Nâng Cao Hiệu Lực, Hiệu Quả Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước Thông Qua Hoạt Động Chất Vấn Của Đại Biểu Quốc Hội Cả Về Mặt Pháp Lý Cũng Như Năng


giám sát của Quốc hội có mối quan hệ trực tiếp với các hình thức giám sát khác của Quốc hội, chúng đều do một chủ thể thực hiện. Các hình thức giám sát khác là cơ sở, cung cấp các thông tin phục vụ cho hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội, đồng thời hoạt động chất vấn cũng là cơ sở cho các hình thức giám sát khác (ví dụ như cơ sở cho việc bãi nhiệm, bãi miễn, cơ sở cho việc bầu các chức danh...).

4.1.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội cả về mặt pháp lý cũng như năng lực thực tiễn

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội cần hoàn thiện cả về mặt pháp lý cũng như năng lực thực tiễn cho hoạt động chất vấn. Trước hết, hoạt động chất vấn phải có một cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng, chi tiết làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn. Bởi lẽ, nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, mọi cơ quan, cán bộ công chức chỉ được làm theo những gì pháp luật cho phép, đại biểu Quốc hội cũng vậy. Họ không thể thực hiện hoạt động chất vấn có hiệu quả nếu pháp luật không đưa ra được quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động này một cách chi tiết, đầy đủ, không trao đủ quyền lực cho các đại biểu Quốc hội thực hiện hoạt động này như là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Thiếu cơ sở pháp lý, các đại biểu Quốc hội rơi vào tình trạng "lực bất tòng tâm", muốn thực hiện mà không thể thực hiện được.

Tuy nhiên, cơ sở pháp lý mới là điều kiện cần cho việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của phương thức giám sát này, điều kiện đủ là năng lực thực tiễn của đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện hoạt động giám sát. Dù pháp luật có hoàn thiện đến đâu nhưng các đại biểu Quốc hội không có đủ năng lực để thực hiện hoạt động này thì những quy định pháp luật đó cũng trở nên thừa, không được các đại biểu sử dụng hết. Ví dụ như các đại biểu không có đủ dẫn chứng và lý lẽ để truy đuổi trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn đến cùng thì sẽ dễ dàng bị người trả lời chất vấn múa con số. Vì vậy, việc ra nghị


quyết về việc trả lời chất vấn sẽ không được thực hiện. Do đó, cần phải hoàn thiện cả cơ chế pháp lý và năng lực thực tiễn cho hoạt động chất vấn.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

4.2.1. Nâng cao năng lực chất vấn cho đại biểu Quốc hội

- Nâng cao về nhận thức về hoạt động chất vấn

Việc nâng cao nhận thức về hoạt động chất vấn cho đại biểu Quốc hội là rất cần thiết, ví dụ như thế nào là một chất vấn, một chất vấn phải đảm bảo những yêu cầu, tiêu chí gì, chất vấn khác câu hỏi bình thường ở chỗ nào, mục đích của chất vấn là gì? Các đại biểu Quốc hội cần phải nắm vững những điều này để có thể có hoạt động chất vấn đảm bảo yêu cầu, có hiệu quả trên thực tế. Vì vậy, công tác bồi dưỡng, tập huấn về hoạt động cho đại biểu Quốc hội trong đầu nhiệm kỳ là rất quan trọng. Công tác này phải đảm bảo giúp các đại biểu Quốc hội hiểu rõ mục đích là làm rõ trách nhiệm. Khi một vị đại biểu Quốc hội hỏi một quan chức nào đó theo thủ tục chất vấn thì thông tin, số liệu không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính ở đây, có thể là: Người bị chất vấn có biết về việc đó hay không? Tại sao lại để nó xảy ra? Hướng xử lý như thế nào? Cần rút kinh nghiệm ở đâu? Chế độ trách nhiệm ra sao? Mục đích khác của chất vấn là kiểm tra năng lực của quan chức trong việc nắm bắt và điều chỉnh lĩnh vực được phân công. Chất vấn, xét về khía cạnh nào đó là sự cảnh báo của Quốc hội về một vấn đề hay một tình trạng cần được lưu ý giải quyết (ví dụ như tình trạng doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nhưng người đứng đầu doanh nghiệp lại giàu lên nhanh chóng, việc tinh giản biên chế và gánh nặng đối với xã hội…) Sự cảnh báo này nhằm nâng cao tính dự đoán và trách nhiệm phải nhìn nhận trước vấn đề của người quản lý. Như vậy, các vị đại biểu Quốc hội có thể chất vấn nhiều lần về một vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được xử lý mới chấm dứt, Một vài quan chức có thể không hài lòng và cho


rằng sự việc nào đó đã được hỏi và đã được trả lời nên không cần phải hỏi lại. Nhưng biết rồi không có nghĩa là đã giải quyết xong. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cũng phải chỉ rõ những yêu cầu, tiêu chí của một chất vấn. Chất vấn không nên đi vào những vấn đề cụ thể, riêng lẻ mà phải là những vấn đề chung, ở tầm chính sách. Một chính sách được cải thiện, lợi ích sẽ đến với hàng triệu người. Một vụ việc được giải quyết, lợi ích có thể chỉ đến được với một hoặc một vài người. Giải quyết được công việc cho một người cũng tốt, nhưng công việc của môn người thì sao? Nếu chất vấn vào những vụ việc cụ thể, Quốc hội sẽ không bao giờ có đủ thời gian để xem xét những vấn đề to lớn của đất nước. Chất vấn phải thuộc thẩm quyền trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn. Chất vấn phải đưa ra những yêu cầu buộc người trả lời chất vấn phải giải trình, làm rõ trách nhiệm chứ không phải là hỏi lấy thông tin...Muốn vậy, đại biểu Quốc hội cũng phải nắm bắt và hiểu rõ các kiến thức về pháp luật, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ, ngành.

- Nâng cao về kỹ năng hoạt động chất vấn

Để thực hiện hoạt động chất vấn có hiệu quả, đại biểu Quốc hội cần có những kỹ năng cơ bản sau.

Kỹ năng xác định, lựa chọn vấn đề chất vấn, trong nhiều vấn đề có thể lựa chọn, đại biểu nên tập trung lựa chọn những vấn đề mà dư luận và cả tri thấy bức xúc nhất và được công chúng quan tâm. Bởi vì khi nội dung chất vấn được nhiều người quan tâm, đại biểu sẽ có nhiều cơ hội được trình bày nội dung chất vấn và nghe trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp của Quốc hội. Theo quy định hiện hành, dựa trên bản tổng hợp nội dung các chất vấn của đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn theo một trong các tiêu chí là mức độ quan tâm của công chúng về vấn đề chất vấn. Bên cạnh đó, được công chúng quan tâm nghĩa là vấn đề mà đại biểu theo đuổi sẽ nhận được hậu thuẫn không nhỏ từ công chúng, đồng nghiệp, sự hỗ trợ này có ý nghĩa lớn để có 1 chất vấn thành công.


Kỹ năng phát biểu và trình bày: Câu hỏi chất vấn thường hướng đến xác định trách nhiệm của bộ trưởng nên đại biểu thường diễn giải thêm các vấn đề liên quan đến nội dung trình bày. Câu hỏi không nên quá dài dòng, không đi thẳng vào vấn đề vì có thể làm cho Bộ trưởng cũng như đại biểu khác không hiểu được thực chất của vấn đề. "Nói và trình bày phải rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề… Tránh mở bài, đặt vấn đề quá dài làm loãng vấn đề". Để chất vấn có hiệu quả, câu hỏi nên ngắn gọn, súc tích, đủ thông tin, có số liệu chứng minh thuyết phục, lý lẽ rõ ràng, lập luận lôgic; chỉ nên đề cập sâu đến một vấn đề và có sự kết nối với những trình bày trước đó của người bị chất vấn.

Kỹ năng sử dụng ngôn từ để làm nội dung trình bày trở nên sinh động tạo được sự thu hút và đồng thuận của nhiều đại biểu khi nêu câu hỏi chất vấn. "Người phát biểu phải tạo cho mình một cách nói năng mềm mỏng, lịch sự, khiêm tốn, nhưng không thiếu lửa, chọn từ ngữ dễ nghe, dễ hiểu, trong sáng, lời nói có tính truyền cảm nhưng không yểu điệu, diễn kịch, không căng thẳng, chụp mũ. Có thể dùng hình ảnh trong khi phát biểu để minh hoạ, tránh quy chụp, kết luận vội vàng, thiếu căn cứ khoa học. Nội dung chất vấn trong phiên họp toàn thể không phải cho một mình bộ trưởng lắng nghe mà còn có gần 500 đại biểu khác và hàng triệu công dân theo dõi qua truyền hình và phát thanh. Kỹ năng phát triển vấn đề và kiểm soát tình huống khi chất vấn, khi chất vấn, đại biểu Quốc hội trên cơ sở trả lời của đối tượng bị chất vấn có thể đặt thêm những câu hỏi để làm rõ trách nhiệm, đi đến tận cùng vấn đề, do đó họ phải có kỹ năng tranh luận, phân tích và kiểm soát tình huống.

Để thực hiện hoạt động chất vấn, đòi hỏi trình độ, năng lực, am hiểu kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước, có khả năng phân tích, tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội của đất nước liên quan trực tiếp đến nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Thái độ của đại biểu Quốc hội cũng thể hiện năng lực. Thái độ nói lên trách nhiệm và bản lĩnh của đại biểu nói chung và bản lĩnh, trách nhiệm trong hoạt động chất vấn nói riêng.


Ngoài ra, đại biểu Quốc hội phải có tinh thần thẳng thắn nhưng thái độ có tính chất xây dựng, sử dụng ngôn từ một cách vừa phải. Hoạt động chất vấn cần thẳng thắn, có tinh thần xây dựng, có lý lẽ và thực tiễn thuyết phục, không cần thiết tạo áp lực hay có thái độ gay gắt, căng thẳng, quá lời.

Chủ thể được chất vấn là những người đứng đầu nhà nước, cơ quan thực thi quyền hành pháp, tư pháp và thủ trưởng các bộ, ban, ngành. Nội dung trả lời phải trọng tâm, ngắn gọn, không phân tích viện dẫn các lý giải dài dòng. Những vấn đề đại biểu phản ánh không đúng hoặc đúng một phần thì đưa ra cơ sở chứng minh, đồng thời tư vấn cách tiếp cận và phản ánh thông tin chính xác hơn. Trong quá trình chất vấn, những vấn đề mà đại biểu phê bình về tinh thần trách nhiệm, tiến độ giải quyết chậm thì bình tĩnh nêu rõ tình hình, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết, tiếp thu nghiêm túc, có thái độ thiện chí, cầu thị, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể. Nếu hứa giải quyết vấn đề nào đó thì cần nêu phương án, lộ trình thực hiện cụ thể để đại biểu giám sát.

Kỹ năng chất vấn của đại biểu Quốc hội có quan hệ trực tiếp tới trình độ hiểu biết, cấu thành năng lực của đại biểu Quốc hội. Vì vậy, để nâng cao kỹ năng chất vấn của đại biểu Quốc hội trước tiên cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội bằng các giải pháp sau đây

- Nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội có quan hệ chặt chẽ với đổi mới cơ cấu và thành phần đại biểu Quốc hội. Điều này đòi hỏi cơ chế giới thiệu và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội cần phải được đổi mới. Việc cơ cấu đại biểu là hoàn toàn cần thiết cũng như cơ chế Đảng cử dân bầu vẫn có ưu thế và tính thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cần chú ý năng lực và sự tự vận động của người ra ứng cử. Nhiều đại biểu được cơ cấu và giới thiệu thiên về đại diện theo vùng, miền trúng cử một cách dễ dàng nên trong quá trình làm nhiệm vụ, đại biểu không có khả năng để phát huy hoặc có khả năng nhưng không làm hết trách nhiệm của người đại biểu. Đồng thời, việc đề


cử, giới thiệu lựa chọn đại biểu cần hướng đến đại diện cho ngành, giới, nghề nghiệp. Số lượng đại biểu chuyên trách đã tăng lên, Quốc hội khoá VIII là 1%, IX là 5,32%, X là 10%, XI xấp xỉ 25% và khoá XII xấp xỉ 30%. Quốc hội khoá XIII là 33%. Trong thời gian tới, cần tăng cường hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách lên 50%, thậm chí 70% tổng số đại biểu, những người dành toàn bộ thời gian của mình cho hoạt động của Quốc hội. Cũng cần nghĩ tới việc xây dựng một Quốc hội Việt Nam của 100 triệu dân, phải là một Quốc hội chuyên nghiệp hoàn toàn. Số đại biểu chuyên trách này sẽ không đảm nhận công việc nào khác ở cơ quan nhà nước mà tập trung vào làm công tác đại biểu. Như vậy, các đại biểu mới có đủ thời gian vật chất cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ, trong đó có chất vấn. Bởi lẽ, thực tế hiện nay đại biểu kiêm nhiệm theo quy định dành 1/3 thời gian cho công tác đại biểu nhưng thực tế ngay cả thời gian này cũng chưa có thời gian nghiên cứu, thông tin tài liệu để thực hiện hoạt động chất vấn. Bởi lẽ, theo quy định về nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu Quốc hội thì họ sẽ có 2 tháng tham dự kỳ họp của Quốc hội; 1 tháng đi tiếp xúc cử tri (4 lần, 1 lần 1 tuần); 1 tháng tham dự 2 kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc (1 lần 1 tuần) và tham dự các kỳ họp đoàn đại biểu Quốc hội để thảo luận dự án do Văn phòng Quốc hội gửi về trước mỗi kỳ họp của Quốc hội.

Tăng số lượng đại biểu chuyên trách là cơ sở thực tiễn chuẩn bị cho việc chuyển Quốc hội hoạt động theo kỳ họp sang Quốc hội hoạt động thường xuyên và đại biểu chuyên nghiệp. Cần giảm số lượng đại biểu là lãnh đạo các cơ quan hành chính nhà nước. Bởi lẽ, số đại biểu này trong thực hiện chức năng chất vấn sẽ không khách quan và không chủ động, nhiệt tình cũng như không làm hết trách nhiệm giám sát chất vấn với vai trò vừa là người đại diện cho nhân dân, vừa là người lãnh đạo cơ quan thuộc đối tượng giám sát. Sự có mặt của những người này trong phiên chất vấn gây áp lực không tốt cho những đại biểu dưới quyền. Tăng tỷ lệ chuyên trách tạo điều kiện hoạt động


độc lập của đại biểu, hạn chế sự dung túng, bao che của đại biểu Quốc hội đối với việc làm sai trái của hành pháp. không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia không cho phép những công chức, viên chức đang kiêm nhiệm tại cơ quan nhà nước được phép tham gia ứng cử hoặc được kiêm nhiệm trong Nghị viên. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định " Không một Thượng hoặc Hạ nghị sĩ nào được phép kiêm nhiệm thêm bất cứ công việc nhà nước khác, hay một điều gì tương tự khiến thù lao có thể tăng lên trong lúc đương nhiệm. Cũng như, không có một viên chức nhà nước đương nhiệm nào khác có thể ứng cử nghị sĩ Quốc hội khi còn đang công tác" (Khoản 6 điểm 2 Hiến pháp Hoa Kỳ) Hay tại Pháp "Chức vụ Bộ trưởng không được kiêm nhiệm với chức vụ dân biểu, hay chức vụ đại diện nghề nghiệp trên lĩnh vực quốc gia, hay các chức vụ công và hoạt động nghề nghiệp", Điều 23 Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958. Về nguyên tắc, đại biểu hoạt động chuyên trách cũng theo nhiệm kỳ vì vậy để đảm bảo tính ổn định tương đối, phát huy hiệu quả và kinh nghiệm hoạt động của đại biểu nên bố trí người có đủ điều kiện ứng cử đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách từ 2 khoá trở lên. Để nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội chất vấn pháp luật phải có quy định rõ quyền và nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội trước cử tri của mình. Pháp luật phải quy định chế độ trách nhiệm rõ ràng cho đại biểu Quốc hội trước cử tri và xây dựng cơ chế cụ thể để cử tri thực hiện quyền bãi miễn người đại diện của mình khi người đó không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, cũng cần chú ý đến năng lực, trình độ của đại biểu Quốc hội vì ảnh hưởng đến việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu trong đó có hoạt động chất vấn. Thực tế, trình độ của đại biểu Quốc hội qua các khoá, nhiệm kỳ của Quốc hội đã không ngừng được nâng lên. Quốc hội khoá XII bầu ngày 20/5/2007 có 493 đại biểu, trong đó 164 đại biểu có trình độ trên đại học (33.27%), 309 đại biểu có trình độ đại học (62,68%); 20 đại biểu có trình độ dưới đại học (4,06%). Quốc hội khoá


XIII bầu ngày 22 /5/2011 có 500 đại biểu, trong đó đại biểu có trình độ trên đại học 229 người (45,8%), đại học 262 người (52,4%) cao đẳng, trung cấp 9

người (1,8%).

Cùng với việc nâng cao năng lực, trình độ của đại biểu Quốc hội nói chung cần chú ý coi trọng công tác bồi dưỡng kỹ năng hoạt động đại biểu nói chung và kỹ năng chất vấn nói riêng. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng chất vấn cho đại biểu (kỹ năng đặt câu hỏi và trình bày câu hỏi chất vấn, kỹ năng tranh luận; kỹ năng phân tích chính sách; kỹ năng tạo sức ép dư luận đối với vấn đề chất vấn; kỹ năng giám sát việc thực hiện các vấn đề đã được làm sáng tỏ tại phiên chất vấn..).

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất vấn của đại biểu Quốc hội, nhất là khi cơ cấu đa số đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm còn nhiều như hiện nay và số lượng đại biểu tái cử không nhiều, còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực hiện hoạt động chất vấn.

Số lượng đại biểu tái cử qua các nhiệm kỳ của Quốc hội Việt Nam


Khoá

Số lượng đại biểu tái cử

Tỷ lệ %

II

138

30,33

III

219

48,13

IV

159

37,95

V

225

52,94

VI

190

38,54

VII

180

35,71

VIII

128

25,35

IX

117

29,62

X

121

26,89

XI

136

27,3

XII

148

30,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay - 18

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí