Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng

phối hợp với trường Lâm nghiệp và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Giá trị hệ động thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn (1998), nghiên cứu của trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Đông Bắc - Báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Sơn , tỉnh Phú Thọ (2002), nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng…. Về tài nguyên hệ sinh thái, tài nguyên du lịch được tiến hành. Các nghiên cứu tổng thể, đi sâu vào VQG thực sự chưa có nhiều, vẫn còn nhiều khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu, khai phá.

Trong tương lai, rất hi vọng rằng hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên sẽ được nghiên cứu, đánh giá và đưa vào sử dụng nhiều hơn. Phát huy những giá trị to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực. Như vậy có thể nói các hoạt động nghiên cứu sâu về hoạt động DLST tại VQG Bến En chưa thực sự nhiều và đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.

Ở Việt Nam, khái niệm cộng đồng luôn gắn kết và đi liền với “làng xã”, tạo nên một chỉnh thể mô tả cụ thể nhất mối quan hệ gắn kết của xã hội Việt Nam.

Cộng đồng có thể nói là tập hợp các thực thể trong một xã hội, bao gồm nhiều mối quan hệ cộng sinh liên quan ràng buộc lẫn nhau giữa các thành phần trong xã hội. Nó là xã hội có tổ chức kết cấu chặt chẽ đến các tổ chức kết cấu thiếu chặt chẽ được liên kết với nhau bởi các phong trào, mối quan tâm lợi ích chung và riêng trong cùng một nhóm trong một không gian tạm thời hay lâu dài. Sự tự nguyện hi sinh đối với các giá trị được tập thể coi là cao cả. Sự đoàn kết mọi thành viên trong tập thể đó. Ngoài ra chúng ta có những cách nhìn nhận về một cộng đồng dựa trên các nền văn hóa, văn minh con người. Ở đó những lợi ích chung gắn kết các thể loại với nhau tạo thành một cố kết tập thể tạo nên cộng đồng.

Du lịch dựa vào cộng đồng là một khía cạnh mới trong ngành kinh tế du lịch. Lần đầu tiên du lịch dựa vào cộng đồng được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam - 2003. Các chuyên gia đã khái quát những đặc trưng của du lịch dựa vào cộng đồng của Việt Nam: Đảm bảo văn hóa và thiên nhiên bền vững; Nâng cao nhận thức cho lao động; Tăng cường

quyền lực cho cộng đồng; Tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước. Có thể thấy rằng du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động du lịch. Nó bảo đảm sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhưng đồng thời cũng là sự đảm bảo phát triển hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư bản địa nơi diễn ra hoạt động du lịch.

Các chuyên khảo và bàn luận về du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà quy hoạch du lịch, hãng lữ hành. Bùi Thị Hải Yến và nhóm tác giả (2012), cho rằng DLCĐ là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ. Và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch bền vững, để mọi tầng lớp dân cư đều có thể sử dụng, tiêu dùng sản phẩm du lịch. Nguyễn Thanh Bình trong bài “Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực” - tạp chí Du lịch số 3, năm 2006: “Du lịch cộng đồng là một mô hình du lịch nơi cộng đồng dân cư có thể trực tiếp tham gia vào tổ chức phát triển từ giai đoạn khởi đầu đến quản lý giám sát cả quá trình phát triển sau này và quan trọng hơn là được hưởng lợi từ sự phát triển đó. Hay nói ngắn gọn là hình thức du lịch do dân và vì dân”. Bên cạnh đó là các bài báo khác của các tác giả như: Đào Thế Tuấn với “Từ du lịch sinh thái, văn hóa đến du lịch cộng đồng” tạp chí Xưa và Nay số 247 năm 2005 nhấn mạnh mối liên kết trong quan hệ DLST, văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại trong quan hệ DLST; văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại hoạt động du lịch, đồng thời nhấn mạnh vai trò gìn giữ văn hóa bản sắc dân tộc. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam đưa ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung quanh thông qua việc

giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương: phong cảnh, văn hóa…” [19].

1.6. Một số bài học kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại một số khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trên thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

* Tại vườn Quốc gia Gunnung Halimun - Indonexia:

Vườn Quốc gia Gunnung Halimun được xây dựng từ năm 1992 với diện tích 40.000ha, có 237 loài động vật trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong vườn quốc gia có người dân sinh sống. Phát triển loại hình DLST dựa vào cộng đồng tại đây là điều cân thiết do đây là vườn quốc gia có vùng đất nguyên sơ, hệ sinh thái đa dạng, du lịch phát triển nhưng người dân không được hưởng lợi gì từ việc phát triển đó. Vấn đề bảo vệ tài nguyên không đảm bảo đã dẫn đến xung đột giữa du khách và người dân bản xứ. Để cân bằng giữa bảo tồn, phát triển và lợi ích cho cộng đồng từ hoạt động du lịch, các tổ chức phi chính phủ đã phối hợp với Ban quản lý xây dựng mô hình phát triển DLST dựa vào cộng đồng.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Bến En - Thanh Hóa - 4

Các bài học kinh nghiệm:

- Du lịch dựa vào cộng đồng nhận được sự giúp đỡ của tổ chức phát triển du lịch, gồm 5 tổ chức tham gia: Câu lạc bộ sinh học, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, Trường đại học Indonexia và nhà hàng Mc Donald’s ở Indonexia. Các tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ khu du lịch và cộng đồng dân cư về tài chính và kinh nghiệm nên đã huy động được những người dân tham gia cung cấp dịch vụ cho khách, vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Thành lập Ban quản lý tham gia với cộng đồng. Ban quản lý này chủ động hỗ trợ cộng đồng thực hiện các việc hoạch định, quản lý, thực thi các kế hoạch phát triển DLST dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc như: phát triển nhà nghỉ cộng đồng, cơ cấu nhân sự phục vụ trong nhà nghỉ, ăn uống, hướng dẫn viên…

- Phát triển du lịch đi đôi với quảng cáo về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để thu hút khách du lịch.

- Đảm bảo công bằng trong việc chia sẻ quyền lợi từ phát triển du lịch.

- Giao quyền cho cộng đồng, đảm bảo họ được khuyến khích tham gia và đảm nhận trách nhiệm các công việc có liên quan đến việc phát triển du lịch và bảo về tài nguyên.

* Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn quốc gia Annapura, Nepal.

Làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapura, Nepal. Dân cư thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác nhau, nguồn thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp, chăn nuôi trang trại và khai thác nguồn tài nguyên có sẵn trong khu bảo tồn. Họ làm nhà ở bằng gỗ khai thác trong rừng, khai thác gỗ làm nhiên liệu. Năm 1986, được sự hỗ trợ của Dự án bảo tồn thiên nhiên tại vùng Annapura, vùng đã phát triển hoạt động DLST dựa vào cộng đồng.

Các bài học kinh nghiệm:

- Nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức và chú trọng công tác đào tạo hướng dẫn cho cộng đồng ngay từ khi triển khai các vấn đề của dự án.

- Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch và bảo tồn thông qua các tập huấn, báo cáo chuyên đề và tổ chức tham gia học tập cho cộng đồng.

- Trong quá trình tổ chức, cần tôn trọng các giá trị tri thức văn hoá bản địa của cộng đồng trong suốt quá trình triển khai dự án từ việc hỏi ý kiến, bàn bạc, nêu kế hoạch và triển khai.

- Có sự cam kết với cộng đồng về đảm bảo quyền lợi và chia sẻ lợi ích được hưởng từ du lịch.

- Tăng quyền lực cho cộng đồng trong quá trình thực hiện các kế hoạch.

1.6.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu

Các hình thức du lịch sinh thái cộng đồng thường thấy ở nước ta như: du lịch homestay, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ cùng người dân bản địa, tham quan các bản làng dân tộc, tìm hiểu lối sống, văn hoá của người dân bản địa, tham

quan nghiên cứu đa dạng sinh học,… diễn ra một số nơi như bản Lác - Mai Châu, Chiềng Yên - Sơn La, VQG Cát Bà, Khu bảo tồn Cù Lao Chàm - Hội An…

Trong những năm gần đây, số du khách đến thăm các điểm du lịch tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng dân cư ở Việt Nam ngày càng tăng, nhưng vẫn thường mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản và chưa đi vào thực chất. Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ môi trường, ít đạt được mục đích nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường và cảm nhận nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp trong văn hoá của cộng đồng bản địa.

Riêng đối với khu vực nghiên cứu ở vườn quốc gia Bến En thì chưa có một nghiên cứu về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nào. Trong đề án phát triển du lịch của uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã nêu ra phương hướng phát triển du lịch cho vùng như:

- Quy hoạch vùng, khu, điểm du lịch trong VQG Bến En.

- Đầu tư hạ tầng du lịch và dịch vụ du lịch.

- Lập các dự án đầu tư hạ tầng du lịch.

Trên thực tế khách quan, để có thể triển khai và phát triển được loại hình du lịch sinh thái cộng đồng ở vườn quốc gia Bến En thì cần có những nghiên cứu cụ thể làm tiền đề cho các dự án cụ thể triển khai tại đây. Điều này là một cơ sở thiết thực mong cải thiện tình trạng hiện tại của du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng nói riêng ở vườn quốc gia Bến En.

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại Vườn Quốc gia Bến En. Vườn Quốc gia Bến En cách Thành phố Thanh Hóa 46km về phía Tây Nam, thuộc địa phận xã Hải Vân, huyện Như Thanh, Thanh Hóa.

2.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu, đánh giá hoạt động quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại vườn Quốc gia Bến En được được thực hiện từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015.

2.3. Phương pháp luận

2.3.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn vẹn phát triển động, trong quá trình sinh thành thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tương tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ. Vạch ra được bản chất toàn vẹn của hệ thống qua việc phát hiện ra được: Cấu trúc của hệ; Quy luật tương tác giữa các thành tố của hệ; Tính toàn vẹn (tính tích hợp).

