Kết thúc quá trình này, ngân hàng đại diện bên thanh toán sẽ gửi một thông báo lưu ý sự kiện chuyển khoản đó cho khách hàng của mình.
Ở đây, chứng từ tín dụng do người thanh toán tạo ra, dựa trên những thông tin riêng về tên tuổi, số tài khoản và có thể là cả tình trạng tài khoản (khả năng thanh toán được) của người thanh toán.
2.1.2.2 Mô hình trả trước
Trong mô hình này, khách hàng liên hệ với ngân hàng (hay công ty môi giới – broker) để có được chứng từ do ngân hàng phát hành. Chứng từ hay đồng tiền số này mang dấu ấn của ngân hàng, được đảm bảo bởi ngân hàng và do đó có thể dùng ở bất cứ nơi nào đã có xác lập hệ thống thanh toán với ngân hàng này.
Để đổi lấy chứng từ của ngân hàng, tài khoản của khách hàng bị triết khấu đi tương ứng với giá trị của chứng từ đó. Như vậy, khách hàng đã thực sự trả tiền trước khi sử dụng chứng từ này để mua hàng và thanh toán.
Chứng từ ở đây không phải do khách hàng tạo ra, không phải dành cho một cuộc mua bán cụ thể, mà do ngân hàng phát hành và có thể sử dụng vào mọi mục đích thanh toán. Vì nó có thể sử dụng giống như tiền mặt, do đó mô hình này còn được gọi là mô hình mô phỏng tiền mặt (Cash-like model).
Khi có người mua hàng tại cửa hàng và thanh toán bằng chứng từ như trên, cửa hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chúng, dựa trên những thông tin đặc biệt do ngân hàng tạo ra trên đó.
Cửa hàng có thể chọn một trong hai cách: Hoặc là liên hệ với ngân hàng để chuyển vào tài khoản của mình số tiền trước khi giao hàng (deposit-now), hoặc là chấp nhận và liên hệ chuyển tiền sau vào thời gian thích hợp (deposit-later).
Trường hợp riêng của mô hình mô phỏng tiền mặt là mô hình tiền điện tử (Electronic Cash)
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu một số giao thức thanh toán qua mạng công khai - 2
- Mã Hoá Và Giải Mã Của Hệ Mã Hoá Khoá Công Khai
- Sơ Đồ Chữ Ký Mù Dựa Trên Chữ Ký Rsa
- Mô Hình Giao Dịch Của Hệ Thống Tiền Điện Tử Trong Cùng Ngân Hàng
- Nghiên cứu một số giao thức thanh toán qua mạng công khai - 7
- Nghiên cứu một số giao thức thanh toán qua mạng công khai - 8
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Chuyển tiền mặt
Ngân hàng đại diện bên mua
Gửi tiền
thực sự
Ngân hàng đại diện bên bán
Rút tiền
Thanh toán
Bob
Alice
Hình 2.2 : Mô hình mô phỏng tiền mặt
2.1.3 Thanh toán trực tuyến và thanh toán ngoại tuyến
1) Thanh toán ngoại tuyến (off-line payment)
Phiên giao dịch giữa người sử dụng và nhà cung cấp có thể diễn ra, mà không cần đến sự tham gia của ngân hàng. Nói cách khác, nhà cung cấp tự kiểm tra tính hợp lệ của đồng tiền, mà không cần sự trợ giúp của bên thứ ba.
Mặc dù, thanh toán ngoại tuyến được một số người ưa dùng, nhưng trong thực tế nó dễ gặp phải vấn đề tiêu một đồng tiền nhiều lần, vì vậy nó chỉ thích hợp với các giao dịch có giá trị thấp.
Trong các năm gần đây, một số hệ thống thanh toán ngoại tuyến đã được thiết kế, không chỉ đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng mà còn đảm bảo tính bí mật cho người sử dụng.
2) Thanh toán trực tuyến (online payment)
Trong mỗi lần giao dịch, nhà cung cấp sẽ yêu cầu ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của đồng tiền do người dùng chuyển trước khi chấp nhận thanh toán. Vì vậy, hệ thống thanh toán trực tuyến có khả năng kiểm tra được tính tin cậy của đồng tiền.
Thanh toán trực tuyến thích hợp với những giao dịch có giá trị lớn. Với hệ thống này, quá trình thanh toán và gửi tiền vào ngân hàng tách biệt nhau trong mỗi lần giao dịch. Do vậy, chi phí về thời gian cũng như tiền bạc sẽ tốn kém hơn.
2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TỪ XA
2.2.1 Thanh toán bằng các loại thẻ
1) Thẻ tín dụng
Thanh toán bằng thẻ tín dụng là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên Internet. Để thực hiện giao dịch, người mua hàng chỉ việc cung cấp số hiệu thẻ và thời hạn sử dụng của tấm thẻ, người bán sẽ chuyển các thông tin này đến ngân hàng để xác nhận giao dịch. Phương thức thanh toán này chủ yếu thực hiện thanh toán theo kiểu trực tuyến.
Ưu điểm: Đây là phương thức thanh toán đơn giản và dễ sử dụng.
Nhược điểm: Kiểu thanh toán này không an toàn cho cả hai bên mua và bán, không cho phép ẩn danh, chi phí cao và không cho phép thanh toán nhỏ lẻ.
Không an toàn cho cả hai bên mua và bán:
- Đối với bên bán: Luôn phải đối mặt với vấn đề gian lận thẻ tín dụng. Các thông tin mà người bán được cung cấp chỉ bao gồm số thẻ, thời hạn sử dụng và giá trị giao dịch không vượt quá khả năng thanh toán của thẻ, hoàn toàn không có gì chứng minh người mua hàng là chủ tấm thẻ đó.
- Đối với bên mua: Một bất lợi cho khách hàng trong việc thanh toán thẻ tín dụng là người bán có tất cả thông tin của người sử dụng thẻ. Điều này cho phép người bán hàng có thể ăn cắp và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng
Chi phí cao và không cho phép thanh toán nhỏ lẻ: mỗi giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng có chi phí cao
Không đảm bảo ẩn danh cho khách hàng:
- Tất cả các cuộc mua hàng đều có thể theo vết. Hơn nữa, các nhà phát hành thẻ có thể có tất cả thông tin về hồ sơ chi tiêu của người sử dụng và điều này xâm phạm nghiêm trọng đến tính riêng tư của khách hàng.
2) Thẻ “tiền mặt”
Thẻ “tiền mặt” được phát triển đáp ứng nhu cầu giảm việc giữ tiền mặt của khách hàng và mong muốn phương tiện thanh toán thuận tiện và linh hoạt hơn. Thẻ “tiền mặt” được phân loại theo đặc điểm vật lý thành hai loại: thẻ từ và thẻ thông minh.
Thẻ từ, đã tồn tại khá lâu, sử dụng các vạch từ để lưu trữ thông tin, trong khi thẻ thông minh sử dụng công nghệ vi mạch để lưu trữ thông tin, khắc phục nhược điểm về tính an toàn của thẻ từ. Thẻ thông minh được thiết kế nhằm ngăn chặn tình trạng giả mạo và làm sai lệch các thông tin được lưu giữ.
2.2.2 Thanh toán bằng séc điện tử
Séc điện tử chính là một hình thức thể hiện của séc giấy. Nói cách khác, séc điện tử bao gồm tất cả các thông tin trên séc giấy truyền thống nhưng có thể chuyển được bằng thư điện tử (e-mail). Chẳng có gì khác hơn một bức thư điện tử có khuôn dạng đặc biệt được gửi trên Internet. Bên trong bức thư điện tử là tất cả các thông tin giống như trên một tấm séc giấy gồm tên người hưởng, số tiền, ngày thanh toán, số tài khoản người trả tiền và ngân hàng của người trả.
Séc điện tử được “ký” bằng chữ ký điện tử của người gửi và được mã hoá bằng khoá công khai của người nhận. Nó cũng gồm một xác nhận số từ ngân hàng của người gửi xác nhận rằng số tài khoản là hợp lệ và thuộc về người ký tờ séc này.
Hệ thống séc điện tử được thiết kế với các yếu tố: tính toàn vẹn, xác thực và không thể chối bỏ của thông điệp (sử dụng chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử). Những yếu tố này đủ để ngăn chặn sự giả mạo. Hệ thống này phù hợp với các giao dịch thanh toán giá trị lớn qua mạng.
2.2.3 Thanh toán bằng tiền mặt điện tử
Đây là phương tiện thanh toán được sử dụng trong thương mại điện tử. Tiền mặt điện tử e-cash (còn gọi là tiền mặt số, xu số, xu điện tử…) có các thông tin giống như trên tiền mặt thông thường: nơi phát hành, giá trị bao nhiêu và số seri duy nhất.
Người tiêu dùng có thể mua tiền mặt điện tử và lưu trữ nó trong một ví tiền số (digital wallet hoặc electronic purse) trên một đĩa nhớ. Ví tiền số gồm bàn phím và màn hình. Nó có thể được kết nối tới tài khoản ngân hàng của người tiêu dùng và có thể nạp thêm tiền bất cứ lúc nào.
Người dùng có thể tiêu tiền số tại bất kỳ cửa hàng nào chấp nhận tiền mặt điện tử, mà không phải mở tài khoản hay chuyển đi số thẻ tín dụng. Ngay khi khách hàng muốn thanh toán, phần mềm này sẽ thu tiền và chuyển đi đúng số tiền từ số tiền mặt điện tử được lưu trữ.
Việc thanh toán bằng tiền mặt điện tử là uỷ quyền trước và khuyết danh (bằng kỹ thuật chữ ký mù). Trường hợp có sự giả mạo, ví dụ như cùng một đồng tiền số nhưng xuất hiện hai lần trong thanh toán, tiền mặt điện tử được mở ra để tìm xem đồng tiền nào là đã được “tiêu”.
Tiền mặt điện tử được ký số bởi ngân hàng phát hành, để số tiền và số seri không thể bị giả mạo. Nó cũng được mã hoá để chỉ người nhận mới có thể sử dụng.
Hệ thống thanh toán bằng tiền mặt điện tử mang đến một số lợi ích cho cả người mua và người bán, thích hợp với các hệ thống thanh toán giá trị nhỏ.
- Giảm chi phí giao dịch.
- Đảm bảo sự ẩn danh.
- Mở rộng thị trường.
- Tránh được nguy cơ tiền giả.
2.3 ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN TỪ XA
Một hệ thống thanh toán từ xa hoàn hảo phải đảm bảo được các yếu tố sau:
1) Tính an toàn
Hệ thống cần đảm bảo được tính toàn vẹn cho phiên giao dịch. Để đạt được điều này, thứ nhất, hệ thống cần phải đảm bảo không có một “bên thứ ba” nào có khả năng thay đổi nội dung các thông điệp trong phiên giao dịch; thứ hai, hệ thống phải đảm bảo chống mọi gian lận từ các bên tham gia giao dịch nhằm đạt được một giao dịch mua bán an toàn và hợp lệ.
2) Chi phí giao dịch thấp và tốc độ thanh toán nhanh
Chi phí giao dịch và thời gian thanh toán là những yếu tố mà người mua luôn quan tâm. Họ sẽ không cảm thấy ưa thích hình thức thanh toán này nếu như họ phải chịu một chi phí giao dịch chiếm một tỷ lệ phần trăm cao trên trị giá hàng hoá và thủ tục thanh toán phức tạp, rắc rối làm mất nhiều thời gian của họ.
3) Chấp nhận các giao dịch nhỏ
Hệ thống thanh toán cho phép người mua có thể thanh toán được những món hàng với số tiền rất nhỏ.
4) Đảm bảo tính bí mật
Việc đảm bảo tính bí mật cho khách hàng là một điều mà hệ thống thanh toán rất cần phải có, bởi vì giao dịch thanh toán được thực hiện trên Internet, nơi có rất nhiều nguy cơ xâm nhập trái phép vào hệ thống, và khi mà bên mua và bên bán có thể không biết gì về nhau và không có lý do nào để phải tin tưởng nhau.
5) Đảm bảo công bằng cho các bên tham gia
Đảm bảo cho hai bên người mua và người bán không bị thiệt hại do lỗi của hệ thống hay sự gian lận của các bên tham gia hệ thống.
6) Thân thiện với người sử dụng
Hệ thống phải có cơ chế thanh toán đơn giản và dễ hiểu để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
7) Dễ dàng tích hợp
Hệ thống thanh toán có khả năng tương thích với các hệ thống khác để bảo bảo thực hiện thanh toán an toàn.
Chương 3. CÁC GIAO THỨC THANH TOÁN BẰNG TIỀN ĐIỆN TỬ
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ
3.1.1 Khái niệm tiền điện tử
Tiền điện tử (digital money, electronic currency, digital currency hay internet money) là một thuật từ vẫn còn mơ hồ và chưa được định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên có thể hiểu tiền điện tử là loại tiền trao đổi theo phương pháp “điện tử”, liên quan đến mạng máy tính và những hệ thống chứa giá trị ở dạng số (digital stored value systems).
Hệ thống tiền điện tử cho phép người dùng có thể thanh toán khi mua hàng bằng cách truyền đi các dãy số từ máy tính (hay thiết bị lưu trữ như smart card) tới máy tính khác (hay smart card). Giống như số hiệu (serial) trên tiền giấy, số hiệu của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi "đồng" tiền điện tử được phát hành bởi một tổ chức (ngân hàng) và được biểu diễn cho một lượng tiền thật nào đó.
3.1.2 Cấu trúc tiền điện tử
Với mỗi hệ thống thanh toán điện tử, tiền điện tử có cấu trúc và định dạng khác nhau, nhưng đều bao gồm các thông tin chính sau:
Số sêri của đồng tiền
Giống như tiền giấy, số seri được dùng để phân biệt các đồng tiền khác nhau. Mỗi đồng tiền điện tử có một số seri duy nhất. Khác với tiền mặt, số seri của đồng tiền điện tử thường là một dãy số được sinh ngẫu nhiên. Điều này có liên quan đến tính ẩn danh của người dùng
Giá trị của đồng tiền
Mỗi đồng tiền điện tử có giá trị tương đương với một lượng tiền thật nào đó. Với tiền mặt thông thường, mỗi đồng tiền có một giá trị nhất định, nhưng với tiền điện tử, giá trị này có thể là con số tuỳ ý.