Pháp Luật Điều Chỉnh Về Nuôi Con Nuôi Thực Tế Ở Việt Nam

chăm sóc và nuôi dưỡng nhau trên thực tế... Vì vậy mà nuôi con nuôi thực tế phải xuất phát từ yếu tố tình cảm thì các bên mới có thể xây dựng và vun đắp tình cảm cha, mẹ con bền vững.

- Nuôi con nuôi thực tế là quan hệ lâu dài, bền vững: Giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi đã phát sinh quan hệ cha mẹ con từ trước khi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên đã xây dựng tình cảm, gắn kết giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi, tự nguyện thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau xuất phát từ tình cảm mà không phải theo sự áp đặt từ yếu tố bên ngoài. Vì vậy mà nuôi con nuôi thực tế là quan hệ lâu dài, bền vững.

- Các bên tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ: Nuôi con nuôi xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của các bên chủ thể, Nhà nước không thể dùng pháp luật để ép buộc các bên phải tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi nếu như họ không muốn. Vì vậy mà các bên hình thành mối quan hệ cha, mẹ và con bền vững, sống chung một mái nhà, gắn bó tình cảm như người ruột thịt nên các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ, nuôi và con nuôi được thực hiện xuất phát từ ý chí, tự giác của các bên mà không phụ thuộc vào tác động bên ngoài.

- Gắn bó mối quan hệ cha, mẹ và con trên thực tế: Các bên đã tự nguyện bày tỏ ý chí thiết lập quan hệ cha mẹ con trên thực tế mà không có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc cho - nhận con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản tùy thuộc vào ý chí của chủ thể nhưng hệ quả của việc thỏa thuận đó là giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi đã phát sinh quan hệ cha, mẹ và con được họ hàng và mọi người xung quanh thừa nhận mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Nuôi con nuôi thực tế không mang yếu tố đền bù ngang giá: Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm giúp cho trẻ em có được gia đình thay thế được chăm sóc nuôi dưỡng và phát triển trong môi trường lành mạnh giúp cho việc

hình thành và phát triển sau này. Việc nuôi con nuôi xuất phát từ tình cảm, từ những tấm lòng nhân đạo đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mắc bệnh hiểm nghèo...Vì vậy trong mọi trường hợp lợi ích của trẻ em luôn được xem xét, giải quyết trước lợi ích của cha, mẹ nuôi. Vì vậy tính chất đền bù ngang giá không được đặt ra trong quan hệ nuôi con nuôi.

1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế

Ở nước ta, một quốc gia đang phát triển với mức thu nhập thấp kèm theo di chứng nặng nề từ lịch sử các cuộc chiến tranh, vì vậy điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn kèm theo nhiều vấn đề phát sinh từ xã hội, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ nhiễm chất độc màu da cam từ hậu quả chiến tranh Việt Nam, rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi khi vừa được sinh ra, những gia đình hoàn cảnh đông con không có điều kiện chăm sóc con cái…. các em đã sớm phải bươn trải ngoài xã hội để lo miếng cơm manh áo phải đi đánh giày, ăn xin… nhiều trường hợp bị dòng đời xô đẩy đã rơi và những tệ nạn xã hội như trộm cắp, móc túi, thậm chí giết người cướp của

…đã và đang trở thành gánh nặng của xã hội. Trong khi đó, lẽ ra ở lứa tuổi này các em phải được chăm sóc từ cha mẹ và những người thân yêu của mình, được cắp sách đến trường, được vui chơi nhưng các em hầu như không được một mái ấm gia đình được học hành, giáo dục. Vì vậy vấn đề nuôi con nuôi có ý nghĩa rất quan trọng giúp trẻ em có được một mái ấm gia đình, được hưởng sự chăm sóc nuôi dưỡng từ gia đình cha, mẹ nuôi, giúp cho các em có sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần; Ngoài ra, việc nhận con nuôi cũng giúp cho những người đơn thân, những cặp vợ chồng hiếm con , vô sinh được có con, có chỗ dựa tinh thần để cảm nhận được cuộc sống trọn vẹn.

Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội phổ biến vì vậy việc ban hành pháp luật về nuôi con nuôi là rất cần thiết để có cơ sở bảo vệ bền vững cho quan hệ cha, mẹ nuôi và con nuôi. Trong các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

pháp luật về nuôi con nuôi cũng đã có những quy định, có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế đã không ít trường hợp do không hiểu biết pháp luật nên khi phát sinh quan hệ nuôi con nuôi các bên đã tự thỏa thuận việc cho, nhận con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.. Mặc dù Luật HN&GĐ đã quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan hành chính đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch nhưng đã không được người dân thực hiện theo đúng quy định của pháp luật bởi tâm lý, quan niệm cho rằng tình cảm, sự yêu thương và trách nhiệm cho nhau là đủ để gắn kết cha, mẹ con.

Cùng với sự phát triển của xã hội các vấn đề phát sinh liên quan đến quan hệ nuôi con nuôi như quyền hưởng di sản thừa kế giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi, tranh chấp thừa kế giữa anh, chị em nuôi… người dân cũng nhận thức rõ hơn về việc sự cần thiết phải đăng ký quan đến tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo cho quan hệ cha, mẹ con bền vững. Tuy nhiên không phải lúc

Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 3

nào pháp luật cũng kịp thời điều chỉnh các sự kiện phát sinh trên thực tế, chẳng

hạn đến khi đi đăng ký thì con nuôi đã quá tuổi, không đủ điều kiện để đăng ký. Vì vậy, Luật nuôi con nuôi năm 2010 ra đời có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của cả bên nuôi và bên được nhận nuôi về việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 50 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều khoản chuyển tiếp có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nuôi con nuôi.

Có thể thấy rằng nuôi con nuôi là biện pháp hữu hiệu và có ý nghĩa hết sức to lớn để cho trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong tình yêu thương của gia đình và người thân. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào, xã hội có thay đổi đến đâu cũng phải đảm bảo được mục đích là vì tương lai trẻ em - tương lai đất nước.

1.3. Pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nuôi con nuôi thực tế

* Phong tục tập quán và đạo đức truyền thống:

Việc nhận trẻ mồ côi, không nơi nương tựa làm con nuôi là việc làm thiện, nhân đạo là phong tục thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc “lá lành đùm lá rách” luôn được xã hội ủng hộ. Việc nhận nuôi con nuôi đối với những trường hợp này mang tính nhân đạo cao cả thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam ta.

Việt Nam có phong tục nhận nuôi con nuôi theo tập tục nối nòi- tục lệ phổ biến có tính chất đặc trưng ở các đồng bào dân tộc thiểu số. Nối nòi có thể hiểu là sự thay thế người khác bằng một người trong họ hàng của người chết để tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân nhằm duy trì dòng họ, nòi giống “Đối với dân tộc Mường, Thái mà không có con thì họ nhận con của người anh hay em làm con nuôi coi như con đẻ của mình”[27, tr70], “Người Chăm cũng thường nhận nuôi con nuôi là người trong tộc họ, nếu không có thì kiếm người ngoài tộc”[27,tr101].Có thể nói việc nhận con nuôi trong họ đã trở thành một phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, phù hợp với tâm lý của người Việt Nam “đông con nhiều cháu”.

Ngoài ra, với quan niệm của người Việt Nam “Có nếp, có tẻ” nên việc nhận con nuôi còn để thỏa mãn tâm ý của người nhận nuôi. Bên cạnh đó, một số người còn có quan niệm nhận con nuôi để lấy phúc, trong thực tiễn đời sống rất nhiều trường hợp vì mê tín nên đã nhận nuôi đứa trẻ để lấy phúc với hi vọng đem lại may mắn cho gia đình, có thể giảm bớt tai vạ, những điều không may mắn cho gia đình hoặc xin con nuôi để sinh con theo ý muốn...

Quan hệ nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, đạo đức truyền thống tồn tại từ lâu trong cộng đồng người dân Việt Nam và đến nay vẫn đang tồn tại, quan hệ này mặc dù chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm

quyền nhưng đã được mọi người thừa nhận, các bên đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ cha, mẹ con trên thực tế.

