Sơ Đồ Mô Hình Quản Lý Nhà Trường Theo Mục Tiêu Giáo Dục

Tác giả Nguyễn Phương Liên đề cập đến quản lý giáo dục truyền thống cho học sinh qua đó giáo dục đạo đức học sinh tại các trường THPT huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội, qua đó đánh gia thực trạng đạo đức truyền thống của học sinh huyện Từ Liêm, đề ra các biện pháp giáo dục đạo đức cho HS trên địa bàn [17].

Qua một số nghiên cứu và thực tiễn giáo dục đạo đức trên đây cho thấy, giáo dục đạo đức học sinh THPT là công việc khó khăn, vất vả, phức tạp đòi hỏi phải có những biện pháp phù hợp, GDĐĐ học sinh phổ thông là mối quan tâm không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn là của toàn xã hội, nhất là trong tình hình xã hội ta hiện nay.

Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn - một huyện đảo đang trên đà hội nhập và chịu nhiều ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đô thị của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, tôi chọn đề tài này với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Từ khi con người sống thành xã hội có sự phân công hợp tác trong lao động thì bắt đầu xuất hiện sự quản lý. Tính chất của việc quản lý thay đổi và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ “quản lý” được định nghĩa là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”[26].

Theo K.Marx: “Quản lý là lao động điều khiển lao động”. K.Marx đã viết: “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân... Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”[4, tr. 350].

Nhà triết học V.G. Afnatsev cho rằng, quản lý xã hội một cách khoa học là nhận thức, phát hiện các quy luật, các khuynh hướng vận động của xã hội và hướng sự vận động của xã hội cho phù hợp với các khuynh hướng đó; là phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn của sự phát triển; là duy trì sự thống nhất giữa chức năng và cơ cấu của hệ thống; là tiến hành một đường lối đúng đắn dựa trên cơ sở tính toán nghiêm túc những khả năng khách quan, mối tương quan giữa các lực lượng xã hội...[ Trích: 10, tr.326].

Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là nhà thực hành quản lý khoa học về lao động đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất [Trích: 10, tr.327].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Henry Fayol (1841-1925) đã xuất phát từ nghiên cứu các loại hình hoạt động quản lý và phân biệt thành 5 chức năng cơ bản: “kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” và sau này được kết hợp lại thành 4 chức năng cơ bản của quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Những cống hiến của ông về lý luận quản lý đã mang tính phổ quát cao và nhiều luận điểm đến nay vẫn còn giá trị khoa học và thực tiễn [Trích: 10, tr.327-328].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” [21].

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 3

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [16].

Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát lại: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”.

1.2.2. Quản lý giáo dục

Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được

hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước cho các thế hệ sau. Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt động giáo dục cần được tổ chức và quản lý với cấp độ khác nhau (nhà nước, nhà trường, lớp học...) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các thể chế chính trị - xã hội ở các quốc gia. Để hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu, cần thiết phải có công tác quản lý, có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, sau đây là một số khái niệm của các tác giả khác nhau.

P.V Khuđôminxky cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em” [Trích: 10, tr.341]

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em” [13].

Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch phù hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [21].

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của nhà quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó” [16].

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể thấy các tác giả đều cho thấy: QLGD chính là quá trình tác động có mục đích, có ý thức của chủ thể quản lý đến tất cả các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức đó.

1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Nhà trường chính là nơi tiến hành các quá trình giáo dục có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định, thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ xã hội là: thế hệ đi sau phải lĩnh hội được tất cả những kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ đi trước đã tích luỹ và truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó.

Tác giả M.I.Kônđacốp đã viết: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt. Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội - kinh tế, tổ chức - sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang trưởng thành”[Trích: 11].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [11].

Quản lý trực tiếp trường học bao gồm quản lý tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục, tài chính, nhân lực, hành chính và quản lý môi trường giáo dục [2].

Trong quản lý và thực tiễn quản lý nhà trường gồm 2 loại quản lý:

Một là: Quản lý của chủ thể bên trên và bên ngoài nhà trường nhằm định hướng cho nhà trường, tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát triển (Các cấp quản lý nhà nước và sự hợp tác, giám sát xã hội/ cộng đồng).

Hai là: Quản lý của chính chủ thể bên trong nhà trường, hoạt động tổ chức các chủ trương, chính sách giáo dục thành các kế hoạch hoạt động, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra để đưa nhà trường đạt tới những mục tiêu đã đề ra (thực hiện các chức năng quản lý của một tổ chức).

Tóm lại, quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.

Hiện nay các nhà quản lý trường học quan tâm nhiều đến các thành tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý và kết quả. Đó là các thành tố trung tâm của quá trình sư phạm, nếu quản lý và tác động hợp quy luật sẽ đảm bảo cho một chất lượng tốt trong nhà trường. Dưới đây là mô hình quản lý nhà trường.

Người dạy Quá trình Dạy-Học/Giáo dục Người học



Mục tiêu

GD

Tổ chức/hành chính Chương trình/PPGD


Cơ sở vật chất/ tài chính

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô hình quản lý nhà trường theo mục tiêu giáo dục


1.2.4. Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức đặc biệt phản ánh mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của xã hội loài người. Đạo đức bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với xã hội.

Bàn về đạo đức đã có nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo chủ nghĩa Mác- Lênin, đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người, do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có. Đời sống đạo đức của mỗi người gồm có : Ý thức đạo đức, tình cảm, niềm tin đạo đức, hành vi đạo đức, vận động trong mối quan hệ biện chứng [5].

Trong từ điển tiếng Việt có nêu: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội” [26].

Theo tác giả Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng: “Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội” [5, tr.51].

Đạo đức bị chi phối bởi điều kiện chính trị, kinh tế xã hội, truyền thống dân tộc, tôn giáo. Ở nước ta, trong xã hội phong kiến, chuẩn mực đạo đức là “ Nhân- Lễ - Nghĩa- Trí- Tín”, riêng người phụ nữ còn phải có “ Tam tòng - Tứ đức”. Đến thời đại Hồ Chí Minh, Người quan niệm đạo đức là “ Nhân – Nghĩa – Trí –Dũng - Liêm”, đó là đạo đức cách mạng, đạo đức mới, đạo đức vì lợi ích của Đảng, của dân tộc, của loài người. Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu biểu cho đạo đức của thời đại chúng ta ngày nay.

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng có hai quan điểm lớn về đạo đức:

+ Quan điểm đạo đức truyền thống: Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng người, giữa con người với xã hội.

+ Quan điểm hiện đại: Đây là quan điểm của các nhà nghiên cứu chương

trình khoa học công nghệ cấp nhà nước do GS.VS Phạm Minh Hạc đứng đầu. Theo các tác giả thì đạo đức phải thể hiện ở 5 mối quan hệ:

- Con người với chính bản thân

- Con người với con người

- Con người với công việc (học tập, lao động…)

- Con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

- Con người với lý tưởng của dân tộc

Tóm lại, về bản chất, đạo đức là những qui tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội được hình thành và phát triển trong cuộc sống. Những qui tắc, những chuẩn mực đạo đức đó được mọi người, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện.

Đạo đức có vai trò rất lớn trong xã hội, nhất là trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Vai trò của đạo đức thể hiện trong các chức năng của đạo đức: Chức năng giáo dục, Chức năng nhận thức, Chức năng điều chỉnh hành vi.

- Chức năng giáo dục: Đây là chức năng quan trọng nhất của đạo đức, Những chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồng thừa nhận sẽ tác động vào ý thức và hành vi của mỗi cá nhân để mỗi cá nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực chung của xã hội.

- Chức năng nhận thức: Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức xã hội về mặt đạo đức.

- Chức năng điều chỉnh hành vi: Đạo đức có tác dụng điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.

Vậy có thể hiểu: Đạo đức là một hệ thống những quy tắc những chuẩn mực mà qua đó con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng.

1.2.5. Giáo dục đạo đức

Theo Makarenko: “GDĐĐ có nghĩa là rèn luyện những phẩm chất tốt cho

học sinh (tính trung thực, thật thà, thái độ tận tâm, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, lòng yêu thích học tập, thái độ XHCN đối với người lao động, chủ nghĩa yêu nước) và trên cơ sở đó uốn nắn những sai sót của chúng” [14,tr.18].

Như vậy ta có thể hiểu, GDĐĐ là hoạt động của các nhà giáo dục tác động có hệ thống lên người được giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch những phẩm chất và tư tưởng mà nhà giáo dục kỳ vọng, chuyển hoá những quan điểm, yêu cầu và ý thức xã hội có liên quan thành phẩm chất đạo đức, tư tưởng và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân.

Về bản chất, GDĐĐ là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Trong đó mục tiêu quan trọng nhất của GDĐĐ là hình thành thói quen hành vi đạo đức.

1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Từ các khái niệm: quản lý, QLGD và GDĐĐ, ta có thể hiểu quản lý hoạt động GDĐĐ là sự tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến khách thể quản lý (nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ GV, HS …) nhằm đưa hoạt động GDĐĐ học sinh đến kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.

Về bản chất, quản lý hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động GDĐĐ nhằm thực hiện mục tiêu GDĐĐ. Như vậy, quản lý hoạt động GDĐĐ là hoạt động điều hành công tác GDĐĐ.

1.3. Lý luận về giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT

1.3.1. Mục tiêu của giáo dục đạo đức

Mục đích quan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập được những thói quen về hành vi đạo đức đúng đắn. Mục tiêu GDĐĐ học sinh ở trường THPT là:

+ Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hoá xã hội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023