Tiếp cận hệ thống là phương pháp tiếp cận toàn diện giúp cho các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển cộng đồng có thể xem xét các vấn đề môi trường theo quan điểm động, tiến hoá, trong mối quan hệ tổng hoà với các thành tố khác cùng thời hay khác thời với thành tố đang xét theo logic nguyên nhân - kết quả.

Nghiên cứu phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống làm cơ sở để đảm bảo cho một khuôn khổ hành động liên vùng, liên ngành, liên cấp trong quản lý, bảo vệ, phát triển VQG mà không phá vỡ tính liên kết “bền” của các hệ thống VQG. Trong quá trình nghiên cứu, học viên luôn quan tâm xem xét, cân nhắc, phân tích một vấn đề, một hệ thống hay một hành động phát triển trong mối quan hệ với các vấn đề, với các hệ thống và hành động khác liên quan. Như vậy sẽ tránh phiến diện, tránh cách nhìn ngắn hạn mà nhìn tổng thể trong dài hạn, đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững.

2.3.2. Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng

Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng là cách tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên hài hòa với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong hệ thống sinh thái- nhân văn.

Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng là một quá trình có sự tham gia, trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống quản lý có hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc vào bối cảnh của địa phương, quy mô của cộng động, thể chế và năng lực của địa phương. Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt động cộng đồng. Để thực hiện bảo tồn dựa vào cộng đồng cần đảm bảo các nguyên tắc sau :

- Tăng quyền lực: Tăng quyền lực là sự phát triển của sức mạnh thực hiện việc kiểm soát quản lý nguồn tài nguyên mà các cộng đồng phải phục thuộc. Đây cũng chính là việc xây dựng nguồn nhân lực và khả năng của cộng đồng để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên của họ theo cách bền vững.

- Sự công bằng: Nguyên tắc công bằng gắn liền với nguyên tắc tăng quyền lực. Sự công bằng có nghĩa là có sự bình đẳng giữa mọi người và mọi tầng lớp đối với những cơ hội. Tính công bằng chỉ có thể đạt được khi những người đánh cá quy mô nhỏ cũng có quyền tiếp cận bình đẳng đối với những cơ hội tồn tại để phát triển, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên ven biển. Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng cũng đảm bảo tính công bằng giữa thế hệ hiện tại và tương lai bằng cách tạo ra những cơ chế có thể bảo đảm cho việc bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên ven biển để sử dụng cho tương lai.

- Tính hợp lý về sinh thái và sự phát triển bền vững: Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thúc đẩy những kỹ thuật và thực hành không chỉ để phù hợp với những nhu cầu về kinh tế, xã hội, văn hoá của cộng đồng mà còn là hợp lý về sinh thái. Sự phát triển bền vững có nghĩa là phải cân nhắc, nghiên cứu trạng thái và bản chất của môi trường tự nhiên trong khi theo đuổi phát triển kinh tế mà không làm tổn hại đến phúc lợi của thế hệ tương lai

- Tôn trọng những tri thức truyền thống/bản địa: Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thừa nhận giá trị của tri thức và hiểu biết bản địa. Nó khuyến khích việc chấp nhận và sử dụng những tri thức truyền thống/bản địa trong những quá trình và hoạt động khác nhau của mình.

- Sự bình đẳng giới: Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thừa nhận vai trò độc đáo và sự đóng góp của nam và nữ giới trong lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất. Nó thúc đẩy cơ hội bình đẳng của cả hai giới trong sự tham gia có ý nghĩa vào việc quản lý tài nguyên [5].

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các phương pháp sau đây được sử dụng:

2.4.1. Phương pháp kế thừa

Sử dụng các tài liệu và kế thừa các thành quả sẵn có của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý. Các thông tin dưới dạng văn bản được lấy từ các nguồn có sẵn ở các cấp khác nhau như:

- Cấp độ quốc gia: chiến lược, quy hoạch tổng thể và mô hình phát triển DLST.

- Cấp độ tỉnh, thành phố: quy hoạch môi trường, quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển KT-XH, chiến lược phát triển kinh tế vùng đệm và các chính sách khác liên quan đến quản lý vùng đệm.

- Các tài liệu lưu trữ của các đơn vị chức năng liên quan.

- Các nghiên cứu, báo cáo của các nhà khoa học khác.

- Tài liệu, số liệu về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

- Dữ liệu về sự đa dạng sinh học VQG Bến En.

- Dữ liệu về hoạt động du lịch tại VQG từ trước 2015.

2.4.2. Các phương pháp khảo sát thực địa

Các phương pháp này được sử dụng nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nhằm bổ xung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu nhập. Đồng thời, việc trực tiếp tham quan, khảo sát tại địa phương đã giúp tác giả đánh giá sâu sắc hơn về thực trạng hoạt động DLST dựa vào cộng đồng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí