Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 2


thật độc đáo, thật Việt Nam. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Nhà nước đã có chính sách thuốc quốc gia về y học cổ truyền và chiến lược hiện đại hóa nền y học cổ truyền Việt Nam. Đó là những điều kiện tiếp sức, làm đà cho y học cổ truyền Việt Nam phát triển vững mạnh hơn trong thế kỉ 21.

2. Ý nghĩa của việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc để xây dựng nền y học Việt Nam

2.1. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc là một cuộc cách mạng trong y học để xây dựng một nền y học Việt Nam có đầy đủ tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng.

Trong thư gửi ngành y tế ngày 27/02/1955, Chủ tịch HCM đã viết: “Trong những năm bị nô lệ thì y học của ta cũng như các ngành khác bị kiềm hãm. Nay chúng ta độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu chữa bệnh của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc dân tộc - khoa học - đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta và thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên nghiên cứu phối hợp thuốc đông y và tây y”. Từ đó đến nay, vấn đề kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn ngành y tế trên con đường xây dựng nền y học Việt Nam.

Y học ngày nay là thành quả của việc bảo vệ sức khỏe của nhiều dân tộc trên thế giới và do những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra. Bản thân nền y học cổ truyền của dân tộc Việt Nam cũng là một sự kết hợp của kinh nghiệm dân gian Việt Nam với y học cổ truyền của các nước láng giềng trong điều kiện cụ thể về đất nước, con người và tình hình bệnh tật của nhân dân ta. Mỗi nền y học đều có những sở trường và những tồn tại nhất định. Việc kết hợp sẽ bổ sung cho nhau và làm cho y học Việt Nam mang tính chất hơn hẳn về khoa học, trở thành một trong những nền y học tiến bộ nhất của thời đại.

Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, áp dụng tinh hoa của thế giới với kinh nghiệm phong phú của cha ông, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị, dựa trên nguồn dược liệu thiên nhiên ưu đãi, cùng với các phương pháp không dùng thuốc, để có những phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp nhất với dân tộc, mang đậm bản chất dân tộc.

Bằng biện pháp kết hợp, nền y học Việt Nam mang tính chất đại chúng, vì mục đích phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của quảng đại nhân dân Việt Nam, được người dân ưa chuộng, tín nhiệm.

2.2. Nền y học Việt Nam dựa trên phương châm kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc đã đoàn kết và thống nhất được toàn bộ đội ngũ cán bộ y tế để phục vụ cho công cuộc xây dựng nền y tế XHCN.

Tổ chức y tế Việt Nam gồm đông đảo cán bộ được đào tạo theo nhiều chuyên khoa khác nhau của y học hiện đại, cùng với đội ngũ những người làm công tác y học dân tộc chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, tập hợp trong các phòng chẩn trị đông y, hội y học dân tộc. Đoàn kết tất cả các lực lượng này sẽ hình thành một mạng lưới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


hùng hậu, rộng khắp, có đủ khã năng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cả nước.

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 2

Hiện nay, tại nhiều miền đất nước, nhất là ở khu vực miền núi, còn rất nhiều những kinh nghiệm trị bệnh có giá trị, những bài thuốc hay, những cây thuốc quý mới chỉ được sử dụng trong một phạm vi nhỏ, có nguy cơ thất truyền. Chúng ta cần gấp rút sưu tầm, kế thừa và phát huy. chỉ có sự kết hợp chặt chẽ hai nền y học mới có thể thực hiện được điều này.

Đội ngũ cán bộ y tế đông đảo, hoạt động có tổ chức, có hiệu quả là một trong các điều kiện cần thiết để ngành y tế thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, thực hiện lời dạy của Chủ tịch HCM “Thầy thuốc như mẹ hiền

2.3. Nền y học Việt Nam kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc mang đầy đủ tính chất tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng CNXH.

Những phương pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả, ít tốn kém đang được áp dụng, như: Dưỡng sinh, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thuốc nam… cần được phổ biến rộng rãi trong nhân dân để tự phòng bệnh, chữa bệnh, thực hiện được tính chất dự phòng của nền y học cách mạng.

Nước ta có nguồn dược liệu rất lớn, có nhiều cây thuốc quý, có giá trị cao để trị bệnh và xuất khẩu. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất nước trải dài qua nhiều vĩ tuyến, độ cao, khí hậu khác nhau, thuận lợi co việc di thực, phát triển dược liệu để tự túc nguồn nguyên liệu làm thuốc, tạo điều kiện để giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu, làm giàu cho Tổ quốc.

Vì thế, phương châm kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc cũng chính là nội dung của quan điểm tự lực, tự cường, xây dựng ngành và cần kiệm xây dựng CNXH của Bộ y tế Việt Nam.

3. Những biện pháp để thực hiện việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.

Căn cứ vào thư của Hồ Chủ Tịch, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V quyết định của Hội đồng Chính phủ 266CP, Hiến pháp của nước CHXNCNVN cùng các thông tư hướng dẫn của Bộ y tế, công tác kết hợp hai nền y học để xây dựng nền y học Việt Nam cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp sau:

3.1. Về nhận thức tư tưởng:

Cần làm cho mọi người, nhất là cán bộ y tế, thấy rõ sự cần thiết, lợi ích của việc xây dựng nền y học Việt Nam trên cơ sở kết hợp hai nền y học hiện đại và cổ truyền. Khắc phục một số nhận thức, khuynh hướng sai lầm như:

- Thiếu tin tưởng, chấp hành không nghiêm túc và sáng tạo các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về vấn đề này.

- Coi nhẹ giá trị phòng bệnh, trị bệnh của y học dân tộc của một số người do chịu ảnh hưởng của sách vở nước ngoài.


- Tư tưởng và khuynh hướng hẹp hòi dân tộc của một số người trong giới y học dân tộc trước việc tiếp thu nền y học hiện đại và kinh nghiệm của nền y học phương Đông.

3.2. Kiện toàn việc tổ chức kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc từ trung ương đến cơ sở:

Cần tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, trong đó coi trọng nhất 2 vấn đề sau:

- Xây dựng và kiện toàn các tổ chức tham mưu cho Bộ Y tế và các Sở Y tế, chỉ đạo có hiệu quả công tác kết hợp về nhiều mặt; đường lối, chỉ đạo thực hiện, tổ chức, khám chữa bệnh, công tác dược liệu, công tác đào tạo.

- Tổ chức mạng lưới khám chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền từ trung ương đến cơ sở nằm trong hệ thống tổ chức y tế Nhà nước, đặc biệt là các viện nghiên cứu đầu ngành, các bệnh viện trung ương, viện y học dân tộc, cũng như bệnh viện đa khoa tại các tỉnh, là những nơi có điều kiện để kế thừa, nâng cao, phát huy, phát triển các phương pháp trị bệnh của y học cổ truyền.

Chú ý tuyến y tế cơ sở là nơi trực tiếp khám chữa bệnh thông thường và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

3.3. Kế thừa những kinh nghiệm trị bệnh của nền y học cổ truyền.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển y học cổ truyền theo hướng kết hợp với y học hiện đại. Trong nhân dân, nhất là khu vực đồng bào thiểu số, hiện có rất nhiều kinh nghiệm, cây thuốc đang được sử dụng theo tính chất gia truyền, cần có cách làm thích hợp và chính sách đãi ngộ khen thưởng xứng đáng để chứng minh và đưa vào sử dụng rộng rãi những bài thuốc, vị thuốc, phương pháp trị liệu quý báu đó.

Một số công việc cần phải tiến hành để cho công tác kế thừa có hiệu quả là:

- Những vị lương y có tài, nhiều kinh nghiệm phần lớn đều trong độ tuổi cao, cần gấp rút tổ chức kế thừa theo hướng dẫn của Bộ y tế.

- Cần đào tạo một số người biết chữ Hán Nôm để phục vụ công tác sưu tầm, biên dịch lại các tài liệu lưu truyền, tìm hiểu những trước tác của các danh y thời trước, góp phần biên soạn tài liệu về lịch sử của nền y học cổ truyền dân tộc.

3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, phổ biến những kinh nghiệm phòng và trị bệnh của nền y học cổ truyền dân tộc:

Gấp rút mở rộng quy mô đào tạo một đội ngũ cán bộ đảm nhiệm được các công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, kế thừa, khám chữa bệnh bằng cách kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền.

Cần phổ cập đến mọi cán bộ y tế một số kiến thức, thực hành các phương pháp chữa bệnh, nhất là châm cứu và sử dụng nguồn thuốc sẵn có trong nước, đặc biệt chú ý đến số cán bộ y tế ở tuyến cơ sở.


Cần đào tạo nhiều cán bộ chuyên ngành dược liệu, nắm vững kỹ thuật bào chế đông dược bằng các phương pháp cổ truyền và công nghệ hiện đại.

3.5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu y học cổ truyền:

Các phương pháp trị bệnh của y học cổ truyền dân tộc rất có giá trị và phong phú, nhưng hiện còn ở trong phạm vị một nền y học lâm sàng và kinh nghiệm, cần phải dùng các kỹ thuật nghiên cứu hiện đại để chứng minh, chỉnh lý và nâng cao. Công tác nghiên cứu cần tập trung vào một số khâu sau:

- Nghiên cứu các tác phẩm của những danh y Việt Nam để xây dựng, bổ sung vào kho tàng kinh nghiệm của y học cổ truyền dân tộc.

- Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp hiệu quả, ít tốn kém, dùng điều trị những bệnh thông thường, hay gặp trong nhân dân.

- Nghiên cứu phương pháp trị một số bệnh nan y mà y học hiện đại đang gặp nhiều khó khăn trong việc phòng và trị bệnh, góp phần phát triển nền y học thế giới.

- Nghiên cứu các vị thuốc sẵn có trong nước, kiểm chứng tác dụng dược lý, tìm hiểu thành phần hóa học và đánh giá hiệu quả điều trị.

- Nghiên cứu di thực các loại thuốc hiện còn phải nhập.

- Nghiên cứu cải tiến dạng bào chế các bài thuốc có hiệu quả điều trị cao để phục vụ cho nền công nghiệp dược phẩm.

3.6. Xây dựng chính sách toàn diện, phục vụ cho công tác kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền: Đặc biệt chú ý xây dựng và thực hiện các chính sách về:

- Chế độ đãi ngộ, hưởng thụ theo tài năng và sự cống hiến của các vị lương y.

- Kịp thời khen thưởng, khuyến khích đối với những đóng góp kinh nghiệm trị bệnh, bài thuốc gia truyền, cây thuốc quý…

- Tạo điều kiện cho các lương y dược hành nghề trong các tổ chẩn trị, phòng chẩn trị y học dân tộc, nhất là trong các tổ chức y tế nhân dân và tổ chức y tế nhà nước.

- Vận động đồng bào các dân tộc vùng cao đóng góp kinh nghiệm gia truyền và các cây thuốc quý.

3.7. Giải quyết tốt vấn đề dược liệu.

Phát triển nguồn dược liệu phong phú trong nước có tầm đặc biệt quan trọng để thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ hai nền y học. Các công tác cần tập trung là:

- Điều tra trữ lượng cây thuốc thiên nhiên, lập bản đồ dược liệu các vùng trên toàn quốc.

- Khoanh vùng nuôi trồng các dược liệu có sẵn trong nước và các loài di thực, tập đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

- TIếp tục nghiên cứu di thực trên toàn quốc.


- Khuyến khích thu mua và nuôi trồng dược liệu.

- Khuyến khích tuyên truyền việc sử dụng thuốc nam và sản phẩm bào chế từ thuốc nam

4. Quy trình thực hiện việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong việc thừa kế một bài thuốc dân tộc:

Qua nhiều năm thực hiện, từ thực tiễn có thể rút ra 3 giai đoạn cơ bản của quy trình nghiên cứu thừa kế một bài thuốc của y học cổ truyền dân tộc như sau:

Giai đoạn1: Chọn lọc.

Chọn lọc một bài thuốc gia truyền có hiệu quả tốt là giai đoạn đầu tiên có tính cần thiết và khó khăn nhất. Nếu chọn sai (thuốc không có hiệu quả thực sự) thì việc kết hợp không còn ý nghĩa. Quá trình chọn lọc chủ yếu là qua thực nghiệm lâm sàng. Cần tuân thủ 3 điều kiện sau:

- Thuốc dùng thực nghiệm phải được kiểm tra độc tính, được ổn định bằng một số tiêu chuẩn tạm thời tùy theo dạng sử dụng (viên, rượu, dùng ngoài…)

- Phải biết rõ thành phần, quy định bào chế thực tế.

- Phải có ít nhất một bác sĩ lâm sàng làm công tác chọn lọc bệnh nhân, theo dõi hiệu quả của thuốc thông qua sự cải thiện các triệu chứng sau quá trình dùng thuốc. Kết quả thử nghiệm phải được thông qua một Hội đồng thẩm định.

Giai đoạn2: Thừa kế để bào chế

- Cần nghiêm túc tuân thủ theo kinh nghiệm cổ truyền hay dân gian trong bào chế khi chưa có cơ sở khoa học để thay đổi, ví dụ: Phương pháp phơi, sấy, sao, tẩm…

- Nếu cần thay đổi quy trình bào chế phải có chứng minh bằng thực nghiệm, tránh suy luận máy móc.

Giai đoạn3: Phát huy hiệu quả

Khi bài thuốc thừa kế có hiệu quả tốt trên lâm sàng, để phát huy hiệu quả, có thể chuyển dạng bào chế để phát huy tác dụng, thuận lợi cho việc sử dụng và bảo quản.

Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc để xây dựng nền y học Việt Nam là một chủ trương sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Chủ tịch HCM mà các Đại hội Đảng toàn quốc từ lần thứ III đến nay đã kiên trì đề ra trong Nghị quyết. Chỉ có thực hiện thành công các nghị quyết của Đại hội Đảng mới có thể xây dựng một nền y học Việt Nam mang đầy đủ tính khoa học, dân tộc và đại chúng, mỗi cán bộ y tế mới thực sự là một “mẹ hiền” của bệnh nhân, có điều kiện để cống hiến trí tuệ và tài năng cho tương lai giàu mạnh của tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.




CHƯƠNG II

CÁC HỌC THUYẾT CƠ BẢN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN


MỤC TIÊU

1. Trình bày được nội dung cơ bản của học thuyết âm dương, ngũ hành.

2. Vận dụng được học thuyết âm dương, ngũ hành vào YHCT.

3. Trình bày được sự vận dụng học thuyết âm dương, ngũ hành vào dược học cổ truyền.


I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

1. XUẤT XỨ

Thuyết âm dương là một phần của triết học phương đông, là tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa duy vật cổ đại phương Đông, nó thể hiện quá trình nhận thức các quy luật vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, được người xưa vận dụng từ 3000 năm trước. Thuyết âm dương được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: thiên văn học, địa chất học, nông học, toán học, hóa học, y học cổ truyền…Trong đó nền y học cổ truyền đã vận dụng thuyết âm dương một cách toàn diện và vô cùng phong phú. Thuyết được hình thành và phát triển rộng rãi từ thời Xuân khu chiến quốc (Trung Quốc). Nó là lý luận cơ bản để giải thích những quy luật giữa con người và thiên nhiên, vũ trụ. Trong đó coi con người là một chỉnh thể, là một vũ trụ thu nhỏ, nó quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình từ cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và điều trị của y học cổ truyền.

2. NỘI DUNG

Nội dung cơ bản của học thuyết âm dương là trong mỗi sự vật, hiện tượng bao giờ cũng tồn tại khách quan hai mặt đối lập nhưng thống nhất vừa hòa hợp, tương đồng; nhưng lại vừa xung khắc, tương phản nhau. Hai mặt âm dương đều là quá trình tích cực của sự vật. Âm dương tuy trừu tượng về mặt khái niệm, nhưng lại có cơ sở vật chất rỏ ràng, nó bao quát tất cả, phổ cập tất cả. Tất cả tư duy của con người đều phải lấy âm dương làm căn bản. Mọi phân tích về mặt lý luận trong y học cổ truyền đều phải xem xét vấn đề âm dương trước tiên..

3. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

a) Âm dương đối lập với nhau:

Đối lập là sự đấu tranh, mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.

Thí dụ: ngày và đêm; nước và lửa; quá trình ức chế và hưng phấn…

b) Âm dương hỗ căn:

Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Âm dương tuy đối lập, nhưng phải nương tựa vào nhau mới cùng tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai quá trình đều là những mặt


tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh phát triển được. Thí dụ: có đồng hóa mới có dị hóa, ngược lại nếu không có quá trình dị hóa thì quá trình đồng hóa sẽ dừng lại; có số âm thì có số dương; hưng phấn và ức chế đều là những quá trình hoạt động tích cực của vỏ não…

c) Âm dương tiêu trưởng:

Tiêu là sự mất đi; trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa qua lại của hai mặt âm dương.

Như khí hậu bốn mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nòng, từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình âm tiêu dương trưởng; từ nóng sang lạnh là quá trình dương tiêu âm trưởng, do đó có các trạng thái nóng, ấm, mát, lạnh…

Sự vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới một mức độ nào đó sẽ có sự chuyển hóa cho nhau gọi là “âm cực sinh dương; dương cực sinh âm” hay “hàn cực sinh nhiệt; nhiệt cực sinh hàn”.

Vận dụng trong quá trình phát triển của bệnh tật: bệnh thuộc dương như sốt cao, dến mức độ nào đó có thể ảnh hưởng đến phần âm như mất nước, mất điện giải; mất nước nhiều là bệnh ở phần âm đến một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương như choáng, trụy tim mạch gọi là vong dương.

d) Âm dương bình hành:

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động và chuyển hóa không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại trạng thái quân bình, cân bằng nhau.

Sự mất quân bình, thăng bằng của hai mặt âm dương biểu hiện sự phát sinh ra bệnh tật trong cơ thể. Tóm lại bốn quy luật trên của hai mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn nhưng thống nhất, chuyển hóa, vận động và nương tựa lẫn nhau của mọi hiện tượng, sự vật của thế giới vật chất.

Từ bốn quy luật trên khi vận dụng vào y học người ta còn nhận thấy một số phạn trù sau:

Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương

Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong một điều kiện cụ thể nào đó nó có tính tương đối. Thí dụ: hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc dương, nhưng đối lập một cách tương đối thì lương (mát) thuộc âm đối lập với ôn (ấm) thuộc dương. Trên lâm sàng ta thấy sốt (nhiệt) thuộc dương, nhưng nếu sốt cao thuộc lý thì phải dùng thuốc hàn; còn sốt ít thuộc biểu thì dùng thuốc lương (mát).

Trong âm có dương, trong dương có âm

Do âm dương nương tựa vào nhau cùng tồn tại nên đôi khi xen kẻ, chuyển hóa với nhau trong quá trình phát triển


Thiếu âm

Thái dương

Thái âm

Thiếu dương


Biểu tượng của âm dương

Như sự phân chia thời gian trong mộ ngày: ban ngày thuộc dương; từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là phần dương của dương; từ 12 giờ đến 18 giờ là phần âm của dương- ban đêm thuộc âm từ 18 đến 24 giờ là phần âm của âm; từ 24 giờ đến 6 giờ sáng là phần dương của âm.

Trên lâm sàng, khi cho thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt, cần chú ý đừng làm ra mồ hôi nhiều có thể làm mất nước, mất điện giải; về triệu chứng chú ý các chứng hư thực, hàn nhiệt lẫn lộn; trong cấu trúc cơ thể thì tạng thuộc âm như: can, thận…nhưng có can âm (can huyết), có can dương (can khí); thận có thận âm (thận thủy) có thận dương (thận hỏa)…

Bản chất và hiện tượng

Thông thường bản chất phù hợp với hiện tượng. Nhưng có những lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là sự “thực giả” trên lâm sàng phải biết phân biệt cho đúng bản chất để chữa cho đúng nguyên nhân..

4. NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ ÂM DƯƠNG

a) Về trạng thái

Trạng thái động, hưng phấn, nhiệt, ánh sáng…thuộc dương. Trạng thái tĩnh, ức chế, lạnh, bóng tối…thuộc âm.

b) Về không gian

- Trời thuộc dương, đất thuộc âm; mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm

- Trong một không gian cụ thể: phía trên thuộc dương, phía dưới thuộc âm; phía ngoài thuộc dương, phía trong thuộc âm…

c) Về thời gian

Ngày thuộc dương, đêm thuộc âm, như trên đã nói âm dương có tính tương đối và trong âm có dương, trong dương có âm.

d) Về phương hướng

Phía đông, phía nam thuộc dương. Phía bắc phía tây thuộc âm.

e) Về thời tiết

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí