Đẩy Mạnh Công Tác Giám Sát, Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục‌


* Cách thức thực hiện biện pháp

Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện. Nhà trường xây dựng quy định về khai thác, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Định kỳ hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy. Tiến hành kiểm kê tài sản đầu năm, cuối năm; dự trù mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động dạy học.

Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp thêm những thiết bị dạy học, có kế hoạch thanh lý những thiết bị không còn sử dụng được, đồng thời lập kế hoạch mua sắm phù hợp điều kiện nhà trường để phục vụ cho hoạt động dạy và học.

3.2.6. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục‌

* Mục đích của biện pháp

Qua kiểm tra giúp hiệu trưởng đổi mới tư duy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, đảm bảo sự ổn định trong nhà trường. Quá trình đánh giá kết quả giáo dục giúp cho giáo viên và nhà trường có căn cứ xây dựng và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với trẻ và điều kiện thực tiễn.

* Nội dung thực hiện biện pháp

Hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho giáo viên. Các hình thức kiểm tra: kiểm tra toàn diện (kiểm tra một tổ chuyên môn, một giáo viên, một lớp học, một trẻ); kiểm tra từng mặt (hiệu trưởng kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra giờ dạy trên lớp); kiểm tra theo chuyên đề; kiểm tra định kỳ, đột xuất. Kiểm tra giờ dạy của giáo viên, kết quả nhận thức của trẻ.

Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn giáo viên: kiểm tra công tác quản lý chuyên môn của tổ trưởng, nhóm trưởng về (nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn); kiểm tra hồ sơ


chuyên môn và nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ; kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn.

Kiểm tra chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm như: về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (thông qua dự giờ hoạt động Làm quen với văn học); chuyên đề về lĩnh vực thẩm mỹ (dự giờ Âm nhạc, Tạo hình) hay các chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử.

Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Đặc biệt là nêu cao vấn đề tự đánh giá của giáo viên.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Thành lập ban kiểm tra có trình độ hiểu biết về lĩnh vực cần kiểm tra, có trách nhiệm cao. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp. Hiệu trưởng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra để biết được hiệu quả công việc.

Xây dựng chế độ kiểm tra cụ thể, chặt chẽ, gắn trách nhiệm với quyền lợi trong kiểm tra và gắn kết quả kiểm tra với xét thi đua hàng tháng, năm. Qua kiểm tra đánh giá ghi nhận đầy đủ bằng biên bản các nội dung kiểm tra và nhận xét đánh giá của người kiểm tra để giáo viên rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp‌

Mỗi biện pháp đã đề xuất có vị trí, vai trò, nhiệm vụ và cách thức tiến hành khác nhau. Các biện pháp có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình giáo dục trẻ. Thực hiện biện pháp này là điều kiện cho việc thực hiện tốt biện pháp kia. Việc thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp hiệu trưởng trường mầm non hoàn thành chức trách nhiệm vụ quản lý đã đặt ra.

Trong sáu biện pháp được đề xuất, chúng tôi quan tâm đến biện pháp 1, 3 và 6, đó là Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục; Tăng cường công


tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ở trường mầm non.

Việc xây dựng tốt các kế hoạch giáo dục trong trường mầm non sẽ là tiền đề, là điều kiện “cần” cho việc thực hiện tốt các biện pháp còn lại. Bởi vì khi xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp sẽ giúp cho cán bộ quản lý cũng như giáo viên dễ dàng thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.

Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên được xem là biện pháp chủ đạo của công tác quản lý, giúp thực thi các vấn đề trong kế hoạch đã định.

Biện pháp Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá là biện pháp mang tính quyết định, bởi vì để cảnh báo về chất lượng các hoạt động giáo dục, nó có thể “can thiệp” vào bất kì các hoạt động nào của nhà trường, ngoài ra nó còn phản ánh mức độ hợp lý của các biện pháp quản lý, giúp nhà quản lý có những điều chỉnh hợp lý cho biện pháp khác.

Trong thực tế công tác quản lý, việc triển khai các biện pháp một cách đồng bộ sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy vậy, tùy theo tình hình thực tiễn cũng như những điều kiện có liên quan mà chủ thể quản lý sẽ có thể lựa chọn biện pháp ưu tiên hay một số biện pháp phù hợp đã đề xuất nhằm đảm bảo tính khả thi.

3.4. Kiểm chứng nhận thức về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất‌

Để kiểm chứng tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp mà tác giả luận văn đã đề xuất, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách lập phiếu hỏi ý kiến các nhà quản lý giáo dục mầm non có kinh nghiệm thực tế, cụ thể: Tổng số người được hỏi: 27 người, lãnh đạo và chuyên viên phòng giáo dục đào tạo 2 người, ban giám hiệu các trường mầm non công lập trên địa bàn 25 người.


Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp‌


TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

TH

1

Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dụctrong

trường mầm non

4

1

2

Định hướng giáo viên xác định mục tiêu giáo dục mầm

non cho trẻ

3.8

5

3

Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của

giáo viên

3.9

2

4

Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động giáo dục cho

giáo viên

3.8

5

5

Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt

động giáo dục

3.8

5

6

Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt

động giáo dục ở trường mầm non

3.9

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bảng 3.1 cho thấy kết quả đánh giá 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng có sự cần thiết cao. Sự cần thiết của các biện pháp giao động từ 3.8< X < 4. Giải pháp cần thiết nhất được xếp vào vị trí bậc 1 đó là “Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dụctrong trường mầm non” hoàn toàn phù hợp với thực trạng đã phân tích. Biện pháp: “Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ở trường mầm non”; “Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên” đều được các chuyên gia đánh giá ở mức độ cần thiết cao 3.9 chứng tỏ các biện pháp này rất phù hợp với tình hình thực tế hiện nay về quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập. 3/6 biện pháp được đánh giá là rất cần thiết với điểm trung bình tương đối cao đó là các biện


pháp: Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục cho trẻ mầm non; Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục; Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động giáo dục cho giáo viên, đều đạt điểm trung bình là 3.8. Định hướng giáo viên xác định mục tiêu giáo dục; Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục; Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động giáo dục cho giáo viên. Kết quả khảo sát trên đây khẳng định 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng mà chúng tôi đề xuất là rất cần thiết.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp‌


TT

Nội dung

Kết quả

ĐTB

TH

1

Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục

3.8

1

2

Định hướng giáo viên xác định mục tiêu giáo dục

3.5

4

3

Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của

giáo viên

3.7

2

4

Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động giáo dục cho

giáo viên

3.4

5

5

Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ

hoạt động giáo dục

3.6

3

6

Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt

động giáo dục

3.3

6

Kết quả bảng 3.2. cho thấy: đánh giá của các biện pháp quản lý được đề xuất với điểm số trung bình dao động từ 3.8 đến 3.3 điểm, như vậy mức độ khả thi của các biện pháp đạt mức độ tốt. Những biện pháp có tính khả thi cao là biện pháp 1,2,3,5. Biện pháp: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục được đánh giá có tính khả thi cao nhất với mức điểm trung bình 3.8 điểm, xếp thứ bậc 1. Biện pháp: Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên và biện pháp; biện pháp: Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục đều được đánh giá rất khả thi. Theo chúng tôi, đánh giá này


cũng rất phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hiện nay. Từ kết quả khảo nghiệm trên đây, khẳng định rằng 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đối với các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng mà chúng tôi đề xuất là rất cần thiết, có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tiễn, điều kiện của thành phố hiện nay; nếu triển khai nghiêm túc, đúng quy định chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt trong việc quản lý hoạt động giáo dục ở các trường công lập tại thành phố Sóc Trăng

Biểu đồ 3 1 Khảo nghiệm tính cần thiết tính khả thi của các biện 1


Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp‌

Nhìn vào biểu đồ 3.1, chúng tôi nhận xét như sau:

Sáu biện pháp được đề xuất đều được đa số CBQL trong mẫu khảo sát xác nhận là cần thiết (X dao động từ 3.8 đến 4) và khả thi trong thực tiễn quản lí hoạt động giáo dục tại trường (X dao động 3.3 đến 3.8).

Xét riêng từng bình diện, chúng tôi nhận thấy:

- Về tính cần thiết của các biện pháp, cho thấy biện pháp cần thiết nhất được xếp vào vị trí bậc 1 đó là “Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dụctrong trường mầm non” (X = 4) và các biện pháp: Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục cho trẻ mầm non; Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất


hỗ trợ hoạt động giáo dục; Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động giáo dục cho giáo viên được đánh giá là ít cần thiết hơn các biện pháp khác (X= 3.8).

- Về tính khả thi của các biện pháp, kết quả thăm dò cho thấy biện pháp được cho là khả thi nhất “Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục” (X=3,8) và biện pháp được cho là ít khả thi là “Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục” (X = 3.3). Điều này có thể do khó khăn từ phía đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường.

Xét riêng từng biện pháp, chúng tôi nhận thấy:

- Biện pháp 1: được cho là rất cần thiết và cũng rất khả thi là “Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dụctrong trường mầm non” (X =4).

- Biện pháp 2: Rõ ràng là biện pháp Định hướng giáo viên xác định mục tiêu giáo dục mà chúng tôi đề xuất được CBQL xác nhận rất cần thiết (X = 3.8), và có tính khả thi rất cao( X=3.5). Nếu chúng ta định hướng đúng mục tiêu giáo dục một cách khoa học, dễ hiểu thì bản thân nó đã thúc đẩy những người thực hiện nó nghiêm túc rồi.

- Biện pháp 3 : Dựa trên kết quả thăm dò của biện pháp “Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên”, được đánh giá là rất cần thiết và khả thi cao.

- Biện pháp 4 : Kết quả thống kê biểu thị qua biểu đồ cho thấy, các biện pháp này đều được nhóm khách thể là cán bộ quản lý cho rằng rất cần thiết và khả thi ở mức cao (ĐTB=3.4< X < 3.8).

- Biện pháp 5 : Qua biểu đồ biểu thị tính cần thiết và khả thi của biện pháp 5 cho thấy sự chênh lệch không đáng kể, điều này chứng tỏ biện pháp mà chúng tôi đề xuất là rất cần thiết và áp dụng vào thực tế ở các trường

- Biện pháp 6 : Nhìn vào biểu đồ cho thấy, dù có sự chênh lệch về sự cần thiết và tính cần thiết nhưng cũng không đáng kể, các khách thể khảo sát cho rằng ít khả thi với lí do đã có Tổ trưởng chuyên môn, Phó Hiệu trưởng và Hiệu trưởng kiểm tra giám sát thực hiện.


Tiểu kết chương 3‌

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng. Tác giả luận văn đề xuất 6 biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này đó là: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục; Định hướng giáo viên xác định mục tiêu giáo dục; Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động giáo dục cho giáo viên; Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục; Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục.

Tác giả luận văn cũng tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả cho thấy 6 biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp với tình hình, đặc điểm phát triển giáo dục mầm non của địa phương.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí