Khái Quát Về Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội, Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Thái Nguyên.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN‌

2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo Thành phố Thái Nguyên.

2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc của nước Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 3.562,82 km². Với đặc thù địa hình cũng như kinh tế vùng miền nổi bật, Thái Nguyên vừa được chọn làm vị trí trung tâm chính trị, kinh tế của chiến khu Việt Bắc, đồng thời cũng là của vùng trung du miền núi Đông Bắc của nước ta.

Thành phố Thái Nguyên (thuộc Tỉnh Thái Nguyên) là trung tâm phát triển kinh tế chính trị, văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên. Nhắc đến Thái Nguyên là nhắc đến trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn đứng thứ ba toàn quốc sau Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với đa dạng loại hình đào tạo là các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề.

2.1.2. Về kinh tế - văn hóa xã hội

Năm 2018, Tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định ký chương trình hợp tác với Đại học Thái Nguyên để chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống với kinh phí khoảng 100 tỷ đồng. Đây là sự đầu tư không chỉ mang lại giá trị về kinh tế mà còn góp phần đưa Thái Nguyên không ngừng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

2.1.3. Về giáo dục và đào tạo

GDMN là cấp học đóng vai trò sản xuất những viên gạch đầu tiên cho ngôi nhà não bộ của trẻ. Trẻ em nếu càng có cơ hội được tiếp cận với giáo dục mầm non sớm bao nhiêu thì sẽ càng tạo được bước đệm thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo bấy nhiêu.

Từ những ngày đầu thành lập,Thái Nguyên chỉ có duy nhất 1 trường mẫu giáo (Trường mầm non 1-5, địa điểm tại tổ 10 phường Trung Thành, Thành phố Thái Nguyên, được xây dựng do tổ chức UNICEF viện trợ và thành lập ngày 1/5/1979), điều kiện trường lớp còn nhiều thiếu thốn, sơ sài. Đến nay, quy mô trường học đã được chú trọng đầu tư nhằm phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Theo thống kê, hiện tạiThành phố Thái Nguyên có 57 trường mầm non với các loại hình trường học đa dạng hoá như: công lập, dân lập, quân đội, tư thục và các cơ sở mầm non độc lập. Cụ thể có 45 trường mầm non thuộc khối công lập, 02 trường mầm non thuộc bộ quốc phòng, 09 trường mầm non tư thục, 01 trường mầm non dân lập, 25 nhóm trẻ mẫu giáo độc lập.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL và GV về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và năng lực quản lý của CBQL,giáo viên về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

2.2.3. Khách thể, địa bàn khảo sát

- Tổng số khách thể khảo sát: 5 trường (Trường mầm non Đồng Bẩm, Trường mầm non Đồng Quang, Trường mầm non 19 - 5 Tân Lập, Trường mầm non 19 -5 Thành phố, Trường mầm non Liên Cơ thành phố).

- 100 CBQL và Giáo viên (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên).

2.2.4. Phương thức khảo sát và cách xử lý số liệu

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Tôi sử dụng 11 mẫu phiếu điều tra về thực trạng GD lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non, kháo sát trên CBQL, giáo viên.

- Phương pháp phân tích sản phẩm HĐ: Những sản phẩm của HĐGD lấy trẻ làm trung tâm ở các trường MN TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp gỡ trao đổi với các lãnh đạo và chuyên viên Phòng giáo dục Thành phố Thái Nguyên, các đồng chí Hiệu trưởng, CBQL, GV có kinh nghiệm của các trường MN công lập … để tham khảo và có thêm thông tin đáng tin cậy, đảm bảo kết quả nghiên cứu có tính khách quan. Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất các biện pháp để thực hiện việc quản lý HĐ có hiệu quả đưa chất lượng GD lấy trẻ làm trung tâm ở các trường MN TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên ngày một đi lên.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Hình thức tham khảo sáng kiến về “Một số biện pháp lấy trẻ làm trung tâm, tự học bồi dưỡng CM qua Modul Mầm non 1 trong “Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ Mầm non”, các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...để xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp khảo nghiệm: Nghiên cứu thực tiễn khảo nghiệm để đưa ra đánh giá mức độ cần thiết và phù hợp của quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

+ Nhóm phương pháp toán thống kê

Số liệu sau khi thu thập sẽ được sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả bằng phần trăm (%).

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Quản lý việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Lập kế hoạch là bước đầu tiên của chức năng quản lý. Tiến hành lập kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm với mục đích xác định và xây

dựng mục tiêu đối với hoạt động này cho trẻ mầm non trong nhà trường, đồng thời cụ thể chính xác các nguồn lực sẽ tham gia phục vụ hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non. Sau đó sàng lọc các phương án, biện pháp tối ưu nhất đáp ứng được với điều kiện thực tế của nhà trường để tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non đạt kết quả cao.

Khi quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non, Hiệu trưởng các trường phải xác định được biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng của hoạt động này là việc nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra của nhà trường. Tuy nhiên, người đứng đầu nhà trường phải linh hoạt trong chỉ đạo đối với từng trường hợp nhất định, quyết định bổ sung hay điều chỉnh những nội dung cần thiết trong kế hoạch vừa không làm thay đổi mục tiêu vừa phù hợp tình hình thực tế để bản kế ho ạch có tính khả thi. Đặc biệt dựa trên:

Những cơ sở xây dựng kế hoạch: Quy định của BGD&ĐT về hoạt động giáo dục trẻ tại các trường MN; Chỉ thị nhiệm vụ theo từng năm học của PGD&ĐT, của các trường MN; đặc điểm tình hình thực tế của các trường MN trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên (điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn…), chỉ tiêu cần đạt, mục tiêu năm học của các trường. Vì trẻ em tại mỗi trường MN sẽ có hoàn cảnh, lối sống, tâm lý, giới tính khác nhau, có cá tính và khả năng tự giải quyết các vấn đề, khả năng học tập cũng rất khác nhau. Vậy nên, quản lý tốt hoạt động giáo dụctrong trường MN thì người hiệu trưởng cần lập KH quản lý phù hợp để tác động chính xác tới thái độ, hành vi tiếp nhận sự quản lý, GD của trẻ trong nhà trường mới thu được kết quả cao nhất.

Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về các nguyên tắc lập KHGD lấy trẻ làm trung tâm trong trường MN, chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi để khảo sát, kết quả như sau:

Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL, GV về các nguyên tắc

lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên‌


TT


Các nguyên tắc

Ý kiến đánh giá

Đồng

ý

Phân

vân

Không

đồng ý

1

Xác định được mục tiêu của hoạt động giáo dục

lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non.

84/100

(84%)

16/100

(16%)

0%

2

Xác định đối tượng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm

trung tâm tại các trường mầm non.

68/100

(68%)

32/100

(32%)

0%

3

Nguồn lực tham gia giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

tại các trường mầm non

70/100

(70%)

27/100

(27%)

3/100

(3%)


4

Xây dựng nội dung chương trình và hình thức thực

hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non.

78/100 (78%)

22/100 (22%)


0%


5

Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường

mầm non.

67/100 (67%)

25/100 (25%)

8/100 (8%)


6

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo

dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non.

94/100

(94%)

6/100

(6%)


0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 6


Kết quả bảng 2.1 cho thấy: Theo đánh giá của GV và CBQL, ở mức độ đồng ý về các nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non: Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (94/100 ý kiến chọn, chiếm 94%). Xác định được mục tiêu của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (84/100ý kiến chọn, chiếm 84%). Xây dựng nội dung chương trình và hình thức thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non

(78/100ý kiến chọn, chiếm 78%). Nguồn lực tham gia hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (70/100ý kiến chọn, chiếm 70%). Giáo viên là người lập kế hoạch năm/ tháng/ tuần/ ngày. Xác định đối tượng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (68/100 ý kiến chọn, chiếm 68%). Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (67/100 ý kiến chọn, chiếm 67%).

Theo đánh giá của GV và CBQLGD, ở mức độ phân vân về các nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non: Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (6/100 ý kiến chọn, chiếm 6%). Xác định được mục tiêu của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (16/100 ý kiến chọn, chiếm 16%). Xây dựng nội dung chương trình và hình thức thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (22/100 ý kiến chọn, chiếm 22%). Nguồn lực tham gia hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (27/100 ý kiến chọn, chiếm 27%). Giáo viên là người lập kế hoạch năm/ tháng/ tuần/ ngày. Xác định đối tượng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường MN (32/100 ý kiến chọn, chiếm 32%). Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường MN (25/100 ý kiến chọn, chiếm 25%).

Theo đánh giá của GV và CBQL, ở mức độ không đồng ý về các nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non: Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (8/100 ý kiến chọn, chiếm 8%). Nguồn lực tham gia hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non (3/100 ý kiến chọn, chiếm 3%).

Để quản lý hiệu quả việc lập kế hoạch thì người quản lý cần xây dựng cụ thểcác bước tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non, đồng thời xác định và huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

Dựa trên kết quả khảo sát ban đầu, các nhà trường đã cải thiện và thiết kế bổ sung môi trường theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt chú trọng thiết kế môi trường trong lớp học và ngoài lớp học. Bố trí lớp học với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, khuôn viên trường học sắp xếp hợp lý thuận tiện cho trẻ trải nghiệm, học tập và vui chơi. Cảnh quan môi trường được xây dựng theo hướng thân thiện và tích cực với trẻ.

Bộ phận chuyên môn thường xuyên kiểm tra giám sát, chỉ đạo việc thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch. Đưa nội dung “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” vào sinh hoạt chuyên môn, dự giờ đánh giá xếp loại, thúc đẩy, động viên GV tích cực trong việc triển khai chương trình giáo dục mầm non lồng ghép nội dung “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại các khối lớp.

Tất cả GV tại các nhà trường hiện nay đều có trình độ nhận thức và chuyên môn mầm non theo yêu cầu của ngành. Tự giác học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức và năng lực của bản thân, tiếp cận chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” qua việc: Tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, tự bồi dưỡng thường xuyên, tìm kiếm thông tin trên các trang mạng, báo đài và biết vận dụng những kiến thức, hiểu biết cũng như khả năng của bản thân vào các hoạt động một cách linh hoạt và hợp lý. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ít GV còn hạn chế về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khả năng, tiếp cận

chưa nhạy bén nên dẫn đến việc triển khai các hoạt động còn mang tính thụ động, lồng ghép các nội dung kết hợp vào trong hoạt động còn chưa hợp lý, chưa linh hoạt.

Bảng 2.2: Thực trạng thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non‌

Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên


STT

Các khó khăn thường gặp

Rất khoa

học

Khoa học

Không

Khoa học

1

Không có thời gian tập trung cho

hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

89/100

(89%)

11/100

(11%)

0%

2

Tài liệu bồi dưỡng

17/100

(17%)

80/100

(80%)

3/100

(3%)

3

Năng lực nhận thức của bản thân hạn

chế

95/100

(95%)

5/100

(5%)

0%


4

Phương pháp của tài liệu còn khó hiểu, thiên về lý luận chưa gắn với thực tiễn nên khó hình thành năng lực

cho giáo viên


26/100 (26%)


45/100 (45%)


29/100 (29%)

Kết quả bảng 2.2 cho thấy: Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của những khó khăn thường gặp đối với giáo viên khi thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên cho biết: Mức độ Rất khoa học có yếu tố: Năng lực nhận thức của bản thân hạn chế đạt 95/100 ý kiến chọn (95%). Không có thời gian tập trung cho hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đạt 98/100 ý kiến chọn (89%).

Ở mức độ Khoa học: Tài liệu bồi dưỡng có 80/100 ý kiến chọn (80%). Phương pháp của tài liệu còn khó hiểu, thiên về lý luận chưa gắn với thực tiễn nên khó hình thành năng lực cho giáo viên có 45/100 ý kiến chọn (45%).

Ở mức độ không khoa học thì Phương pháp của tài liệu còn khó hiểu, thiên về lý luận chưa gắn với thực tiễn nên khó hình thành năng lực cho giáo viên có 29/100 ý kiến chọn(29%). Tài liệu bồi dưỡng có 3/100 ý kiến chọn (3%).

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí