Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 13

92

Khi lại là những hình ảnh tả thực với vần điệu ngắn gọn giống như lối nói của người Tày trong các câu ca dao, tục ngữ của đồng bào:

Lửa reo báo trước nhà có khách

Khách đến bàn chuyện trồng cây ngô, cây lúa Khách đến nếm chén rượu chủ nhà vừa mới cất Cùng nhau hát câu lượn câu si

Cũng có lúc chẳng có chuyện gì

Chủ khách nhìn nhau cho đỡ nhớ. (Lửa reo)

Trong các truyện ngắn của mình, âm vang những khúc hát Lượn đầy cảm xúc:

Giờ nàng đã có nơi có chốn Thân anh như cây mạ muộn mằn

Mạ muộn còn còn mãi xanh cùng nắng Thân em như lúa tám ngắn ngày

Lúa gặt đầu mùa này rồi đó Anh chờ mãi nào có được gì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Người ước tiên biết khi nào gặp

.......

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 13

Lượn hát để kết bạn nên quen Đã đốt đuốc đốt đèn tới gặp Như ong đi tìm mật rừng sâu Hoa nở thì ong bâu hút nhụy

Để hoa tàn hoang phí ngày xuân Gửi tới bạn ân cần tha thiết Mong bạn xa cất tiếng cùng nhau

(Truyện ngắn: Tiếng Lượn trong đêm)

Có thể thấy Hữu Tiến đã sử dụng hài hoà những ngôn ngữ của ca dao để đưa vào trong thơ, trong truyện của mình xây nên những giai điệu ngọt ngào, màu sắc cuộc sống được thể hiện rõ ràng hơn từ ngòi bút của ông.

93

Và đến với tiểu thuyết, không khó để tìm trong “Hữu hạn” những câu tục ngữ, thành ngữ rất hay được thể hiện tự nhiên trong từng lời đối thoại của nhân vật như khi Hoàn đọc thơ cho Hồng nghe:

Có phải nàng tiên ngụ chốn này? Phja Oắc quanh năm phủ sương dày.

Có phải đá rơi trong cổ tích?


Mà nay hoa thiếc trắng tựa mây.” [25, tr. 33]


Trong khổ thơ, có hình ảnh thơ “đá rơi trong cổ tích” là hình ảnh được lấy ra trong câu chuyện cổ tích về chàng chăn trâu ở Phiêng Pha thấy trâu ăn lúa anh đã cầm hòn đá ném trâu. Nhưng vì xa quá, hòn đá đuối tầm rơi ngay xuống nơi này tạo thành thung lũng Thin Tốc. Thin Tốc tiếng Tày có nghĩa là đá rơi.

Đó không chỉ đơn thuần là những câu hát lượn, tác giả còn đưa vào những thành ngữ thể hiện những kinh nghiệm dân gian của người Tày.. Người đọc vẫn còn nhớ khi Loòng bị những cơn đau hành hạ, Loòng bắt đầu ân hận và nó soi xét lại mình, tưởng là con tổng đoàn muốn làm gì cũng được nhưng nó lại quên câu “Mười hang ếch ắt có một hang rắn” [24, tr. 71] và sự cố xảy ra trong ngày hội Nà Nâm hẳn là cái hang rắn đối với nó. Trong nơi chốn rất bình yên, vẫn có nguy cơ có những hiểm hoạ cho mình.Và Loòng đã thực sự quên mất điều đó.

Hay trong “Hữu hạn”, đó là những vần thơ mang đầy âm hưởng dân gian của con người miền núi vùng Đông Bắc

“Thin Tốc


Người từ trăm nơi Đế từ trăm ngả Về đây

94

Chung màu áo công nhân


Chung đường vào công trường


...


Tháng qua đi Năm qua đi

Tôi tìm mãi, tìm hoài chẳng thấy Thế rồi tôi gặp em và yêu em

Cô công nhân tuyển khoáng Và tôi bỗng nhận ra

Em chính là Thin Tốc của riêng tôi” [25, tr. 198]


Mặc dù cả “Dòng đời” và “Hữu hạn” đều là những tác phẩm viết bằng tiếng Việt, nhưng Nguyễn Hữu Tiến không chỉ sử dụng lối nói của người Kinh mà còn khai thác vốn văn hoá và cách biểu đạt của dân tộc Tày. Vậy nên, trong ngôn ngữ tiểu thuyết của ông có đặc điểm rất dung dị, mộc mạc như những bài dân ca rất giàu hình ảnh biểu cảm. Nguyễn Hữu Tiến đã không chỉ phản ánh được tâm hồn dân tộc mình mà bằng ngôn ngữ tác phẩm, nhà văn còn góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy những vẻ đẹp của tâm hồn ấy - đó là sự bảo tồn vẻ đẹp văn hoá bằng văn chương, theo cách riêng của mình.

Tiểu kết chương 3


Con đường sáng tạo tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến từ “Dòng đời” đến “Hữu hạn” luôn gắn với đời sống xã hội của người dân tộc miền núi. Trong cả hai tiểu thuyết, mặc dù chủ đề mỗi tác phẩm khác nhau nhưng ở cả hai tác phẩm chúng ta đều nhận thấy được những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà nhà văn thể hiện. Nguyễn Hữu Tiến đã khéo léo lồng ghép cảm hứng lịch sử dân tộc với cảm hứng thế sự đời tư, khắc họa hình ảnh những con người miền

95

núi chất phác, giản dị, sống lương thiện nhưng trong hoàn cảnh xã hội đầy biến động, họ đã phải chịu những thiệt thòi và bị xô đẩy vào những bi kịch không mong muốn.

Dù tiểu thuyết tập trung miêu tả số phận cuộc đời đồng bào dân tộc miền núi nhưng đặc sắc trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến là lối kể chuyện bằng giọng kể trần thuật tự nhiên, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo với nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau; giọng điệu kể chuyện phong phú lúc đầy căm thù với kẻ ác độc, khi lại giàu tình cảm xót thương, đồng cảm với số phận nhân vật. Bên cạnh đó, tác giả cũng xây dựng cốt truyện với nhiều kết cấu đan xen. Và trong những câu chuyện ấy luôn mang đậm những nét văn hóa đặc sắc của người Tày, từ văn hóa chợ, văn hóa nhà sàn cho tới văn hóa tang ma, đám cưới. Tác giả cũng đã dùng những bút pháp nghệ thuật đặc sắc để tạo nên thành công cho tác phẩm với kết cấu truyện theo trật tự thời gian tuyến tính, có lúc lại đan xen những kết cấu vòng tròn, đảo lộn để tạo nên những gấp khúc cho truyện thêm kịch tích, gây ấn tượng sâu sắc và có sức hút mạnh mẽ với người đọc.

96

KẾT LUẬN

1. Cao Bằng là vùng đất sơn thuỷ hữu tình nhưng cả điều kiện tự nhiên lẫn điều kiện kinh tế xã hội vẫn còn rất nhiều khó khăn.Cao Bằng cũng là tỉnh vùng cao có rất nhiều đồng bào dân tộc sinh sống từ lâu đời. Vùng đất này có một nền văn hoá rất độc đáo với sự hoà trộn văn hoá đa sắc tộc, đa sắc thái tạo cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những nhà văn, nhà thơ. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, lịch sử và văn hóa Cao Bằng đã có những tác động sâu sắc tới những sáng tác của các nhà văn địa phương. Trong dòng văn học địa phương tỉnh Cao Bằng, Nguyễn Hữu Tiến không phải là cây bút mới. Tên tuổi của ông gắn với nhiều các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn và thơ và những bài viết nghiên cứu, phê bình. Mặc dù vậy, trên mảng văn học tiểu thuyết, Nguyễn Hữu Tiến vẫn gặt hái được những thành công nhất định. Sau hơn 30 năm cầm bút, Nguyễn Hữu Tiến mới trình làng hai tiểu thuyết là “Dòng đời” và “Hữu hạn” nhưng cả hai tác phẩm lại giúp ông khẳng định được tài năng và vị trí của mình trong dòng văn học của tỉnh nhà. Nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến từ đặc điểm nội dung đến bút pháp nghệ thuật và phong cách nhà văn, luận văn đã làm rõ những thành công của nhà văn ở thể loại tiểu thuyết, khẳng định sự đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển văn học địa phương tỉnh Cao Bằng nói riêng, thành tựu văn học các dân tộc thiểu số miền núi nói chung.

2. Nguyễn Hữu Tiến luôn kiên định với cá tính sáng tạo nghệ thuật của mình. Với quan niệm văn chương là đời sống, văn chương phản ảnh đời sống, các tác phẩm của nhà văn luôn xoay quanh cuộc sống đời thường của đồng bào dân tộc thiểu số - những con người lương thiện, chất phác nhưng số phận vẫn đầy những bi kịch và bị giới hạn trong những không gian sống rất chật hẹp nơi vùng cao biên ải. Cảm hứng lịch sử dân tộc đan xen, hoà quyện với cảm hứng thế sự, đời tư đã giúp nhà văn khắc hoạ sâu rõ nét và chân thực bức tranh đời sống xã hội miền núi và số phận những người con dân tộc Tày quê

97

hương Cao Bằng. Tuy chủ đề vẫn là con người và cuộc sống con người miền núi nhưng trong mỗi tác phẩm, Nguyễn Hữu Tiến vẫn không quên lồng ghép những trang miêu tả về thiên nhiên hùng vĩ, vẫn rất tinh tế giới thiệu tới người đọc những nét văn hoá đặc sắc của bản làng quê hương như văn hoá lễ hội, văn hoá nhà sàn, tục cưới xin của người Tày...thể hiện một tình yêu sâu đậm của ông với cội nguồn văn hoá Tày.

3. Nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến, lấy ví dụ ở “Dòng đời” và “Hữu hạn” để phân tích và đánh giá về cá tính sáng tạo của nhà văn, có thể đưa ra nhận xét rằng: Những đặc sắc ở phương diện nội dung và nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến đã tạo nên những giá trị thẩm mĩ có sức lôi cuốn đối với bạn đọc, từ đó chuyển tải những thông điệp nhân văn của nhà văn người dân tộc Tày muốn gửi tới bạn đọc cả nước và cũng từ đó đóng góp vào thành tựu chung của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng, của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

4. Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về những đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến, từ phương diện nội dung đến hình thức nghệ thuật, luận văn bổ sung những khoảng trống trong công tác nghiên cứu phê bình văn học địa phương tỉnh Cao Bằng, giúp cho người đọc nhận diện đầy đủ và sâu sắc hơn về nền văn học địa phương này cùng diện mạo, đội ngũ tác gia, tác phẩm đông đảo mà Nguyễn Hữu Tiến là một trong những cây bút tiêu biểu cho văn học Cao Bằng thời kỳ hiện đại.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nông Quốc Chấn (1998), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Nông Quốc Chấn (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội

3. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

4. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

5. Bàn Tài Đoàn (1966), Chung quanh vấn đề sáng tác của nhà văn, nhà thơ miền núi, Tạp chí Văn học số 6, tr. 59-62.

6. Hà Minh Đức (ch.b.) (2001), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Hà Huy Giáp (1970), Vai trò của văn học các dân tộc thiểu số trong lịch sử văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 8, tr. 97-102.

8. Nguyễn Đức Hạnh (ch.b) (2016), Văn học địa phương miền núi phía Bắc,

NXB Đại học Thái Nguyên.

9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển Thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

10. Hoàng Ngọc Hiến (1994), Về bản sắc dân tộc và cộng sinh văn hoá, về tính dân tộc và tính hiện đại, Tạp chí Văn học, số 11, tr. 9-11.

11. Trần Ninh Hồ (1994), Đi sâu vào dân tộc, ta sẽ bắt gặp nhân loại, Tạp chí Văn học, số 11, tr. 38-39.

12. Hoàng Ngọc Lê (ch.b.) (2002), Văn hoá dân gian Tày, Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên.

13. Phong Lê (ch.b.) (1998), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại,

NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

14. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu nhóm dân tộc Tày – Nùng – Thái ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Phương Lựu (Chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

99

16. Hoàng Xuân Lương (ch.b.) (2010), Truyền thống yêu nước và đặc trưng văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Lương (ch.b.) (2006), Văn học Việt Nam sau năm 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Bùi Thị Tuyết Mai (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, NXB Giáo dục.

19. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

21. Nhiều tác giả (2003), Văn nghệ sĩ Cao Bằng – chân dung và tác phẩm,

Hội văn học Nghệ thuật Cao Bằng.

22. Nhiều tác giả (2003), Bách khoa tri thức phổ thông, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

23. Tác phẩm văn xuôi dân tộc và miền núi đầu thế kỷ XX (2011), NXB Văn hóa dân tộc

24. Nguyễn Hữu Tiến, (2007), Dòng đời, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội.

25. Nguyễn Hữu Tiến, (2012), Hữu hạn, NXB Quân đội Nhân dân.

26. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 (2002), NXB CTQG Hà Nội

27. Hà Văn Thư (1996), Vài nhận định về văn học các dân tộc thiẻu số từ cách mạng tháng Tám đến nay, Tạp chí Văn học, số 6, tr. 14-23

28. Trần Thị Việt Trung (chủ biên), Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Thái Nguyên.

29. Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo (2012), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại – một số đặc điểm, NXB Đại học Thái Nguyên.

30. Lâm Tiến (2010), Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số, NXB Văn hóa dân tộc

31. Ngô Thị Thắm, Tình yêu đôi lứa trong những khúc lượn Then người Tày, Tạp chí Văn Hiến, sgày 15/2/2014

32. Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (1997), NXB Văn hóa Dân tộc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024