Các Lực Lượng Tham Gia Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh

học ngoài giờ lên lớp (theo chủ đề trong tuần, trong tháng); Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi .. được đánh giá với mức điểm cao nhất, xếp từ vị trí 1 đến 5. Đây là những hình thức truyền thống được thực hiện qua nhiều năm, nhiều thế hệ học trò và cũng là những quy định nằm trong chương trình bắt buộc của ngành giáo dục.

Các hình thức giáo dục mang tính đổi mới so với một xã đảo như: các hoạt động thực tế, thăm quan dã ngoại; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo; Giáo dục thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề về đạo đức học sinh … thì được đánh giá ở mức thực hiện thấp nhất, qua trao đổi phỏng vấn sâu Thầy giáo Nguyễn Văn H cho rằng: các hình thức này nhà trường ít khi thực hiện nếu có thực hiện thì cũng không ở diện rộng mà chỉ có thể tổ chức cho các em là học sinh giỏi được đi tham quan hoặc thực hiện theo chủ để với nhóm nhỏ, ngoài ra một phần cũng do kinh phí nhà trường hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân địa phương còn khó khăn, ngoài ra còn vấn đề an toàn của các em khi tham gia. Vì vậy nhà trường chưa thường xuyên tổ chức hình thức này trong GDĐĐ cho học sinh.

2.4.2.3. Các phương pháp giáo dục đạo đức

Cũng như các hình thức, các phương pháp giáo dục cũng là một trong các yếu tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả GDĐĐ cho học sinh. Kết quả khảo sát các phương pháp GDĐĐ cho học sinh được thể hiện trên bảng 2.9

Bảng 2.9: Thực trạng các phương pháp GDĐĐ cho học sinh



TT


Phương pháp GDĐĐ

Đối tượng đánh giá

CBQL, GV

Phụ huynh

Học sinh


X

Thứ hạng


X

Thứ hạng


X

Thứ hạng


1

Nhóm phương pháp thuyết phục: Phương pháp khuyên giải; Phương pháp trao đổi, đối thoại; Phương pháp nêu gương, làm gương …


3,5


1


3,3


1


3,3


1


2

Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện đạo đức học sinh: Phương pháp tổ chức rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức.

Phương pháp đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn


2,7


2


2,5


3


2,5


3


3

Nhóm phương pháp kích thích hành vi đạo đức: Phương pháp khen thưởng; Phương pháp trách phạt; Phương pháp thi đua


2,5


3


2,7


2


2,7


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 8

Cán bộ, giáo viên trường THPT Quan Lạn chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp tuyên truyền, thuyết phục bao gồm các phương pháp: phương pháp khuyên giải; trao đổi, đối thoại; phương pháp nêu gương, làm gương. Kết quả đánh giá của CBGV, PH và HS tương đối giống nhau với điểm trung bình lần lượt là: 3,5; 3,3; 3,3. Hai nhóm phương pháp cón lại được đánh giá ở mức thấp hơn, điểm trung bình gần tiệm cận với mức “thỉnh thoảng”, điều đó cho thấy hiệu quả, tần suất thực hiện chưa cao.

Tìm hiêu sâu hơn, chúng tôi được biêt: hầu hết CBGV nhà trường đã sử dụng nhóm phương pháp thuyết phục trong giáo dục đạo đức cho HS như: thường xuyên khuyên giải, trao đổi, đối thoại với học sinh từ đó tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để có phương pháp, hình thức giáo dục đạt hiệu quả, ngoài ra bản thân các thày cô giáo cũng tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức để làm gương cho các em học sinh trong trường (theo số liệu báo cáo và tham khảo trong hồ sơ lưu trữ của nhà trường mà chúng tôi nắm được, trong nhiều năm qua CBGV trong nhà trường không có ai vi phạm đạo đức nhà giáo).

Với truyền thống văn hóa của người Á Đông thì đây là phương pháp giáo dục đạo đức không những dễ thực hiện nhất, có hiệu quả nhất mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, tuy nhiên nếu không có những hình thức giáo dục phong phú và không phối hợp với các phương pháp khác thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Chúng tôi đề xuất: cần thực hiện phối hợp với hai nhóm phương pháp còn lại, đặc biệt là các phương pháp: Phương pháp tổ chức rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức; phương pháp đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn; phương pháp khen thưởng; phương pháp trách phạt; phương pháp thi đua.

2.4.2.4. Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh

Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu sự tham gia phối kết hợp của gia đình và các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội, vậy việc phối kết hợp được thực hiện như thế nào ở trường THPT Quan Lạn trong thời gian qua, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của CBGV, PH và HS nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Thực trạng công tác phối kết hợp các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Quan Lạn


TT


Các lực lượng tham gia GDĐĐHS

Đối tượng đánh giá

CBQL, GV

Phụ huynh

Học sinh


X

Thứ hạng


X

Thứ hạng


X

Thứ hạng

1

Gia đình (Ông, bà, cha , mẹ…)

3,6

1

3,5

1

3,5

1

2

Ban giám hiệu nhà trường

3,6

1

3,5

1

3,5

1

3

Cán bộ, giáo viên nhà trường

3,6

1

3,5

1

3,5

1

4

Đoàn thanh niên

3,3

5

2,8

5

3,0

5

5

Ban đại diện cha mẹ học sinh

3,6

1

3,5

1

3,5

1

6

Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

3,0

6

2,6

6

2,5

6

7

Các tổ chức xã hội (Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội CCB…)

2,6

7

1,8

8

2,2

8

8

Các cơ quan, ban ngành (Tuyên giáo, công an, tư pháp, giao thông…)

2,5

8

1,8

8

2,2

8

9

Cộng đồng dân cư nơi cư trú

2,4

9

2,6

6

2,3

7

Qua khảo sát cho thấy: Cả ba đối tượng khảo sát cho rằng các lực lượng như: Gia đình, BGH, CBGV trong trường đã rất thường xuyên phối

hợp trong việc GDĐĐ cho học sinh với mức điểm đánh giá từ 3,5 đến 3,6, sau đó là việc phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên.

Việc phối hợp với Cấp ủy, chính quyền địa phương trong GDĐĐ cho học sinh được CBGV đánh giá khá cao với mức điểm 3,0, tuy nhiên PH và HS đánh giá việc phối hợp với lực lượng này chưa cao. Đặc biệt là việc phối hợp với các tổ chức xã hội, với các ban ngành như: Tuyên giáo, Hội khuyến học… được PH và HS đánh giá ở mức thỉnh thoảng mới thực hiện với điểm đánh giá thấp từ 1,8 đến 2,2, khi tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi nhận thấy: Các lực lượng này ít khi tới trường, thậm chí có ý kiến cho rằng việc GDĐĐ cho học sinh là công việc của các gia đình và nhà trường. Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới nhà trường THPT Quan Lạn cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu vai trò của các lực lượng trong việc phối kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh

Để hiểu rõ được thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về các mặt cụ thể sau đây:

2.5.1. Công tác xây dựng kế hoạch

Bảng 2.11: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Quan Lạn


TT


Nội dung

Mức độ đánh giá


Thứ hạng

Tốt

Khá

TB

Yếu


X

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ học sinh đầy đủ mục tiêu, nội dung, hình

thức cho cả năm học


19


57,57


11


33,33


3


9,09


0


0


3,48


1

2

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ theo chủ điểm

15

45,45

15

45,45

3

9,09

0

0

3,36

2

3

Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi

dưỡng về GDĐĐ cho GV

13

39,39

15

45,45

5

15,15

0

0

3,24

3

4

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang

thiết bị cần thiết cho hoạt động GDĐĐ

14

42,42

13

39,39

6

18,18

0

0

3,24

3

5

Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực

lượng trong GDĐĐ học sinh

14

42,42

13

39,39

6

18,18

0

0

3,24

3

6

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

việc thực hiện GDĐĐ HS

13

39,39

14

42,42

6

18,18

0

0

3,21

4

Qua khảo sát ý kiến của CBQL và GV, kết quả bảng 2.11 cho thấy: 100% số ý kiến được hỏi cho rằng nhà trường đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh, điểm trung bình từ 3,21 đến 3,48; các nội dung số 1,2 thực hiện ở mức độ Tốt, các nội dung 3,4,5,6 thực hiện ở mức độ khá; cụ thể như sau:

- Nội dung số 1, “Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ học sinh đầy đủ mục tiêu, nội dung, hình thức .. cho cả năm học” có 57,57% CBGV đánh giá thực hiện tốt; 33.33% đánh giá ở mức khá và có 9,09% đánh giá ở mức trung bình, không có ý kiến nào đánh giá ở mức yếu.

- Nội dung số 2 “Xây dựng kế hoạch GDĐĐ theo chủ điểm”: 45,45% đánh giá mức tốt; 45,45% đánh giá mức khá, tuy nhiên vẫn còn 9,09% cho rằng việc thực hiện công tác này chỉ dừng lại ở mức độ trung bình.

- Với các nội dung: Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động GDĐĐ; Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh, có cùng 42,42% CBGV cho rằng nhà trường đã thực hiện tốt và 39.39% đánh giá thực hiện ở mức khá ngoài ra còn tới 18,18% ý kiến cho rằng mức độ thực hiện công tác này của nhà trường chỉ ở mức trung bình.

Kết quả phân tích trên cho thấy: công tác xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDĐĐ HS ở trường THPT Quan Lạn được đánh giá không cao, tỷ lệ GV đánh giá mức độ Tốt ở các nội dung đều dưới 50 %, còn lại là mức độ Khá và Trung bình, không có mức độ yếu. Trao đổi với cán bộ, giáo viên trong trường, có nhiều ý kiến cho rằng: việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch GDĐĐ chỉ là hình thức, lãnh đạo phê duyệt rồi để đấy, hoạt động GDĐĐ do GV chủ động theo kinh nghiệm mà chưa có sự được triển khai, hướng dẫn cụ thể của nhà trường, nhiều GV tập trung vào dạy kiến thức cho HS để ứng phó với thi cử. Trao đổi với Ban Giám hiệu nhà trường, chúng tôi được biết: Việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức và xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm học, từng học kỳ do đồng chí Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng sau đó triển khai đến các tổ chuyên môn, các ban ngành trong trường và các giáo viên chủ nhiệm cùng

các giáo viên bộ môn. Do đó các mục tiêu GDĐĐ cho học sinh rất sát thực và có tính khả thi cao vì đã cân đối được các thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt yếu, các nguồn lực về con người và tài chính…Kế hoạch cũng được đồng chí Hiệu trưởng phân định thời gian, phân công người phụ trách cho từng nội dung giáo dục cụ thể trong từng giai đoạn và cả năm học.

2.5.2. Công tác tổ chức

Đây là một nội dung quản lý được đánh giá rất quan trọng ở trường THPT Quan Lạn trong những năm qua. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tổ chức được thể hiện trên bảng 2.12.

Bảng 2.12: Thực trạng công tác tổ chức hoạt động GDĐĐ học sinh



TT


Nội dung

Mức độ đánh giá


Thứ hạng

Tốt

Khá

TB

Yếu


X

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thành lập Ban chỉ đạo

thực hiện GDĐĐ cho học sinh


22


66,66


8


24,24


3


9,09


0


0


3,57


1


2

Xây dựng các lực lượng tham gia GDĐĐ

cho học sinh


18


54,54


12


36,36


3


9,09


0


0


3,45


2


3

Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm

quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính ..


18


54,54


11


33,33


4


12,12


0


0


3,30


3


4

Phân cấp cho tổ chuyên môn triển khai và thực hiện tích hợp GDĐĐ

thông qua các hoạt động dạy học


19


57,57


10


30,30


4


12,12


0


0


3,45


2


Kết quả trên bảng 2.12: công tác tổ chức được CB-GV trường THPT Quan Lạn đánh giá ở các mức độ Tốt, điểm trung bình từ 3,30 đến 3,57.

Xếp ở vị trí số 1, nội dung “Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện GDĐĐ học sinh”; xếp vị trí thứ 2 là nội dung số 2 và số 4: “Xây dựng các lực lượng tham gia GDĐĐ cho học sinh” và “Phân cấp cho tổ chuyên môn triển khai và thực hiện tích hợp GDĐĐ thông qua các hoạt động dạy học”; xếp vị trí cuối là

nội dung số 3: “Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính ..”.

Xét về tổng thể (điểm trung bình) được đánh giá ở mức độ Tốt, tuy nhiên độ phân tán các phương án trả lời cao, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức độ khá và trung bình nhiều, cụ thể: ở tất cả các tiêu chí đánh giá, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức độ khá và trung bình đạt gần 50 %. Theo chúng tôi, trong thời gian tới trường THPT Quan Lạn cần tiếp tục quan tâm nội dung này, để đạt được hiệu quả cao trong quản lý, Nhà trường cần có biện pháp quản lý tốt hơn trong thời gian tới.

2.5.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện

Chỉ đạo đội ngũ thực hiện các nội dung GDĐĐ học sinh theo đúng kế hoạch, đúng nội dung và yêu cầu một cách sát sao là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả quản lý cho nhà trường. Để tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Quan Lạn, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBGV nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13: Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động GDĐĐ học sinh



TT


Nội dung

Mức độ đánh giá

Thứ hạng

Tốt

Khá

TB

Yếu


X

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo

dục GDĐĐ thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế


17


51,51


13


39,39


3


9,09


0


0


3,42


1


2

Chỉ đạo tổ chức hoạt động

ngoại khóa môn học nhằm tăng cường GDĐĐ HS


16


48,48


15


45,45


2


6,06


0


0


3,42


1


3

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề

GDĐĐ HS


15


45,45


16


48,48


2


6,06


0


0


3,39


3


4

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích bài học

tích hợp giáo dục đạo đức


13


39,39


16


48,48


4


1,12


0


0


3,27


4

5

Chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng

năng lực cho giáo viên

13

39,39

15

45,45

5

15,15

0

0

3,24

5

6

Chỉ đạo việc xây dựng kế

hoạch kiểm tra đánh giá

10

3,30

16

48,48

7

21,21

0

0

3,09

6

Kết quả khảo sát trên bản 2.13 cho thấy: công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ học sinh đã được Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên kết quả thực hiện một số nội dung chưa cao. Các nội dung từ số 1 đến 4 có điểm trung bình từ 3,27 đến 3,42 trong khung đánh giá mức độ Tốt, tuy nhiên tiệm cận với mức độ Khá. Các nội dung số 5, 6 có điểm trung bình từ 3,09 đến 3,24 chỉ được đánh giá ở mức độ khá.

Tỷ lệ CB, GV đánh giá cao nhất là nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục GDĐĐ thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế” với 51,51% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ tốt; 39,39% đánh giá ở mức độ khá; 9,09% đánh giá ở mức độ trung bình, không có đánh giá ở mức yếu. Các nội dung số 3, 4, 5 được đánh giá ở mức độ tốt tương đối ngang nhau; nội dung số 6 “Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng đạt được của học sinh” được đánh giá ở mức độ thấp nhất với 30,3% ý kiến đánh giá thực hiện tốt; 48,48% đánh giá mức khá và 21,21% đánh gia ở mức trung bình.

2.5.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể. Trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng "làm ít báo cáo nhiều", hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động. Do vậy để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBGV, kết quả thu được như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023