CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDĐĐ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện Vân Đồn
2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long (gồm 600 đảo lớn nhỏ, trong đó có 20 đảo có người ở), nằm ở phía Đông bắc tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả. Huyện Vân Đồn được thành lập năm 1994, gồm 12 đơn vị hành chính, diện tích đất tự nhiên là 551,3km2 với 43.056 người sinh sống (78 người/km2). Với vị trí địa lý như vậy, Huyện Vân Đồn có lợi thế trong việc phát triển ngành du lịch biển đảo và phát triển ngư nghiệp.
2.1.1.2. Về kinh tế - văn hoá xã hội
Căn cứ vào vị trí địa lý, tổ chức hành chính và cơ cấu kinh tế - xã hội, Vân Đồn có cơ cấu kinh tế khá hợp lý theo đặc trưng của một huyện ven biển: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Hiện nay, công nghiệp xây dựng chưa thật tương xứng với tiềm năng, dịch vụ vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính nội vùng; nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Những lợi thế về du lịch, về nông nghiệp sinh thái, về thuỷ sản có nhiều nhưng chưa được khai thác. Ngoài ra Vân Đồn còn có tới 68% diện tích đất tự nhiên là rừng và đát rừng, Rừng trên nhiều đảo xưa có nhiều lâm sản, trong đó có nhiều loại gỗ quý , đặc biệt đảo Ba Mùn là một rừng nguyên sinh đã từng được quy định là rừng quốc gia bảo vệ thiên nhiên (24-1-1977) nay vừa được Chính phủ cho thực hiện Dự án xây dựng “Vườn quốc gia Ba Mùn” với nhiều chương trình và vốn đầu tư lớn.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 8-12% trong giai đoạn 2010-2015, lên 10-15% giai đoạn 2015-2020.
Quy mô giá trị sản xuất năm 2014 gấp từ 2,84 đến 3,1 lần so với năm 2008 và dự kiến năm 2020 gấp 5 - 8 lần so với năm 2014. Giá trị bình quân sản xuất đầu người tăng từ 12,806 triệu đồng vào năm 2010 và 32.254-35.236 triệu đồng vào năm 2020.
Đến năm 2020, cơ bản xây dựng nền công nghiệp có công nghệ cao và dịch vụ du lịch hoạt động có kết quả ổn định. Hướng tới phát triển các ngành công nghiệp như khai thác than, khoáng sản và phát triển dịch vụ du lịch rừng và biển.
2.1.1.3. Về Giáo dục và Đào t ạo
Toàn huyện có 3 trường THPT, 6 trường THCS, 6 trường PTCS, 8 trường Tiểu học và 12 trường Mầm non. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 02/NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh các cấp học, các trường học trong toàn huyện với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tuy nhiên do điều kiện về kinh tế của nhân dân còn hạn hẹp cho nên cơ sở vật chất của các nhà trường đa số chưa đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn, đến nay có 5 đơn vị có trường THCS và Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ GV đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học. Chất lượng GD&ĐT từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhân dân trong toàn huyện.
2.1.2. Đặc điểm của trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn
2.1.2.1. Quy mô trường lớp và điều kiện cơ sở vật chất
Quan Lạn là một xã đảo thuộc Huyện Vân Đồn, kinh tế, văn hoá và các mặt xã hội phát triển chậm so với các khu vực trong đất liền. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là các thôn lẻ, nhiều thôn còn nghèo như thôn Tân Lập, Yến Hải, Sơn Hào.... Trình độ dân trí thấp, nhiều bậc phụ huynh còn chưa quan tâm đến học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường. Trình độ học sinh không đồng đều, khả năng nhận thức còn hạn chế, chưa xác định đúng mục đích động cơ học tập. Địa bàn rộng, dân cư ở rải rác trong các thôn bản xa trường, nên nhiều học sinh phải đi học xa từ 7 km đến 15 km, có học sinh phải ở nhờ nhà họ hàng để học.
Trường THPT Quan Lạn được thành lập theo quyết định số: 2170/QĐ- UBND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của UBND Tỉnh Quảng Ninh với mô hình trường THCS &THPT có nhiều cấp học trên cơ sở của trường THCS Quan Lạn. Sau khi thành lập trường THPT Quan Lạn tiếp nhận và học tập tại cơ sở của trường THCS Quan Lạn, gồm 8 phòng học cấp 4 được xây dựng từ năm 1994 trên phần diện tích 2.200m2 thuộc khu vực thôn Tân Phong của xã Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Về cơ sở vật chất - Trang thiết bị phục vụ học tập: nhìn chung về cơ sở vật chất do là trường mới thành lập nên hiện nay còn rất thiếu thốn. Toàn trường mới có 8 phòng học, nhà làm việc của Ban giám hiệu, nhà trực, phòng y tế; Riêng hệ thống nhà chức năng chưa có, thiếu sân chơi bãi tập; Trang thíêt bị được trang bị và mua sắm tương đối đầy đủ tuy nhiên do nhà trường không có phòng thực hành, thí nghiệm nên chưa có điều kiện để sử dụng và bảo quản hợp lý.
Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy và học của cả thầy và trò cũng như công tác quản lý của lãnh đạo. Cán bộ giáo viên (CBGV) và học sinh phải làm việc hai buổi/ngày, giáo viên - học sinh vất vả vì phải đi dạy và học xa làm mất thời gian cũng như tính ổn định về nề nếp.
Tuy nhiên, qua gần 10 năm thành lập, các thế hệ thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường đã không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn vươn lên dạy tốt, học tốt. Chất lượng giáo dục trong nhà trưòng không ngừng được nâng lên, hàng năm tỉ lệ học sinh Khá, Giỏi, học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng không ngừng được nâng lên góp phần vào việc hỗ trợ nguồn nhân lực cho Tỉnh nhà cũng như trên địa phương. Nhà trường nhiều năm liền được công nhận là Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.
2.1.2.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Về đội ngũ CBGV nhà trường: hiện nay nhà trường có 38 CBGV, trong đó: ban giám hiệu: 3 người, 31 giáo viên và 4 nhân viên hành chính.
Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Quan Lạn
Số lượng | Giới tính | Độ tuổi | Trình độ | |||||
Nam | Nữ | 25- 30 | 31 - 40 | 41 - 55 | ĐH | Trên ĐH | ||
Văn | 6 | 1 | 5 | 1 | 2 | 3 | 4 | - |
Sử | 1 | - | 1 | - | 1 | - | 1 | - |
Địa | 1 | 1 | - | 1 | - | - | 1 | - |
GDCD | 1 | - | 1 | - | 1 | - | 1 | - |
Toán | 6 | 2 | 4 | 1 | 4 | 1 | 6 | - |
Lý | 3 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 3 | - |
Hoá | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | - | 2 | - |
Sinh - KTNN | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | - | 1 | - |
TD + QP | 3 | 2 | 1 | - | 3 | - | 3 | - |
Ngoại ngữ | 3 | - | 3 | - | 3 | - | 3 | - |
Tin | 1 | - | 1 | - | 1 | - | 1 | - |
Âm nhạc | 1 | 1 | - | - | 1 | - | - | - |
Mĩ thuật | 1 | - | 1 | 1 | - | - | - | - |
Tổng số | 31 | 10 | 21 | 7 | 19 | 5 | 26 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Mô Hình Quản Lý Nhà Trường Theo Mục Tiêu Giáo Dục
- Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thpt
- Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch Gdđđ Cho Học Sinh
- Thực Trạng Vi Phạm Đạo Đức Học Sinh Trường Thpt Quan Lạn
- Các Lực Lượng Tham Gia Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh
- Thực Trạng Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trường THPT Quan Lạn)
Như vậy, có thể nhận thấy đội ngũ CB-GV trường THPT Quan Lạn đa số là giáo viên trẻ, về chuyên môn có 26/31 GV đạt chuẩn.
Những năm gần đây, đội ngũ GV nhà trường đã nhận thức rõ vai trò của giáo dục nói chung và vai trò của giáo viên nói riêng trong hoạt động dạy học, đã cố gắng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, thể hiện: hiện nay có 1 đồng chí đang theo học Cao học chuyên ngành QLGD, 02 đồng chí theo học đại học, điều đó chứng tỏ rằng việc tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học được GV luôn quan tâm và cố gắng, đồng thời cũng chứng tỏ rằng CBQL nhà trường luôn tạo điều kiện về mọi mặt để GV có thể yên tâm theo học, đào tạo trên chuẩn. Tuy vậy trình độ tin học và ngoại ngữ của GV chưa cao, do đó việc sử dụng các trang thiết bị còn hạn chế, một
số GV còn lúng túng, chưa tích cực, chủ động tham gia đổi mới PPDH: phương pháp dạy và học còn lạc hậu.
Như vậy trường THPT Quan Lạn là trường mới thành lập có nhiều khó khăn thử thách nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về quy mô trường lớp cũng như về chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ của nhà trường.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tổ chức khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng đạo đức học sinh trường THPT Quan Lạn, thực trạng hoạt động GDĐĐ và Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn, trên cơ sở thực tiễn thu được, xác lập các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ trong các nhà trường.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng đạo đức học sinh trường THPT Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh bao gồm những nội dung sau:
+ Kết quả xếp loại đạo đức học sinh trường THPT Quan Lạn
+ Thực trạng vi phạm đạo đức học sinh
+ Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vi phạm đạo đức học sinh
- Thực trạng hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn;
+ Nội dung GDĐĐ cho học sinh
+ Hình thức GDĐĐ cho học sinh
+ Phương pháp GDĐĐ học sinh
+ Các lực lượng tham gia GDĐĐ học sinh
- Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn;
+ Công tác xây dựng kế hoạch
+ Công tác tổ chức
+ Công tác chỉ đạo
+ Công tác kiểm tra, đánh giá
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Để thực hiện mục tiêu khảo sát, đánh giá thực trạng, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ CBQL & GV; PH và học sinh, số lượng cụ thể như bảng sau:
Bảng 2.2: Đối tượng khảo sát thực trạng
Đối tượng khảo sát | Tổng số | Nam | Nữ | Ghi chú | |
1 | Học sinh | 180 | 100 | 80 | |
2 | Phụ huynh | 90 | 50 | 40 | |
3 | Giáo viên | 30 | 10 | 20 | |
4 | Cán bộ QL | 3 | 2 | 1 | |
Tổng số | 303 | 162 | 141 |
Đối với đội ngũ CBQL, GV chúng tôi trưng cầu ý kiến 3 nội dung: đặc điểm đạo đức học sinh, thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức học sinh và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh.
Đối với PH và Học sinh chúng tôi trưng cầu ý kiến 2 nội dung: đặc điểm đạo đức học sinh và thực trạng hoạt động GDĐĐ học sinh.
2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên đối với đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh trường THPT Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh.
Tiến hành phát phiếu điều tra cho đối tượng trả lời, thu phiếu và xử lý kết quả.
+ Bảng hỏi: Bảng hỏi khảo sát dành chung cho CBQL và giáo viên (PL1).
+ Bảng hỏi dành cho PH (PL 2)
+ Bảng hỏi dành cho học sinh (PL 3)
- Phương pháp phỏng vấn sâu, trò chuyện:
Trò chuyện với đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng đạo đức học sinh và thực trạng hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
Trò chuyện, phỏng vấn sâu đội ngũ Lãnh đạo cấp ủy chi bộ, BGH nhà trường để thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ, những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện và định hướng của nhà trường trong thời gian tới.
- Thống kê và xử lý số liệu
Sau khi hoàn thành công việc khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0.
Đối với phần thực trạng hoạt động GDĐĐ cho học sinh và thực trạng đạo đức học sinh, chúng tôi phân tích theo số lượng người trả lời của từng phương án: Rất thường xuyên/ Rất ảnh hưởng/ Tốt; Thường xuyên/ Ảnh hưởng/ Khá; Thi Thoảng/ít ảnh hưởng/ Trung bình; Không thực hiện/ tổ chức/tham gia/ không ảnh hưởng/yếu; sau đó quy thành điểm trung bình tính theo thang đo khoảng và quy ước như sau:
+ Rất thường xuyên/rất ảnh hưởng/Tốt: 4 điểm: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tham gia nghiêm túc và hoàn thành ở mức độ tốt các nhiệm vụ.
+ Thường xuyên/ ảnh hưởng/ khá: 3 điểm: Xây dựng kế hoạch và thực hiện ở mức độ thường xuyên, kết quả thực hiện ở mức độ khá
+ Thỉnh thoảng/ ít ảnh hưởng/ TB: 2 điểm: Có xây dựng kế hoạch nhưng thực hiện không thường xuyên, kết quả thực hiện ở mức độ trung bình
+ Không thực hiện/ không ảnh hưởng/ yếu: 1 điểm: Không xây dựng kế hoạch, không thực hiện các nội dung hoặc có xây dựng kế hoạch nhưng thực hiện đạt kết quả ở mức độ yếu kém
Sau đó chúng tôi tính điểm trung bình, đánh giá kết quả theo mức trung vị như sau:
Mức 1: giá trị trung bình từ 3,25 - 4: Rất thường xuyên/ rất ảnh hưởng/ tốt Mức 2: giá trị trung bình từ 2,5 - cận 3,25: Thường xuyên/ ảnh hưởng/ khá
Mức 3: giá trị trung bình từ 1,75 – cận 2,5: Thỉnh thoảng/ ít ảnh hưởng/ trung bình
Mức 4: giá trị trung bình từ 1,0 – cận 1,75: Không thực hiện/tham gia/tổ chức/ yếu
Đối với phần thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh chúng tôi đánh giá mức độ thực hiện theo bốn mức độ thực hiện: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, sau đó phân tích theo tỷ lệ % số người trả lời và giá trị trung bình, tính giá trị trung bình và xếp hạng theo thang đánh giá khoảng.
2.3. Thực trạng đạo đức học sinh trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trường THPT Quan Lạn
Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện, hàng năm nhà trường tổ chức xếp loại hạnh kiểm đạo đức cho học sinh, kết quả xếp loại trong 3 năm 2013 – 2016 như sau:
Bảng 2.3: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh
Tổng số HS | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
2013 – 2014 | 423 | 239 | 56,5 | 134 | 31,7 | 48 | 11,3 | 2 | 0,5 |
2014 - 2015 | 419 | 270 | 64,44 | 112 | 26,73 | 35 | 8,35 | 2 | 0,48 |
2015 - 2016 | 414 | 265 | 64,01 | 97 | 23,43 | 44 | 10,63 | 8 | 1,93 |
(Nguồn: Trường THPT Quan Lạn)
Từ kết quả xếp loại đạo đức HS trường THPT Quan Lạn cho thấy: tỷ lệ HS bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu tương đối cao: cụ thể năm học 2013 – 2014 có 11,80 %; năm học 2014-2015 có 8,83% và năm học 2015 – 2016 có 12,56%, tỷ lệ này không giảm qua các năm mà còn có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ HS được xếp loại Tốt cũng không cao, cụ thể năm học 2014 – 2015 cao nhất cũng chỉ có 64,44%. Như vậy, theo kết quả xếp loại của Nhà trường có thể đánh giá: HS trường THPT Quan Lạn còn nhiều vi phạm trong học tập, rèn luyện và cuộc sống, tỷ lệ HS chưa được đánh giá đạo đức Tốt còn nhiều,