- Xác định điều kiện giáo dục như: cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.
Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh:
- Kế hoạch phải thể hiện được tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng môn học, chương, bài học, hoạt động ngoại khóa.
- Kế hoạch phải mô tả rõ việc tích hợp nội dung giáo dục GDĐĐ thông qua nội dung môn học, bài học hay tích hợp thông qua việc sử dụng, vận dụng phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học.
- Kế hoạch phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hình thành nhân cách của của học sinh.
- Kế hoạch phản ảnh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học với việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho học sinh THPT.
- Kế hoạch thể hiện được sự phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể.
1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh
Tổ chức thực hiện việc GDĐĐ cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy học có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường.
Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Sơ Đồ Mô Hình Quản Lý Nhà Trường Theo Mục Tiêu Giáo Dục
- Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thpt
- Vài Nét Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội, Giáo Dục Của Huyện Vân Đồn
- Thực Trạng Vi Phạm Đạo Đức Học Sinh Trường Thpt Quan Lạn
- Các Lực Lượng Tham Gia Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động dạy học các môn học do Hiệu trưởng làm trưởng ban.
- Xây dựng các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh thông qua môn học.
- Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch GDĐĐ. Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục thông qua môn học.
- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ
sở vật chất, kinh tế. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân công theo từng “ê kíp” để công việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả. Phân cấp cho tổ chuyên môn triển khai và thực hiện tích hợp GDĐĐ thông qua các hoạt động dạy học.
- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên thực hiện nội dung, chương trình GDĐĐ thông qua môn học, nâng cao năng lực cho giáo viên về dạy học tích hợp và phương pháp dạy học tích cực chiếm ưu thế trong GDĐĐ cho học sinh THPT.
- Huy động các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm tổ chức nghe báo cáo kinh nghiệm về GDĐĐ cho học sinh thông qua các hoạt động dạy và học.
- Huy động nguồn lực phục vụ GDĐĐ cho học sinh thông qua môn học chiếm ưu thế và các môn học khác: Huy động nguồn nhân lực tham gia GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động dạy học, huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học, GDĐĐ cho học sinh…
1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ trong nhà trường phổ thông là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc GDĐĐ cho học sinh diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.
Việc chỉ đạo GDĐĐ sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên kích thích, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục GDĐĐ thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn nghiên cứu phân tích chương trình môn học lập kế hoạch tích hợp nội dung GDĐĐ qua hoạt động dạy học.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế bài học tích hợp nội dung GDĐĐ.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên tổ chức bài học có tích hợp nội dung GDĐĐ.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục GDĐĐ thông qua vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực để rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ lên lớp hay các hoạt động học tập.
Đa dạng hóa các hình thức hoạt động học của học sinh THPT để rèn ý thức, thái độ của học sinh với môn học, với các hoạt động tập thể, với cộng đồng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học nhằm tăng cường GDĐĐ cho học sinh
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thiết kế hoạt động ngoại khóa nhằm tạo môi trường trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tổ chức giờ học ngoại khóa hiệu quả.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích bài học tích hợp giáo dục đạo đức
+ Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên
+ Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh
Trong quản lý hoạt động GDĐĐ, việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà QLGD mà còn có ý nghĩa đối với học sinh. Vì qua kiểm tra đánh giá của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động, thái độ, ý thức của mình, khẳng định được mình. Từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người học sinh.
Hiệu trưởng có thể kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan công bằng rõ ràng.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ phải gắn liền với nội dung đánh giá kết quả môn học.
Để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra kết quả GDĐĐ cho học sinh, hiệu trưởng cần tiến hành các nhiệm vụ sau đây:
+ Lập kế hoạch kiểm tra: Xác định rõ mục tiêu, nội dung kiểm tra, đánh giá, chuẩn đánh giá, phương pháp, hình thức đánh giá.
+ Xây dựng các lực lượng kiểm tra, đánh giá.
+ Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá
Phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin tới học sinh, giáo viên nhằm giúp giáo viên và học sinh hoàn thiện quá trình dạy học và rèn luyện đạo đức cho học sinh.
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức học sinh THPT
1.5.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
Học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên từ 15 đến 18 tuổi, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất, tâm sinh lý, là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Ở lứa tuổi này, các em luôn hiếu động, thích bắt chước, muốn tự khẳng định bản thân…., đây là lứa tuổi ương bướng, khó dạy bảo theo sự áp đặt quyền uy của người lớn. Đồng thời sự kiểm tra giám sát chăm sóc quá chu đáo của gia đình và người lớn sẽ làm các em tỏ ra khó chịu. Học sinh THPT thường thích khám phá, tìm hiểu những vấn đề mới lạ của cuộc sống, thích tìm những hình mẫu lý tưởng, những thần tượng để bắt chước, để làm theo do đó những tấm gương, cách hành động và ứng xử của người lớn, của những nhân vật trong phim ảnh... thường được các em để ý, bắt chước. Mặt khác, ở lứa tuổi này nhu cầu về giao tiếp của các em rất lớn đặc biệt là giao tiếp với bạn bè, từ đó hình thành các nhóm bạn cùng sở thích. Nếu không
có sự giáo dục, định hướng của người lớn đối với các em thì rất dễ dẫn đến nhận thức, thái độ, hành vi lệch lạc.
Trong điều kiện hiện nay, phần đông các gia đình ít con, có điều kiện về kinh tế nên nuông chiều con cái, các em được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin và văn hoá, khoa học kỹ thuật, Internet trong nước và thế giới do đó các em có thể tiếp cận nhiều lĩnh vực mà cha mẹ thầy cô không để ý đến. Điều đó làm cho trẻ lầm tưởng mình đã trưởng thành, mình là người lớn thực thụ cho nên các em thường coi nhẹ lời khuyên, lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô và người lớn. Đây chính là mầm mống làm cho học sinh nhanh hư và rất khó khăn khi rèn luyện đạo đức.
Các yếu tố bẩm sinh như thiểu năng trí tuệ, khiếm khuyết về các giác quan, rối loạn về tâm sinh lý… cũng ảnh hưởng quá trình hình thành, phát triển nhân cách cũng như giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.5.2. Yếu tố gia đình
Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lúc mới lọt lòng. Ông bà, cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ từ cách nói năng, chào hỏi, đi đứng… Những tấm gương của người lớn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hoàn thiện nhân cách của trẻ bởi vì trẻ thường có xu hướng bắt chước những hành vi của người lớn xung quanh, do đó nếu được gia đình giáo dục một cách chu đáo, cẩn thận sẽ là cơ sở quan trọng để trẻ mau hoàn thiện nhân cách và trưởng thành khi đến trường. Ngược lại, nếu giáo dục gia đình không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ, thực tế cho thấy đa số trẻ em-học sinh hư đều có nguyên nhân từ phía gia đình, nhất là những gia đình mà ông bà cha mẹ không gương mẫu, bố mẹ bất hoà hoặc ly thân… Trẻ em là phiên bản của người lớn, muốn giáo dục trẻ thì người lớn trong gia đình và cả ngoài xã hội phải gương mẫu.
Mặt khác, việc giáo dục nhân cách cho trẻ không phải là việc làm đơn giản, đó là cả một quá trình với sự quan tâm đúng mức. Với cách dạy trẻ bằng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan mà ít quan tâm đến nhu cầu, nguyện
vọng chính đáng của trẻ và cách giáo dục chiều theo sở thích, nuông chiều trẻ một cách thái quá đều ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Ông Bà ta vẫn thường nói: “ Dạy con từ thủa còn thơ” là nói lên vai trò quan trọng của gia đình, của ông bà, cha mẹ trong việc giáo dục trẻ, nếu coi nhẹ yếu tố này học sinh sẽ phát triển lệch lạc nhân cách.
1.5.3. Yếu tố nhà trường
Nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đối với học sinh, nhà trường không chỉ thực hiện nhiệm vụ cung cấp kiến thức mà còn tổ chức giáo dục đạo đức học sinh, coi trọng cả tài và đức. Với lực lượng thầy cô giáo, những người được đào tạo sư phạm, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong nhà trường, học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh tri thức và phát triển nhanh về mặt nhân cách, điều này thể hiện rõ ràng ngay từ khi trẻ em bắt đầu đi học mẫu giáo, chỉ một thời gian ngắn trẻ đã bắt đầu có ý thức và nền nếp của lối sống tập thể chứ không tự do theo ý thích như ở nhà.
Thầy giáo cô giáo trong nhà trường ngoài nhiệm vụ dạy kiến thức văn hoá còn tham gia GDĐĐ học sinh, muốn làm tốt công tác này thì mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho học sinh học tập, noi theo, đặc biệt là học sinh THPT.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số cán bộ quản lý, giáo viên thiếu gương mẫu trong đạo đức lối sống. Kinh nghiệm, nghệ thuật và phương pháp giáo dục học sinh của một số giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa thường xuyên và thống nhất… điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh, làm giảm niềm tin của học sinh vào thầy cô và nhà trường.
1.5.4. Yếu tố xã hội
Xã hội có tác động không nhỏ đến sự hành thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh; tác động của lối sống coi trọng vật chất ham hưởng thụ hơn tính nhân
văn. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội nên nhìn chung học sinh ngày nay phát triển nhanh về nhiều mặt và có những hiểu biết rất phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây chính là kinh nghiệm, vốn sống và khả năng phân biệt bản chất các vấn đề xã hội của trẻ còn rất hạn chế. Chính vì thế mà chỉ với những hiểu biết bề nổi, trẻ tưởng rằng mình đã là người lớn thực thụ nên tự ý quyết định những vấn đề của bản thân mà xem nhẹ những lời khuyên của cha mẹ, của thầy cô, của người lớn từ đó dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.
Bên cạnh đó, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cư mà trẻ tiếp xúc là những tấm gương phản diện với những gì mà cha mẹ và nhà trường giáo dục cho nên gây khó khăn cho quá trình giáo dục đạo đức học sinh, làm giảm niềm tin của học sinh vào những chuẩn mực đạo đức mà thầy cô và gia đình giáo dục các em.
Bởi vậy, tất cả các lực lượng giáo dục cần nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những lý luận của về đạo đức học để giáo dục, để quản lý học sinh có hiệu quả nhất theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Tiểu kết chương 1
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới sâu sắc, đặc biệt chúng ta vừa mới ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), vì thế đất nước ta đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực, Đảng và nhà nước ta coi trọng vấn đề con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trường học có đóng góp rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu ngày càng cao của xã hội, các nhà trường không chỉ chú trọng đến việc trang bị kiến thức mà còn phải chú ý đến công tác GDĐĐ.
Giáo dục đạo đức là vấn đề không mới, song để thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết và cấp bách.
Từ những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT và các khái niệm liên quan sẽ là cơ sở để đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn trong giai đoạn hiện nay.