Tổ Chức Đổi Mới Phương Pháp Kiểm Tra, Đánh Giá Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng


thành đội tuyển của trường và có kế hoạch huấn luyện chuyên sâu nhằm đạt thành tích thể thao để phát triển phong trào của nhà trường.

4.1.6.3. Cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp

Thứ nhất, Khoa/ bộ môn GDTC là đơn vị có chức năng chuyên môn về TDTT cần phối hợp với phòng công tác sinh viên và các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường thành lập các CLB thể thao trong sinh viên và hoạt động TDTT ngoại khóa có nội dung phù hợp với chương trình GDTC cho sinh viên.

Nhu cầu rèn luyện thể lực, tham gia hoạt động TDTT của sinh viên đại học rất lớn. Để tập hợp sinh viên, khoa/bộ môn GDTC cần phối hợp Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các CLB thể thao và hoạt động TDTT ngoại khóa. Nhưng để các CLB hoạt động có định hướng và phát triển thì cần sự phối hợp về chuyên môn của khoa/ bộ môn GDTC. Vì vậy, nhà trường giao trách nhiệm cho khoa/ bộ môn GDTC là đơn vị chủ trì phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các CLB thể thao và hoạt động TDTT ngoại khóa. Tư tưởng chỉ đạo cho hoạt động CLB thể thao là góp phần trong quá trình phát triển GDTC trong nhà trường, đồng thời tác động trở lại để nâng cao thành tích học tập, rèn luyện môn GDTC của sinh viên. Để đạt được điều đó, khoa/ bộ môn GDTC cần xây dựng về mục tiêu, phương hướng hoạt động của các CLB thể thao sao cho phù hợp với chương trình GDTC, nhu cầu, năng khiếu thể thao của sinh viên. Chỉ có như vậy, CLB thể thao, hoạt động TDTT ngoại khóa mới thu hút được đông đảo sinh viên tham gia.

Thứ hai, Tổ chức các giải thi đấu thể dục, thể thao trong và ngoài trường nhân dịp các ngày nguyền thống và hoạt động thường niên. Sự phát triển của phong trào TDTT thường đi liền với mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thi đấu TDTT. Những hoạt động này không chỉ tạo khí thế sôi nổi, hào hứng cho đông đảo sinh viên mà còn là sự đánh giá kết quả hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường đại học. Vì vậy, ban giám hiệu nhà trường phải chỉ đạo khoa/ bộ môn GDTC phối hợp các cơ đơn vị trong trường


và tổ chức các giải thi đấu TDTT, với nhiều hình thức khác nhau như: thi đấu để luyện tập, thi đấu giao hữu, thi đấu theo các giải đấu thường niên, truyền thống. Công tác tổ chức điều hành do khoa/ bộ môn GDTC là đơn vị tổ chức và tập huấn về công tác trọng tài, về rút kinh nghiệm chuyên môn... Những công việc đó gián tiếp tác động trở lại đối với việc thúc đẩy và nâng cao kết quả học tập, rèn luyện GDTC của sinh viên.

Thứ ba, Tổ chức phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao trong sinh viên, xây dựng các lớp chuyên sâu và đội tuyển TDTT của nhà trường. Để tổ chức được lớp chuyên sâu và xây dựng đội tuyển thể thao, khoa/bộ môn GDTC phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học cho sinh viên năm thứ nhất để có khảo sát chọn lọc ngày từ đầu thành lập các lớp chuyên sâu như bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, cầu lông... với mục tiêu trong suốt quá trình học tập sinh viên chỉ tập một môn thể thao yêu thích và có năng khiếu để từ đó lựa chọn ra đội tuyển thể thao đưa vào huấn luyện chuyên sâu.

Lớp chuyên sâu và đội tuyển sau khi lựa chọn được thông qua BGH phê duyệt kế hoạch học tập và lựa chọn những giảng viên có chuyên môn sâu giỏi về lĩnh vực đó để huấn luyện lực lượng nòng cốt.

Trong qua trình đào tạo và huấn luyện lớp chuyên sâu phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao trong sinh viên để xây dựng các đội tuyển TDTT, ban giám hiệu, khoa/ bộ môn GDTC cần chỉ đạo giảng viên thực hiện các phương pháp đánh giá tố chất thể thao của sinh viên, chú ý đến những sinh viên tiến bộ nhanh trong rèn luyện các kỹ năng, vận động. Trên cơ sở đó tuyển chọn những sinh viên nổi trội về kết quả học tập môn GDTC vào các đội tuyển thể thao của nhà trường.

Để khuyến khích sinh viên tham gia luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển, nhà trường cần có những quy định về việc tính đến kết quả hoạt động trong phong trào thể thao và thành tích thi đấu thể thao của sinh viên khi khen thưởng và xét duyệt học bổng hàng năm.


Để giảng viên hăng hái tham gia chỉ đạo, điều hành các CLB thể thao và hoạt động thể thao ngoại khóa, trường đại học cần có những quy đổi thời gian làm các công việc vừa nêu thành thời gian làm công tác chuyên môn giảng dạy.

Bên cạnh đó, nhà trường cần có mục ngân sách chi cho hoạt động TDTT phong trào và hoạt động của các đội tuyển thể thao, đồng thời thống nhất nhận thức trong Hội đồng trường về việc đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho TDTT là một trong những nhiệm vụ ĐBCL của giáo dục toàn diện ở trường đại học.

4.1.7. Tổ chức đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

4.1.7.1. Mục tiêu giải pháp

Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình nhằm giúp sinh viên hoàn thiện bản thân, việc kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp người học biết mình tiến bộ đến đâu, những nội dung kiến thức - kĩ năng nào có sự tiến bộ, những nội dung kiến thức - kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học.

Đánh giá vì sự tiến bộ của người học nó diễn ra trong suốt quá trình , giúp sinh viên so sánh phát hiện mình thay đổi trên cơ sở mục tiêu đặt ra của cá nhân. Cần nhận thức rằng đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học. Không chỉ giảng viên biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá người học mà quan trọng là người học phải học được cách đánh giá của giảng viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá.

4.1.7.2. Nội dung của giải pháp

Nội dung kiểm tra, đánh giá phải được xác định từ đầu năm học, đầu học kì. Việc đánh giá kết quả học tập (một chương, một phần chương trình,…) cần được tính đến ngày từ khi xác định mục tiêu và thiết kế nội dung học GDTC nhằm giúp sinh viên và giảng viên nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học.


Nội dung kiểm tra, đánh giá GDTC phải toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và phương pháp. Khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi đánh giá chỉ chú trọng việc cho điểm, ít có những nhận xét nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của sinh viên, chưa có những quyết định sau khi kiểm tra đánh giá điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hổng kiến thức của sinh viên, hỗ trợ giúp đỡ riêng đối với sinh viên yếu - kém, bồi dưỡng phát triển những sinh viên có năng lực tố chất thể thao. Mặt khác, cần có giải pháp hướng dẫn sinh viên tự đánh giá, có thói quen đánh giá lẫn nhau.

Nội dung kiểm tra đánh giá phải đảm bảo chuẩn kiến thức, đảm bảo mục tiêu , bám sát kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở mức độ đã được qui định trong chương trình môn học, đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với thời gian kiểm tra góp phần đánh giá khách quan trình độ sinh viên.

Trong đánh giá kết quả học tập, cần hướng vào mục đích tìm được nội dung nào sinh viên đã nắm vững, nội dung nào học sinh còn yếu và mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được qui định trong chương trình giảng dạy đến đâu. Qui trình xây dựng nội dung đánh giá bao gồm:

Xây dựng nội dung môn học đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động tích cực theo định hướng phát triển năng lực sinh viên.

Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của nội dung GDTC theo chương trình nhằm định hướng phát triển năng lực sinh viên.

Xác định các bài tập kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá về kiến thức, kĩ năng, thái độ của sinh viên trong nội dung theo đặc thù của từng môn. Mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt được theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của sinh viên.

Biên soạn nội dung xây dựng thang điểm đánh giá các bài tập các mức độ đã mô tả. Với mỗi mức độ của bài tập đưa ra thang điểm để sinh viên tự đánh giá được khả năng của mình đạt được mức nào từ đó có động cơ phấn đấu đạt mức cao hơn.


Xây dựng hướng dẫn chấm điểm theo thang điểm cần đảm bảo các yêu cầu: Có tính khoa học và chính xác, dễ thực hiện phù hợp với năng lực sinh viên theo các bậc trình độ trong bài tập

4.1.7.3. Cách thức và đều kiện thực hiện

Để tổ chức kiểm tra, đánh giá toàn diện GDTC và kết quả học tập GDTC của sinh viên đạt kết quả tốt giảng viên cần thực hiện như sau:

Cần có kế hoạch kiểm tra, đánh giá môn học GDTC và xây dựng chuẩn đầu ra rèn luyện thể chất cho sinh viên làm cơ sở đánh giá tiêu chuẩn chất lượng GDTC phát triển toàn diện cho sinh viên

Thứ nhất, xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá toàn diện GDTC cho sinh viên và phong trào hoạt động TDTT của nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá GDTC được xây dựng hàng năm, trong mối quan hệ thống nhất với kế hoạch đánh giá của toàn trường. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá này cần hướng tới mục tiêu phát hiện những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong quá trình môn GDTC và xây dựng phong trào rèn luyện của sinh viên, trên cơ sở đó có những điều chỉnh kịp thời về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện và tích cực hóa hoạt động của giảng viên và sinh viên.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá toàn diện GDTC cho sinh viên và phong trào TDTT của nhà trường phải tuân theo quy trình gồm các bước: (1) Xác định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá GDTC cho sinh viên và phong trào TDTT; (2) Tổ chức phân công nhiệm vụ cho giảng viên làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá; (3) Khoa/ bộ môn GDTC, các CLB, đội tuyển thể thao… được kiểm tra tiến hành tự đánh giá, chuẩn bị các báo cáo và minh chứng kèm theo;

(4) Kiểm tra thực hiện việc thu thập thông tin, minh chứng và đưa ra những đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí đã xác định; (5) Sau khi kiểm tra đánh giá phải xây dựng chương trình hành động tiếp thu và sửa chữa những thiếu sót đã được phát hiện trong kiểm tra, đánh giá.


Thứ hai, Để quá trình kiểm tra đánh giá GDTC đảm bảo tính khách quan, chính xác trong thi, kiểm tra môn GDTC, khoa/ bộ môn GDTC phải làm tốt công tác tổ chức thi, kiểm tra. Nét đặc thù của thi, kiểm tra môn GDTC là sử dụng nhiều hình thức thi, kiểm tra, trong đó hình thức thực hành là chính; kết quả thi, kiểm tra của sinh viên được đo bằng những phương tiện kỹ thuật để đánh giá về kỹ thuật động tác và sức nhanh, sức mạnh, độ chính xác của vận động, nhưng cũng có những nội dung được đánh giá, cho điểm bằng quan sát và cảm nhận của giảng viên. Vì vậy, khi đánh giá cần xác định rõ tiêu chí, phương pháp đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, chỉ đạo giảng viên sử dụng phương tiện đo chính xác và có thái độ nghiêm túc, công bằng, đúng quy chế thi, kiểm tra.

Thư ba, tổ chức các hình thức thi đấu thể thao để đánh giá kết quả GDTC và phong trào TDTT.

Kết quả GDTC của sinh viên trong trường đại học không dừng lại ở thi, kiểm tra những học phần trong chương trình GDTC, mà còn được đánh giá thông qua các hình thức thi đấu TDTT. Vì vậy, GDTC cho sinh viên theo tiếp cận ĐBCL cần được đánh giá bổ trợ bằng thi đấu thể thao phong trào.

Hình thức thi đấu thể thao ở trường đại học thường khá đa dạng, bao gồm thi đấu giữa các cá nhân, thi đấu giao hữu, thi đấu giải theo nhiều cấp đội tuyển. Dù hình thức, quy mô tổ chức thi đấu ở cấp độ nào, khoa/ bộ môn GDTC luôn đóng vai trò tư vấn hoặc trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng quy chế, điều lệ thi đấu, công tác trọng tài…, đồng thời ghi nhận kết quả thi đấu của các cá nhân, các đội tuyển để phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao của sinh viên. Qua đó khoa/ bộ môn GDTC tác động tích cực đến việc rèn luyện thể lực của sinh viên.

Việc kiểm tra, đánh giá phải trở thành một nội dung công tác và được duy trì thực hiện thường xuyên trong nhà trường mới tạo được hiệu quả lâu dài trong việc nâng cao chất lượng GDTC.

Các trường xây dựng được bảng tiêu chí chi tiết, đầy đủ về đánh giá chất lượng hoạt động GDTC theo thang đo và đưa ra phiếu đánh giá ở các cấp


độ như phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đánh giá của tập thể, phiếu đánh giá của lãnh đạo… và bảng đánh giá tổng hợp.

Việc kiểm tra, đánh giá phải trở thành một nội dung công tác và được duy trì thực hiện thường xuyên trong nhà trường mới tạo được hiệu quả lâu dài trong việc nâng cao chất lượng hoạt động GDTC.

4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

4.2.1. Mục đích khảo nghiệm

Kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL thông qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL và giảng viên đối với những nội dung được đề xuất.

4.2.2. Nội dung khảo nghiệm

Tính cấp thiết và tính khả thi của từng giải pháp đã đề xuất được đánh giá theo 4 mức độ: rất cấp thiết/ rất khả thi; cấp thiết/ khả thi; ít cấp thiết/ ít khả thi; không cấp thiết/ không khả thi

4.2.3. Cách thức khảo nghiệm

Điều tra bằng phiếu đối với 284 người, trong đó có 23 cán bộ quản lý và các chuyên gia quản lý giáo dục; 261 cán bộ quản lý và giảng viên GDTC của 3 Trường đại học: Đại học Thăng Long, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Nội dung phiếu đánh giá gồm hai khía cạnh là: tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất. Việc đánh giá được gán điểm cho 4 mức độ:

Rất cấp thiết/ Khá khả thi: 4 điểm Cấp thiết/ Khả thi: 3 điểm

Ít cấp thiết/ Ít khả thi: 2 điểm

Không cấp thiết/ Không khả thi: 1 điểm

Việc định lượng kết quả điều tra, khảo sát được thực hiện bằng tính điểm trung bình ( X ) theo công thức CT 3.1 và phân bậc cho các giải pháp đã đề xuất, với min = 1, max = 4 theo công thức CT 3.2 đã trình bày trong chương 3.


4.2.4. Kết quả khảo nghiệm

Các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL được ký hiệu như sau:

GP1: Tổ chức quán triệt nội dung tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục thể chất trong trường đại học cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên

GP 2: Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực người học

GP 3: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng GP 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng

viên môn giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

GP 5: Quản lý cơ sở vật chất và khai thác hiệu quả các thiết bị cho giáo dục thể chất của trường đại học theo hướng đảm bảo chất lượng

GP 6: Tổ chức phong trào thể thao trường học gắn với hoạt động giáo dục thể chất

GP 7: Tổ chức đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Qua điều tra bằng phiếu 284 cán bộ quản lý, giảng viên về những giải pháp vừa được trình bày ở trên, kết quả thu được.

Bảng 4.1. Tổng hợp khảo sát cấp thiết, khả thi của các giải pháp


Ký hiệu giải pháp

Tinh cấp thiết (CT) của các giải pháp

(Tần xuất / %)

Tính khả thi (KT) của các giải pháp

(Tần xuất / %)

Rất

cấp thiết

Cấp thiết

Ít

cấp thiết

Kh

cấp thiết


X

Thứ bậc

Rất KT


KT

Ít KT

Kh

K T


X

Thứ bậc

GP1

190

81

7

6

3,6

3

165

108

6

5

3,52

3

66,9

28,5

2,5

2,1

58,1

38,0

2,1

1,8

GP2

189

79

9

7

3,58

4

146

116

19

3

3,43

5

66,5

27,8

3,2

2,5

51,4

40,8

6,7

1,1

BP3

212

65

5

2

3,71

1

168

106

7

3

3,55

2

74,7

22,9

1,8

0,7

59,2

37,3

2,5

1,1

BP4

203

69

11

1

3,67

2

176

104

3

1

3,60

1

71,5

24,3

3,9

0,4

62,0

36,6

1,1

0,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 19

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí