Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu Của Vinatex Giai Đoạn 2010-2020 [6]


Xuất khẩu hàng dệt may của Vinatex sang Nhật Bản thời gian qua tương đối ổn định. Nhật Bản hiện đang là nước đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của Vinatex. Do đó, thị trường Nhật Bản cũng là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.

Thị trường Đông Âu:

Đây là thị trường quen thuộc và không đòi hỏi chất lượng cao như 3 thị trường trên. Vinatex có thể khai thác và thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Bên cạnh đó là thị trường các nước Trung Đông, Châu Mỹ La tinh, Châu Phi với số dân tương đối đông với nhu cầu lớn và không quá khắt khe cũng là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may xuất khẩu của Vinatex.

4.1.3 Dự báo về khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Tình hình phát triển công nghiệp dệt may thế giới và khu vực sau khi bãi bỏ hạn ngạch đang có nhiều biến động. Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may ngày càng trở nên gay gắt gấp bội. Cạnh tranh được chi phối bởi 3 nhân tố chính:

Lợi thế cạnh tranh đang dịch chuyển giữa các nước đang phát triển: Lợi thế này được thể hiện bằng các yếu tố quan trọng như cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông vận tải, vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu sẵn có, thời gian giao hàng,…) Trung Quốc và Ấn Độ là những nước có nhiều lợi thế cạnh tranh nhất và sẽ trở thành hai người khổng lồ trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may trên thế giới, tiếp theo là Pakistan, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan,…

Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến ngành, đặc biệt trong lĩnh vực dệt. Điều này liên quan đến việc đầu tư công nghệ hiện đại và việc giảm chi phí liên quan đến quản lý, vận chuyển,...

Sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng cũng như quan tâm về môi trường.


Theo như đánh giá của nhiều nhà phân tích thì sau khi bãi bỏ hạn ngạch, các nước Châu Á có lợi thế hơn so với các đối thủ ở khu vực khác ở Nam Mỹ, Trung Quốc nổi lên như một quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Trung Quốc là nước đã hội nhập nhanh và sản xuất tất cả các loại đầu vào có thể sử dụng trong sản xuất đồ may mặc với giá thành rẻ… Trung Quốc dễ đạt tới tính kinh tế do sản xuất quy mô lớn mang lại, chi phí sản xuất ở Trung Quốc thấp ( đặt biệt ở các vùng kém phát triển trong nước) và Trung Quốc có thể chủ động được về công nghệ và tư liệu sản xuất nhờ vào tiềm lực khoa học công nghệ khá do doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã có sự chuẩn bị đầu tư mạnh mẽ vào tài sản cố định, phát triển công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh khi chuẩn bị gia nhập WTO.

Việc gia nhập WTO của Trung Quốc đặt ra những sức ép cạnh tranh gay gắt và rất đa dạng đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, trên tổng thể (lợi ích trừ đi thiệt hại), các nước Nam Á mỗi năm bị thiệt hại 3,2 tỷ USD, Inđônêsia bị thiệt hại 0,4 tỷ USD và các nước Đông Nam Á còn lại bị thiệt hại 4 tỷ USD. Những thiệt hại này chủ yếu là do sự huỷ bỏ các hạn ngạch dệt may trong khuôn khổ Hiệp định đa sợi đối với những quần áo may mặc xuất khẩu của Trung Quốc.

Về chủng loại sản phẩm hàng dệt may, Trung Quốc thống trị các loại quần áo vải bông trong khi các nước ASEAN khác như Inđônêsia, Malaysia và Thái Lan lại chi phối về các loại sợi và hàng dệt. Lượng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam cũng khá lớn nhưng chủ yếu là hàng gia công cho nước ngoài.

Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể tranh thủ chiếm thêm thị phần của Trung Quốc về một số mặt hàng như nguyên liệu cho công nghiệp may mặc (các sản phẩm từ bông, tơ tằm, hoá dầu) nhưng trọng tâm là làm thế nào để cạnh tranh với Trung Quốc tại các thị trường thứ ba hơn là làm


thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời thách thức sắp tới là Việt Nam cần phải tham gia tích cực và mạnh mẽ vào mạng lưới sản xuất mới của Châu Á sắp được hình thành khi Trung Quốc tham gia sâu sắc hơn vào việc phân công lao động quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Vinatex cần phải chủ động tránh phụ thuộc quá nhiều vào các quan hệ kinh tế với các nước khối Trung Hoa; phải tranh thủ những kẽ hở của hàng xuất khẩu Trung Quốc đồng thời tạo ra khả năng cạnh tranh bằng những nét độc đáo, riêng có của các sản phẩm của mình. Về dài hạn, những biện pháp cải cách sẽ có vai trò tối quan trọng, bởi vì khi cơ chế thị trường được đẩy sâu và phát triển rộng khắp hơn thì Vinatex sẽ có điều kiện nhận rõ và phát huy các lợi thế cạnh tranh của mình trước hàng xuất khẩu của Trung Quốc.


4.2 Xác định mục tiêu

Vinatex phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2010, đầu tư theo hướng tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và đa dạng hoá sản phẩm, phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hoá đạt 50%. Tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ, hỗ trợ cho các sản phẩm xuất khẩu.

Bảng 12: Các chỉ tiêu chủ yếu của Vinatex giai đoạn 2010-2020 [6]


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu Vinatex đến

2010

2015

2020

GTSXCN

KNXK

Tỷ VNĐ

Triệu USD

22.000

2.000

38.000

3.500

52.000

4.500

Số lao động

1000 người

145

180

200

Săn phẩm chính

- Bông xơ

- Sợi tổng hợp


1000 Tấn

1000 Tấn


20

140


40

300


50

300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 7


- Sợi

- Vải

- SP may

1000 Tấn

triệu m2 triệu SP

150

200

280

200

300

400

240

500

500

Tỷ lệ nội địa hoá

%

50

60

70


4.3 Xác định thị trường - mặt hàng xuất khẩu

4.3.1 Thị trường xuất khẩu

Vinatex định hướng thị trường xuất khẩu chủ yếu của Vinatex trong thời gian tới vẫn là 3 thị trường chính: Mỹ, EU và Nhật. Trong đó:

Thị trường Mỹ:

Với đặc điểm của thị trường Mỹ là các doanh nghiệp thương mại của Mỹ chỉ nhập khẩu trọn gói các sản phẩm dệt may (nhập theo hình thức mua đứt, bán đoạn) mà không thích nhập khẩu theo hình thức gia công. Do đó, trong thời gian tới, để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Vinatex cần tìm hiểu kỹ thị trường, thói quen tiêu dùng, mẫu mốt sản phẩm để có cách chào hàng phù hợp. Bên cạnh đó, Vinatex cần tìm hiểu các nguyên tắc, luật lệ chung của liên bang cũng như từng bang trong các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu,… khi xâm nhập vào thị trường này. Chủ động tiếp cận khách hàng bằng việc tìm hiểu qua tài liệu, qua văn phòng đại diện tại Mỹ và trực tiếp tham gia các hội chợ, triển lãm, gặp mặt với khách hàng.

Thị trường EU:

Vinatex xác định để thâm nhập vào thị trường EU cần nhanh chóng đổi mới công nghệ để có thể đáp ứng được nhu cầu phức tạp và đa dạng của sản phẩm của khu vực thị trường này. Bên cạnh đó, cần phải tìm hiểu các chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của EU mặc dù đây là việc rất khó, mất nhiều thời gian và tốn kém. Ngoài ra, Vinatex cần tiếp tục duy trì quan hệ đối tác tốt với khách hàng truyền thống, nối lại liên hệ với bạn hàng cũ, tìm


kiếm các khách hàng mới, chủ động chào các sản phẩm sẵn có, dễ làm và là thế mạnh của Công ty.

Thị trường Nhật Bản:

Vinatex xác định muốn thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Nhật Bản, vấn đề cốt yếu nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vinatex cần phải nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm JIS trong qúa trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, cần có quan hệ tốt hơn với bạn hàng chung thuỷ và tăng cường quan hệ để mở rộng bạn hàng, nắm lấy một số nhà phân phối chính.

4.3.2 Mặt hàng xuất khẩu:

Trong chiến lược xuất khẩu của mình, Vinatex khẳng định tập trung xuất khẩu các mặt hàng sau: hàng may mặc gồm Jacket và áo khoác, sơ mi và áo các loại, quần các loại, quần áo các loại khác; hàng dệt kim và khăn bông. Trong đó mặt hàng may mặc là mặt hàng quan trọng nhất, sẽ chiếm chủ yếu kim ngạch xuất khẩu của Vinatex trong giai đoạn tới. Vinatex cần tập trung phát triển và tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường hiện nay, cần đi theo hướng sản xuất chấp nhận tất cả các kiểu dáng, chất liệu mà khách hàng yêu cầu, tìm kiếm các đơn hàng có giá trị cao. Bên cạnh đó, Vinatex sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao: Bộ quần áo veston, các sản phẩm thời trang,… có công nghệ cao hơn cho các doanh nghiệp có khả năng tài chính, khả năng quản lý, trình độ kỹ thuật tốt. Ngoài ra Vinatex còn phát triển thêm sản phẩm Jeans phục vụ xuất khẩu.

Hàng dệt kim và khăn bông cũng sẽ là những mặt hàng được Vinatex ưu tiên xuất khẩu. Cần chú trọng đến khâu chào hàng, tìm kiếm các bạn hàng mới và củng cố mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm.

4.4 Đánh giá SWOT

4.4.1 Những điểm mạnh (S):


Máy móc thiết bị ngành may đang được đổi mới và hiện đại hoá;

Sản phẩm có chất lượng được phần lớn các khách hàng khó tính chấp nhận;

Đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới;

Được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt;

4.4.2 Những điểm yếu (W):

May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức xuất khẩu thành phẩm toàn bộ thấp, hiệu quả sản xuất thấp;

Ngành dệt và công nghệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao;

Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị;

Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng chủng loại.

Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.

4.4.3 Những cơ hội (O):

Xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng dệt may sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam mở ra cơ hội và là nguồn lực mới cho các


doanh nghiệp Dệt may về cả vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển...

Việt Nam trở thành thành viên của WTO là cơ hội cho dệt may, mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới ;

Thị trường nội địa có dân số 84 triệu dân với mức sống ngày càng được nâng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nhân.

Việt Nam được đánh giá là điểm đến ổn định về chính trị và an toàn về xã hội, hấp dẫn các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài.

4.4.4 Thách thức (T):

Xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới... là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu;

Các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang hoàn chỉnh; đội ngũ cán bộ dệt may còn thiếu lại bị hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ , kỹ năng; trong khi thời điểm gia nhập WTO đang đến gần, cũng đang là thách thức để tiếp nhận dòng chảy dệt may thế giới và khu vực;

Các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá ngày càng tăng ở các thị trường lớn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước thách thức cạnh tranh.

4.5 Các giải pháp thực hiện

Vinatex đã đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược xuất khẩu gồm:

4.5.1 Giải pháp về đầu tư

Lựa chọn các nội dung đầu tư phù hợp, để tập trung nguồn lực vào các dự án có tác dụng nâng cao giá trị cạnh tranh. Xây dựng một số dự án, chương trình trọng điểm hỗ trợ phát triển.


Do may mặc là ngành gắn liền với sản phẩm cuối cùng chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong các mặt hàng xuất khẩu của Vinatex; mặt khác ngành may sử dụng nhiều lao động, thu hồi vốn nhanh khá phù hợp với mô hình các doanh nghiệp dệt may hiện nay nên để các sản phẩm may mặc có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước cần:

- Chú trọng khâu thiết kế và thực hiện xuất khẩu thành phẩm toàn bộ để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành may.

- Cải thiện việc cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu cho may thay thế cho việc nhập khẩu để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, đồng thời chủ động hơn về mặt nguyên liệu trong cơ chế thị trường.

Đầu tư phát triển gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa làn sóng chuyển dịch dệt may từ các nước phát triển, đưa ra các cơ chế ưu đãi phù hợp để có thể thu hút nguồn vốn, thiết bị, công nghệ, nhân lực kỹ thuật cao từ các nước phát triển.

Đầu tư áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Áp dụng các phần mềm thiết kế sản phẩm và các phần mềm quản lý cơ bản ở một số đơn vị.

4.5.2 Giải pháp về thị trường

Mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những nhân tố quyết định sự tăng trưởng của Vinatex, là khâu đột phá trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Vinatex. Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với Vinatex, nhất là từ phía Trung Quốc. Để nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng của mình trên thị trường quốc tế, Vinatex đã đề ra một số giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu như sau:

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí