Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 2


THCN : Trung học chuyên nghiệp

TNB : Tập đoàn Điện lực Quốc gia Malaysia

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên TTĐ : Truyền tải điện

UNDP : Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc VA : Giá trị gia tăng

WB : Ngân hàng Thế giới




DANH MỤC CÁC BẢNG



Trang

Bảng 1.1

Một số định nghĩa về phát triển NNL

25

Bảng 2.1

Giá trị, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng VA, IC trong SXKD điện của EVN khi tính đến điện mua ngoài (Phương án 1)

80

Bảng 2.2

Giá trị, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng VA, IC trong SXKD điện của EVN khi không tính điện mua ngoài (Phương án 2)

80

Bảng 2.3

Quy mô nguồn nhân lực và công suất phát điện của EVN so với các Điện lực khu vực ASEAN

83

Bảng 2.4

Tỷ trọng NNL của EVN ở từng khâu SXKD điện

110

Bảng 2.5

Tỷ trọng NNL và tỷ trọng công suất theo công nghệ sản xuất giai đoạn 2001-2008 ở khối phát điện

111

Bảng 2.6

Cơ cấu NNL theo trình độ đào tạo giai đoạn 1998-2009 của các đơn vị SXKD điện

112

Bảng 2.7

Kết quả ước lượng đóng góp của NNL vào tăng trưởng SXKD điện của EVN áp dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas theo phương án tính đến điện mua ngoài (Phương án 1)

117

Bảng 2.8

Kết quả ước lượng đóng góp của NNL vào tăng trưởng SXKD điện của EVN áp dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas theo phương án không tính điện mua ngoài (Phương án 2)

118

Bảng 2.9

So sánh chỉ số năng suất lao động SXKD điện ở năm 2007

123

Bảng 2.10

Chỉ tiêu sử dụng lao động SXKD điện của EVN so với thế giới

124

Bảng 3.1

Kết quả dự báo chỉ tiêu sử dụng lao động cho mở rộng SXKD điện của EVN đến năm 2015

161

Bảng 3.2

Kết quả dự báo quy mô NNL theo lĩnh vực hoạt động và công



nghệ sản xuất điện đến 2015

162

Bảng 3.3

Kết quả xác định cơ cấu NNL của EVN đến năm 2015

165

Bảng 3.4

Dự báo quy mô, tốc độ tăng, giảm và tỷ trọng nhân lực trực tiếp SXKD điện theo trình độ của EVN

168

Bảng 3.5

Kết quả xác định cơ cấu NNL theo trình độ của EVN giai đoạn đến năm 2015

168

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 2




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ




Trang

Hình 1.1

Các chức năng của phát triển nguồn nhân lực

26

Hình 1.2

Nội dung phát triển nguồn nhân lực

29

Hình 1.3

Tỷ trọng điện năng sản xuất theo dạng phát điện của các nước OECD năm 2006


40

Hình 1.4

Sơ đồ phân loại nguồn nhân lực

42

Hình 1.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của tổ chức điện lực


55

Hình 1.6

Triển khai phát triển NNL ở các công ty Điện lực Nhật Bản

63

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh điện ở EVN

75

Hình 2.2

Quy mô và tốc độ tăng trưởng điện năng của EVN

77

Hình 2.3

Doanh thu từ điện do EVN sản xuất so với tổng doanh thu bán điện


77

Hình 2.4

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của EVN giai đoạn 2001- 2008 trong đó chủ yếu từ SXKD điện


78

Hình 2.5

Cơ cấu NNL theo lĩnh vực SXKD điện năm 2009

84

Hình 2.6

Cơ cấu NNL của EVN theo trình độ đào tạo vào năm 2009

85

Hình 2.7

Cơ cấu NNL theo độ tuổi của EVN vào năm 2009

86

Hình 2.8

Sơ đồ tổ chức quản lý đào tạo và phát triển ở EVN

88

Hình 2.9

Nguồn nhân lực SXKD điện so với tổng số NNL của EVN

108


Hình 2.10

Hình 2.11

Chuyển biến về cơ cấu NNL theo trình độ đào tạo

Tham số β phản ánh tỷ trọng đóng góp của lao động vào tăng

112


trưởng giá trị gia tăng SXKD điện của EVN

119

Hình 3.1

Dự kiến mô hình ngành Điện Việt Nam vào năm 2015

155

Hình 3.2

Chuyển biến về quy mô và cơ cấu NNL theo lĩnh vực SXKD điện

165

Hình 3.3

Chuyển biến về quy mô và cơ cấu NNL theo công nghệ sản xuất điện


167

Hình 3.4

Chuyển biến về quy mô và cơ cấu NNL theo trình độ đào tạo

169

Hình 3.5

Quy trình thực hiện hoạch định phát triển NNL cho EVN

176

Hình 3.6

Sơ đồ thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo theo năng lực

179


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án

Điện năng không chỉ là một dạng năng lượng đơn thuần. Hiện nay, nó đã trở thành một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống người dân, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngành Điện do vậy là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng đảm bảo kết cấu hạ tầng của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, ngành Điện đã có nửa thế kỷ hình thành và phát triển với sự điều hành trực tiếp của Chính phủ cho tới năm 1995 là thời kỳ hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Năm 2007, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được thí điểm hình thành trên cơ sở Tổng công ty và các đơn vị thành viên.

Hiện nay, EVN giữ vai trò chi phối tổng công suất phát điện toàn quốc, nắm giữ và điều hành hệ thống điện quốc gia. Hoạt động sản xuất và kinh doanh (SXKD) điện của EVN có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động điện lực ở Việt Nam, trong đó nguồn nhân lực (NNL) đóng vai trò quan trọng. Phát triển NNL có ý nghĩa chiến lược, quyết định việc nâng cao năng lực và hiệu quả SXKD điện của EVN.

Trong thời gian qua, NNL ở ngành Điện Việt Nam tăng mạnh về số lượng, về trình độ đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của SXKD điện so với khu vực và thế giới. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu nhanh hơn so với thế giới và khu vực ASEAN về năng suất lao động và hiệu quả SXKD.

Một mặt, EVN được giao nhiệm vụ nặng nề trong thực hiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015, thực hiện vai trò chủ đạo trong đảm bảo cung cấp điện năng cho đất nước ở mức tăng trưởng cao về nhu cầu. Mặt khác, yêu cầu tái cơ cấu ngành Điện, trong đó có việc hình thành thị trường điện cạnh tranh đặt ra những nguy cơ và thách thức mới đối với EVN. Để


vượt qua những khó khăn và thách thức, đảm bảo hoạt động hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phát triển SXKD điện thì một vấn đề cơ bản và lâu dài là phải tập trung hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển NNL của Tập đoàn.

Với những biến đổi và đòi hỏi sâu sắc như trên, việc nghiên cứu một cách toàn diện về phát triển NNL sản xuất kinh doanh điện để tìm ra các giải pháp hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, cải thiện năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam trở nên cấp bách. Đến nay, đã có một số nghiên cứu về phát triển NNL cho ngành Điện nhưng còn lẻ tẻ, chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống về phát triển NNL cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Gần đây EVN cũng đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh phát triển NNL nhưng kết quả công tác này vẫn có những hạn chế, NNL chưa theo kịp yêu cầu của phát triển. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài "Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015" làm đề tài nghiên cứu cho Luận án.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

- Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNL, từ đó bổ sung, làm rõ những nội dung, yêu cầu chủ yếu trong phát triển NNL của một tổ chức điện lực. Một mặt, kết quả nghiên cứu của Luận án đáp ứng đòi hỏi phát triển NNL đảm bảo yêu cầu về SXKD điện đến năm 2015 của EVN, mặt khác nhằm hoàn thiện công tác này trong thực tiễn hoạt động của một tổ điện lực như EVN.

- Đưa ra phương hướng phát triển NNL đến năm 2015 và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác này ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD điện trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhiệm vụ:


- Nghiên cứu, khái quát hóa về NNL, vai trò của NNL với tăng trưởng và phát triển;

- Phân tích nhằm bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động phát triển NNL trong một tổ chức điện lực;

- Nghiên cứu kinh nghiệm và rút ra các bài học quốc tế về thực tiễn phát triển NNL của các Công ty Điện lực để vận dụng ở Việt Nam;

- Phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả phát triển NNL, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng, các mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong phát triển NNL của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

- Đề xuất phương hướng, mục tiêu và các giải pháp để phát triển NNL phục vụ yêu cầu phát triển SXKD điện trong giai đoạn tới năm 2015 (xét triển vọng đến năm 2025) và hoàn thiện công tác này ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của Luận án được xác định là phát triển NNL của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Phạm vi:

- Về nguồn nhân lực: Luận án tập trung nghiên cứu lực lượng lao động tham gia vào dây chuyền sản xuất kinh doanh điện của EVN ở các khâu gồm phát điện, truyền tải điện, phân phối và kinh doanh điện với các đặc trưng chủ yếu bao gồm: quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực.

- Về nội dung phát triển NNL: Luận án nghiên cứu chủ yếu khía cạnh phát triển về mặt trí lực. Nhằm đề xuất phương hướng, các giải pháp phát triển NNL đáp ứng SXKD điện giai đoạn 2011-2015 và hoàn thiện công tác này của EVN, Luận án tập trung nghiên cứu sâu nội dung chủ yếu nhất của phát triển NNL trong một tổ chức điện lực. Nội dung gồm: đánh giá NNL hiện có và tổ chức quản lý phát triển NNL; hoạch định phát triển NNL; thực


hiện phát triển NNL gồm đào tạo mới, bồi dưỡng thường xuyên NNL hiện có và hoàn thiện tổ chức quản lý phát triển NNL.

- Về thời gian, Luận án tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và các số liệu chủ yếu từ năm 2001 đến năm 2010 của Tập đoàn (EVN) và Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Giai đoạn trước 2001 được nghiên cứu ở mức độ phù hợp, các dữ liệu được sử dụng làm cơ sở tham khảo, so sánh.

Thời kỳ lựa chọn để nghiên cứu đưa ra định hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển NNL cho EVN là giai đoạn từ 2011 đến năm 2015. Đây là giai đoạn phù hợp với chiến lược phát triển Tập đoàn giai đoạn 2007-2015 và Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 gọi tắt là “Quy hoạch điện VI” (QHĐ VI) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã được bổ sung, hiệu chỉnh. Thời kỳ được lựa chọn nghiên cứu cũng phù hợp với lộ trình tái cơ cấu ngành Điện, lộ trình hình thành và phát triển thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, Luận án đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thực hiện nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích thống kê. Các phương pháp khác được sử dụng trong Luận án là: phương pháp nghiên cứu mô tả, hệ thống và khái quát hóa. Ngoài ra, nghiên cứu thông qua khảo sát của tác giả, phỏng vấn sâu và phương pháp chuyên gia đã được sử dụng có hiệu quả trong Luận án cùng với phương pháp so sánh nhằm phân tích sâu để nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong phát triển NNL ở các doanh nghiệp điện lực.

Các đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn sâu và tham khảo ý kiến chuyên gia là các cán bộ quản lý đào tạo và phát triển nhân lực, các chuyên gia đầu ngành về lao động, tiền lương tại cơ quan Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị tiêu biểu như: Tổng công ty Điện lực T.P Hà Nội, Tổng công ty

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022