Tinh cấp thiết (CT) của các giải pháp (Tần xuất / %) | Tính khả thi (KT) của các giải pháp (Tần xuất / %) | |||||||||||
Rất cấp thiết | Cấp thiết | Ít cấp thiết | Kh cấp thiết | X | Thứ bậc | Rất KT | KT | Ít KT | Kh K T | X | Thứ bậc | |
GP1 | 190 | 81 | 7 | 6 | 3,6 | 3 | 165 | 108 | 6 | 5 | 3,52 | 3 |
66,9 | 28,5 | 2,5 | 2,1 | 58,1 | 38,0 | 2,1 | 1,8 | |||||
BP5 | 172 | 93 | 11 | 8 | 3,51 | 7 | 133 | 117 | 22 | 12 | 3,31 | 6 |
60,6 | 32,7 | 3,9 | 2,8 | 46,8 | 41,2 | 7,7 | 4,2 | |||||
BP6 | 181 | 88 | 10 | 5 | 3,57 | 5 | 161 | 109 | 10 | 4 | 3,50 | 4 |
63,7 | 31,0 | 3,5 | 1,8 | 56,7 | 38,4 | 3,5 | 1,4 | |||||
BP7 | 176 | 91 | 9 | 8 | 3,53 | 6 | 139 | 93 | 39 | 13 | 3,26 | 7 |
62,0 | 32,0 | 3,2 | 2,8 | 48,9 | 32,7 | 13,7 | 4,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Đổi Mới Nội Dung, Chương Trình Giáo Dục Thể Chất Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Giảng Viên Môn Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
- Tổ Chức Đổi Mới Phương Pháp Kiểm Tra, Đánh Giá Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
- Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Trưng Cầu Ý Kiến Về Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Với Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng Viên Trước Và Sau Thử Nghiệm
- Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 22
- Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 23
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Nội dung 7 giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL được đề xuất trong luận án đều rất cấp thiết và rất khả thi. Bởi vì mức điểm trung bình thấp nhất là 3,26 điểm, mà theo thang tính Likirt, với max = 4, min =1, khi 3,25 ≤ X ≤ 4.0 điểm thì mức độ đánh giá đạt cấp độ cao nhất (rất cấp thiết, rất khả thi).
Giải pháp 1: Tổ chức quán triệt nội dung tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục thể chất trong trường đại học cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên có mức điểm đánh giá về sự cần thiết là 3,6 điểm (thứ bậc 3), với 66,9% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất cấp thiết” và mức điểm đánh giá về tính khả thi là 3,51 điểm (thứ bậc 3), với 58,1% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất khả thi”. Qua trao đổi, tọa đàm nhiều giảng viên GDTC cho rằng, sở dĩ đa số người tham gia khảo nghiệm đánh giá cao sự cấp thiết thực hiện giải pháp này là do khá đông cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về chất lượng giáo dục thể chất trong trường đại học.
Giải pháp 2: Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực người học có mức điểm đánh giá về sự cần thiết là 3,58 điểm (thứ bậc 4), với 66,5% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất cấp thiết” và mức điểm đánh giá về tính khả thi là 3,43 điểm (thứ bậc 5), với 51,4% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất khả thi”. Theo các cán bộ
quản lý, giáo viên tham gia các buổi tọa đàm cho rằng, nhất thiết các trường đại học phải tích cực xúc tiến đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức môn GDTC. Điều này nói lên rằng, chỉ đạo đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức môn giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực người học là một trong những nhiệm vụ thường xuyên mà các trường phải làm, tuy nhiên cũng có trường còn chậm đổi mới nội dung chương trình để đáp ứng mục tiêu giáo dục và nhu cầu người học.
Giải pháp 3: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng được đánh giá với 3,71 điểm về sự cấp thiết (thứ bậc 1), trong đó 74,7% số người tham gia khảo nghiệm cho rằng “rất cấp thiết” và 3,55 điểm về tính khả thi (thứ bậc 2), trong đó 59,2% cho rằng “rất khả thi”. Sở dĩ giải pháp này được đánh giá cao nhất là do những người được khảo nghiệm nhận thức được rằng: Vấn đề cốt lõi của việc nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường thì cần phải tuân thủ một quy trình đảm bảo chất lượng. Qua các buổi trao đổi nhiều người cho rằng: Để ĐBCL , trường đại học phải rất chú trọng quy trình và tiêu chuẩn chất lượng của những yếu tố cấu thành quá trình GDTC.
Giải pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên môn giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng được đánh giá về sự cấp thiết với 3,67 điểm (thứ bậc 2), trong đó 71,5% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất cấp thiết” và tính khả thi với 3,60 điểm (thứ bậc 1), trong đó 62% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất khả thi”.
Giải pháp 5: Quản lý cơ sở vật chất và khai thác có hiệu quả các thiết bị cho giáo dục thể chất của trường đại học theo hướng đảm bảo chất lượng có mức điểm đánh giá về sự cấp thiết là 3,51 điểm (thứ bậc 7), với 60,6% số người được hỏi cho là “rất cấp thiết” và mức điểm đánh giá về tính khả thi là 3,31 điểm (thứ bậc 6), với 46,8% số người được hỏi cho là “rất khả thi”. Đây là giải pháp có thứ hạng thuộc hàng thấp nhất về tính cấp thiết và tính khả thi. Sở dĩ có tình trạng giải pháp này được cán bộ, giảng viên GDTC đánh giá ở
thứ bậc thấp còn khá khiêm tốn là do kinh phí chi cho xây dựng mới hệ thống các công trình thể thao hoặc mua sắm các trang thiết bị thể thao hiện đại thường khá lớn, hàng năm việc đầu tư CSVC cho công tác GDTC cũng rất hạn chế dụng cụ sân tập đã được bố trí cố định theo từng khu vực. Vì vậy, giải pháp này có ý nghĩa khắc phục những tồn tại đó.
Giải pháp 6: Tổ chức phong trào thể thao trường học gắn với hoạt động giáo dục thể chất được đánh giá về sự cấp thiết với 3,57 điểm (thứ bậc 5), trong đó 63,7% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất cấp thiết” và tính khả thi với 3,50 điểm (thứ bậc 4), trong đó 56,7% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất khả thi”. Đây là giải pháp có thứ hạng thuộc hàng thấp về tính cấp thiết và tính khả thi. Qua trao đổi, tọa đàm, nhiều cán bộ quản lý, giảng viên cho rằng: Sự phát triển của phong trào TDTT ở trường đại học luôn dựa trên kết quả của hoạt động GDTC cho sinh viên, nhưng việc quản lý hoạt động của các CLB thể thao, chỉ đạo xây dựng phong trào TDTT chưa được chú trọng đúng mức, chưa phát huy được thế mạnh của khoa/bộ môn GDTC.
Giải pháp 7: Tổ chức đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng được đánh giá về sự cấp thiết với 3,53 điểm (thứ bậc 6), trong đó 62% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất cấp thiết” và tính khả thi với 3,26 điểm (thứ bậc 7), trong đó 48,9% số người tham gia khảo nghiệm cho là “rất khả thi”. Đây là giải pháp hướng vào thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá của các chủ thể quản lý đối với hoạt động GDTC, do đó có tác động tích cực đến ĐBCL môn học này, đây là việc làm thường xuyên và các trường phải làm tốt công tác kiểm tra đánh giá theo định kỳ.
Để khẳng định mối quan hệ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL cần sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman), cụ thể như sau:
6 ( X
Y ) 2
R 1
N ( N 2 1)
(CT 4.1)
Trong đó: N là số lượng các đơn vị được xếp hạng; X là thứ bậc được xếp hạng tính cấp thiết các giải pháp; Y là thứ bậc được xếp hạng tính khả thi các giải pháp. R là số nhỏ hơn 1; nếu giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt. Nếu R<0 thì tương quan nghịch. Nếu R>0 tương quan thuận.
Khi 0,7 R < 1 : Tương quan chặt; 0,5 R < 0,7 : Tương quan bình thường; 0,3 R < 0,5 : Tương quan không chặt.
