DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT | NỘI DUNG | |
1 | BGH | Ban giám hiệu |
2 | BGD&ĐT | Bộ giáo dục và đào tạo |
3 | CBQL | Cán bộ quản lý |
4 | CHXHCNVN | Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
5 | CMMN | Chuyên môn mầm non |
6 | CNTT | Công nghệ thông tin |
7 | CV | Công văn |
8 | ĐHSP | Đại học sư phạm |
9 | GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
10 | GDĐT | Giáo dục đào tạo |
11 | GDMN | Giáo dục mầm non |
12 | HĐGD | |
13 | KH | Kế hoạch |
14 | KHGD | Kế hoạch giáo dục |
15 | MN | Mầm non |
16 | NXB | Nhà xuất bản |
17 | QĐ | Quyết định |
18 | QLGD | Quản lý giáo dục |
19 | SGD&ĐT | Sở giáo dục và đào tạo |
20 | SKKN | Sáng kiến kinh nghiệm |
21 | TW | Trung ương |
22 | UBND | Uỷ ban nhân dân |
23 | VBHN | Văn bản hợp nhất |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Lấy Trẻ Làm Trung Tâm.
- Mối Quan Hệ Giữa Chủ Thể Quản Lý Và Đối Tượng Quản Lý
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Lấy Trẻ Làm Trung Tâm Ở Các Trường Mầm Non
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL, GV về các nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 33
Bảng 2.2: Thực trạng thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 36
Bảng 2.3: Thực trạng phương pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 37
Bảng 2.4: Quản lý việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các
trường mầm non 38
Bảng 2.5: Mục tiêu xây dựng nội dung, chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 40
Bảng 2.6: Các hình thức triển khai hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái
Nguyên 43
Bảng 2.7: Thực trạng huy động các nguồn lực thực hiện HĐGD lấy trẻ làm trung tâm ở các trường MN Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 45
Bảng 2.8: Các hình thức chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm nonThành phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 47
Bảng 2.9: Thực trạng cải tiến, điều chỉnh KH quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm ở các trường MN Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 49
Bảng 2.10: Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả QL HĐGD lấy trẻ làm trung tâm
ở các trường MN TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 52
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 71
ng nghệ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cô tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý 13
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lí luận
Trước xu hướng chung của thời đại về hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á cũng có những bước tiến nổi bật trên nhiều mặt, một trong số đó phải kể đến chính là sự không ngừng lớn mạnh về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Đứng trước những thách thức của thời đại hiện nay, Việt Nam muốn phát triển vững chắc và giữ vững vị thế của mình trên trường quốc tế thì trước nhất cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục và đưa giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ trở nên hiện đại hơn nữa để sánh vai cùng với các các quốc gia khác trên thế giới.
Đẩy mạnh phát triển giáo dục trước hết phải chú trọng đến vai trò của giáo dục mầm non. Đây là bậc học đầu tiên và cũng là khâu quan trọng của nền giáo dục quốc gia, là bậc học được đánh giá là đặt nền móng cho giáo dục ở các bậc học phổ thông. Có thể coi giáo dục mầm non là “bản lề” và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con người.
Như chúng ta đã biết, qua báo cáo khảo sát đánh giá phát triển trẻ thơ (EDI) ở Việt Nam năm 2013 tại 54 tỉnh thành do BGD&ĐT và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện (từ ngày 27/04/2012 đến 15/05/2012) thì có 50,68% trẻ em độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi được đánh giá là bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ có thể sẽ thiếu hụt ở ít nhất một lĩnh vực phát triển [4,tr.2]. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng mà các nhà giáo dục của Việt Nam đang tập trung nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết. Không những thế, để khắc phục và nâng cao chất lượng EDI thì đây chính là thời khắc mà tất cả chúng ta cần phải chú trọng thay đổi và tập trung thống nhất cách thực hiện chương trình giáo dục mầm non, trước nhất là theo quan điểm tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm [4,tr.2].
Trong 2 năm trở lại đây, ngành giáo dục đã và đang tích cực đổi mới chương trình giáo dục trẻ cho trẻ mầm non, đặc biệt chú trọng rất nhiều đến việc
tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non nhằm tạo điều kiện tốt nhất để từng cá nhân trẻ đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện, đồng thời đề cao vai trò tự chủ động, tích cực ở trẻ. Những trải nghiệm đầu đời chính là hành trang quyết định đến mức độ và sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đến thời điểm này đã trở thành một quan điểm tiến bộ và hiện đại.
1.2. Về mặt thực tiễn
GDMN là cấp học đóng vai trò sản xuất những viên gạch đầu tiên cho ngôi nhà não bộ của trẻ. Trẻ em nếu càng có cơ hội được tiếp cận với giáo dục mầm non sớm bao nhiêu thì sẽ càng tạo được bước đệm thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo bấy nhiêu. Việc chú trọng đầu tư phát triển giáo dục mầm non không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình, của mỗi người giáo viên, của ngành giáo dục, mà đó còn là sứ mệnh to lớn của Đảng, chính phủ trong công cuộc xây dựng đất nước.
Giáo dục mầm non trong những năm gần đây đang tích cực thực hiện đổi mới chương trình giáo dục trẻ, nhất là đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ. Thực hiện chỉ thị của BGD&ĐT, SGD&ĐT về việc triển khai chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngành GDMN, hầu hết các trường mầm non trên cả nước đang tích cực thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” dưới hình thức phát động các phong trào thi đua như: Xây dựng môi trường thân thiện - học sinh tích cực; Đổi mới sáng tạo trong dạy và học; Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo và nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, trước yêu cầu không ngừng đổi mới của GDMN trong giai đoạn mới và kết quả thu được sau 02 năm thực hiện chuyên đề, việc triển khai tại một số trường mầm non vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục như: Chưa đồng đều về mặt chất lượng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường còn lỏng lẻo... dẫn đến việc trẻ em chưa có nhiều cơ hội được học tập và trải nghiệm theo đúng nghĩa lấy trẻ làm trung tâm.
Từ thực tiễn, thực trạng cũng như ảnh hưởng của xã hội vào trường học nói chung và trường mầm non nói riêng, cá nhân tôi nhận thấy hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một hoạt động đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của ngành GDMN, các trường mầm non ở Thành phố Thái Nguyên. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất nội dung “Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường Mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên” làm nội dung đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, luận văn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả song còn nhiều bất cập và hạn chế trong quá trình thực hiện. Nếu đề xuất được các biện pháp một cách khoa học, phù hợp với thực tế điều kiện của các trường mầm non ở Thành phố Thái Nguyên, thì các biện pháp quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm sẽ được thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng HĐGD lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Chủ thể thực hiện quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non là Hiệu trưởng nhà trường.
6.2. Phạm vi về khách thể khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát 05 trường (Trường mầm non Đồng Bẩm, Trường mầm non Đồng Quang, Trường mầm non 19/5 Tân Lập, Trường mầm non 19/5 Thành phố, Trường mầm non Liên Cơ thành phố).
Khảo sát được thực hiện với 100 CBQL và Giáo viên (05 hiệu trưởng, 10 Phó hiệu trưởng, 10 Tổ trưởng chuyên môn, 75 Giáo viên).
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài sau đây.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các công văn, chỉ thị, quy định của ngành, các tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, HĐGD lấy trẻ làm trung tâm dựa trên bộ tiêu chí và 5 lĩnh vực phát triển cùng với các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu... Trên cơ sở dữ liệu đó, tôi đi vào phân tích, tổng hợp, sắp xếp và hệ thống tài liệu làm cơ sở lý luận trong luận văn.