Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 2


Ngàn”, “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh, “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân, “ iàn thiêu” của Võ Thị Hảo, “ ió Lửa” của Nam Dao, “Đàn đáy” của Trần Thu Hằng. Trong các tác giả này, Lê Đình Danh, Nguyễn Mộng Giác, Phùng Văn Khai, Vũ Ngọc Đĩnh, Nguyễn Thế Quang đại diện cho xu hướng TTLS bám sát sử liệu; Hoàng Quốc Hải, Hữu Mai đại diện cho xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu; còn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Võ Thị Hảo, Nam Dao, Trần Thu Hằng đại diện cho xu hướng đối thoại với sử liệu. Tất nhiên, trong khi lấy các bộ tiểu thuyết trên đây làm đối tượng phân tích, chúng tôi vẫn có thể so sánh và liên hệ với các cuốn TTLS khác để làm rõ thêm vấn đề cần giải quyết.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Đây là đề tài khảo sát và nghiên cứu TTLS trong giai đoạn từ 1986 đến nay, đi sâu vào một số tác phẩm lớn, tiêu biểu, để minh chứng vị trí quan trọng, sự đổi mới trong các lớp cấu trúc thể loại của ba xu hướng TTLS Việt Nam đương đại trong nền văn học nước nhà. Để đạt được mục đích này, ngoài phương pháp thuộc cấp phương pháp luận khoa học chung như phương pháp liên ngành dùng để đối sánh với sử liệu, tôi còn sử dụng các phương pháp đặc thù chủ yếu sau đây:

Phương pháp hệ thống - loại hình được dùng để hệ thống hoá các vấn đề đặc trưng thể loại, phân loại các xu hướng của TTLS trong giai đoạn từ 1986 đến nay và khái quát hệ thống tác phẩm theo trình tự thời gian. Từ đó, chúng tôi đánh giá những đóng góp của ba xu hướng TTLS về mặt nội dung, nghệ thuật và phương pháp sáng tác của mỗi nhà văn trong việc xử lý yếu tố “lịch sử” và “hư cấu” theo nguyên tắc thể loại.

Phương pháp so sánh- đối chiếu được dùng để nghiên cứu các đối tượng trong mối tương quan so sánh nhằm xác định các nguyên tắc thể loại ở ba xu hướng TTLS, để thấy được ý nghĩa đổi mới của thể loại TTLS. Ngoài ra, chúng tôi còn dùng thao tác phân tích, tổng hợp, thống kê, khái quát hệ thống- cấu trúc của các vấn đề ở các cấp độ khác nhau để mổ xẻ các lớp cấu trúc nội dung và hình thức của các tác phẩm ở ba xu hướng TTLS, khái quát các vấn đề lý thuyết thể loại trong các tiểu mục, thống kê các tác phẩm TTLS Việt Nam đương đại, chốt lại vấn đề nghiên cứu...

Phương pháp thi pháp học được dùng để nghiên cứu những đặc trưng nghệ thuật của ba xu hướng nói trên.


4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


Với đề tài “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại”, chúng tôi hy vọng sẽ có được những đóng góp nhỏ như sau:

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 2

Qua việc xác định bản chất đặc trưng của ba xu hướng TTLS Việt Nam đương đại, luận án sẽ đóng góp những luận điểm, luận cứ khoa học và một cái nhìn sâu rộng về sự đa dạng, sự đổi mới trong các lớp cấu trúc thể loại của ba xu hướng TTLS Việt Nam đương đại. Đó cũng là ý nghĩa lý luận của đề tài.

Luận án đóng góp phần nào cho công việc tổng kết sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại và vạch ra một số khía cạnh lý thuyết thể loại đóng góp vào sự phát triển của ngành Lý luận văn học nước nhà.

Những kết quả thu được của luận án sẽ là công cụ hữu dụng để sinh viên vận dụng trong nghiên cứu khoa học về thể loại văn học này. Những kết quả thu được của luận án sẽ có ý nghĩa quan trọng với việc giảng dạy lý luận văn học về các vấn đề lý thuyết thể loại, đặc biệt là việc giảng dạy TTLS trong các trường phổ thông và đại học.

Đề tài của luận án này còn có ý nghĩa văn học sử. Luận án đề cập đến nhiều nội dung có ý nghĩa thời sự, có vai trò thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và giúp hoàn thiện đạo đức, nhân cách của học sinh, sinh viên.

5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN


Ngoài ba mục Những công trình khoa học của tác giả liên quan đến đề tài luận án đã công bố, mục Tài liệu tham khảo, Danh mục từ viết tắt, cấu trúc của luận án gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận, trong đó Nội dung của luận án gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Xu hướng tiểu thuyết lịch sử bám sát sử liệu. Chương 3: Xu hướng tiểu thuyết lịch sử dụ ngôn hóa sử liệu. Chương 4: Xu hướng tiểu thuyết lịch sử đối thoại với sử liệu.


NỘI DUNG


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam

Hiện tại, chúng tôi thấy chỉ có một bài báo của tác giả Nguyễn Văn Dân phân chia thành ba xu hướng là: “TTLS chương hồi khách quan”; “TTLS giáo huấn”; “TTLS luận giải” [71]. Nhưng bài báo này chưa đi sâu vào đặc điểm của các lớp cấu trúc thể loại của từng xu hướng phát triển của TTLS, có ý nghĩa gợi ý cho luận án này. Mỗi khi có tác phẩm TTLS mới được xuất bản, giới thiệu trước công chúng, thì các nhà khoa học cũng có các bài viết, nghiên cứu về một phương diện nào đó của một tác phẩm cụ thể và đăng rải rác trên các báo, tạp chí.

Trong thời kỳ trước Đổi Mới, chúng ta thấy có một số bài viết của các nhà nghiên cứu đăng rải rác trên các tạp chí như trong bài “Mấy ý kiến về tiểu thuyết lịch sử nhân đọc cuốn Quận He khởi nghĩa” (Triêu Dương, Tạp chí Văn học số 8, năm 1964), Triêu Dương đã đưa ra một số ý kiến về mặt lí luận về thể loại, đã bước đầu bàn qua một vài đặc điểm, phương thức sáng tạo của TTLS như: chủ đề, nhân vật, phương thức phục hiện sự kiện lịch sử... qua việc đọc một tác phẩm cụ thể là Quận He khởi nghĩa. Nhưng tác giả cũng chưa đi sâu vào phân tích các vấn đề nêu trên, cách lý luận về thể loại cũng chưa sáng rõ. Bài viết mang tính chất nêu cảm nhận về một tác phẩm cụ thể, chưa khái quát các vấn đề lý thuyết thể loại.

Trong bài “Đọc Tổ quốc kêu gọi suy nghĩ về vấn đề khám phá và sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử” (Đoàn Thị Hương, Tạp chí Văn học số 4, năm1974), tác giả đã bước đầu quan tâm đến mối quan hệ giữa “lịch sử” và “hư cấu” trong TTLS. Bà đề cập đến “sự kết hợp giữa tinh thần nghiên cứu lịch sử nghiêm túc với sự sáng tạo nghệ thuật tương đối linh hoạt, việc vận dụng sử liệu một cách chủ động” của nhà văn trong tác phẩm [214; 4].

Trong bài “Vài ý kiến về sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử phục vụ các em” (Hà Ân, Tạp chí Văn học số 3, năm 1979), tác giả nhấn mạnh việc nhà văn nghiên cứu nguồn sử liệu để gửi gắm những dụng ý nghệ thuật riêng của mình. Hà Ân cho rằng nhà văn phải có những “kiến giải riêng” về các yếu tố “lịch sử” được đưa vào trong tác phẩm, từ đó truyền đến người đọc các bài học hay triết lý sống. Ông cho rằng nhà văn không nhất thiết phải kể lể “đầy đủ bối cảnh lịch sử”. Hà Ân cũng đề cập đến vấn đề “hiện thực lịch sử” và quan tâm đến cá tính sáng tạo của nghệ sĩ thể hiện ở việc suy ngẫm, luận giải các vấn đề lịch sử. Bước đầu, Hà Ân đã chạm đến sự đối thoại với lịch sử, nhưng tác giả cũng chưa đi sâu, chưa làm sáng tỏ sự đối thoại ấy. Đây là khoảng trống mà chương 4 trong luận án của tôi sẽ đi sâu phân tích.

Trong bài “Ngòi bút tái hiện lịch sử của Hà Ân trong tiểu thuyết Người Thăng Long” (Nguyễn Phương Chi, Tạp chí Văn học số 2, năm 1983), tác giả chỉ ra những thành công và


hạn chế của một tác phẩm cụ thể. Nguyễn Phương Chi cho rằng nhà văn đã phục hiện lại được diện mạo và chỉ ra được quy luật vận động lịch sử, miêu tả tính cách, đời sống, vận mệnh của các nhân vật lịch sử một cách chân thực, sống động như nhân vật của tiểu thuyết. Qua việc tìm hiểu tác phẩm “Người Thăng Long”, chúng tôi thấy Nguyễn Phương Chi cũng dần quan tâm đến mối quan hệ giữa “sự thực lịch sử và hư cấu sáng tạo” trong TTLS. Tác giả khẳng định rằng nhà văn sẽ thành công nếu biết quan tâm đến tính chất tiểu thuyết trong phạm vi nguyên tắc thể loại TTLS. Đây là bài viết về một tác phẩm cụ thể trước giai đoạn 1986, chưa khái quát và chỉ ra xu hướng phát triển của TTLS.

Sau thời kỳ Đổi Mới (từ 1986 đến nay), chỉ có một số bài viết một vài cuốn sách chuyên luận bàn về một tác phẩm TTLS cụ thể hay một khía cạnh nào đó của thể loại, đại đa số các sách lý luận văn học còn bỏ ngỏ về lý thuyết thể loại TTLS, có 5 luận án tiến sĩ về TTLS hoặc mô hình truyện lịch sử. Nếu sắp xếp theo trình tự thời gian, chúng ta có các công trình cụ thể sau đây:

Ở Việt Nam, khái niệm “tiểu thuyết lịch sử” được sử dụng phổ biến, nhưng ở một số cuốn sách, khái niệm này không tồn tại với tư cách là một mục từ độc lập. Chẳng hạn như trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” (1992), các nhà khoa học không xếp “tiểu thuyết lịch sử” thành mục riêng mà gộp chung vào một mục là “thể loại văn học lịch sử” với quan niệm: “Các tác phẩm lịch sử biên niên kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao” và cho rằng “tiểu thuyết lịch sử” thuộc nhánh nhỏ của “thể loại văn học lịch sử”: “Thể loại văn học lịch sử còn bao gồm các tác phẩm văn học nghệ thuật, sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử như tiểu thuyết lịch sử”. Các tác giả cũng bước đầu nêu lên một vài đặc điểm của TTLS: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này” [125; 302]. Nhìn chung, đây chỉ là mấy dòng lý thuyết ngắn ngủi mang tính chất nhận định chung về thể loại TTLS, chưa mổ xẻ sâu vào các lớp cấu trúc của thể loại. Đây là khoảng trống lý thuyết để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về thể loại TTLS.

Trong bài “Hồ Quý Ly” (2000), Lại Nguyên Ân cho rằng nhà văn đã “khai thác tối đa các nguồn sử liệu”, vừa “hư cấu tạo ra một thực tại tiểu thuyết” tương đồng với “những thông tin còn lại về một thời đã lùi xa” và vừa “in dấu cách hình dung và trình bày riêng của tác giả” [17]. Ông nói rằng nhân vật Hồ Quý Ly trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Xuân Khánh được “miêu tả từ nhiều điểm nhìn khác nhau” và Hồ Quý Ly xuất hiện gián tiếp “trong nỗi ám ảnh thường xuyên của các nhân vật khác”, được miêu tả trực tiếp “bằng chất liệu tiểu thuyết”. Như vậy, ta thấy Lại Nguyên Ân đã đề cập đến cá tính sáng tạo của


nhà văn, mối quan hệ giữa các yếu tố “lịch sử” và “hư cấu” trong TTLS. Bên cạnh đó, Nguyễn Đăng Điệp trong tiểu luận “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa” khẳng định: “diễn ngôn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh chính là những suy tư của ông về lịch sử và văn hóa, trong đó, văn hóa là cốt lõi của lịch sử, là chiều sâu quy định sự hằng tồn của quốc gia, dân tộc” và “giải mã sức hấp dẫn của diễn ngôn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh chủ yếu nằm ở tính đối thoại trên nhiều cấp độ: nhân vật lịch sử, văn hóa, tư duy trần thuật” [148; 22].

Công trình “Bão táp triều Trần, tác phẩm và dư luận” do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 2006, cuốn sách này đã tập hợp rất nhiều quan điểm, ý kiến đánh giá của các nhà khoa học về tác phẩm “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải. Trong đó có quan điểm của nhà văn Hoàng Công Khanh đã khẳng định rằng Hoàng Quốc Hải thể hiện “cá tính, phong cách sáng tạo không giống ai” và “những thủ pháp nghệ thuật” độc đáo tạo nên sự hấp dẫn, thú vị và thành công của tác phẩm “Bão táp triều Trần”. Trong sự nhìn nhận, đánh giá của một sử gia, Đinh Công Vĩ cho rằng sự thành công của Hoàng Quốc Hải trong bộ TTLS “Bão táp triều Trần” thể hiện ở phương diện “tôn trọng tính khách quan”, “tái hiện chân thực nhân vật, sự kiện lịch sử” để từ “chân lí lịch sử thăng hoa thành sự thực nghệ thuật”. Nhà văn Hoàng Tiến lại nhận định rằng nhà văn Hoàng Quốc Hải đã thực hiện sứ mệnh kết nối “quá khứ và hiện tại” qua tác phẩm Bão táp triều Trần. Nhìn chung, các nhà khoa học chưa đi sâu vào các lớp cấu trúc thể loại được thể hiện qua tác phẩm, chưa đặt tác phẩm trong các xu hướng phát triển của TTLS Việt Nam đương đại để thấy được những đặc trưng thể loại và sự cách tân nghệ thuật ở mỗi xu hướng. Đây là điểm trống về mặt lý thuyết thể loại mà chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Một ví dụ khác, trong bài viết “Vương triều Lý dưới góc nhìn của tiểu thuyết gia Hoàng Quốc Hải” (2011) của Đặng Văn Sinh, tác giả nhận xét Hoàng Quốc Hải đã “phân định theo các mốc thời gian quy ước của khoa nghiên cứu lịch sử [...] là tuyến tính, phù hợp với các đặc trưng thi pháp của loại hình tự sự truyền thống” [260]. Ông khẳng định sự “hư cấu” của Hoàng Quốc Hải đã tạo ra sự “cuốn hút, bắt người đọc, đọc đến tận cùng, nhưng lại tuyệt đối đảm bảo tính chân thực, không phá vỡ logic lịch sử, mà làm phong phú thêm lịch sử” [260]. Ông cho rằng Hoàng Quốc Hải đã “hư cấu nhưng không vo tròn, bóp méo lịch sử, đó là quan điểm thẩm mỹ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm” và “không gây ra cơn sốc tâm lý, kiểu như là giải thiêng thần tượng, mà ngược lại, càng củng cố thêm sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn với các bậc tiền nhân” [260]. Đặng Văn Sinh đánh giá về những thành công của “Tám triều vua Lý” là “hư cấu trong thi pháp tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải là tạo ra một trạng thái tâm hồn dưới dạng thức suy tư của những nhân vật lịch sử từng được định hình trong tâm thức dân tộc” [260]. Nhìn chung, bài viết này cũng chưa mổ xẻ, chưa phân tích sâu tất cả các lớp cấu trúc thể loại, chưa đặt trong xu hướng phát triển của TTLS Việt Nam đương đại để chỉ ra đặc trưng thể loại và sự cách tân của mỗi xu hướng. Đây là khoảng trống để luận án này tiếp tục nghiên cứu.


Chúng tôi thấy hầu hết các sách lý luận văn học chỉ bàn đến tiểu thuyết nói chung, ít khi đề cập đến TTLS, hầu như không nghiên cứu sâu về TTLS, lý thuyết về thể loại TTLS vẫn còn nhiều khoảng trống thiếu hụt. Ví dụ như trong công trình nghiên cứu Lý luận văn học (2011) của Trần Đình Sử (Chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam, Tập 2, Nxb ĐHSP, Hà Nội, các tác giả cũng chỉ có mấy dòng bàn về thể loại TTLS: “Tiểu thuyết lịch sử (historical novel), là tiểu thuyết lấy nhân vật, sự kiện lịch sử là đề tài, tác giả có thể hư cấu một số nhân vật, tình tiết phụ, nhưng chủ yếu phải tôn trọng sự thật lịch sử” [272; 319]. Ở một công trình nghiên cứu khác như Trên đường biên của lý luận văn học, Trần Đình Sử cũng chỉ nói rất ít về vấn đề “hư cấu” của thể loại TTLS: “hư cấu không phải là bỏ qua sự thật lịch sử, mà là tưởng tượng lại sự kiện, nhân vật lịch sử theo những khả năng mà tài liệu mách bảo, hoặc là đặt một nhân vật hư cấu vào trong một bối cảnh lịch sử để khám phá tư tưởng, tình cảm hành động của một thời kì cụ thể” [277; 456]. Nhìn chung, trong các sách lý luận văn học, các nhà khoa học ít đề cập đến các vấn đề lý thuyết liên quan đến thể loại TTLS. Các công trình lý luận về thể loại TTLS vẫn còn rất thưa thớt. Việc nghiên cứu lý thuyết thể loại mới chỉ dừng lại ở thể loại tiểu thuyết nói chung, các vấn đề lý luận về thể loại TTLS còn khoảng trống, cần có nhiều công trình khoa học đi sâu, lấp đầy những khoảng trống thiếu hụt về lý thuyết đối với thể loại văn học này.

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật đã xuất bản cuốn sách “Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử” (2013) của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tập hợp nhiều bài viết của các tác giả như Đinh Thế Huynh, Nguyễn Hồng Vinh, Phan Trọng Thưởng, Đào Duy Quát, Phan Tuấn Anh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Đặng Hiển, Sương Nguyệt Minh, Vũ Nho, Hà Phạm Phú, Đoàn Đức Phương, Hà Quảng, Trần Đăng Suyền, Trần Đình Sử, Nguyễn Huy Thông, Nguyễn Đăng Điệp bàn về vấn đề sáng tạo văn học về đề tài lịch sử, nhất là đối với thể loại TTLS. Đào Duy Quát khẳng định rằng “Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đang đòi hỏi văn nghệ sĩ sáng tạo nên nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về đề tài lịch sử” [143 ; 154]. Ông bàn về vấn đề hư cấu nghệ thuật, ông nói: “hư cấu không được “biến những kẻ bán nước thành người yêu nước”, nhà văn phải “chuyển tải được tinh thần của lịch sử, chuyển tải được những thông điệp của lịch sử cho hiện tại và tương lai” [143; 157, 158]. Phan Tuấn Anh chỉ ra các quan niệm về tính khách quan, chân xác của tri thức lịch sử: “những hư cấu tự do, tùy tiện, sai sự thực và phi chủng tộc, môi trường lẫn hoàn sẽ bị xem là một thất bại, thậm chí là tội ác trong quá trình viết về đề tài lịch sử [...] tri thức của sử học là tri thức khoa học, nó luôn đảm bảo tính khách quan và chân xác so với thực tiễn. Và nếu nhìn nhận như thế việc sáng tạo nghệ thuật phải tuân theo những dữ kiện và quan niệm của sử học là một điều bắt buộc, vì sử học chính là chân lý, là cơ sở đúng đắn và đáng tin cậy nhất [...] Nhà văn có quyền sáng tạo tính cách nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử, nhưng sự tồn tại của sự kiện, nhân vật, lẫn bối cảnh văn hóa của sự kiện, nhân vật thì phải tuân theo lịch sử” [143; 229-232-247]. Hoàng Quốc Hải bàn về “những điều cốt yếu trong


sáng tác văn học về đề tài lịch sử” với việc xử lý yếu tố lịch sử. Ông đưa ra 4 nguyên tắc cốt lõi: người viết phải có nhu cầu tìm về nguồn cội, khám phá những thăng trầm của lịch sử, phải tái hiện được tất cả những vinh quang và cay đắng mà lịch sử tiền nhân đã trải, cấu trúc tác phẩm phải hư cấu đạt tới độ chân thực và thông điệp lịch sử là giá trị nhân văn, giá tri tư tưởng vượt lên trước thời đại [143; 262-274]. Đoàn Đức Phương bàn về khái niệm TTLS, hướng tiếp cận hiện thực lịch sử, vấn đề hư cấu, ông nói: “vai trò rất quan trọng của hư cấu nghệ thuật, nó giúp cho các hiện tượng, sự kiện, nhân vật lịch sử [...] tiếp tục vận động cùng với cuộc sống muôn màu muôn vẻ [...] Bảo đảm cho độc giả rằng mọi sự đều có thể diễn ra như vậy, giúp họ hiểu nguyên nhân và hậu quả của những gì đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, tiểu thuyết lịch sử phải chăng là chân thật hơn lịch sử [...] bị trói buộc khả năng hư cấu nhiều hơn so với các thể loại khác, hư cấu chỉ nằm trong một giới hạn cho phép” [143; 376-377]. Nhìn chung, đây là một công trình khoa học tập hợp nhiều bài viết bàn về vấn đề sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử, nhiều bài viết bàn về các thể loại như diễn ca lịch sử, thơ ca về lịch sử, chèo về đề tài lịch sử, nghệ thuật tuồng với đề tài lịch sử, kịch lịch sử, các loại hình khác như: nghệ thuật sân khấu về đề tài lịch sử, vấn đề đạo diễn các tác phẩm về đề tài lịch sử, sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử, sáng tác về đề tài lịch sử trong điện ảnh, phim truyện lịch sử, sáng tạo âm nhạc về đề tài lịch sử, sáng tác múa về đề tài lịch sử, chỉ có một vài bài viết bàn về một khía cạnh nào đó của TTLS, các vấn đề bàn luận trong các bài viết còn trùng nhau, mới chỉ nêu ra, trong khuôn khổ của bài viết, các tác giả cũng chưa đi sâu vào nhiều lớp cấu trúc thể loại, chưa phân chia thành các xu hướng, chưa khái quát được đặc trưng thể loại thể hiện qua các xu hướng phát triển của TTLS. Do đó, vấn đề lý thuyết về thể loại TTLS vẫn còn khoảng trống để các công trình khoa học đi sau tiếp tục nghiên cứu và luận án này phần nào đáp ứng những khoảng trống thiếu hụt về lý thuyết thể loại. Đó là điều quan trọng và cần thiết, ít nhiều đóng góp những luận điểm, luận cứ quan trọng về mặt lý thuyết thể loại làm công cụ nghiên cứu của ngành Lý luận văn học.

Sau thời kỳ Đổi Mới (từ 1986 đến nay), có một số luận án tiến sĩ bàn về TTLS, cụ thể là đến cuối thế kỷ XX chúng tôi mới thấy xuất hiện một luận án tiến sĩ đầu tiên của Bùi Văn Lợi với đề tài “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 (Diện mạo và đặc điểm)”. Trong công trình khoa học này, tác giả đã đi sâu vào bốn vấn đề cụ thể. Vấn đề thứ nhất, ông nêu “khái niệm tiểu thuyết lịch sử” với việc đi vào phân biệt “sự khác nhau giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam” khác nhau ở “quan điểm thẩm mỹ, cách nhìn nhận, đánh giá, miêu tả cuộc sống và thi pháp thể loại” [194]. Vấn đề thứ hai, ông chỉ ra “Quá trình hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945”. Trong phần này, Bùi Văn Lợi lý giải 4 nguyên nhân ra đời và phát triển của TTLS Việt Nam giai đoạn này xuất phát từ “yêu cầu của cuộc sống dân tộc”; “yêu cầu của văn học Việt Nam trên con đường hiện đại hóa”; ảnh hưởng của văn học Trung Quốc và văn học phương Tây (không theo kết cấu


chương hồi, xoáy vào tâm lý nhân vật); kế thừa “những tiền đề đã có” gắn với những thành tựu của văn học giai đoạn trước (về mặt nội dung lịch sử và thi pháp văn xuôi) với các thể loại khác viết về đề tài lịch sử như truyền thuyết, truyện thiền sư, thần phả- thần tích, liệt truyện, TTLS chương hồi bằng chữ Hán. Vấn đề thứ ba, ông đi vào phân tích “Những đặc điểm cơ bản về nội dung”. Trong phần này, tác giả đi vào 3 nội dung chính: 1. chỉ ra 3 cảm hứng chủ đạo là “cảm hứng lịch sử và dân tộc”, “cảm hứng thế sự”, “cảm hứng đạo lý” qua việc phân tích một số tác phẩm cụ thể của giai đoạn này [194]; 2. Nêu lên quan niệm nghệ thuật về con người gắn với hình tượng “người anh hùng cứu nước”, “người phụ nữ” và chỉ ra những nét độc đáo khi khám phá “tính chất bình thường” ở người anh hùng, không né tránh việc miêu tả “tình yêu đôi lứa của con người cá nhân” qua việc phân tích một số tác phẩm cụ thể của giai đoạn này [194]. Vấn đề thứ tư, Bùi Văn Lợi đi vào “Những đặc điểm về nghệ thuật”. Trong phần này, ông nêu lên “Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật”, chỉ ra “nghệ thuật xây dựng nhân vật” thể hiện qua việc khắc họa tính cách qua lời giới thiệu và tả ngoại hình, hành động. Tác giả phân tích “nghệ thuật đối thoại”, “độc thoại nội tâm”, “tả thiên nhiên” để khắc họa tính cách nhân vật [194]. Tác giả đi vào “nghệ thuật trần thuật”, “nghệ thuật diễn đạt”. Nhìn chung, công trình nghiên cứu này mới khái quát diện mạo và đặc điểm của TTLS Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945, chưa đi sâu vào phân chia thành các xu hướng và phân tích các lớp cấu trúc thể loại của từng xu hướng để chỉ ra sự cách tân nghệ thuật so với các tác phẩm của các giai đoạn trước như đề tài của tôi lựa chọn khảo sát TTLS Việt Nam đương đại- nhìn từ góc độ thể loại.

Đến cuối thập niên đầu thế kỷ XXI đã có thêm một luận án tiến sĩ văn học về TTLS với đề tài “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay” của Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tác giả đi vào 3 vấn đề chính. Vấn đề thứ nhất, tác giả nêu lên “quan niệm”, “diện mạo và tiến trình” của TTLS Việt Nam từ 1945 đến nay. Tiếp theo phần này, tác giả đi vào “diện mạo và tiến trình” của TTLS Việt Nam từ 1945 đến nay, chia thành các giai đoạn. Ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, tác giả liệt kê một vài tác phẩm cụ thể và nêu qua một số vấn đề chính về nội dung và nghệ thuật. Sang đến giai đoạn từ 1945 đến nay, tác giả chỉ ra chủ đề tư tưởng, tư duy tự sự lịch sử có sự kết hợp giữa “sử liệu” và “hư cấu” một cách chủ động, chỉ ra thế mạnh của TTLS là “vai trò của tư liệu” và “sự đa dạng, phức tạp trong phong cách cá nhân”, “đặc điểm về thi pháp” trong việc khắc họa “sự kiện trọng đại”, “quần chúng nhân dân”, “vĩ nhân, danh nhân” và thi pháp “tái hiện lại những sự kiện lịch sử theo lối biên niên sử”, khắc họa nhân vật lịch sử nổi tiếng và suy tư về các vấn đề đương đại, khắc họa cả một thời đại lịch sử lớn với nhiều sự kiện nhiều nhân vật, mượn lịch sử để gửi gắm những vấn đề thế sự, tái hiện những vấn đề lịch sử- văn hóa, những phần khuất lấp và xét lại nhân vật lịch sử [214; 35-47]. Sang đến vấn đề thứ hai, Nguyễn Thị Tuyết Minh chỉ ra “Tư duy tự sự lịch sử trong TTLS Việt Nam từ 1945 đến nay”. Trong phần này, bà nêu lên nội dung thứ nhất “cảm thức lịch sử” trong tư duy của nhà văn với 2 luận điểm: “Lịch sử như một đối tượng được chiêm bái và ngưỡng vọng” và “lịch sử như một đối tượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023