ sở giáo dục) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục [30]

Ngoài những ý kiến trên còn có nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu khác về QLGD đưa ra. Dù có khác nhau về từ ngữ trong các định nghĩa, nhưng bản chất của QLGD là vận hành các hoạt động giáo dục đạt đến mục tiêu đã định. QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo theo yêu cầu phát triển xã hội. Đó là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Nói một cách khác, quản lý giáo dục là hệ thống tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý vào bộ máy (đối tượng quản lý) nhằm giúp cho bộ máy tận dụng tốt điều kiện, phát huy tốt tiềm năng để đạt được mục tiêu giáo dục đã được xác định.

1.2.3. Khái niệm y đức

Trong xã hội, bất cứ nghề nào cũng cần người làm nghề phải có đạo đức nghè nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp khác với đạo đức nói chung. Nếu như đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc, những chuẩn mực do xã hội đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ với người khác và với cộng đồng thì đạo đức nghề nghiệp chính là những nguyên tắc, chuẩn mức được cố định hoá nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ nghề nghiệp. Theo đó y đức được hiểu một cách tối giản chính là đạo đức nghề nghiệp của những người làm nghề y.

Theo tiếng Hy Lạp y đức là một học thuyết về trách nhiệm (“Deon”nghĩa là trách nhiệm và “Logos” nghĩa là học thuyết). Theo cách giải thích hiện đại của Y học Liên Xô cũ thì y đức học là học thuyết về các nguyên tắc ứng xử của nhân viên y tế nhằm đạt được mục đích tối đa cho người bệnh.

Ngành Y tế chia đạo đức thành 2 phần y đức và y đạo:

+ Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như với đồng nghiệp khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023