Đối Với Sở Giáo Dục Đào Tạo Tỉnh Sóc Trăng



1. Kết luận‌

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu lý luận

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường mầm non nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trong các trường mầm non công lập bao gồm: Lập kế hoạch hoạt động giáo dục; Quản lý mục tiêu giáo dục trẻ; Quản lý việc thực hiện nội dung kế hoạch giáo dục; quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục.

Luận văn cũng đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục trong các trường mầm non. Yếu tố khách quan: chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cấp học mầm non; Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học. Yếu tố chủ quan: Nhận thức; Nghiệp vụ quản lý; Trình độ chuyên môn.

1.2. Kết luận về kết quả nghiên cứu thực tiễn

Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập được các khách thể nghiên cứu đánh giá đã được thực hiện ở mức độ “Tốt”. Trong đó, một số nội dung quản lý được đánh giá đã thực hiện ở mức độ “Tốt” cao hơn các nội dung quản lý khác đó là: Quản lý nội dung giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng; Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng; Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng; Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục các


trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng. Bên cạnh đó, có 1 nội dung quản lý “Lập kế hoạch giáo dục ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng” mặc dù cũng được đa số khách thể nghiên cứu đánh giá đã thực hiện tốt, tuy nhiên, nội dung này có điểm trung bình thấp nhất trong tất cả các nội dung quản lý mà đề tài tiến hành khảo sát. Luận văn cũng phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng. Kết quả cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, tuy nhiên, có một số yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khác đó là: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; Năng lực, trình độ nhận thức của GV; Trình độ, năng lực QL của Hiệu trưởng.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục mầm non ở các trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng. Tác giả luận văn đề xuất 6 biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này đó là: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục; Định hướng giáo viên xác định mục tiêu giáo dục; Tăng cường công tác quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên; Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động giáo dục cho giáo viên; Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục; Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục.

Kết quả cho thấy 6 biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp với tình hình, đặc điểm phát triển giáo dục mầm non của địa phương.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Sở giáo dục đào tạo Tỉnh Sóc Trăng

Tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh tăng mức học phí, đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non. Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.


2.2. Đối với Phòng giáo dục đào tạo thành phố Sóc Trăng

- Cử cán bộ quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị. Thường xuyên tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác quản lý; Hội thi cán bộ quản lý giỏi.

- Tham mưu với ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo và sửa chữa trường, lớp đảm bảo các yêu cầu cần thiết tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

2.3. Đối với các trường mầm non

- Tích cực học tập và tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý trường mầm non. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về những yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non; về kiến thức, kỹ năng thực hành chăm sóc giáo dục trẻ.

- Đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ, phục vụ cho việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Làm tốt công tác tham mưu với ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Kế hoạch 268/GDĐT-MN ngày 23/3/2017 về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 08 năm 2014, Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, duy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Quyết định số 04/2015/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/12/2015 quy định Điều lệ trường mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009). Thông tư số 17/2009/QĐ-BDG&ĐT ngày 25/7/2009, Chương trình giáo dục mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010, ban hành quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế. (1976). Xã hội và Văn hóa.

H. Fayon . (1919). “Những nguyên tắc quản lý một cách khoa học”.

Harol Koontz . (1993). “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” .

Hồ Chí Minh toàn tập. (2000). Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Học viện quản lý giáo dục Hà Nội. (2009). “Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non thí điểm”.

Jan Ames Komensky. (1991). Thiên đường Trái tim. Nxb Ngoại ngữ.

Nguyễn Bá Hòa. (2006). “Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2015”, luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục. Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Quang. (2009). Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục.

Nxb Giáo dục.

Nguyễn Quốc Chí, Nguyến Thị Mỹ Lộc. (1997). Những cơ sở về khoa học quản lý Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.


Nguyễn Thị Kim Hồng. (2011). “Ảnh hưởng của chương trình giáo dục mầm non hiện hành đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên mầm non, thành phố Phan Thiết”, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM.

Nguyễn Thị Minh Nguyệt. (2015). Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của QL các trường mầm non Quận 3 - Thành phố HCM”, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục,. ĐH Sư phạm TP.HCM.

Nguyễn Thị Thu Oanh. (2015). “Tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non”, đề tài nghiên cứu khoa học.

Paul Hersey và KenBlanc Heard. (1993). “Quản lý nguồn nhân lực”.

Perter Drucker. (1999). “Những thách thức quản lý đối với thế kỷ 21”.

Phạm Minh Hạc. (1986). Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2013). Hiến pháp nước Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2013.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2005). Luật Giáo dục, số 38/2005 QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005.

Thủ Tướng Chính phủ. (2001). Chỉ thị 18/2001/CT-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2001 về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân.

Thủ tướng chính phủ. (2002). Quyết định số 161/2002/QĐ-TTG ngày 15 tháng 11 năm 2002 về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Thủ tướng Chính Phủ. (2006). Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015.

Thủ tướng chính phủ. (2016). Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 phê duyệt đề án “Tăng cường Tiếng việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng 2025”.

Tóm tắt giáo dục cho mọi người 2000- 2015 (2015). Những thành tựu và thách thức.


Trần Kiểm. (2012). Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Triệu Thị Hằng. (2016). “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Hoa Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay”, luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, . Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Kiểm. (2004). Khoa học quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.

V.A. Xukhomlinxki. (1984). “Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông”. Nxb Lao động, Hà Nội.


PHỤ LỤC‌


PHIẾU ĐIỀU TRA


Mẫu số 01: Ban giám hiệu

( Dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập) Kính gửi quý Cô!

Chúng tôi đang thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại TP. Sóc Trăng”. Xin quý Cô vui lòng cho ý kiến về các câu hỏi dứơi đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn thích hợp. Chúng tôi cam kết những ý kiến của quý Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài không nhằm mục đích nào khác. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý Cô

Trân trọng cảm ơn quý Cô

A. Phần thông tin cá nhân của quý Cô:

Câu 1. Quý cô vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân: Cô đang công tác tại trường…………………

;

;

Câu 2. Bằng cấp chuyên môn cao nhất Cô đã đạt được :

1. Cử nhân CĐ

2. Cử nhân ĐH

3. Trên ĐH

;

;

;

Câu 3. Thâm niên công tác trong ngành Giáo dục mầm non của quý Cô cho đến nay (2017):

1. Dưới 5 năm năm

2. Trên 5 -> 10 năm

3. Trên 10 -> 20

4. Trên 20

;

;

Câu 4. Vị trí công tác Cô đang đảm nhận:

;

1.Hiệu trưởng Giáo viên

2. Phó Hiệu trưởng

3. Tổ trưởng tổ chuyên môn 4.


B. Phần tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục tại các trường Mầm non công lập ở thành phố Sóc Trăng

Câu 1: Cô đánh giá như thế nào về mức độ thực hiện kế hoạch giáo dục ở các trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng bằng cách đánh dấu x vào câu trả lời mà cô cho là đúng nhất

STT

Nội dung

Mức độ

Tốt

Khá

T.Bình

Yếu

1

Triền khai kế hoạch tới toàn thể cán

bộ giáo viên





2

Có biện pháp xử lý giáo viên không

thực hiện kế hoạch





3

Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát việc

thực hiện kế hoạch của giáo viên





4

Khuyến khích giáo viên điều chỉnh

kế hoạch





5

Tổ chuyên môn kiểm tra giám sát

việc thực hiện kế hoạch






6

Phối hợp giữa các bộ phận trong trường kiểm tra việc thực hiện kế

hoạch của giáo viên.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng - 12

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí