Thông Báo Tuyển Dụng Và Tiếp Nhận Hồ Sơ Dự Tuyển

Như vậy có thể thấy, căn cứ Luật cán bộ, công chức năm 2008, công tác tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển chưa thực sự phổ biến. Do những người tham ra dự tuyển chủ yếu không phải người dân tộc thiểu số, hay con thương binh, liệt sĩ, con bệnh binh,...Vì vậy, việc thi tuyển công chức hiện nay cơ bản vẫn thông qua hình thức thi tuyển.

1.7. Quy trình tuyển dụng công chức

Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức được quy định tại mục 4 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức như sau:

1.7.1. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển

Việc thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển công chức quy định tại Điều 15 trong Nghị định số 24 như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.

2. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc.

1.7.2. Tổ chức tuyển dụng

Căn cứ tại nghị định 24, khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện. Quá trình thực hiện công tác tuyển dụng, các Quy chế tổ chức thi tuyển hay xét tuyển công chức do Bộ Nội vụ ban hành (Điều 16 Nghị định số 24).

1.7.3. Thông báo kết quả tuyển dụng

Thời gian thông báo kết quả tuyển dụng công chức được quy định tại Điều 17 trong Nghị định số 24 như sau:

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.

3. Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng.

1.7.4. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc

Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc đối với công chức, căn cứ thông báo công nhận kết quả và trúng tuyển quy định tại khoản 3, Điều 17 Nghị 24, và người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức.

Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển

dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 2, Điều này thì cơ quan tuyển dụng công chức có quyền huỷ bỏ kết quả (Điều 18, Nghị định số 24).

1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng công chức

1.8.1. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong của cơ quan, tổ chức

+/ Khả năng tài chính của cơ quan, tổ chức: Đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động tuyển dụng công chức, vì khi tổ chức một chương trình tuyển dụng rất tốn kém về kinh phí. Vì vậy, nếu cơ quan tổ chức không có nguồn kinh phí cho công tác này thì hoạt động tuyển dụng sẽ không thể diễn ra được.

+/ Các chính sách về nguồn nhân lực của cơ quan tổ chức, chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng nguồn lao động. Người lao động ở bất cứ cơ quan, tổ chức nào cũng rất quan tâm đến các chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng lao động. Vì vậy, nếu các chính sách này phù hợp thì sẽ giúp cơ quan, tổ chức thu hút được nhiều ứng viên tham gia vào quá trình tuyển dụng công chức.

+/ Các yếu tố khác như: Văn hoá của cơ quan tổ chức, phong cách người lãnh đạo, điều kiện làm việc... Người lao động luôn mong muốn được làm việc trong một môi trường có sự gắn kết chặt chẽ các thành viên, có đầy đủ mọi điều kiện để thực hiện công việc, được khuyến khích sáng tạo và được các thành viên trong môi trường đó quý mến, giúp đỡ… Khi các điều kiện trên là hợp lý thì đều thu hút được người lao động đến và làm việc lâu dài với tổ chức.

1.8.2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài của cơ quan, tổ chức

Yếu tố kinh tế – chính trị: Khi một quốc gia có tình hình chính trị ổn định nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển bền vững, thu nhập của người lao động được cải thiện, do vậy đời sống của nhân dân ngày càng đợc nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức hoạt động có hiệu quả, hoàn thiện công tác của mình và mở rộng quy mô. Điều này đòi hỏi cơ quan, tổ chức phải tuyển dụng thêm người mới.

Đồng thời khi nền kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định, trình độ dân trí của ngời dân sẽ đợc nâng cao. Nó là dấu hiệu đáng mừng cho công tác tuyển dụng bởi vì với một việc còn trống sẽ có nhiều ứng viên có trình độ cao cùng tham gia thi tuyển. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa họ giúp cơ quan, tổ chức có thể chọn được những người phù hợp nhất.

Yếu tố văn hóa – xã hội: Văn hóa - xã hội của một nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị nhân sự cũng như công tác tuyển dụng của cơ quan, tổ chức. Nếu yếu tố này phát triển nó sẽ giúp phẩm chất và ý thức con người được nâng cao. Vì thế sẽ nâng cao chất lượng của các ứng viên tham gia vào quá trình tuyển dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chính sách và mục tiêu của công tác tuyển dụn. Ngược lại, nếu một xã hội đó còn tồn tại những hủ tục và tư duy lạc hậu thì con người dễ bị thụ động trước những tình huống bất ngờ và luôn đi sau sự phát triển, tiến bộ của loài người, do vậy mà công tác tuyển dụng sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại.

Hệ thống pháp luật và các chính sách, quy định của Nhà nước về công tác tuyển dụng công chức: Các chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyển dụng tuyển dụng công chức hiện nay. Các cơ quan, tổ chức có những phương pháp tuyển dụng khác nhau, nhưng áp dụng phương pháp nào cũng đều phải chấp hành các quy định của pháp luật về tuyển dụng và sử dụng công chức.

Môi trường cạnh tranh: Cạnh tranh là một yếu tố ảnh hưởng tới việc tiến hành tuyển dụng và chất lượng công tác tuyển dụng. Khi môi trường cạnh tranh gay gắt thì các cơ quan, tổ chức có khả năng cạnh tranh cao sẽ thu hút đợc nhiều nhan tài tham gia và quá trình tuyển dụng công chức và ngược lại các cơ quan, tổ chức có sức cạnh tranh kém thì sẽ gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân tài. Do đó, cạnh tranh buộc các cơ quan, tổ chức phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tuyển dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công tác tuyển dụng cán bộ công chức có vai trò rất quan trọng giúp tuyển chọn được những người có đủ đức, đủ tài vào làm việc trong bộ máy Nhà nước; họ sẽ là lực lượng giúp cho đất nước ta phát triển sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua đây, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và pháp lý về công tác tuyển dụng công chức trong cơ quan nhà nước gồm các yếu tố: Các khái niệm cơ bản về tuyển dụng công chức; ý nghĩa, vai trò; điều kiện đăng ký tuyển dụng công chức; các nguyên tắc tuyển dụng, hình thức tuyển dụng công chức; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng công chức…. Căn cứ vào cơ sở lý luận này sẽ là tiền đề, cơ sở để tác giả nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Lục Nam tại chương 2 khóa luận.

CHƯƠNG 2‌

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG‌‌‌

2.1. Tổng quan về UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang‌

2.1.1. Địa chỉ liên hệ

Địa chỉ: Thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Điện thoại liên hệ: (0240) 3884 201.

 Hòm thư điện tử: lucnam@bacgiang.gov.vn

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Huyện Lục Nam được thành lập vào ngày 21/01/1957, theo nghị định số 24/NĐ – CP ngày 21/01/1957 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập huyện Lục Nam trên cơ sở tách một phần đất phía nam của huyện Lục Ngạn; sáp nhập 3 xã Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội (thuộc Huyện Chí Linh Tỉnh Hải Dương) và 2 xã Yên Sơn, Bắc Lũng (thuộc Huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang).

2.1.3. Vị trí và chức năng của UBND huyện Lục Nam

Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam do Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND huyện Lục Nam chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lục Nam

UBND huyện Lục Nam có cơ cấu tổ chức gồm: 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch.

Chủ tịch UBND huyện: Là người đứng đầu cơ quan khối UBND, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động của UBND huyện.

Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xã hội: Có nhiệm vụ theo dõi quản lý toàn bộ các hoạt động Văn hóa – xã hội trên địa bàn huyện và báo cáo, chịu trách

nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.

Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế: Có nhiệm vụ theo dõi quản lý và giải quyết các công việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện về Nông – Lâm – Ngư Nghiệp và chương trình xây dựng cơ bản, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.

Phó Chủ tịch phụ trách khối Tài chính - Ngân sách: Có nhiệm vụ quản lý mọi vấn đề ngân sách tài chính của huyện, có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lục Nam gồm:


STT

Tên cơ quan

1

Văn phòng HĐND&UBND huyện

2

Phòng Nội vụ

3

Phòng Lao động - Thương binh và xã hội

4

Phòng Công thương

5

Phòng Tư pháp

6

Phòng Tài chính - Kế toán

7

Phòng Thanh tra

8

Phòng Tài nguyên - Môi trường

9

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10

Phòng Giáo dục

11

Phòng Y tế

12

Phòng Văn hoá - Thông tin

13

Phòng Dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang – Thực trạng và giải pháp - 4


Các cơ quan chuyên môn của UBND có chức năng và nhiệm vụ riêng được quy định cụ thể rõ ràng, trong đó công tác về mảng nhân sự của UBND huyện được giao cho Phòng Nội Vụ đảm nhận. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Phòng Nội Vụ được giao, tham mưu cho UBND huyện thực hiện công tác này.

(Phụ lục 1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lục Nam)

2.2. Những đặc điểm đội ngũ công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang‌

UBND huyện Lục Nam là một cơ quan có quy mô tương đối lớn với đội ngũ công chức đông đảo bao gồm: 1 Chủ tịch; 3 Phó Chủ tịch cùng hàng trăm cán bộ, công chức đang làm việc tại UBND huyện. Nhìn về mặt bằng chung, đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại UBND huyện Lục Nam là đội ngũ cán bộ trẻ, trình độ văn hóa tương đối cao, năng động sáng tạo trong công việc, nhiệt tình trung thực với tổ chức, kết hợp đan xem giữa kinh nghiệm và sức trẻ. Tuy nhiên, hạn chế của huyện Lục Nam là một số bộ phận không nhỏ cán bộ công chức làm việc không đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, kỹ năng làm việc chưa thực sự tốt nên chưa đạt được hiệu quả tối ưu trong công việc, đó là hạn chế cũng là thách thức không nhỏ trong công tác kiện toàn bộ máy nhân sự tại UBND huyện Lục Nam nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

Dưới đây là số liệu khảo sát phân loại đội ngũ công chức đang làm việc tại UBND huyện Lục Nam về các tiêu chí: Độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ chuyên môn, các chứng chỉ, ngạch công chức, ngày 26/02/2016:


Bảng 2.1: Khảo sát phân loại đội ngũ công chức tại UBND huyện Lục Nam năm 2016

STT

Nội dung

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

1

Về độ tuổi


Độ tuổi dưới 30

45

18.4%


Độ tuổi từ 31 – 40

95

38.8%


Độ tuổi từ 41 – 50

15

6.1%


Độ tuổi từ 51 – 60

90

36.7%

2

Về giới tính


Nam

140

57.1%


Nữ

105

42.9%

3

Về trình độ chuyên môn

Thạc sĩ

6

2.4%


Đại học

68

27.8%


Cao đẳng

90

36.7%


Trung cấp

81

33.1%

4

Trình độ quản lý hành chính Nhà nước


Chuyên viên cao cấp và tương đương

74

30.2%


Chuyên viên chính và tương

đương

90

36.7%


Chuyên viên và tương đương

80

32.7%


Chưa qua đào tạo

11

0.4%

5

Các văn bằng, chứng chỉ



Ngoại ngữ

Tin học

Ngoại ngữ

Tin học


Chứng chỉ C

60

74

24.5%

30.2%


Chứng chỉ B

130

140

53%

57.1%


Chứng chỉ A

45

25

18.4%

10.2%


Chưa qua đào tạo

10

6

4.1%

2.5%

6

Ngạch công chức


Chuyên viên chính và tương đương

85

34.7%


Chuyên viên và tương đương

102

41.6%


Cán sự và tương đương

58

23.7%

7

Tổng

245

100

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023