Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Lấy Trẻ Làm Trung Tâm.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra

Ở đề tài này tôi sử dụng phương pháp phương pháp điều tra bằng An- két với 11 mẫu phiếu, khảo sát trên 100 cán bộ quản lý và giáo viên để thu thập thông tin, làm rõ những thông tin đã thu thập thông qua hệ thống các câu hỏi có nội dung quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và ảnh hưởng của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đến sự phát triển toàn diện trẻ mầm non cũng như chất lượng giáo dục trẻ mầm non tại các nhà trường. Bên cạnh đó, tôi có thể làm rõ các yếu tố gây ra sự ảnh hưởng tới thực trạng và những khuyến nghị của họ. Những thông tin thu được từ phương pháp này sẽ làm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu của tôitrên mẫu khách thể là Hiệu trưởng, CBQL, giáo viên.

7.2.2. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Sử dụng phương pháp này trong đề tài giúp tôi có được đánh giá đúng về sản phẩm của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, đánh giá mức độ thực hiện hoạt động của CBQL, giáo viên qua việc sử dụng các phương pháp, cách thức thực hiện tại lớp học, thiết kế môi trường trong và ngoài nhà trường…

7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trong giáo dục đó là phương pháp tiếp nhận những thông tin khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học giáo dục bằng cách trưng cầu trí tuệ một đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn cao, ý kiến của mỗi chuyên gia sẽ hỗ trợ, cho ta một ý kiến theo đa số, khách quan về một vấn đề giáo dục.

Phương pháp này được sử dụng bằng cách: lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên Phòng giáo dục Thành phố Thái Nguyên, Hiệu trưởng các trường mầm non công lập, các CBQL, giáo viên cốt cán,…để có thông tin làm cơ sở đáng tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu.

Đặc biệt, phương pháp này đưa ra những ý kiến đóng góp vào việc đề xuất các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả hoạt động quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Khi nghiên cứu luận văn, phương pháp này giúp tôi tìm hiểu và tham khảo sáng kiến về một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tự học bồi dưỡng chuyên môn qua Modul Mầm non 1 trong Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ Mầm non, các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm…để xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

7.2.5. Phương pháp khảo nghiệm

Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 3

Trong luận văn này, phương pháp khảo nghiệm có vai trò khảo sát, đánh giá mức độ cần thiết và phù hợp của hoạt động quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

7.3. Nhóm phương pháp toán thống kê

Số liệu sau khi thu thập sẽ được tôi sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả bằng phần trăm (%).

8. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, luận văn còn có:

- Mở đầu

- Kết luận

- Khuyến nghị

- Danh mục tài liệu tham khảo

- Phụ lục

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới

Giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là: “Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi. Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo, giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè. Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm, kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ”[16,tr.43].

Căn cứ vào kết quả của quả trình nghiên cứu về sự kỳ diệu não bộ ở trẻ sơ sinh và lứa tuổi mầm non, đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu để lại cho nhân loại những công trình thế kỷ về giáo dục đào tạo trẻ thông minh sớm, công trình giáo dục não phải, bồi dưỡng nhân tài từ khi còn nhỏ cho quốc gia. Hầu hết những công trình nghiên cứu đó đều hướng trọng tâm vào cá nhân mỗi đứa trẻ, đánh thức khả nằng tiêm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát huy những khả năng đó. Mỗi sản phẩm trí tuệ giống như là đứa con tinh thần của các nhà nghiên cứu, trong đó phải kể đến những giáo sư, tiến sĩ đầu tiên đưa giáo dục sớm đến với nhân loại như:

+ Shichida Makoto (Giáo sư người Nhật Bản): đã đưa ra một “cuộc cách mạng về giáo dục bán cầu não phải” nhằm khai thác hết tiềm năng tri thức của bán cầu não phải [38].

+ Glenn Doman (Giáo sư người Mỹ): Ông đã thành công khi đưa phương pháp giáo dục lấy tên của mình vào thực nghiệm nhằm khơi dậy và phát triển trí thông minh của trẻ nhỏ. Ông cho rằng phương pháp này được hình thành dựa trên 3 yếu tố cơ bản: Kỹ năng đọc; Khả năng toán học; Năng lực nhận thức sâu và rộng [38].

+ Feng De Quan (Giáo sư người Trung Quốc) với trường phái giáo dục sớm mang tên “Phương án 0 tuổi” (PA0T). Ông cho rằng đây là phương pháp có thể khai mở trí thông minh và những tố chất tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ trẻ ngay từ 0 tuổi (khi còn là thai nhi) đến 6 tuổi [38].

+ Ở Hàn Quốc, các bậc cha mẹ đang rất quan tâm và chú trọng tới giáo dục cho con em mình tại gia đình theo hình thức dịch vụ. Họ không chỉ đầu tư cho con em mình vào các môn toán học, ngôn ngữ học mà còn chú trọng vào tất cả các lĩnh vực khác nhau như: nghệ thuật, hội họa, âm nhạc…Tư tưởng này hiện nay đã du nhập và để lại ấn tượng không nhỏ tới thị trường giáo dục ở ViệtNam [38].

+ Tại các quốc gia khác như: Thái Lan, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore…đã nhanh chóng tiếp nhận và áp dụng mạnh mẽ các công trình nghiên cứu về Giáo dục não phải vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo. Hơn cả, các quốc gia trên đã chú trọng đầu tư cho giáo dục để bổ sung và tăng cường hiệu quả của các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu được tham gia ở các lứa tuổi khác nhau. Họ mở rộng giáo dục theo hình thức dịch vụ ra thị trường quốc tế với tên gọi “Cuộc Cách mạng não bộ - Brain Revolution”[38].

Một số mô hình giáo dục nổi tiếng khác: Dongsim’s Edutour - Mô hình giáo dục mầm non tại Hàn Quốc; Jean Piaget and John Dewey - Mô hình giáo dục HighSocpe; Phương pháp giáo dục sớm Montessori; Phương pháp giáo dục sớm cho con của người Mỹ; Phương pháp giáo dục sớm của mẹ Nhật; Phương pháp giáo dục sớm của mẹ Mexico; Phương pháp giáo dục sớm của người Do Thái...

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Chương trình giáo dục mầm non đăt ra mục tiêu giáo dục trẻ phát triển toàn diện với các lĩnh vực phát triển như: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và quan hệ xã hội.Việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy và tự giải quyết vấn đề cho trẻ. Trẻ học tập và lĩnh hội kiến thức tốt

nhất thông qua hoạt động vui chơi, và đạt hiệu quả tốt nhất khi trẻ có được sự hỗ trợ từ người lớn. Người lớn sẽ giúp trẻ có cơ hội tiếp tục những gì mà trẻ đang hứng thú và đang thực hiện. Người giáo viên lúc này sẽ tổ chức các hoạt động dưới hình thức trò chơi, hoạt động chơi một cách linh hoạt và bao hàm trong đó là lượng kiến thức kỹ năng cần cung cấp đến cho trẻ. Để có được hiệu quả như vậy thì trước nhất mỗi người giáo viên mầm non phải thật sự cố gắng, nỗ lực hết mình, tích cực sáng tạo trong việc xây dựng và thiết kế môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ phát triển toàn diện và tích lũy những kỹ năng cần thiết cho trẻ.

Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu cũng như nhận định của các tác giả trong nước đã góp phần khẳng định tầm quan trọng của vấn đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ”[8].

Ngày 14 đến 15/7/2017, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia: "Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng phương pháp Montessori trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non”với sự nhất trí của BGD&ĐT và tổ chức UNICEF Việt Nam [33].

BGD&ĐT ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN với nội dung: Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi đã được BGD&ĐT đề cập đến [3].

Tác giả Đỗ thị Minh trong Báo cáo khoa học (23/08/2014) đã đề cập đến Bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”[24].

Tác giả Đinh Hương Ly nghiên cứu về “Thực trạng công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại một số trường mầm non” [23].

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung nghiên cứu về “Thực trạng vận dụng quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm vào tổ chức hoạt động dạy học ngành GDMN tại trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang [26].

Tác giả Nguyễn Thị Xuân Anh nghiên cứu về“Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo mô hình Montessori tại một số trường mầm non Montessori”, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh [1].

Tác giả Trần Thị Thu Huyền đóng góp tham luận: “Một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” [17].

Tham luận“Đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” [35].

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” [28].

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” [25].

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả ở trường mầm non thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh” [35].

Những công trình trên đã đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện ở trẻ nhất là cấp học mầm non. Hầu hết sáng kiến kinh nghiệm đều được đúc rút từ thực tiễn hoạt động của các đơn vị, các trường lớp mầm non. Những công trình trên đã đề cập tới mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục của các trường mầm non, nhất là nội dung quản lý đã được làm rõ qua các công trình nghiên cứu như: Cơ sở khoa học quản lý [6], Vai trò của cộng đồng - xã hội trong quản lý giáo dục và đào

tạo [13], Quản lý giáo dục” [14], Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn [19]. Cơ sở lý luận quản lí trong tổ chức giáo dục [22], Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục [30].

Trong thời gian qua, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã có được một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế nhất định, điều này đã ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Nếu các trường mầm non ở Thành phố Thái Nguyên nhận thức đúng đắn về quan điểm trên cũng như đánh giá được ưu điểm nhược điểm của mình khi tham gia thực hiện hoạt động, từ đó xây dựng được các biện pháp phù hợp với điều kiện của từng trường để nâng cao chất lượng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ là điều kiện tiên quyết giúp cho học sinh phát triển toàn diện.

Đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên” là đề tài mà tôi đã đi sâu vào tìm hiểu thực tế việc tổ chức hoạt động của giáo viên cũng như hoạt động quản lý của cán bộ quản lý các nhà trường. Qua nghiên cứu để đánh giá khách quan kết quả đã đạt được và ghi nhận những hạn chế còn tồn tại của các nhà trường, để từ đó có thể lựa chọn những biện pháp cấp thiết và quan trọng nhất với mục đích nâng cao nhận thức cho giáo viên cũng như các điều kiện cần thiết hỗ trợ giáo dục toàn diện cho trẻ đáp ứng nhu cầu không ngừng đổi mới của cấp học, sự tin yêu của nhân dân.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý hoạt động giáo dục

1.2.1.1.Quản lý

Quản lý là sự điều khiển, phối hợp, tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý trong quá trình hoạt động (lao động, học tập, nghiên cứu, ứng dụng...) của một tổ chức, một đơn vị với các điều kiện nhất định (không gian, thời gian, nguồn lực...) nhằm đạt được mục tiêu đề ra.(Sơ đồ 1.1):

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí