Trình Độ Tay Nghề Của Các Lao Động Làm Nghề Tại Các Làng Nghề


nhóm nghề tương đối phát triển như gốm sứ hoặc gỗ mỹ nghệ. Kết quả khảo sát của tác giả tại các làng nghề cho thấy, có đến 62,5% lao động được khảo sát mới tốt nghiệp trung học cơ sở và 33,7% tốt nghiệp trung học phổ thông. Lượng lao động tốt nghiệp trung cấp hay cao đẳng nghề chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (3,8%) và không có lao động tốt nghiệp đại học. Điều này diễn ra không chỉ đối với người lao động mà với cả các chủ cơ sở sản xuất. Các chủ cơ sở cũng có trình độ học vấn không cao, chủ yếu là trung học cơ sở và trung học phổ thông. Do trình độ học vấn của các lao động trong làng nghề thấp nên khả năng mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ v.v.. của làng nghề bị hạn chế. Đây là một trong các nguyên nhân lý giải vì sao các làng nghề hiện nay có rất ít các mô hình công ty, mà chủ yếu là các hộ sản xuất và HTX. Cũng do trình độ học vấn thấp, nên ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các làng nghề.

Về trình độ tay nghề: Qua điều tra khảo sát của tác giả tại các làng nghề cho thấy, số lượng các lao động có trình độ lao động phổ thông và tay nghề trung bình chiếm đa số trong các làng nghề. Số lao động có tay nghề cao chỉ chiếm 13,72% trong tổng số lao động (có trên 20 năm kinh nghiệm) và những người được coi là bậc thầy của nghề trong làng nghề - những nghệ nhân - chiếm một tỷ lệ khiêm tốn 2,48%. Trên thực tế, tỷ lệ trên cũng có biến động theo đặc tính của từng loại nghề. Những nghề đòi hỏi có tay nghề cao như gốm sứ, đục chạm gỗ thì tỷ lệ thợ lành nghề có thể lên tới hơn 20%, đối với những nghề đơn giản mây tre đan chỉ khoảng 10%. Điều này có thể dẫn đến những sự thiếu hụt của lực lượng nghệ nhân, những người có kinh nghiệm, có thể sáng tạo ra các mẫu mã sản phẩm mới.

Hình 2 5 Trình độ tay nghề của các lao động làm nghề tại các làng nghề 1

Hình 2.5: Trình độ tay nghề của các lao động làm nghề tại các làng nghề

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)


Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là tính truyền thống, tính lịch sử trong truyền nghề nên việc truyền nghề tại các làng nghề cũng có nhiều phương thức khác nhau, song hiện tượng cha truyền, con nối vẫn là phổ biến. Theo đó, hình thức học nghề của người lao động hiện nay vẫn tập trung nhiều vào truyền nghề (71,3% số người được hỏi). Việc học nghề thông qua các lớp dạy nghề trong làng, hay các trường dạy nghề còn rất hạn chế, chỉ chiếm 23,6% và 1,3% số người được hỏi. Điều này sẽ là một cản trở lớn đối với việc mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động tại làng nghề.

Để phát triển bền vững, người lao động cần được trang bị những kiến thức kinh doanh hiện đại, kết quả khảo sát thực tế cho thấy việc đào tạo những kiến thức này rất cần thiết. Khoảng 40% số lao động được hỏi cho biết họ tham gia các khóa học này và thấy thực sự cần thiết. Tuy nhiên, còn một tỷ lệ khá lớn người lao động chưa được tham gia nhưng có nhu cầu đối với các khóa học này.

Hình 2 6 Nhu cầu đào tạo lao động tại các làng nghề sản xuất hàng xuất 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Hình 2.6: Nhu cầu đào tạo lao động tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội

(Nguồn: khảo sát của tác giả)

Tuy có vai trò quan trọng và nhu cầu lớn nhưng các cơ sở sản xuất tại các làng nghề lại tỏ ra rất thụ động trong việc nâng cao trình độ của người lao động. Có tới gần 90% số cơ sở trả lời rằng không bao giờ tự tìm kiếm các khóa học để tham gia; ngay cả khi có các khóa học được giới thiệu đến thì cũng có đến gần 70% số cơ


sở không tham gia. Hình thức nâng cao trình độ lao động phổ biến tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề là tự tổ chức đào tạo, tuy hình thức này có ưu điểm là gắn với thực tế và nhu cầu của cơ sở nhưng chưa tạo được tính lan tỏa cần thiết.

Một số địa phương đã có lớp dạy nghề nhưng đa số là tự phát, chưa theo một phương pháp đào tạo quy mô, hiệu quả. Xã Bát tràng - Gia Lâm có tổ chức dạy nghề nhưng các cơ sở này do một số cá nhân đứng ra tổ chức và mới chỉ dừng lại ở việc dạy tạo mẫu; chất lượng chuyên môn còn hạn chế. Nhìn chung, chất lượng công tác dạy nghề tại một số làng nghề đã có cơ sở đào tạo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về lao động làm nghề, chưa có đội ngũ giáo viên - nghệ nhân chuyên tâm truyền nghề tại các lớp học. Cũng chính vì nội dung và chất lượng đào tạo của một số cơ sở đào tạo nghề hiện nay chưa có chất lượng cao nên chưa thu hút được nhiều học viên. Các cơ sở sản xuất dường như còn đứng ngoài cuộc trong lĩnh vực này.

Một vấn đề bất cập nữa là mặc dù trên thực tế các địa phương đều lấy nghề thủ công làm trọng điểm phát triển kinh tế, nhưng việc đầu tư đào tạo nghề lại chưa được chính quyền địa phương thực sự quan tâm. Công tác đào tạo lại nghề hầu như không có, chỉ có trong gia đình truyền nghề cho nhau nên ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn nghề cổ nổi tiếng của Hà Nội.

2.2.2.4. Phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của địa phương

Từ ngàn xưa, Hà Nội được mệnh danh là vùng đất “Tụ khí anh hoa”, “Địa linh nhân kiệt” nay đã trở thành vùng “đất trăm nghề”, với những địa danh và con người đi vào lịch sử. Mọi người biết đến Hà Nội xưa với gốm sứ Bát Tràng, mộc mỹ nghệ Vân Hà,…thì Hà Nội ngày nay có thêm mây tre đan Phú Vinh, điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu ren Quất Động, sơn mài Hạ Thái…

Thực tế lịch sử cho thấy, thợ thủ công và những người khác đến định cư tại Thăng Long - Hà Nội do hoàn cảnh, sự kiện lịch sử và nhu cầu sinh sống. Yếu tố cơ bản nhất là do sự thay đổi các triều đại phong kiến và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa rất lớn và đa dạng ở Thăng Long - Hà Nội hơn bất cứ nơi nào khác trong nước.

Các nghề vốn có ở nơi khác trong vùng và trong nước đã được lan tỏa tới Thăng Long - Hà Nội. Các nghề này xuất hiện cùng với việc di dân do những biến cố lịch sử các thời, trong đó có những người thợ thủ công về Thăng Long - Hà Nội định cư đã đem theo nghề nghiệp từ các làng nghề nơi quê gốc. Có thể ghi nhận các cuộc di dân và nghề nghiệp các địa phương vào đất Kinh kỳ Kẻ chợ:


- Dưới triều Lý, do vua Lý Thái Tổ gốc người Đình Bảng, trấn Kinh Bắc nên nhân tài xứ Kinh Bắc kéo về Thăng Long rất đông đảo, trong số họ có những người thợ thủ công tài năng.

- Dưới triều Trần, do các vua nhà Trần gốc người Nam Định (tức trấn Sơn Nam Hạ) nên nhân tài xứ Nam kéo về Thăng Long nhiều không kém.

- Dưới triều Lê và Lê - Trịnh, do vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) và chúa Trịnh gốc Thanh Hóa nên nhân tài xứ Thanh kéo về Thăng Long vô cùng đông đảo, trong đó có nhiều thợ thủ công tài giỏi.

- Dưới triều nhà Mạc gốc Hải Dương (Hải Đông) nên nhân tài xứ Đông cũng kéo về Thăng Long - Hà Nội không ít….

Có thể nói các làng nghề nói chung và các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội nói riêng có truyền thống từ lâu đời nay. Một số làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu tiêu biểu của Hà Nội như: gốm sứ Bát Tràng có bề dày lịch sử gần 600 năm; sơn mài Hạ Thái có từ khoảng thế kỷ XVII; khảm trai Chuôn Ngọ được hình thành từ năm 1099; thêu Quất Động xuất hiện từ giữa thế kỷ XV,…

Hà Nội đã 4 lần thay đổi địa giới hành chính, đó là vào các năm 1962, 1978, 1991 và 2008. Từ sau khi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội được mở rông, UBND thành phố Hà Nội đã sớm ban hành Quy chế “Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ”6 và Quy chế “Xét công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống Hà Nội”7. Tính đến năm 2012, Hà Nội có có 1.350 làng nghề, trong đó có 277 làng nghề truyền thống với 135 nghệ nhân được công nhận “Nghệ nhân Hà Nội” và hàng nghìn thợ giỏi. Có thể nói, việc phong tặng nghệ nhân trong các làng nghề không chỉ mang tính khích lệ, suy tôn mà còn là sự khẳng định việc góp sức, góp tâm của họ đối với một thứ nghề mà cả đời họ đã tâm huyết, theo đuổi. Với lịch sử ngàn năm văn hiến của Thủ đô, các thế hệ nghệ nhân, thợ giỏi đã

dày công tạo dựng nên những ngành nghề, làng nghề và phố nghề có giá trị văn hóa to lớn cả về vật thể và phi vật thể mà không dễ quốc gia nào có được.



6 Ban hành kèm theo Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 18/5/2009 của Ủy bàn nhân dân thành phố Hà Nội

7 Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2009/QĐ-UBND ngày 02/7/2009 của Ủy bàn nhân dân thành phố Hà Nội


Nhiều làng nghề đã có lịch sử hàng ngàn năm, nhiều tác phẩm, sản phẩm đã được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến như gốm sứ Bát Tràng, thêu Thường Tín, mây tre đan Chương Mỹ, khảm trai Chuôn Ngọ, sơn mài Hạ Thái... Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của các ngành nghề, làng nghề, phố nghề, nhiều thế hệ nghệ nhân, thợ giỏi của nhiều ngành nghề, làng nghề đã kế tục được những kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu của ông cha để lại, đồng thời, phát huy sáng tạo, phát triển thêm nhiều ngành nghề phong phú và đa dạng; đã tạo thêm cho thủ đô Hà Nội vốn đã đẹp lại càng thêm đẹp hơn trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế.

Thông qua sản phẩm thủ công tinh xảo, được chế tác khéo léo, mang phong cách văn hóa riêng, các sản phẩm xuất khẩu của làng nghề Hà Nội đã góp phần củng cố tăng cường và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu được nét đẹp văn hóa Việt Nam với văn hóa thế giới.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu luôn gắn liền với sự phát triển của văn hóa dân tộc và từ lâu các làng nghề đã làm phong phú thêm truyền thống văn hóa của địa phương.

Như vậy, có thể nói, phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành, tồn tại và phát triển của một làng nghề. Muốn phát triển bền vững làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu phải đảm bảo những nét đặc trưng riêng có của các làng nghề, trên cơ sở đó thu hút khách hàng và đi sâu vào tiểm thức tiêu dùng của khách hàng.

2.2.3. Thực trạng phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội xét trên khía cạnh môi trường

2.2.3.1. Chính sách quản lý môi trường tại làng nghề

Việc Hà Nội phát triển làng nghề, mở rộng quy mô sản xuất kéo theo lượng chất thải gây ô nhiễm phát sinh ngày càng nhiều trong khi việc quản lý môi trường làng nghề còn nhiều bất cập cũng như công tác đầu tư xử lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, cũng phải kể đến ý thức của người dân tại các làng nghề chưa cao nên tình trạng ô nhiễm tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.


Thực tế giám sát thực hiện chính sách pháp luật về môi trường của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho thấy, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, nhiều cơ sở vi phạm bị xử lý nhưng không nghiêm chỉnh chấp hành. Điều này có thể được lý giải do hầu hết các làng nghề có truyền thống, lịch sử lâu đời, lại phát triển tự phát nên những thói quen từ xưa vẫn để lại.

Mặc dù chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng sau hơn 10 năm áp dụng luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và hơn 6 năm kể từ khi thực hiện nội dung Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006), song vẫn còn rất nhiều hạn chế và bất cập đối với các hoạt động bảo vệ môi trường. Qua kiểm tra cho thấy phần lớn các làng nghề đều vi phạm về Luật bảo vệ môi trường. Điều mà mọi người dễ nhận thấy nhất là nước thải, khí thải ở các làng nghề không qua xử lý mà đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung, và môi trường của các xã. Điều đáng nói là, người dân sống trong các làng nghề ô nhiễm đó lại phải hứng chịu hậu quả từ khí thải độc hại, nước thải nguy hại gây ra. Nhiều người dân trong làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu đã mắc bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, bệnh ở hệ hô hấp tăng mạnh,…

Đối với làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội hiện nay, tuy mức độ ô nhiễm chưa đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng hiện tượng người sản xuất vẫn xả thải bừa bãi khá phổ biến, việc thu gom chất thải, rác thải, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường tại các làng nghề chưa được chính quyền địa phương quan tâm dẫn đến tình trạng môi trường đã và đang ngày càng bị ô nhiễm, nhưng chưa từng bị thanh tra, xử lý với bất cứ trường hợp nào dù lớn hay nhỏ. Việc áp dụng các chế tài đối với các đối tượng gây ô nhiễm (ví dụ như thuế, phí môi trường, hay nguyên tắc PPP…) sẽ có hiệu quả rất lớn, nhưng để áp dụng được lại thiếu những quy định cụ thể, rõ ràng, nhất là đối với sản xuất của các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay.


Để giảm thiểu ô nhiễm tại các làng nghề, nhằm di chuyển việc sản xuất ra khỏi khu vực dân cư trong công tác quy hoạch, tập trung nguồn thải để đảm bảo thuận lợi trong việc đầu tư hệ thống xử lý môi trường tại khu vực làng nghề, Sở Công thương Hà Nội đã được UBND thành phố giao chủ trì và xây dựng quy hoạch tổng thể các cơ sở gây ô nhiễm trong làng nghề ra các cụm công nghiệp tập trung. Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 47 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.648,9 ha, 56 cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 517,7 ha.

Mặt khác, để quản lý tốt các vấn đề môi trường đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, có kiến thức hiểu biết về đặc điểm của môi trường khu vực, nắm được các quy luật của tự nhiên và kinh tế xã hội, từ đó có thể thấy các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng thì mới có thể giải quyết tốt các vấn đề xung đột môi trường trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ môi trường tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội nhìn chung còn rất mỏng và hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm. Như vậy, tinh thần trách nhiệm trong công việc không cao, hơn nữa lại thiếu các kỹ năng chuyên môn, gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề.

Trong những năm qua, nhận thức về vấn đề môi trường của xã trong các ban ngành, các bộ phận dân cư đã được nâng lên một bước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng Ủy và HĐND, UBND các xã đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.

2.2.3.2. Nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường làng nghề

Cùng với sự phát triển kinh tế của các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu, mức sống người dân được tăng lên, nhưng chất lượng môi trường sống tại các làng nghề đã và đang có nguy cơ bị đe doạ. Bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội do các làng nghề này mang lại cần nhìn thấy những tác động tiêu cực về môi trường. Trên quan điểm về kinh tế môi trường, liệu những lợi nhuận do hoạt động làng nghề mang lại có thực chất là do thặng dư sức lao động hay là do sự chuyển đổi một phần không nhỏ giá trị của môi trường, nói cách khác là do sự huỷ hoại môi trường mang đến. Đặc điểm chung của các làng nghề hiện nay trong công tác bảo vệ môi trường:


- Nằm trong khu dân cư, việc thu gom và quản lý chất thải sản xuất rất khó khăn. Trên 90% nước thải sản xuất đều được thải chung với đường cống nước thải nước sinh hoạt của làng. Sau đó đường cống này lại đổ ra kênh mương phục vụ cho mục đích tưới tiêu. Tất cả nước thải sản xuất đều chưa được xử lý (một vài nơi có xử lý bằng biện pháp cơ học như xây nhiều hố ga... hoặc các biện pháp trung hoà hóa học cách xử lý này vẫn mang đậm nét thủ công, không đem lại hiệu quả cao).

- Công tác quản lý bảo vệ môi trường tại các làng nghề hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các xã không có cán bộ có chuyên môn về môi trường, hơn nữa cũng không được bồi dưỡng thường xuyên. Chính vì vậy chính quyền địa phương chưa ý thức về tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ môi trường để tuyên truyền, chỉ đạo nhân dân thực hiện.

- Vấn đề an toàn lao động tại các làng nghề: ý thức bảo vệ môi trường của người dân và các đơn vị sản xuất tại các làng nghề còn rất kém. Người lao động và người dân không nhận thức được mối nguy hại từ các chất thải không được kiểm soát tại các làng nghề. Nhiều lao động tại các làng nghề không có cả những trang thiết bị bảo hộ lao động tối thiểu như găng tay, kính, khẩu trang đúng tiêu chuẩn. Tại các làng nghề phun sơn, rất nhiều lao động làm việc không có các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và chính họ cũng không ý thức được mối nguy hiểm trong công việc của mình.

- Sự nâng cấp của cơ sở hạ tầng đều chạy theo sự phát triển bột phát của sản xuất tại các làng nghề như hệ thống điện chưa được quy hoạch, hệ thống đường giao thông không đảm bảo an toàn, hệ thống thoát nước bị quá tải.. là những vấn đề cần phải được quan tâm. Nó không những ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn của người dân (sự cố cháy nổ, chập điện, tai nạn giao thông..) mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

Các chỉ tiêu kỹ thuật đều cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là khá nghiêm trọng. Điều đáng chú ý là chính những người dân làng nghề lại không nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường tại nơi mình sinh sống. Trên thang điểm 5, phần lớn đánh giá của người dân đều ở mức giữa 2 (ô nhiễm không đáng kể) và ô 3 (ô nhiễm). Số ý kiến đánh giá mức độ ô nhiễm ở mức 4 (nghiêm trọng) và mức 5 (rất nghiêm trọng) là rất ít dưới 10%.

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí