theo tiến trình thời gian trong năm học từ đó có điều chỉnh kịp thời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho học sinh hoạt động có hiệu quả và có tác dụng thúc đẩy cao nhất.
Có kế hoạch phối kết hợp giữa CBGV nhà trường với PHHS và cán bộ địa phương trong kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
Dành một phần kinh phí để thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp QLGD nói chung và các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh nói riêng rất đa dạng phong phú. Mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng, không có biện pháp nào là biện pháp vạn năng. Tất cả các biện pháp mà tác giả đề xuất đều quan trọng và có mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động qua lại với nhau. Việc thực hiện có hiệu quả ở biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho biện pháp khác phát huy và ngược lại một biện pháp nào đó triển khai kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp khác. Do vậy khi vận dụng, chúng ta phải thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
Trong 5 biện pháp nêu trên thì biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh được đánh giá là biện pháp then chốt vì việc GDĐĐ học sinh không phải chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà phải có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình và xã hội. Biện pháp 4 “Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh” được đánh giá là biện pháp trọng tâm của Nhà trường vì muốn làm tốt hơn nữa các nội dung trên, Nhà trường cần làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới công tác lãnh đạo chỉ đạo trong quản lý ở tất cả các khâu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của hoạt động quản lý nói chung và quản lý giáo dục đạo đức nói riêng. Xây dựng kế hoạch có vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động quản lý, đó là quá trình quyết định một cách chính xác
những gì muốn thực hiện và cách thức tốt nhất để đạt mục tiêu, đồng thời là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu, là căn cứ để kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Sau khi nghiên cứu có hệ thống Cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh THPT, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh tại trường THPT Quan Lạn, trên cơ sở đánh giá thực trạng chúng tôi xây dựng 5 biện pháp quản lý và tiến hành khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất, kết quả khảo nghiệm như sau.
3.4.1. Mục đích, nội dung, cách thức khảo nghiệm
3.4.1.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá hiệu quả của các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ học sinh của trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn.
3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm
Đánh giá mức độ cấp thiết, mức độ khả thi của các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ học sinh của trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn.
3.4.1.3. Đối tượng và cách thức khảo nghiệm
- Đối tượng khảo sát:
Bảng 3.1: Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát | Tổng số | Ghi chú | |
1 | Cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Quan Lạn | 33 | |
2 | Cán bộ đại diện cấp uỷ chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành đoàn thể | 7 | |
3 | Đại diện hội Cha mẹ học sinh nhà trường | 5 | |
Tổng số | 45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Gdđđ Học Sinh Của Hiệu Trưởng Trường Thpt Quan Lạn Huyện Vân Đồn Tỉnh Quảng Ninh
- Biện Pháp 4: Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tổ Chức, Chỉ Đạo Kế Hoạch Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh
- Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị Quyết Hội Nghị Lần Thứ Ii Ban Chấp Hành Trung Ương Khoá Viii.
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Tại Trường Thpt Quan Lạn
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 15
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
- Cách thức khảo nghiệm: phát phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp với trao đổi với các đối tượng khảo sát về 5 biện pháp QL hoạt động GDĐĐ học sinh mà tác giả đã đề xuất.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
3.4.2.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp | Mức độ cấp thiết | Σ |
| Thứ bậc | |||
Rất cấp thiết | Cấp thiết | It cấp thiết | |||||
1 | Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về hoạt động GDĐĐ học sinh. | 35 | 10 | 0 | 125 | 2,78 | 5 |
2 | Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường | 36 | 9 | 0 | 126 | 2,80 | 3 |
3 | Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh | 42 | 3 | 0 | 132 | 2,93 | 1 |
4 | Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh | 40 | 5 | 0 | 130 | 2,89 | 2 |
5 | Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức, biểu dương kịp thời các gương người tốt việc tốt | 37 | 8 | 0 | 127 | 2,82 | 4 |
Kết quả thống kê trên bảng 3.2 cho thấy các biện pháp do tác giả đề xuất đều được đội ngũ CBQL, GV, PH đánh giá là rất cấp thiết, điểm trung bình cao nhất là 2,93 và thấp nhất là 2,78. Các biện pháp bước đầu hỗ trợ cho Hiệu trưởng trường THPT Quan Lạn trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình quản lý, giáo dục của nhà trường.
Các biện pháp được đánh giá có điểm trung bình gần bằng nhau chứng tỏ các biện pháp đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh. Biện pháp số 3 “Xây dựng cơ chế quản lý chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh” được đội ngũ CBQL, GV và Cán bộ địa phương, PH học sinh đánh giá cấp thiết nhất, nguyên nhân là do hoạt động GDĐĐ học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục.
Các biện pháp còn lại đều được đánh giá rất cấp thiết và quan trọng đối với hoạt động GDĐĐ học sinh của trường THPT Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh.
3.4.2.2. Khảo nghiệm tính khả thi
Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Các biện pháp | Mức độ cần thiết | Σ |
| Thứ bậc | |||
Rất khả thi | Khả thi | It khả thi | |||||
1 | Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về hoạt động GDĐĐ học sinh. | 38 | 7 | 0 | 128 | 2,84 | 3 |
2 | Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường | 34 | 11 | 0 | 122 | 2,76 | 5 |
3 | Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh | 40 | 5 | 0 | 130 | 2,89 | 1 |
4 | Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh | 39 | 6 | 0 | 129 | 2,87 | 2 |
5 | Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức, biểu dương kịp thời các gương người tốt việc tốt | 36 | 9 | 0 | 126 | 2,80 | 4 |
Các biện pháp do chúng tôi đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất khả thi với phổ điểm trung bình thu được từ 2,76 đến 2,89.
Biện pháp 3 (Xây dựng cơ chế quản lý chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh); được đánh giá khả thi nhất với điểm trung bình đạt 2,89. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội luôn nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự mong mỏi của phụ huynh học sinh.
Biện pháp 2 “Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường” được đánh giá gặp nhiều khó khăn hơn, điều này đòi hỏi sự phối kết hợp của tất cả các cá nhân trong nhà trường, Hiệu trưởng cần vận dụng tất cả các
nguồn lực, chỉ đạo sát sao và bỏ nhiều công sức hơn thì mới thực hiện thành công biện pháp nay.
Các biện pháp còn lại có điểm trung bình ở mức độ rất khả thi và tương đối gần nhau.
3.4.2.3. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.4: Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp | Mức độ cấp thiết | Mức độ khả thi | |||
X | Thứ bậc | X | Thứ bậc | ||
1 | Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về hoạt động GDĐĐ học sinh. | 2,78 | 5 | 2,84 | 3 |
2 | Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường | 2,80 | 3 | 2,76 | 5 |
3 | Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh | 2,93 | 1 | 2,89 | 1 |
4 | Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh | 2,89 | 2 | 2,87 | 2 |
5 | Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức, biểu dương kịp thời các gương người tốt việc tốt | 2,82 | 4 | 2,80 | 4 |
Các biện pháp do chúng tôi đề xuất tương đối tương quan về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi, biện pháp số 3 và số 4 có mức độ cấp thiết và mức độ khả thi cao nhất, đứng ở vị trí số 1 và số 2.
Biện pháp số 1 và số 2 đối ngược nhau về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi, tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết biện pháp số 2 cần sự phối kết hợp của tập thể sư phạm, cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn nhà trường. Để làm được điều đó, hiệu trưởng phải kiên quyết chỉ đạo, dùng các
biện pháp cứng rắn, đầu tư nhân lực vật lực, tài lực, huy động sự xã hội hóa mới có thể thực hiện thành công biện pháp này.
Từ những kết quả kiểm chứng trên, chúng tôi có thể kết luận: Những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn mà chúng tôi đề xuất đã được đa số các lực lượng giáo dục tán thành. Các biện pháp đưa ra có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Việc thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống, đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn.
Tiểu kết chương 3
Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn được xây dựng trên cơ sở khoa học, đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn QLGD đạo đức học sinh THPT hiện nay ở huyện Vân Đồn. Hệ thống 5 biện pháp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tác động, phụ thuộc vào kết quả của nhau. Việc đề xuất các biện pháp này là một việc làm nhỏ bé góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để thực hiện mục tiêu giáo dục THPT, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Các biện pháp đã đề xuất muốn thực hiện có hiệu quả thì cần phải có hệ điều kiện đi kèm như: Cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương, sự quan tâm chăm lo của cấp uỷ chính quyền địa phương...
Qua kết quả bước đầu khảo nghiệm 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn, các nhà quản lý, cán bộ, giáo viên và học sinh đánh giá cao, điều này cho thấy mức độ ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, học sinh THPT là lực lượng cơ bản chuẩn bị cho nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Chăm lo cho giáo dục phổ thông là nhiệm vụ không những của nhà trường, của gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Học sinh THPT không những được trang bị những kiến thức trong nội dung chương trình giáo dục phổ thông mà còn được được giáo dục toàn diện để trong tương lai, các em chính là chủ nhân của đất nước. Trong đó giáo dục đạo đức là nền tảng, là gốc rễ và có vai trò quan trọng để hình thành nên nhân cách, bản lĩnh của con người Việt Nam.
Đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng ninh” bước đầu thu được những kết quả như sau:
- Đề tài đã hệ thống hóa hệ thống cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh THPT, nêu nhứng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh; hệ thống hóa được các nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài.
- Đề tài đã nghiên cứu thực trạng và trình bày được các nội dung: thực trạng vi phạm đạo đức học sinh tại trường THPT Quan Lạn, thực trạng quản lý GDĐĐ học sinh tại nhà trường; kết quả cho thấy, tỷ lệ học sinh tại trường THPT Quan Lạn vi phạm tệ nạn xã hội ở mức độ thấp (do đặc điểm địa phương) nhưng vi phạm đạo đức lối sống, vi phạm nội quy học tập của nhà trường còn cao. Hiệu trưởng trường THPT Quan Lạn đã quan tâm chỉ đạo, quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh, tuy nhiên nhiều nội dung được đánh giá chưa cao.
- Đề tài xây dưng và đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh tại trường THPT Quan Lạn phù hợp với điều kiện và thực trạng tại nhà trường. Các biện pháp được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và rất khả thi.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường |
Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh |
Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh |
Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức, biểu dương kịp thời các gương người tốt việc tốt |