Tính toán theo các số liệu của bảng 4.1 cho kết quả như sau:
R 0,8929
Như vậy, tương quan thứ bậc giữa sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL mà luận án đề xuất là tương quan thuận và chặt. Điều đó, có thể nhận thấy qua hình 4.1 dưới đây.
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh giữa tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp mà luận án đề xuất
Từ biểu đồ trên cho thấy, từng giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL mà luận án đề xuất đều có mức độ cấp thiết cao hơn tính khả thi. Điều đó phần nào phản ánh những khó khăn, phức tạp trong tổ chức thực hiện các giải pháp .
4.3. Thử nghiệm giải pháp đã đề xuất
4.3.1. Tổ chức thử nghiệm
4.3.1.1. Mục đích thử nghiệm
Kiểm chứng tác dụng của giải pháp “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng”, từ đó khẳng định tác động tích cực của các giải pháp đã đề xuất.
4.3.1.2. Nhiệm vụ thử nghiệm
Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên GDTC theo trước và sau khi thử nghiệm theo Hướng dẫn số1276/BGDĐT-NG ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ GD&ĐT;
Tiến hành các tác động thử nghiệm giải pháp “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng”;
Xử lý kết quả thử nghiệm và rút ra kết luận khoa học.
4.3.1.3. Giả thuyết thử nghiệm
Chất lượng GDTC bi chi phối bởi các yếu tố cấu thành hoạt động GDTC. Nếu thực hiện quy trình quản lý các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục thể chất đảm bảo chất lượng thì hiệu quả của hoạt động GDTC sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực.
4.3.1.4. Thời gian và lực lượng tham gia thử nghiệm
Thời gian thử nghiệm: Tháng 2 năm 2019: Làm công tác chuẩn bị; từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2019: Tiến hành các tác động thử nghiệm; tháng 7 năm 2019: Phân tích kết quả thử nghiệm.
Lực lượng tham gia thử nghiệm: Bộ môn GDTC - GDQP Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Khách thể lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên GDTC: 258 sinh viên đã hoàn thành học phần 1 trước thời điểm thử nghiệm và tiếp tục học học phần 2 môn điền kinh trong khoảng thời gian thử nghiệm.
4.3.1.5. Cách thức tiến hành thử nghiệm Chuẩn bị thử nghiệm:
(1) Xây dựng “Phiếu lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên GDTC ”.
Các nội dung lấy ý kiến phản hồi được dùng ở đây bám sát Hướng dẫn số1276/BGDĐT-NG ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ GD&ĐT. Để thực hiện nguyên tắc “tôn sư trọng đạo” nên phiếu lấy ý kiến phản hồi được ghi là “Phiếu trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh viên với hoạt động GDTC” với 4 mức: rất hài lòng, hài lòng, ít hài lòng, chưa hài lòng [Phụ lục 5].
(2) Thống nhất với cán bộ, giảng viên Bộ môn GDTC - GDQP Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về quy trình đảm bảo chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên.
(3) Tổ chức thống kê kết quả thi học phần 1 của 258 sinh viên trước thử nghiệm.
(4) Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ 258 sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên GDTC trước thử nghiệm.
Tiến hành thử nghiệm:
Tác động 1: Tổ chức thảo luận và kết luận ở khoa/ bộ môn GDTC để xây dựng quy trình chuẩn bị và thực hành giảng dạy từng môn thể thao trong chương trình GDTC cho sinh viên.
Tác động 2: Chỉ đạo giảng viên khảo sát nhu cầu, kinh nghiệm và năng khiếu thể thao của sinh viên với tính chất là khâu khởi đầu của quy trình môn GDTC, từ đó xây dựng giáo án, kế hoạch hoạt động giảng dạy cho phù hợp đối tượng người học.
Tác động 3: Triển khai các nội dung chuẩn bị và tiến hành thực hiện giáo án, kế hoạch giảng dạy theo từng chủ đề trong học phần, hướng dẫn người học thực hiên quy trình luyện tập và đảm bảo an toàn trong từng buổi học.
Tác động 4: Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm giảng phần 2 môn GDTC theo hướng phát triển năng lực thể chất của sinh viên.
Tác động 5: Đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy để làm cơ sở điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp.
Kết thúc thử nghiệm
(1) Tổ chức thi học phần 2 môn điền kinh và lấy ý kiến phản hồi từ 258 sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên GDTC sau thử nghiệm;
(2) Xử lý kết quả thử nghiệm.
4.3.2. Kết quả thử nghiệm
4.3.2.1. Phân tích kết quả thi môn giáo dục thể chất của 258 sinh viên tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trước và sau thử nghiệm
Xuất phát từ mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong hoạt động GDTC, việc xem xét tác dụng của thử nghiệm giải pháp “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng” đòi hỏi phải tính đến những thay đổi về kết quả học tập của sinh viên. Vì vậy, quá trình thử nghiệm đã được tiến hành từ sau khi sinh viên kết thúc học phần 1 cho đến kết thúc học phần 2. So sánh kết quả thi học phần 1 (trước thử nghiệm) và kết quả thi học phần 2 (sau thử nghiệm), ta có bảng sau:
Bảng 4.2. Kết quả thi môn GDTC của 258 sinh viên trước và sau thử nghiệm
Thời điểm đánh giá | Điểm thi (Tần suất / %) | X | |||||||
10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 (học lại) | |||
1 | Trước thử nghiệm | 0 | 14 | 50 | 64 | 44 | 29 | 57 | 6,25 |
0 | 5,4 | 19,4 | 24,8 | 17,1 | 11,2 | 22,1 | |||
2 | Sau thử nghiệm | 0 | 18 | 56 | 70 | 51 | 27 | 36 | 6,53 |
0 | 7,0 | 21,7 | 27,1 | 19,8 | 10,5 | 14,0 |
Bảng 4.2 cho thấy, điểm trung bình của sinh viên sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm (6,53 so với 6,25). Tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá, giỏi sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm, trong khi đó, tỷ lệ sinh viên phải học lại, thi lại sau thử nghiệm thấp hơn trước thử nghiệm (14% so với
22,1%). Điều đó cho phép rút ra rằng, áp dụng giải pháp “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng” đã tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên.
4.3.1.2. Phân tích kết quả trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giáo dục thể chất, trước và sau thử nghiệm
Theo mô hình quản lý chất lượng CIPO, sự thỏa mãn nhu cầu phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên được coi là một trong những chỉ báo về chất lượng giáo dục. Để đánh giá sự thỏa mãn của sinh viên người ta có thể dựa vào những phản hồi về sự hài lòng của sinh viên trong quá trình . Với quan niệm đó, tác giả luận án này đã trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên trước và sau thử nghiệm. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4.3. Kết quả kết quả trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên trước và sau thử nghiệm
Nội dung và ký hiệu | Thời điểm trưng cầu | Mức độ hài lòng | X | t | ||||
Rất hài lòng | Hài lòng | Ít hài lòng | Chưa hài lòng | |||||
1 | Đề cương chi tiết học phần có được cung cấp trước khi học (H1) | Trước thử nghiệm | 64 | 135 | 59 | 0 | 3,02 | 2,80885 |
Sau thử nghiệm | 105 | 113 | 40 | 0 | 3,25 | |||
2 | Thực hiện đúng lịch trình giảng dạy và nội dung của đề cương chi tiết (H2) | Trước thử nghiệm | 76 | 111 | 71 | 0 | 3,02 | 2,1527 |
Sau thử nghiệm | 93 | 123 | 42 | 0 | 3,20 | |||
3 | Tính chuẩn mực của nhà giáo được thể hiện qua: tác phong, trang phục, cách ứng xử và sẵn sàng hỗ trợ người học (H3) | Trước thử nghiệm | 86 | 118 | 54 | 0 | 3,12 | 1,98748 |
Sau thử nghiệm | 101 | 128 | 29 | 0 | 3,28 | |||
4 | Phương pháp giảng dạy của GV đa dạng, dễ hiểu, sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy hiệu quả giúp người học phát | Trước thử nghiệm | 81 | 127 | 50 | 0 | 3,12 | 2,1545 |
Sau thử nghiệm | 106 | 121 | 31 | 0 | 3,29 |