Mối Quan Hệ Giữa Chủ Thể Quản Lý Và Đối Tượng Quản Lý

Mục tiêu quản lý

Chủ thể quản lý

Đối tượng bị quản lý


Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý

Trong công tác lãnh đạo, quản lý và chỉ huy, Bác Hồ đã từng nói: “Không có kiểm tra đánh giá coi như không có lãnh đạo”. Vì vậy các chức năng cơ bản của quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá có thể khái quát như sau:


KẾ HOẠCH

CHỈ ĐẠO

TỔ CHỨC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

KIỂM TRA

CHỨC NĂNG QL

Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 4


Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý


1.2.1.2. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu giáo dục đã định.

1.2.2. Hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

1.2.2.1. Hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục là hoạt động được thực hiện bởi vai trò chủ đạo của người giáo viên đối với học sinh dựa trên mục đích, kế hoạch, nội dung, phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh hình thành phẩm chất, nhân cách, giá trị và kỹ năng sống cần thiết của một người công dân.

1.2.2.2. Chương trình giáo dục mầm non

Chương trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình GDMN có chất lượng.

1.2.2.3. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là HĐGD cụ thể của người tổ chức HĐGD tạo ra các cơ hội, điều kiện cần thiết để mọi trẻ đều được tham gia vào hoạt động. Mọi HĐGD đều hướng tới từng cá nhân trẻ, dựa trên hứng thú, nhu cầu, khả năng và thế mạnh của mỗi trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Mọi trẻ trong quá trình giáo dục đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thông qua vui chơi, bản thân trẻ sẽ tự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho riêng mình. Trẻ được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng và đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công.

Nhận thức và áp dụng theo phương pháp giáo dục mới đã đi vào Việt Nam cùng quá trình hội nhập và giao lưu kinh tế văn hóa. Giáo dục mới đã xuất hiện ở đất nước chúng ta từ cách đây hơn 70 năm. Giáo dục mới gỡ bỏ những quan điểm giáo dục lạc hậu, ứng dụng những phương pháp tâm lý sư phạm tiến bộ, mới mẻ mà ở đó, sự phát triển, quyền tự do và lựa chọn của trẻ thơ là trọng tâm của quá trình giáo dục [30].

1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non

1.3.1. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non

Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non trước hết được dựa trên khung Chương trình giáo dục mầm non ( ban hành theo TT 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng BGDĐT). Quan điểm này thể hiện cụ thể ngay trong việc xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng nội dung, lựa chọn hoạt động giáo dục phù hợp nhằm phát triển cho trẻ theo các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ.

1.3.1.1. Xác định mục tiêu

Mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm căn cứ vào khá năng, nhu cầu học tập, sở thích của trẻ, là kết quả được lựa chọn từ việc theo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Căn cứ vào từng nội dung giáo dục cho từng độ tuổi khác nhau để xác định mục tiêu phù hợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, phù hợp với vùng miền, trường lớp trong địa phương. Việc viết mục tiêu luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ được làm gì? Sẽ như thế nào ( sau 1 năm – kế hoạch năm, sau 1 tháng – kế hoạch tháng, sau 1 tuần – kế hoạch tuần, sau 1 ngày - kế hoạch ngày)? Từ đó mục tiêu giáo dục đưa ra cần cụ thể, đo được, đạt được, thực tế có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xác định mục tiêu đã đạt được hay chưa.

1.3.1.2. Xây dựng nội dung

Khi mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được xác định thì CBQL, GV phải đựa vào mục tiêu để cụ thể hóa nội dung của từng lĩnh vực cho từng độ tuổi khác nhau được quy định trong chương trình vì nội dung giáo dục rong chương trình là những vấn đề hết sức cốt lõi và cơ bản. Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể mà trẻ muốn biết, gần gũi với trẻ, phù hợp với từng vùng miền, điều kiện địa phương. Nội dung giáo dục được xây

dựng để trả lời cho các câu hỏi: Dạy trẻ kiến thức gì? ( trẻ hiểu được gì, biết được những gì).Dạy trẻ những kỹ năng nào? Giáo dục trẻ có thái độ như thế nào với thế giới xung quanh? Nội dung cốt lõi của chương trình có giúp trẻ phát triển theo điều kiện thực tế hay không?

Mục tiêu và nội dung có mối liên quan chặt chẽ với nhau không thể tách rời do đó có mục tiêu thì phải có nội dung, một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung.

1.3.1.3. Tổ chức HĐGD

Theo chương trình GDMN, HĐGD gồm hoạt động vui chơi, hoạt động học, hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động. Khi tổ chức các HĐGD lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên phải luôn nắm bắt được hứng thú, nhu cầu, kiến thức, mong muốn và kỹ năng của trẻ nhằm mở rộng việc cung cấp kiến thức cho trẻ. Cho trẻ thời gian để học phù hợp, tạo ra các cơ hội khác nhau để trẻ học và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu. Gần gũi với trẻ và thu hút trẻ vào các hoạt động, sử dụng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin và giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt, bộc lộ những gì trẻ biết và trẻ hiểu. ương tác tích cực giữa nhà trường - gia đình - cộng đồng. Không ngừng trau dồi tri thức, học tập kinh nghiệm, tư duy linh hoạt và nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó đối với trẻ thì trẻ nào cũng được: Hỗ trợ để tham gia hoạt động, khuyến khích tạo ra sự lựa chọn, khuyến khích để tự giải quyết vấn đề, khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau.

1.3.2. Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Tổ chức HĐGD lấy trẻ làm trung tâm là hoạt động được thực hiện dựa trên nhu cầu, sở thích, khả năng, hứng thú, và điểm mạnh của từng trẻ, từ đó đưa ra kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Người GV chịu trách nhiệm thiết kế và đưa ra cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để trẻ có thể tiếp nhận kiến thức, đặc biệt phải có niềm tin vào khả năng thành công và tiến bộ của mỗi cá nhân trẻ.

Nhà quản lý cùng đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội,...bằng hành động của mình biến mục tiêu đã đề ra thành hiện thực. Trong

trường mầm non thì quản lý hoạt động giáo dục bản chất chính là quản lý hoạt động sư phạm của của giáo viên mầm non và hoạt động học của học sinh, chủ yếu diễn ra trong quá trình truyền tải kiến thức.

1.3.3. Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non

Quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non là quá trình quản lý việc lập kế hoạch giáo dục, chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình, tổ chức các hình thức triển khai HĐGD, chỉ đạo huy động các nguồn lực, chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá, cải tiến điều chỉnh kế hoạch của Hiệu trưởng nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho HĐGD trẻ mầm non tiến đến mục đích đã được đề ra của nhà trường.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường MN

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non: Có rất nhiều cách để có thể tiếp cận và xác định các nội dung quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non. Nhưng trong luận văn này, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn các nội dung quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như sau:

+ Nội dung quản lý thứ nhất: Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non

Hiệu trưởng các trường mầm non có trách nhiệm sát sao trong việc chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý. Nội dung của hoạt động này nằm trong chương trình giáo dục mầm non được quy định tại chương trình Giáo dục mầm non [3]. Đặc biệt những nội dung và hình thức được lựa chọn phải nằm trong bộ tiêu chí của chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Khi chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch giáo dục, hiệu trưởng cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố có thể mang lại ảnh hưởng (tốt - xấu) tới quản lý hoạt động này bao gồm: nhu cầu nhà trường, nhu cầu của người học, yêu cầu đối với

trẻ tại các trường MN. Những nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được đưa vào chương trình giáo dục cho trẻ nhà trẻ (từ 18 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi), trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi) như sau:

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục nhà trẻ: Chương trình giáo dục nhà trẻ với mục tiêu giúp trẻ từ 3 đến 36 tháng tuổi phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ.

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo: Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển toàn diện các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non gắn liền với chương trình giáo dục mầm non [3], lồng ghép linh hoạt giữa hoạt động học và ngoài giờ học nhằm nâng cao nhận thức theo nhu cầu của từng trẻ. Những nội dung khi đưa ra phải phù hợp với đặc điểm về tâm lý của trẻ, đáp ứng yêu cầu cần thiết về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ khả năng sẵn sàng học tiểu học.

+ Nội dung quản lý thứ hai: Tổ chức các hình thức triển khai hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non

Nội dung này được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm đưa mục đích, mục tiêu giáo dục trẻ tại các trường mầm non trong kế hoạch trở thành hiện thực. Đây là bước thực hiện mang đến mối quan hệ giữa các đơn vị trường học, các bộ phận liên quan trong hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non có sự liên kết thống nhất, chặt chẽ với nhau. Nhà quản lý có thể chỉ đạo sắp xếp, bố trí các nguồn lực cần thiết cho hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non một cách tốt hơn.

Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non được thực hiện:

- Giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có thể theo chủ định của giáo viên hoặc theo ý thích của trẻ trên lớp học.

- Tổ chức hoạt động ngoài trời.

- Tổ chức hoạt động cá nhân.

- Tổ chức hoạt động theo nhóm.

- Tổ chức hoạt động cả lớp.

- Tổ chức lễ, hội: Các ngày kỷ niệm, các sự kiện, lễ hội trong năm liên có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Ngày hội đến trường, sinh nhật của trẻ, Tết Trung thu, Tết cổ truyền , Ngày 8-3, Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Chia tay bé 5 tuổi…). Ngoài ra có thể được thực hiện dưới nhiều hoạt động: hội thi, hội xuân, hội khỏe,…

+ Nội dung quản lý thứ ba: Chỉ đạo huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non

Hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là hoạt động quan trọng và được thực hiện thường xuyên, liên tục của những người làm công tác giáo dục trong các trường mầm non. Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non thì người quản lý ngoài nhiệm vụ tổ chức thường xuyên, liên tục thì cần phải có kinh nghiệm huy động các nguồn lực khác trong xã hội cùng tham gia như:

Tin lực: Năng lực thông tin liên quan đến khả năng làm chủ thế giới thông tin của chủ thể quản lý qua việc: tiếp cận, xử lý thông tin; ứng xử/tương tác với thế giới thông tin; hiểu về các khía cạnh đạo đức, pháp luật của việc khai thác, sử dụng thông tin từ các cấp quản lý cao hơn để truyển tải đến các đối tượng quản lý. Năng lực thông tin liên quan đến 3 khía cạnh: kỹ năng thông tin; thái độ chủ động và tích cực trong tiếp cận thông tin; hiểu biết về các khía cạnh đạo đức, xã hôi, pháp luật trong khai thác và sử dụng thông tin. Có thể thấy, trong giáo dục năng lực thông tin được cấu thành dựa trên 3 thành tố: Thái độ, kỹ năng, kiến thức/ hiểu biết của người Hiệu trưởng, CBQL trong việc tiếp nhận các văn

bản chỉ đạo, các quyết định, chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục để áp dụng một cách triệt để đạt được hiệu quả cao nhất.

Vật lực: Trong giáo dục, vật lực (nguồn lực từ tiền bạc,vật chất) được coi là một trong những phương tiện để huy động cùng tham gia vào thực hiện hoạt động giáo dục. Người Hiệu trưởng đóng vai trò là người ra quyết định và thực hiện huy động nguồn lực vật chất dựa trên mục tiêu của hoạt động giáo dục, nhu cầu của hoạt động giáo dục, sự cần thiết phải huy động nguồn lực vật chấ,… như: sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, đoàn thanh niên, công đoàn, các đoàn thể trong và ngoài địa phương, tổ chuyên môn và hội phụ huynh học sinh,các đơn vị tổ chức cá nhân ngoài xã hội nhằm thu được những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trường lớp, tạo môi trường học tập vui chơi trong và ngoài lớp học, đồ dùng học tập cho các em, thiết bị dạy học để giáo viên có thể giảng dạy và chăm sóc trẻ tốt nhất.

Tài lực: Đây là một nguồn lực được coi là giữ vị trí quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Tài lực trong giáo dục được hiểu là khả năng/ không có khả năng làm việc/ đảm bảo chất lượng công việc của người được giao. Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thì tài lực được đánh giá là năng lực của người Hiệu trưởng, CBQL trong việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đánh giá quá trình xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng nội dung giáo dục và lựa chọn hoạt động giáo dục phù hợp của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc trẻ.

Nhân lực: là sức lực của con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động. Nguồn nhân lực chính là nguồn lực con người. Ở các trường mầm non, việc tìm kiếm, mở rộng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thể hiện trong việc người Hiệu trưởng các nhà trường phân công công việc phù hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/08/2023