vậy nguyên nhân này từ đâu? Chúng tôi thiết nghĩ nhà trường cần có các phương pháp và hình thức GDĐĐ cho học sinh phù hợp.
2.3.2. Thực trạng vi phạm đạo đức học sinh trường THPT Quan Lạn
Để tìm hiểu về mức độ vi phạm và những nội dung vi phạm đạo đức của HS dẫn đến kết quả xếp loại hạnh kiểm đạo đức thấp, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của CBGV, PHHS và HS về thực trạng vi phạm đạo đức HS, kết quả thu được trên bảng 2.4:
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng vi phạm đạo đức HS
Hiện tượng | Kết quả đánh giá | ||||||
CBQL, GV | Phụ huynh | Học sinh | |||||
X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | ||
1 | Ý thức học tập chưa cao, lười học, không học bài ở nhà | 2.9 | 1 | 2.8 | 1 | 2.7 | 1 |
2 | Nghỉ học không lý do, bỏ giờ trốn tiết, muộn giờ | 2.7 | 2 | 2.5 | 3 | 2.5 | 5 |
3 | Dối trá, gian lận trong kiểm tra và thi cử | 2.7 | 2 | 2.3 | 7 | 2.7 | 2 |
4 | Vô lễ với thầy cô giáo và người lớn | 2.2 | 8 | 2.3 | 7 | 2.3 | 7 |
5 | Gây gổ, quậy phá, cãi cọ, gây xích mích | 2.3 | 7 | 2.7 | 2 | 2.6 | 3 |
6 | Trộm cắp, trấn lột tài sản, cắm xe. | 2.1 | 10 | 1.8 | 12 | 2.5 | 5 |
7 | Sử dụng chất gây nghiện, ma tuý | 1.7 | 14 | 1.7 | 14 | 1.8 | 14 |
8 | Hút thuốc lá, uống bia rượu | 2.2 | 8 | 2.2 | 9 | 2.6 | 3 |
9 | Nghiện game | 2.1 | 10 | 2.2 | 9 | 2.2 | 8 |
10 | Vi phạm Luật giao thông | 1.9 | 12 | 1.8 | 12 | 2.0 | 10 |
11 | Nói tục, chửi bậy, ăn nói thiếu văn hoá | 2.5 | 4 | 2.5 | 3 | 2.2 | 8 |
12 | Sử dụng điện thoại di động khi tham gia học tập và các hoạt động giáo dục | 1.9 | 13 | 2.0 | 11 | 2.0 | 10 |
13 | Không giữ gìn vệ sinh nơi công cộng | 2.4 | 5 | 2.4 | 5 | 2.0 | 10 |
14 | Không thực hiện sơ vin và đeo thẻ học sinh | 2.4 | 5 | 2.4 | 5 | 1.9 | 13 |
Trung bình | 2,29 | 2,26 | 2,28 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thpt
- Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch Gdđđ Cho Học Sinh
- Vài Nét Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội, Giáo Dục Của Huyện Vân Đồn
- Các Lực Lượng Tham Gia Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh
- Thực Trạng Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Gdđđ Học Sinh Của Hiệu Trưởng Trường Thpt Quan Lạn Huyện Vân Đồn Tỉnh Quảng Ninh
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Qua bảng khảo sát trên bảng 2.4 cho thấy CBQL, GV, PH và HS đánh giá HS trường THPT Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vi phạm đạo đức ở mức độ thỉnh thoảng, điểm trung bình lần lượt là: 2,29; 2,26; 2,28.
Cả 3 đối tượng tham gia đánh giá là CBQL, GV; PH và HS đều đánh giá ở mức độ ngang nhau.
Xét về các nhóm vi phạm có thể thấy: xếp hạng ở mức cao nhất chủ yếu thuộc về những vi phạm trong học tập, thực hiện nề nếp của nhà trường.., cụ thể như: các nội dung “Ý thức học tập chưa cao, lười học, không học bài ở nhà”, “Nghỉ học không lý do, bỏ giờ trốn tiết, muộn giờ”; “Dối trá, gian lận trong kiểm tra và thi cử”, ... được đánh giá ở mức độ thường xuyên vi phạm (điểm trung bình từ 2,5 – 3,25). Nhóm các hành vi vi phạm chuẩn mực văn hóa, lối sống, ý thức trong cuộc sống có điểm trung bình đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng (1,7 -2,5), các nội dung vi phạm như: “Vô lễ với thầy cô giáo và người lớn”, “Nói tục, chửi bậy, ăn nói thiếu văn hoá”, “Không giữ gìn vệ sinh nơi công cộng”, thậm chí là những hành vi vi phạm pháp luật như: “Trộm cắp, trấn lột tài sản, cắm xe”, “vi phạm luật giao thông”, “Hút thuốc lá, uống bia rượu” cũng được đánh giá thỉnh thoảng vẫn có những HS vi phạm. Hành vi sử dụng ma túy, chất gây nghiện được đánh giá không diễn ra ở cả ba đối tượng đánh giá, để làm rõ hơn nội dung này, chúng tôi phỏng vấn sâu thầy Nguyễn Văn H., kết quả như sau: “Quan Lạn là xã nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, mớ phát triển do vậy các dịch vụ chưa nở rộ, tình trạng HS nghiện hút chưa thấy, tuy nhiên Nhà trường vẫn rất quan tâm vấn đề này”.
Kết luận: HS trường THPT Quan Lạn, huyện Vân Đồn còn nhiều vi phạm so với chuẩn mực đạo đức, đặc biệt HS vi phạm trong học tập, chấp hành nội quy nề nếp của nhà trường diễn ra thường xuyên, tình trạng HS vi phạm chuẩn mực văn hóa, lối sống và ý thức công dân vẫn còn diễn ra nhiều. Cá biệt vẫn có những HS vi phạm pháp luật, đạo đức lối sống. Kết quả phân tích trên cho thấy, trường THPT Quan Lạn cần có các biện pháp phù hợp nhằm tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS tốt hơn nữa.
2.3.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vi phạm đạo đức học sinh
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm nội quy nêu trên của học sinh, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5: Thực trạng nguyên nhân ảnh hưởng đến vi phạm đạo đức học sinh
Nguyên nhân | Đối tượng đánh giá | ||||||
CBQL, GV | Phụ huynh | Học sinh | |||||
X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | ||
1 | Gia đình, XH buông lỏng quản lý | 3.7 | 1 | 3.5 | 1 | 3.5 | 1 |
2 | Người lớn chưa gương mẫu | 3.4 | 2 | 3.4 | 2 | 3.4 | 2 |
3 | Quản lý GDĐĐ của nhà trường chưa chặt chẽ | 3.4 | 2 | 3.4 | 2 | 3.4 | 2 |
4 | Nội dung GDĐĐ chưa thiết thực | 3.3 | 5 | 3.0 | 4 | 3.2 | 4 |
5 | Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi | 3.0 | 8 | 2.4 | 14 | 2.6 | 14 |
6 | Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường | 3.2 | 7 | 2.8 | 6 | 2.7 | 12 |
7 | Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm GDĐĐ | 3.3 | 5 | 3.0 | 4 | 3.2 | 4 |
8 | Ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông | 2.6 | 13 | 2.4 | 14 | 2.7 | 12 |
9 | Chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng GD | 3.4 | 2 | 2.7 | 8 | 3.0 | 8 |
10 | Sự quản lý GDĐĐ của XH chưa đồng bộ | 2.8 | 10 | 2.6 | 11 | 3.0 | 8 |
11 | Phim ảnh, sách báo không lành mạnh | 3.0 | 8 | 2.8 | 6 | 3.1 | 6 |
12 | Nhiều đoàn thể XH chưa quan tâm đến GDĐĐ | 2.8 | 10 | 2.6 | 11 | 2.8 | 11 |
13 | Điều hành pháp luật chưa nghiêm | 2.6 | 13 | 2.6 | 11 | 2.6 | 14 |
14 | Tệ nạn XH | 2.6 | 13 | 2.7 | 9 | 3.1 | 6 |
15 | Đời sống khó khăn | 2.8 | 10 | 2.7 | 9 | 2.9 | 10 |
Kết quả khảo sát cho thấy: 100% CBQL, GV; PH và HS đều cho rằng tất cả các nguyên nhân trên đều gây ảnh hưởng đến hành vi vi phạm đạo đức HS ở mức độ rất ảnh hưởng đến ảnh hưởng ( điểm trung bình cao nhất là 3,7; thấp nhất là 2,4).
Xếp ở vị trí cao nhất với hầu hết CBGV, PH và HS được hỏi cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất dẫn đến việc học sinh vi phạm đạo đức đó là: Gia đình, XH buông lỏng quản lý với điểm đánh giá từ 3.5 ở HS đến 3.7 ở CB-GV. Xếp vị trí tiếp theo là những nguyên nhân “Người lớn chưa gương
mẫu”, “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chưa chặt chẽ”; “Một bộ phận CBGV chưa quan tâm tới GDĐĐ học sinh”; “Chưa có sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức học sinh”; “Phim ảnh sách báo không lành mạnh”…Tất cả các nguyên nhân này được đánh giá ở mức độ rất có ảnh hưởng với mức điểm đánh giá từ 2.8 đến 3.4.
Với những nguyên nhân: “Ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông”; “Điều hành pháp luật chưa nghiêm”; “Tệ nạn xã hội” được đánh giá ở mức “có ảnh hưởng”, tuy nhiên HS đánh giá nguyên nhân: do tệ nạn xã hội dẫn đến HS vi phạm đạo đức ở mức điểm ảnh hưởng tương đối cao (3.1). Phỏng vấn sâu HS về vấn đề này, chúng tôi được biết “hầu hết những học sinh vi phạm đạo đức đều có dính líu đến các tệ nạn xã hội như trộm cắp, uống rượu bia, hút thuốc, gây gổ đánh nhau vì do đua đòi, một số học sinh nhà nghèo, không có tiền vì thế sinh ra trộm cắp trong nhà trường, ngoài xã hội,…”. Nội dung “ điều hành pháp luật chưa nghiêm” và “nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến GDĐĐ” được đánh giá ở mức “có ảnh hưởng” và xếp loại ở mức cuối cùng trong các nguyên nhân khảo sát.
Kết luận: các nguyên nhân chúng tôi khảo sát đều có ảnh hưởng đến hành vi vi phạm đạo đức của HS ở các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến hành vi vi phạm đạo đức của HS bao gồm: người lớn chưa gương mẫu; Gia đình, xã hội buông lỏng quản lý , Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chưa chặt chẽ; Một bộ phận CBGV chưa quan tâm tới GDĐĐ học sinh; Chưa có sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức học sinh; Phim ảnh sách báo không lành mạnh .... Theo chúng tôi, để thực hiện tốt hoạt động giáo dục đạo đức HS cần có các biện pháp cụ thể, trong đó phải phối hợp chặt chẽ gia đình – nhà trường – xã hội, từng bước loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng, những nguyên nhân ảnh hưởng ra khỏi môi trường giáo dục HS.
2.4. Hoạt động GDĐĐ HS tại trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn
2.4.1. Nhận thức vai trò của hoạt động GDĐĐ HS
Để tiến hành tìm hiểu về vai trò của GDĐĐ trong nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của các khách thể, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhận thức của CBGV, PH và HS về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ trong trường THPT
Nhận thức | Đối tượng đánh giá | ||||||
CBQL, GV | Phụ huynh | Học sinh | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Rất quan trọng | 31 | 93.90 | 78 | 86.70 | 125 | 69.40 |
2 | Quan trọng | 2 | 6.10 | 12 | 13.30 | 45 | 25.00 |
3 | Ít quan trọng | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 5.6 |
4 | Không quan trọng | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Qua kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy: 100% CBGV và PH, HS cho rằng GDĐĐ là một trong những mục tiêu rất quan trọng và quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay, như vậy có thể thấy CBGV và PH, HS nhà trường đã chú trọng tới công tác GDĐĐ trong nhà trường. Với HS thì có 69.4% được hỏi cho rằng công tác GDĐĐ là rất quan trọng và 25% cho rằng quan trọng, tuy nhiên vẫn còn 10 HS (5.6%) cho rằng công tác này ít quan trọng, qua trao đổi trực tiếp, một số HS cho rằng việc chính của nhà trường đó là truyền thụ kiến thức cho HS và HS có nhiệm vụ là học tập thật tốt còn đạo đức thì mỗi người HS phải tự rèn luyện cho bản thân mình. Như vậy có thể thấy trong thời gian tới nhà trường cùng với PHHS và các ban ngành đoàn thể cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức HS để toàn bộ HS hiểu được rằng để làm người công dân có ích cho gia đình, cho xã hội thì không chỉ có kiến thức văn hóa mà còn phải có đạo đức tốt, biết kính trên nhường dưới, biết tránh xa các tệ nạn xã hội...
2.4.2. Thực trạng hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn
2.4.2.1. Nội dung giáo dục đạo đức
Tìm hiểu những nội dung GDĐĐ học sinh và mức độ nhà trường đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBGV, PH và HS nhà trường, kết quả cụ thể trên bảng 2.7.
Bảng 2.7: Thực trạng các nội dung GDĐĐ cho HS
Nội dung | Kết quả đánh giá | ||||||
CBQL, GV | Phụ huynh | Học sinh | |||||
X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | ||
1 | Yêu nước, yêu hoà bình ,yêu CNXH | 3.5 | 6 | 3.3 | 5 | 3.4 | 4 |
2 | Lòng nhân ái, vị tha, thương yêu con người. | 3.5 | 6 | 3.3 | 5 | 3.4 | 4 |
3 | Thật thà, trung thực. | 3.7 | 1 | 3.5 | 1 | 3.7 | 1 |
4 | Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể. | 3.7 | 1 | 3.3 | 5 | 3.7 | 1 |
5 | Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu. | 3.2 | 9 | 3.0 | 8 | 3.0 | 8 |
6 | Giáo dục sức khoẻ sinh sản, hôn nhân, hạnh phúc gia đình | 3.2 | 9 | 3.0 | 8 | 3.0 | 8 |
7 | Giáo dục lối sống văn hoá | 3.7 | 1 | 3.5 | 1 | 3.4 | 4 |
8 | Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường | 3.0 | 11 | 2.7 | 11 | 3.0 | 8 |
9 | Ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phòng tránh các tệ nạn xã hội | 3.0 | 11 | 3.0 | 8 | 3.0 | 8 |
10 | Đức tính hiếu thảo; biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô; kính trên nhường dưới. | 3.7 | 1 | 3.5 | 1 | 3.7 | 1 |
11 | Tôn trọng nội qui, pháp luật | 3.7 | 1 | 3.5 | 1 | 3.4 | 4 |
12 | Có ý thức vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập | 3.4 | 8 | 2.7 | 11 | 3.0 | 8 |
Thông qua kết quả phân tích trên bảng 2.7 cho thấy: 12 nội dung GDĐĐ cho HS đều được Nhà trường, GV tổ chức thực hiện, các nội dung GDĐĐ cho HS được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên, không có nội dung nào được đánh giá ở mức độ “ít thực hiện” và “không thực hiện”.
Các nội dung được tổ chức thực hiện ở mức độ “rất thường xuyên” bao gồm: trung thực, thật thà; đoàn kết, hiếu thảo với ông bà cha mẹ; tôn trọng nội quy pháp luật; Yêu nước, yêu hoà bình ,yêu CNXH; Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể ... được đánh giá với mức điểm trung bình từ 3,5 đến 3,7. Các nội dung còn lại: giáo dục giới tính; lòng nhân ái vị tha; ý thức vượt khó vươn lên trong học tập; Giáo dục lối sống văn hoá; .... được đánh giá ở mức độ “thường xuyên thực hiện” với mức điểm đánh giá trung bình từ 3.0 đến 3.4.
So sánh kết quả đánh giá giữa CBGV với PH và HS thấy rằng: PH đánh giá thấp hơn so với đánh giá của CBGV và HS, nguyên nhân có thể là do PH ít tham gia các hoạt động GDĐĐ cùng với nhà trường. Người thực hiện và người tiếp thu những nội dung này là CBGV và HS, do vậy họ có những đánh giá tương đối chính xác hơn so với PH.
Thông qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy, trong thời gian qua trường THPT Quan Lạn đã thực hiện tương đối đa dạng các nội dung GDĐĐ cho học sinh và mức độ tổ chức được đánh giá ở mức thường xuyên và rất thường xuyên. Tuy nhiên, tỷ lệ HS vi phạm đạo đức còn cao, câu hỏi đặt ra là nguyên nhân từ đâu? Để giải đáp những nội dung trên chúng tôi tiếp tục tìm hiểu các hình thức và phương pháp tổ chức giáo dục.
2.4.2.2.Các hình thức giáo dục đạo đức
Để kết làm tốt hoạt động GDĐĐ học sinh đòi hỏi người CBGV và các tổ chức phối hợp phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi các biện pháp, hình thức tổ chức phong phú, có như vậy mới thu hút được sự quan tâm của học sinh. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của CBGV, PHHS và HS nhà trường, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8: Thực trạng các hình thức GDĐĐ học sinh
Hình thức GDĐĐ | Đối tượng đánh giá | ||||||
CBQL, GV | Phụ huynh | Học sinh | |||||
X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | ||
1 | Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt, tiết học ngoài giờ lên lớp (theo chủ đề trong tuần, trong tháng) | 2.8 | 2 | 3.0 | 2 | 3.1 | 2 |
2 | Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm | 2.7 | 3 | 2.9 | 3 | 3.0 | 3 |
Hình thức GDĐĐ | Đối tượng đánh giá | ||||||
CBQL, GV | Phụ huynh | Học sinh | |||||
X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | X | Thứ hạng | ||
3 | Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên. | 2.7 | 3 | 2.7 | 4 | 2.8 | 4 |
4 | Giáo dục thông qua các hoạt động thực tế: Thăm quan, du lịch, dã ngoại... | 2.0 | 10 | 1.8 | 10 | 1.8 | 10 |
5 | Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi… | 2.7 | 3 | 2.7 | 4 | 2.8 | 4 |
6 | Tích hợp Giáo dục đạo đức thông qua các giờ dạy văn hoá trên lớp | 3.5 | 1 | 3.3 | 1 | 3.4 | 1 |
7 | Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo… | 2.2 | 8 | 2.4 | 8 | 2.5 | 8 |
8 | Giáo dục thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề về đạo đức học sinh | 2.5 | 6 | 2.5 | 6 | 2.6 | 6 |
9 | Giáo dục thông qua tổ chức đối thoại, gặp mặt, toạ đàm, diễn đàn. | 2.2 | 8 | 2.2 | 9 | 2.4 | 9 |
10 | Phát động các phong trào thi đua giữa các khối lớp về việc thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường. | 2.5 | 6 | 2.5 | 6 | 2.6 | 6 |
Phân tích kết quả trên bảng 2.8: Các hình thức GDĐĐ học sinh đều được trường THPT Quan Lạn tổ chức thực hiện song ở các mức độ khác nhau và chủ yếu được đánh giá ở mức độ “thường xuyên” và “thi thoảng”.
Các hình thức giáo dục truyền thống như: tích hợp GDĐĐ học sinh thông qua các giờ dạy văn hóa trên lớp; Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt, tiết