Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Giáo Viên‌


môn; Dự giờ, kiểm tra hoạt động giáo dục; kiểm tra hồ sơ chuyên môn; Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ; giáo viên có đủ đồ dùng, giáo án; Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm và các nội dung trên đã đạt được kết quả rất cao (ĐTB= 3.9). Như vậy có thể thấy, Ban giám hiệu đã nhìn nhận đúng vai trò của giáo viên bởi vì đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường, là người có vai trò quyết định đối với chất lượng của nhà trường. Bên cạnh đó vẫn cần hướng dẫn giáo viên cụ thể để giáo viên có thể nắm được hệ thống và phương pháp giáo dục vì ở nội dung này mức độ đạt được mới chỉ đạt ở mức khá (ĐTB= 3.8). Qua bảng 2.7 cũng cho thấy, nhìn chung giáo viên chưa áp dụng nhiều công nghệ thông tin vào trong bài dạy (ĐTB=3.7), thậm chí còn có một số giáo viên do nhiều hoàn cảnh mà sử dụng công nghệ thông tin còn chưa thành thạo và đây là vấn đề cần khuyến khích động viên giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên‌

Bảng 2.8. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên‌


TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

ĐLC

TH

1

Chú trọng bồi dưỡng kiến thức kỹ năng

3.8

0.48

3

2

Sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, hội giảng.

4

0

1

3

Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh

nghiệm

4

0

1

4

Nội dung sinh hoạt chuyên đề có trọng tâm

3.8

0.47

3

5

Tạo điều kiện cho giáo viên học lớp bồi dưỡng chuyên

môn

4

0

1

6

Khuyến khích giáo viên tự học tự bồi dưỡng

3.5

0.71

5

7

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm

3.6

0.68

4

8

Cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên

3.6

0.69

4

9

Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn

3.9

0.29

2

Điểm trung bình

3.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng - 9


Nghiên cứu bảng 2.8 cho thấy: ĐTB chung của toàn thang đo bằng 3,8. Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non công lập trong thành phố Sóc Trăng ở mức “Tốt”.

Có thể nói nhiều biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng được tiến hành có tác động đến chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ. Một số nội dung được đánh giá ở mức độ thường xuyên đạt cao như: tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, tạo điều kiện cho giáo viên học các lớp bồi dưỡng, tổ chức sinh họat chuyên môn, dự giờ, hội giảng đạt kết quả rất cao (ĐTB=4); chú trọng bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho giáo viên; triển khai chuyên đề có trọng tâm; kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn, y kiến đánh giá đạt kết quả tương đối, ở mức độ khá tốt: ĐTB= 3.8->3.9. Kết quả thực hiện cũng cho thấy hầu hết các ý kiến đánh giá việc thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đều đạt khá, tốt. Tuy nhiên, còn biện pháp khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn; tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm và cung cấp tài liệu tham khảo, tự học, bồi dưỡng cho giáo viên mức độ đánh giá đạt thấp nhất so với các biện pháp khác: ĐTB= 3.5- > 3.6.

2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục‌

Bảng 2.9. Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục‌


TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

ĐLC

TH

1

Hướng dẫn khai thác, sử dụng bảo quản cơ sở vật chất

3.9

0.26

2

2

Phân công quản lý sử dụng tài sản

4

0.11

1

3

Mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học.

3.9

0.28

2

4

Nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất

3.9

0.30

2


TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

ĐLC

TH

5

Kiểm kê tài sản định kỳ đột xuất

3.9

0.24

2

6

Hỗ trợ giáo viên làm đồ dùng dạy học

3.8

0.43

3

7

Mua sắm phương tiện hiện đại

3.6

0.66

4

Điểm trung bình

3.8

Bảng khảo sát 2.9 cho thấy: ĐTB chung của toàn thang đo bằng 3,8. Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng ở mức “Tốt”. Trong đó, nội dung 2 được đánh giá rất cao đạt (ĐTB= 4), nhà trường rất quan tâm đến cơ sở vật chất để phục vụ cho quá trình học tập của trẻ bởi cơ sở vật chất của từng lớp là toàn bộ các phương tiện vật chất và kỹ thuật được nhà trường trang bị để giáo dục trẻ. Mỗi giáo viên có trách nhiệm quản lý tốt cơ sở vật chất của lớp và đồ dùng của trẻ, nâng cao ý thức tiết kiệm, thực hiện nghiêm túc các quy định của trường trong việc quản lý tài sản. Đồng thời các nội dung: Hướng dẫn khai thác, sử dụng bảo quản cơ sở vật chất; Mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học; Kiểm kê tài sản định kỳ đột xuất; Nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất cũng được tiến hành gần song song và rất cụ thể (ĐTB= 3.9). Quản lý cơ sở vật chất nhằm đạt được mục tiêu xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kế hoạch, trách nhiệm quản lý cụ thể. Định kỳ kiểm kê tài sản theo đúng quy định của nhà trường. Báo cáo kịp thời khi tài sản bị mất mát, hư hỏng, cần bổ sung thay thế. Tuy nhiên cũng rất cần có thêm sự đầu tư mua sắm các phương tiện phục vụ cho giảng dạy mới và hiện đại hơn nữa. Các nhận xét cho thấy ở nội dung 7 các nhà trường vẫn làm chưa tốt, mức độ còn thấp (ĐTB= 3.6). Một số trường tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hóa


giáo dục, vận động phụ huynh ủng hộ, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bàn ghế, đồ dùng đồ chơi cho trường và các nhóm lớp, đặc biệt là các thiết bị nghe nhìn: tivi, đầu đĩa, catset… từ đó tạo điều kiện để triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, đảm bảo việc cải thiện môi trường giáo dục cho trẻ.

2.4.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục‌

Bảng 2.10. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục‌


TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

ĐLC

TH

1

Kiểm tra thực hiện nội dung kế hoạch

3.8

0.47

2

2

Kiểm tra bài soạn, giờ lên lớp

3.9

0.30

1

3

Kiểm tra hoạt động dạy học

3.9

0.37

1

4

Kiểm tra chuyên đề

3.9

0.26

1

5

Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, tổ

chuyên môn

3.8

0.48

2

6

Kiểm tra, giám sát tự học, tự bồi dưỡng chuyên mô

3.4

0.67

3

7

Kiểm tra cơ sở vật chất, tài sản lớp

3.9

0.30

1

8

Đánh giá kết quả giáo dục

3.9

029

1

Điểm trung bình

3.8

Kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy: ĐTB chung của toàn thang đo bằng

3.8. Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng ở mức “Tốt”. Qua khảo sát, mức độ thực hiện thường xuyên đạt cao, tập trung ở các nội dung kiểm tra bài soạn, giờ lên lớp của giáo viên; kiểm tra các hoạt động giáo dục; kiểm tra chuyên đề và kiểm tra cơ sở vật chất, tài sản nhóm lớp ĐTB=3.9. Việc tiến hành đánh giá kết quả giáo dục, mức độ thường xuyên thực hiện đạt kết quả rất tốt (ĐTB= 3.9). Bên cạnh đó, biện pháp kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo


viên, tổ chuyên môn mức độ thường xuyên đạt thấp hơn: ĐTB= 3.8. Bảng số liệu cũng cho thấy các biện pháp kiểm tra hoạt động chuyên môn đều được đánh giá ở mức độ đạt khá, tốt. Tuy nhiên, kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên còn hạn chế, ý kiến đánh giá mức độ trung bình: ĐTB = 3.4; điều này ảnh hưởng tới sự nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

2.5. Nhận xét chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng‌

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục‌


TT

Các yếu tố

ĐTB

TH

1

Lập kế hoạch hoạt động giáo dục

3.6

4

2

Quản lý về mục tiêu giáo dục

3.7

3

3

Quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ

3.7

3

4

Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên

3.8

2

5

Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

3.9

1

6

Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục

3.8

2

7

Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

3.8

2

Phân tích số liệu bảng trên chúng tôi đưa ra nhận xét: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng được các khách thể nghiên cứu đánh giá ở mức độ “Tốt”. Trong đó, một số nội dung quản lý được đánh giá đã thực hiện ở mức độ “Tốt” cao hơn các nội dung quản lý khác đó là: Quản lý nội dung giáo dục trẻ; Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục. Kết quả này là tín hiệu đáng mừng. Hầu hết các hiệu trưởng đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý hoạt động giáo dục tại trường mầm non. Chính vì vậy đã giúp cho họ đạt được những kết quả tốt trong quá trình quản


lý. Bên cạnh đó, có 1 nội dung “Lập kế hoạch hoạt động giáo dục” mặc dù cũng được đa số khách thể nghiên cứu đánh giá đã thực hiện tốt, tuy nhiên nội dung này có ĐTB = 3.6 thấp nhất trong tất cả các nội dung quản lý mà đề tài tiến hành khảo sát. Đây là điểm cần chú ý đối với chủ thể quản lý tại các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng.

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng‌

Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục‌



T T


Mức độ

Các yếu tố

Rất ảnh hưởng

%

Ảnh hưởng

%

Ít ảnh hưởng

%

Không ảnh hưởng

%

1

Trình độ, năng lực quản lý của Hiệu trưởng

93

5

2


2

Năng lực của Tổ trưởng tổ chuyên môn

68

21

11


3

Năng lực, trình độ nhận thức của giáo viên

86

11

3


4

Các văn bản chỉ đạo của nhà nước của

ngành giáo dục đào tạo

79

21



5

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

94

6



Qua bảng số liệu trên ta thấy, các ý kiến cho rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường với 94% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 6% ý kiến cho rằng ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng. Tiếp theo là yếu tố năng lực, trình độ nhận thức của giáo viên 86% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 11% cho rằng ảnh hưởng, 3% cho rằng ít ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng. Yếu tố 1 về trình độ, năng lực quản lý của Hiệu trưởng với 93% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 5%


cho rằng ảnh hưởng, 2% cho rằng ít ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng. Các yếu tố còn lại, dù được đánh giá mức độ ảnh hưởng ít hơn, nhưng cũng chiếm tỉ lệ trung bình từ 64% đến 68% ý kiến.

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng, từ các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đến đối tượng quản lý, đến môi trường quản lý. Muốn nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng thì cần phải có biện pháp khắc phục mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này.


Tiểu kết chương 2‌

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng được các khách thể nghiên cứu đánh giá đã được thực hiện ở mức độ “Tốt”. Trong đó, một số nội dung quản lý được đánh giá đã thực hiện ở mức độ “Tốt” cao hơn các nội dung quản lý khác đó là: Quản lý nội dung giáo dục trẻ; Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục. ĐTB của các nội dung quản lý này = 3.8->3.9, đạt mức độ thực hiện “Tốt”. Tuy nhiên, nội dung quản lý “Việc lập kế hoạt động giáo dục” mặc dù cũng được đa số khách thể nghiên cứu đánh giá đã thực hiện tốt, nhưng có ĐTB = 3.6 thấp nhất trong tất cả các nội dung quản lý mà đề tài tiến hành khảo sát. Đây là điểm cần chú ý đối với chủ thể quản lý tại các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng.

Luận văn cũng phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng. Kết quả cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, tuy nhiên có một số yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khác đó là: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; Năng lực, trình độ nhận thức của giáo viên; Trình độ, năng lực quản lý của Hiệu trưởng.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn này góp phần giúp tác giả luận văn đưa ra các biện pháp cụ thể, chi tiết để quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập, đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023