Chính Sách Hình Sự Áp Dụng Đối Với Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng Của Con Người

nghĩa xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Các hình thức đó là cố ý có dự mưu và cố ý đột xuất; cố ý xác định và cố ý không xác định.

Cố ý có dự mưu là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội đã có suy nghĩ, tính toán cẩn thận những việc cần phải làm nhằm đạt được mục đích của mình. Đây là trường hợp thường xảy ra ở các vụ trọng án như giết người cướp tài sản, dạng tội phạm hoạt động có tổ chức…

Cố ý đột xuất là trường hợp một người vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó: Ví dụ như trong trường hợp giết người do nguyên nhân xã hội. Vì mâu thuẫn phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày có tức thời vì bực tức không kềm chế đã gây án giết người.

Theo Điều 10 BLHS, lỗi vô ý tức là vô ý phạm tội, là phạm tội trong những trường hợp: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

- Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý. Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Đối với tội xâm phạm tính mạng con người có hai hình thức lỗi. Lỗi cố ý là các tội quy định tại các điều 93, 94, 95, 96, 100, 101, 102, 103. Lỗi vô ý là các tội quy định tại các Điều 98, 99; lỗi cố ý hoặc vô ý quy định tại Điều 97 BLHS.

Xem xét cụ thể ở từng tội danh, về mặt chủ quan của nhóm tội xâm phạm tính mạng con người có nhiều điểm cần lưu ý như sau:

- Mặt chủ quan tội giết người (Đ. 93 BLHS): Lỗi của tội phạm này

là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng nguy đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác, họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó. Mục đích, động cơ phạm tội là nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, nếu vì mục đích này thì người phạm tội bị xử lý về tội khủng bố quy định tại Điều 84 BLHS. Trong trường hợp không rõ mục đích hoặc không có mục đích tước đoạt tính mạng từ trước, nhưng về tình tiết khách quan xác định có dấu hiệu của tội phạm giết người thì cần xem xét những tình tiết sau để chứng minh mục đích phạm tội. Đó là vị trí tấn công trên cơ thể của nạn nhân. Nếu nơi tấn công là vùng nguy hiểm, dễ gây chết người như vùng ngục, bụng, vùng đầu là cố ý giết người và ngược lại. Xem xét về phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng. Người phạm tội cố ý giết người thì sẽ dùng các dụng cụ nguy hiểm, dễ gây sát thương như súng, mã tấu, dao, rựa, trái nổ...

- Mặt chủ quan của tội giết con mới đẻ (Đ.94 BLHS): Là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong trường hợp là lỗi cố ý trực tiếp thì thể hiện ở việc người mẹ muốn chính tay mình giết chết con và đã thực hiện hành vi giết con. Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp. Người mẹ có hành vi với con như bỏ rơi ngoài đường, không cho bú... và nhận thức được rằng hành vi của mình có khả năng dẫn đến đứa trẻ chết nhưng vẫn thực hiện mặt dù không mong muốn hậu quả xảy ra. Về động cơ, mục đích phạm tội là giết con vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà thực hiện hành vi khách quan nêu trên.

- Mặt chủ quan tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Đ.95 BLHS): Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là tước đoạt tính mạng của người khác. Dấu hiệu trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của chủ thể là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Vì nếu không có dấu hiệu này thì người thực hiện hành vi bị xử lý về tội giết người theo Điều 93.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Mặt chủ quan của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Đ.96 BLHS): Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, chủ yếu là cố ý gián tiếp – cố ý không xác định, tức chủ thể thực hiện hành vi không xác định hậu quả từ trước. Thể hiện người phạm tội thấy hành vi của mình là nguy hiểm, có thể làm chết người tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn hành động chống trả đối với hành vi của bị hại và hậu quả chết người xảy ra. Động cơ phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc của công dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc để định tội.

- Mặt chủ quan tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Đ.97 BLHS): Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý. Đối với tội này không thể là do lỗi cố ý trực tiếp. Vì nếu người thi hành công vụ mà trong khi thi hành công vụ cố ý tước đoạt sinh mạng người khác trái pháp luật thì người phạm tội bị xử lý theo Đ.93 BLHS và có thêm tình tiết tăng nặng theo Điểm c, Khoản 1, Điều 48.

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 7

- Mặt chủ quan tội vô ý làm chết người (Đ.98 BLHS) và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Đ.99 BLHS): Thể hiện là lỗi vô ý bao gồm lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

- Mặt chủ quan của tội bức tử (Đ.100 BLHS): Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý đối với hậu quả tự sát của nạn nhân. Trong

trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân, tuy không mong muốn việc đó nhưng có ý thức bỏ mặc, chấp nhận việc đó. Trái lại trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân nhưng đã quá tin rằng việc đó sẽ không xảy ra. Nếu người phạm tội mong muốn nạn nhân tự sát khi thực hiện hành vi phạm tội của mình thì hành vi của họ không còn là bức tử mà là hành vi giết người với thủ đoạn đặc biệt (Đ. 93 BLHS).

- Mặt chủ quan của tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát theo Điều 101 BLHS: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Thể hiện là người phạm tội nhận thấy rõ hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân, thấy trước được hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là tạo điều kiện để người khác tự sát được dễ dàng và mong muốn hoặc bỏ mặc cho việc tự sát xảy ra.

- Mặt chủ quan tội không cứu giúp người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Đ.102 BLHS): Lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ việc mình không cứu giúp nạn nhân thì tính mạng nạn nhân sẽ bị nguy hiểm hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

- Mặt chủ quan của tội đe dọa giết người (Đ.103 BLHS): Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là đe dọa cho nạn nhân lo sợ chứ không có ý định giết người.

1.2.3. Chính sách hình sự áp dụng đối với các tội xâm phạm tính mạng của con người

CSHS là những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tội phạm và hình phạt nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự cũng như thực tiễn áp dụng hệ thống pháp luật này.

Hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm được xem là hạt nhân, là cốt lõi của CSHS từ lâu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, hoàn thiện, đã góp phần tích cực cho việc đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước, từng bước hội nhập với quốc tế.

Hệ thống pháp luật về đấu tranh chống tội phạm là tổng thể các quy phạm pháp lý của ba ngành luật thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự (pháp luật hình sự, pháp luật Tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự) điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội phát sinh: Giữa Nhà nước và người phạm tội, trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, trong quá trình thi hành các bản án và các quyết định về hình sự và trong quá trình hợp tác quốc tế của nước ta với cộng đồng quốc tế nhằm đảm bảo cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả cao, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền và công cuộc cải cách tư pháp, bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của con người và của công dân ở Việt Nam, cũng như hòa bình và an ninh của nhân loại trong khu vực và trên toàn thế giới.

CSHS có thể mang tính chiến lược, có thể là sách lược được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Cũng như các tội phạm khác về cơ bản, chính sách hình sự được áp dụng đối với các tội xâm phạm tính mạng con người được thể hiện ở những nội dụng sau:

- Về nguyên tắc chung, theo Điều 3 BLHS: Mọi hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng con người phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Mọi người khi phạm các tội xâm phạm tính mạng con người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Quá trình thực thi công lý, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng

chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

Nói về hình phạt, Điều 26 BLHS Việt Nam khẳng định: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định. Giải thích rõ hơn, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Văn Cảm định nghĩa: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được áp dụng trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án để tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của con người bị kết án theo các quy định của PLHS.

Do đối tượng tác động của tội phạm là con người và tầm quan trọng của quan hệ xã hội cần được bảo vệ nên CSHS, đường lối xử lý của Nhà nước đối với các tội xâm phạm tính mạng của con người là rất nghiêm khắc. Theo LHS Việt Nam, hình phạt chính đối với tội xâm phạm tính mạng con người có nhiều mức độ khác nhau, thấp nhất là cảnh cáo, cao nhất là tử hình. Bên cạnh hình phạt chính, người phạm tội có thể phải chịu các hình phạt bổ sung gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ; Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Quản chế, cấm cư trú.

Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người hiện nay được thể hiện rõ nét qua BLHS năm 1999. Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000. Bộ luật hình sự này thay thế BLHS được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS đã được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997.

BLHS năm 1999 có tất cả 24 chương – 10 chương trong Phần chung với 77 điều, 14 chương trong Phần các tội phạm với 267 điều, tổng cộng có 344 điều. Trong đó BLHS năm 1999 có hẳn một chương riêng quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, danh dự của con người (Chương XII) quy định 11 tội trực tiếp xâm phạm tính mạng con người. Ngoài ra, trong từng chương cụ thể khác trong Phần các tội phạm cũng ghi nhận các tội xâm phạm tính mạng con người ở nhiều mức độ khác nhau.

Các hành vi có hành vi xâm phạm tính mạng con người trong Phần các tội phạm BLHS 1999 được ghi nhận trong CTTP cơ bản hoặc CTTP tăng nặng của các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người tương ứng. Do tính chất nguy hiểm của các hành vi xâm phạm tính mạng nên ngoài việc ghi nhận các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người cụ thể trong Chương XII Phần các tội phạm BLHS, nhà làm luật còn ghi nhận các hành vi này tại CTTP tăng nặng, đặc biệt tăng nặng của một loạt các tội phạm khác. Đối với những trường hợp có hành vi gây tổn hại tính mạng con người nhằm mục đích vụ lợi khác, lấy việc giết người làm phương tiện để thực hiện mưu đồ phạm tội khác thì PLHS còn quy định TNHS tăng nặng đối với những trường hợp này. Bởi lẽ, khi đó người phạm tội không những xâm phạm đến quyền được tôn trọng, bảo vệ về tính mạng mà còn xâm phạm đến các quyền, quan hệ xã hội khác như: sở hữu, an toàn công cộng, trật tự công cộng, danh dự, trật tự

quản lý hành chính, hoạt động tư pháp…Vì vậy, hành vi xâm phạm tính mạng ở đây thể hiện mức độ rất nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hành vi xâm phạm tính mạng này thường được quy định ở CTTP tăng nặng, đặc biệt tăng nặng và tất nhiên người phạm tội bị truy cứu TNHS ở khung hình phạt nặng hơn.

Những năm gần đây, trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và yêu cầu hội nhập, hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tính mạng con người nói riêng liên tục được bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp, cơ bản phục vụ tốt cho công tác quản lý, điều hành của nhà nước, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân và cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, về PLHS hiện hành đối với các loại tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tính mạng con người nói riêng mà cụ thể là BLHS năm 1999 tuy đã có sửa đổi, bổ sung nhưng vần còn nhiều tồn tại, nhược điểm về mặt kỹ thuật lập pháp, tính hợp lý về mặt thực tiễn, hoặc tính chính xác về mặt khoa học. Như trong vấn đề xác định tội danh, mức hình phạt một số tội danh còn thiếu tính răn đe. Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tố tụng hiện nay vẫn chưa thật sự tao ra cơ chế để các cơ quan tư pháp, những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có sự phối hợp thực hiện công tác điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo không bỏ sót tội phạm, không oan người ngay, thực hiện tốt chủ trương cải cách tư pháp.

Chính vì những lý do trên mà ngoài việc ban hành BLHS 1999, Nhà nước ta còn ban hành các văn bản PLHS hướng dẫn thực hiện BLHS. Trong đó cũng có các văn bản hướng dẫn về các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người như:

Ngày 25/9/2001 Bộ tư pháp, Bộ công an, VKSNDTC, TANDTC đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023