*Tình hình thực tế của việc nuôi con nuôi:

- Thứ nhất: Việt Nam là nước chịu hậu quả nặng nề từ các cuộc chiến tranh để lại, lịch sử phát triển của đất nước ta rất khó khăn, xuất phát điểm thấp chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn nên dẫn đến trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Việc phát sinh quan hệ nuôi con nuôi được người dân nhận thức giản đơn như việc có con nuôi chỉ suy nghĩ theo hướng đối xử tốt như con đẻ, các bên chăm sóc nuôi dưỡng nhau chứ không nghĩ đến việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên việc nuôi con nuôi không đăng ký rất phổ biến trong xã hội Việt Nam ta. Ngoài ra, do điều kiện kinh tế xã hội nước ta trước đây gặp nhiều khó khăn nên công tác tiếp cận pháp luật đến với người dân còn hạn chế do thiếu điều kiện vật chất, công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật nói chung và nuôi con nuôi nói riêng không được quan tâm trú trọng vì vậy khi phát sinh việc nuôi con nuôi các bên tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ con mà không đăng ký cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thứ hai: Việt Nam là nước có địa hình phức tạp cả đồng bằng và miền núi, việc phát sinh quan hệ nuôi con nuôi không phải lúc nào người dân đi đăng ký cũng thuận lợi. Thực tiễn cho thấy tại các tỉnh miền núi địa hình đi lại phức tạp, khó khăn nhiều địa phương để người dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện giao dịch phải mất một vài ngày mới đến nơi. Việc nuôi con nuôi cũng vậy, có thể do đi lại khó khăn nên người dân ngại đi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khảo sát tại các tỉnh miền núi cho thấy, hầu hết con nuôi đều không đi đăng ký, thậm chí ngay cả con đẻ của đồng bào cũng không được đăng ký khai sinh [28].

Ngoài ra, khi phát sinh quan hệ nuôi con nuôi thì cha, mẹ nuôi luôn mong muốn người con nuôi sẽ đối xử với mình như cha, mẹ đẻ, muốn gắn kết cha, mẹ và con bền vững nên cha, mẹ nuôi luôn muốn giấu việc nhận con nuôi đối với người con nên không đến đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc phát sinh quan hệ nuôi con nuôi có thể do nhiều trường hợp vô sinh, hiếm muộn nên nhận con nuôi để được chăm sóc, nuôi dưỡng con cái…

- Thứ 3: Khi phát sinh quan hệ nuôi con nuôi người dân không đi đăng ký có thể do nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau như ngại chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ hoặc không có đủ văn bản xuất trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành thủ tục đăng ký nên đã không đăng ký. Theo kết quả rà soát và thống kê tại 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp), tính đến tháng 11-2013 có 5.236 trường hợp nuôi con nuôi thực tế; trong đó có 4.067 trường hợp đủ điều kiện theo luật định, 1.169 trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện.Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do có khó khăn về hồ sơ giấy tờ (chiếm 1.038 trường hợp). Các giấy tờ hay thiếu là giấy khai sinh của con nuôi, giấy kết hôn, chứng minh thư nhân dân. Mặc dù nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nuôi con nuôi đã có quy định hết sức đơn giản về hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế song tại một số địa phương, nhiều người xin trẻ ở nơi khác về nuôi mà không báo với chính quyền địa phương, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, nhân thân của trẻ nên không thể đăng ký việc nuôi con nuôi. Một số trường hợp đã hợp thức hóa con nuôi thành con đẻ khi đăng ký khai sinh, nhập hộ khẩu và các giấy tờ khác đều ghi quan hệ là “con đẻ”[29] hoặc cán bộ đăng ký cửa quyền, hách dịch.. nên người dân đã không đăng ký nuôi con nuôi.

Thực tiễn cho thấy khi đất nước đang ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình đang dần có những thay đổi nhất định. Các tranh chấp phát sinh trong gia đình đang ngày càng gia tăng và phức tạp

trong cơ chế giải quyết. Việc nuôi con nuôi thực tế do không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên không được pháp luật công nhận và bảo hộ, quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ nuôi và con nuôi bị xâm hại. Hiện nay rất nhiều việc phát sinh từ việc nuôi con nuôi như thừa kế, các tranh chấp giữa con nuôi với gia đình cha, mẹ nuôi (anh chị em nuôi, ông bà nuôi...) đang ngày càng gia tăng. Vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ nuôi và con nuôi, pháp luật đã quy định việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế tại Luật nuôi con nuôi năm 2010.

1.3.2. Pháp luật của Nhà nước ta về nuôi con nuôi thực tế

1.3.2.1. Luật HNN&GĐ năm 1959 về nuôi con nuôi thực tế

Pháp luật về nuôi con nuôi hay các ngành luật khác cũng vậy đều có những giai đoạn phát triển nhất định, giai đoạn sau hoàn thiện và phát triển hơn giai đoạn trước dựa trên sự kế thừa và phát triển của xã hội.

Luật HN&GĐ năm 1959 là đạo luật đầu tiên của Nhà nước ta điều chỉnh về vấn đề nuôi con nuôi và việc nuôi con nuôi được đề cập đến duy nhất tại một điều luật đó là Điều 24 quy định như sau: “...Việc nhận nuôi con nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch...”.

Pháp luật trong giai đoạn này quy định rất sơ sài về nuôi con nuôi, không có quy định gì về điều kiện giữa bên cho và bên nhận, hay trình tự, thủ tục việc nuôi con nuôi. Vì vậy quyền lợi của trẻ em được nhận làm con nuôi chưa được bảo vệ, nhiều trường hợp nhận con nuôi để khuếch trương quyền thế của gia đình hay nhận con nuôi có người làm công mà không phải trả tiền công…

Mặc dù quy định về nuôi con nuôi còn sơ sài nhưng so với chế định nuôi con nuôi các thời kỳ trước thì Luật HN&GĐ năm 1959 đã có quy định tiến bộ hơn đó là việc nuôi con nuôi phải được công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.

Pháp luật thời kỳ trước không có quy định gì về việc đăng ký nuôi con nuôi. Chẳng hạn như Bộ dân luật giản yếu năm 1883 chỉ quy định: “Việc nuôi con nuôi phải được lập khế ước và khế ước đó phải làm trước mặt Hộ lại chổ trú quán của người đứng nuôi. Cha mẹ nuôi hoặc chổ trú quán của người con đó, người đứng nuôi và vợ (nếu có) phải ký vào khế ước đó nếu chấp nhận việc nuôi con nuôi”[1, Điều 187]. Với việc quy định như trên, nếu bên cho và nhận con nuôi không lập khế ước thì không được công nhận, mặc dù việc lập khế ước chỉ thể hiện sự tham gia giữa bên cho và nhận nhưng đó là văn bản chứng minh việc nuôi con nuôi đã được thỏa thuận giữa các bên, nếu sảy ra tranh chấp thì văn bản đó là sơ sở chứng minh cho sự thỏa thuận. Pháp luật trong giai đoạn này không có quy định gì về việc nuôi con nuôi phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước.

Luật HN&GĐ năm 1959 mặc dù quy định còn sơ sài về chế định nuôi con nuôi nhưng đã có những quy định sơ khai về việc công nhận của cơ quan nhà nước, là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định nuôi con nuôi sau này.

1.3.2.2. Luật HN&GĐ năm 1986 về nuôi con nuôi thực tế

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hai miền Nam –Bắc đã thống nhất. Vì vậy Luật HN&GĐ 1959 không còn phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước. Hiến pháp năm 1986 ra đời - văn bản pháp lý quan trọng tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong cả nước. Trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động như trên, cần phải có một văn bản pháp luật chính thống điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong cả nước. Vì vậy Luật HN&GĐ năm 1986 đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1986. Sự ra đời của Luật HN&GĐ năm 1986 là một tất yếu khách quan, Luật gồm 10 chương, 57 Điều, chế định nuôi con nuôi được quy định tại Chương VI gồm 06 Điều (từ Điều 34 đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2023