Biểu Cầu Về Tiêu Dùng Bia Của Khách Hàng A Trong Một Tuần

tiêu tăng trưởng kinh tế. (1) thể hiện chính phủ tác động vào thị trường hàng hóa dịch vụ làm tăng cầu, kích thích sản xuất; như vậy chính phủ đóng vai trò là người tiêu dùng hàng hóa. (2) thể hiện chính phủ tác động vào thị trường hàng hóa dịch vụ làm tăng cung, giúp ổn định giá hoặc giảm sự khan hiếm hàng hóa... như vậy, chính phủ đóng vai trò như bán hàng hóa dịch vụ. Tương tự ở (3) và (4) trên thị trường các yếu tố sản xuất nhằm hỗ trợ cho người sản xuất hoặc hộ gia đình trong những tình huống cụ thể, thời gian cụ thể, điều kiện cụ thể của nền kinh tế để đạt được những mục tiêu cụ thể mà chính phủ đề ra.

Ngoài ra, đối với nền kinh tế mở có sự tham gia của người nước ngoài; tùy thuộc vai trò của người nước ngoài như là một tác nhân sản xuất hoặc tiêu dùng sẽ làm cho cơ chế tác động linh hoạt hơn, vai trò của chính phủ các phức tạp và đa dạng hơn về hình thức tác động.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Kinh tế học là gì? Sự giống và khác nhau giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? Tại sao nói “Kinh tế học là lý thuyết về sự lựa chọn”?

2. So sánh kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc? Cho ví dụ minh hoạ?

3. Thế nào là đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)? Cho ví dụ?

4. Liệt kê và giải thích ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế? Giả sử bạn đang bị lạc trên một hoang đảo, hãy cho biết bạn đang gặp phải những vấn đề kinh tế cơ bản nào, giải thích?

5. Có mấy mô hình nền kinh tế? Nêu đặc điểm của từng mô hình?

6. Vẽ mô hình luồng luân chuyển kinh tế? Giải thích mô hình?


2.1. CẦU - CUNG

2.1.1. Cầu hàng hoá dịch vụ

2.1.1.1. Khái niệm cầu

CHƯƠNG 2 KINH TẾ VI MÔ

Cầu (Demand) là một thuật ngữ dùng để diễn đạt lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận ) trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi. Như vậy cầu chỉ xuất hiện khi có đủ hai điều kiện trên xẩy ra cùng một lúc (người tiêu dùng có khả năng thanh toán và sẵn sàng mua).

Khi phân tích khái niệm về Cầu hàng hóa dịch vụ nào đó, cần quan tâm đến một số điểm sau:

- Điều kiện hình thành cầu

+ Người tiêu dùng (người mua) có khả năng thanh toán.

+ Người mua sẵn sàng mua (cần công dụng và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ đó).

- Cầu về một loại hàng hoá dịch vụ nào đó phải được xác định trong một khoảng không gian và thời gian nhất định (không gian tồn tại cầu chính là phạm vị diễn ra hoạt động mua, bán hàng hoá, dịch vụ).

Ví dụ: Với giá gạo 3500đ/kg, cầu gạo ở Hà Nội là 10 tấn/ngày còn ở Hà Giang là 5 tấn/ngày.

Thời gian ở đây chính là thời điểm diễn ra hành động mua - bán hàng hoá dịch vụ.

Ví dụ: Cùng mặt hàng nước giải khát nhưng cầu về nước giải khát về mùa hè và mùa đông khác nhau.

- Khi xem xét ảnh hưởng của giá cả đến cầu, một hàng hoá, dịch vụ nào đó người ta phải coi như các yếu tố khác không đổi.

- Có sự phân biệt giữa nhu cầu và cầu về một hàng hoá dịch vụ nào đó.

Nhu cầu là sự ham muốn của con người trong việc tiêu dùng sản phẩm và trong các hoạt động diễn ra hàng ngày, nó luôn vô hạn. Đó là sự đòi hỏi khách quan nảy sinh ở mỗi người, không phụ thuộc vào khả năng thỏa mãn chúng.

Như vậy, nhu cầu mới chỉ đáp ứng điều kiện cần để hình hành cầu về một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó; chỉ khi có điều kiện đủ là khả năng thanh toán thì nhu cầu mới trở thành cầu của kinh tế thị trường.

2.1.1.2. Lượng cầu

Lượng cầu là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác không thay đổi).

Ví dụ: Cùng một sản phẩm hàng hóa dịch vụ, tại mức giá là 3.000đ/kg, số lượng

hàng hóa mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua là 10 tấn/ngày; tại mức giá là 3.200đ/kg, số lượng hàng hóa mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua là 9 tấn/ngày. Như vậy, chúng ta sẽ nói lượng cầu hàng hóa đó (QD1) là 10 tấn/ngày tại mức giá (P1) 3.000đ/kg; lượng cầu hàng hóa đó (QD2) là 9 tấn/ngày tại mức giá (P2) 3.200đ/kg (cả QD1 và QD2 đều là lượng cầu nhưng luôn gắn với một mức giá cụ thể là P1 hoặc P2).

2.1.1.3. Biểu cầu

Là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng thanh toán và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Biểu cầu gồm 2 cột: Một cột phản ánh giá của hàng hóa và một cột phản ánh lượng cầu về hàng hóa đó.

Bảng 2.1: Biểu cầu về tiêu dùng bia của khách hàng A trong một tuần


Giá một cốc bia - P

(nghìn đồng/cốc)

Lượng cầu về bia - QD

(Cốc)

0,0

12

1,0

10

2,0

8

3,0

6

4,0

4

5,0

2

6,0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 3

Biểu cầu chỉ ra lượng cầu tại mỗi mức giá. Ở mỗi mức giá chúng ta có thể xác định được số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua.

2.1.1.4. Đường cầu

Khi biểu diễn biểu cầu lên đồ thị (trục tung là mức giá và trục hoành là lượng) thì đường biểu diễn này gọi là đường cầu.

Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau khi các yếu tố khác không thay đổi.

Khi thể hiện mối quan hệ tương quan giữa giá và lượng cầu trên đồ thị, đường cầu sẽ có dạng dốc xuống (dạng phổ biến); ngoài ra, cũng tồn tại các xu hướng khác của đường cầu là những trường hợp đặc biệt khi đường cầu không còn xu hướng dốc xuống dưới - sang bên phải.

a. Trường hợp phổ biến của đường cầu

Đường cầu dốc xuống thể hiện khi giá cả hàng hóa tăng lên, các yếu tố khác không thay đổi, khách hàng có xu hướng mua hàng hóa ít đi, và ngược lại.

D

P


P0 P1


P2


0 Q1 Q2 Q0 Q


Hình 2.1: Đường cầu dốc xuống


Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đường cầu dốc xuống:

- Thứ nhất, là hiệu ứng thay thế. Khi giá của một hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng sẽ thay thế nó bằng một hàng hóa khác tương tự.

Ví dụ: Khi giá thịt lợn tăng lên, người tiêu dùng có thể sẽ mua nhiều thịt gà hơn.

- Thứ hai, là hiệu ứng thu nhập. Điều này xảy ra vì khi giá tăng lên, người tiêu dùng thấy mình nghèo đi hơn trước. Vì vậy, người tiêu dùng tự động cắt giảm việc tiêu thụ hàng hóa đó.

Ví dụ: Nếu giá xăng dầu tăng lên gấp đôi, sẽ làm thu nhập thực tế ít đi mặc dù thu nhập danh nghĩa là không đổi (số tiền lương được nhận không giảm), vì vậy người tiêu dùng sẽ tự động cắt giảm tiêu dùng xăng dầu.

b. Các trường hợp đặc biệt của đường cầu

Các trường hợp đặc biệt của đường cầu là những trường hợp mà khi thể hiện đường cầu trên đồ thị không còn tuân thủ quy luật đường cầu dốc xuống.

- Đường cầu dốc lên, đây là một trường hợp ngoại lệ xảy ra trong thời điểm rất ngắn (lạm phát, đổi tiền). Trạng thái này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng cầu; giá tăng nhưng người tiêu dùng vẫn mua nhiều hơn (lượng cầu tăng).

D

P


P2


P1


0 Q1 Q2 Q


Hình 2.2: Đường cầu dốc lên


- Đường cầu thẳng đứng (song song với trục tung), đây là trường hợp thể hiện rằng khi giá có tăng bao nhiêu đi nữa thì cầu của người tiêu dùng về loại hàng hóa dịch vụ đó vẫn không đổi (Q1) - chẳng hạn như muối ăn.


D

P


P2


P1


0 Q1 Q


Hình 2.3: Đường cầu thẳng đứng


- Đường cầu nằm ngang (song song với trục hoành), đây là trường hợp thể hiện rằng khi cùng một mức giá (P1) thì người tiêu dùng sẽ mua với bất kể số lượng nào. Cũng như 2 trường hợp đặc biệt trên, trường hợp này cũng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn.

D

P


P1


0 Q1 Q2 Q


Hình 2.4: Đường cầu nằm ngang

2.1.1.5. Luật cầu

Số lượng hàng hóa, dịch vụ được mua trên thị trường sẽ tăng lên khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống và ngược lại. Nói cách khác là phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch của giá và lượng cầu trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Trên thực tế, có một số loại hàng hóa đặc biệt hoặc trong những thời điểm đặc biệt sẽ không tuân theo luật cầu. Chúng ta gọi chung là các trường hợp ngoại lệ.

Ví dụ: Hàng hóa theo mốt (giá cao thì lượng cầu cao, khi hết mốt giá giảm thì lượng cầu giảm) hoặc hàng hóa xa xỉ (giá cao người tiêu dùng mua nhiều); hoặc khi chuẩn bị có thiên tai, lũ lụt thì giá cả hàng hóa thiết yếu như lượng thực, thực phẩm tăng nhưng người tiêu dùng vẫn muốn mua để phòng sự khan hiếm sau thiên tai.

2.1.1.6. Hàm cầu và các yếu tố ảnh hưởng

a. Hàm cầu tổng quát và các yếu tố ảnh hưởng

Lượng cầu hàng hoá dịch vụ trên thị trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do vậy để biểu diễn mối quan hệ này người ta sử dụng hàm số của cầu ( hàm cầu).

Dạng tổng quát: QD (x,t) = f (PX ; I ; PY ; T ; N ; E...)

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố, người ta phải cố định các yếu tố khác

(coi như các yếu tố khác không đổi).

- Giá cả hàng hoá dịch vụ (PX ): Khi giá sản phẩm hàng hoá dịch vụ tăng thì lượng cầu của nó giảm và ngược lại. Mức độ tác động này còn phụ thuộc từng loại hàng hoá dịch vụ.

- Thu nhập của người tiêu dùng (I ): Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng.

Thu nhập người tiêu dùng tăng thì cầu về hàng hoá thông thường (bao gồm hàng hoá dịch vụ xa xỉ và hàng hoá thiết yếu) tăng, cầu về hàng thứ cấp giảm (và ngược lại).

Hàng hoá thiết yếu là các hàng hoá được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng thu nhập. Ví dụ như lương thực, thực phẩm.

Hàng hoá xa xỉ là hàng hoá được cầu tương đối nhiều khi thu nhập của bạn tăng lên. Ví dụ: như đi du lịch, mua bảo hiểm, xe ôtô...

Hàng hoá thứ cấp là hàng hoá mà khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi và ngược lại. Ví dụ như gạo độn ngô, khoai...

(Hàng hoá thứ cấp hay thông thường chỉ có tính thời điểm).

- Giá cả của hàng hoá có liên quan (PY ): Mỗi loại hàng hoá có hai loại hàng hoá liên quan đó là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.

Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoã mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng như chè và cafê, thịt và cá... Khi giá cả hàng hoá thay thế tăng hoặc giảm xuống thì cầu hàng có liên quan sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.

Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá được sử dụng cùng nhau ví dụ như chè lipton và đường, xe máy và xăng... Khi giá cả hàng hoá bổ sung tăng lên hoặc giảm xuống thì cầu hàng hoá liên quan sẽ giảm xuống hoặc tăng lên.

- Thị hiếu, sở thích người tiêu dùng (T): Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua. Yếu tố này ít thay đổi vì thị hiếu người tiêu dùng rất đa dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào tâm lý lứa tuổi, giới tính, xã hội nên khi nghiên cứu phải chọn mẫu đại diện, từ đó có thể lượng hoá và suy rộng. Tuy nhiên, thị hiếu tiêu dùng thường chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo.

- Quy mô và cơ cấu dân số (N): Quy mô dân số ảnh hưởng đến tổng cầu hàng hoá dịch vụ (quy mô thị trường) của từng vùng và một nước. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ càng lớn.

- Kỳ vọng của người tiêu dùng (E): Cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Đó là hy vọng (dự đoán) về sự thay đổi các yếu tố trên( giá cả, thu nhập) để quyết định lượng sản phẩm tiêu dùng hiện tại và tương lai. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá của hàng hoá sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ mua nhiều hàng hoá đó hơn ngay bây giờ.

Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như chính sách trợ cấp, thuế thu nhập hoặc điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hoá dịch vụ.

Ngày đăng: 16/07/2022