Thực Trạng Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh

Bảng 2.14: Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức học sinh



TT


Nội dung

Mức độ đánh giá


Thứ hạng

Tốt

Khá

TB

Yếu


X

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kỳ

trong năm học


18


54,54


8


24,24


7


21,21


0


0


3,33


1


2

Xây dựng các lực lượng kiểm tra, công cụ kiểm tra đánh giá


15


45,45


10


3,.3


8


24,24


0


0


3,21


2


3

Có phương pháp hợp lý và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả ĐĐ HS theo từng học kỳ và từng năm học


12


36,36


14


42,42


7


21,21


0


0


3,15


4


4

Kịp thời phê bình, nhắc nhở những cá nhân vi phạm và

tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân xuất sắc


13


39,39


13


39,39


7


21,21


0


0


3,18


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 9


Phân tích kết quả trên bảng 2.14: CB-GV đánh giá công tác kiểm tra hoạt động GDĐĐ ở trường THPT Quan lạn ở mức độ khá, điểm trung bình đạt được từ 3,15 đến 3,33. Tuy nhiên, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức độ Trung bình tương đối cao, cụ thể: nội dung số 1, 3, 4 “ Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kỳ trong năm học”; “Có phương pháp hợp lý và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả đạo đức học sinh theo từng học kỳ và từng năm học” và “Kịp thời phê bình, nhắc nhở những cá nhân vi phạm và tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân xuất sắc” đều có tỷ lệ CB- GV đánh giá ở mức trung bình ở mức 21,21%; nội dung số 2 “Xây dựng các lực lượng kiểm tra, công cụ kiểm tra” có tới 24,24 % CB-GV đánh giá ở mức trung bình.

Như vậy có gần ¼ CBGV trường THPT Quan Lạn đánh giá công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ học sinh ở mức độ trung bình, điều này chứng tỏ công tác quản lý được đánh giá chưa cao. Qua thực tế, trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của nhà trường thì việc kiểm tra đánh

giá công tác GDĐĐ học sinh của trường thường được thực hiện hàng tuần, cuối học kỳ và kết thúc năm học, tuy nhiên kết quả thực hiện sau kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên được rút kinh nghiệm, vì thế hiệu quả của công tác này ở trường THPT Quan Lạn trong thời gian qua là không cao.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn

2.6.1. Những kết quả đạt được

Trường THPT Quan Lạn đã có sự quan tâm quản lý hoạt động giáo GDĐĐ học sinh, kết quả việc GDĐĐ học sinh của trường tương đối cao, số học sinh có hạnh kiểm tốt, khá các năm chiếm tỷ lệ từ 84% đến 87.44%, đã đào tạo ra những công dân tốt cho xã hội.

Tuy nhiên, số học sinh có hạnh kiểm trung bình - yếu cũng là một con số không nhỏ (9% đến 13,0%). Tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức lối sống còn nhiều, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh còn có những tồn tại hạn chế, cụ thể:

- Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của nhà trường chưa được đánh giá cao, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, nhiều GV đánh giá hoạt động này còn hình thức.

- Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ của Nhà trường được đánh giá ở mức độ Tốt, nhìn chung khá hợp lý. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động chưa đồng bộ dẫn đến kết quả chưa cao.

- Nội dung các hoạt động GDĐĐ có thực hiện nhưng chỉ ở mức độ trung bình, chưa thu hút được học sinh thực sự muốn tham gia để rèn luyện.

- Tiến hành sử dụng các phương pháp GDĐĐ chưa được tốt, học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện của bản thân.

- Vai trò của các lực lượng đã được thể hiện thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể nhưng vẫn chưa có được sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ.

- Công tác kiểm tra đánh giá cũng đã thể hiện được bằng việc xây dựng được hệ thống kiểm tra đánh giá và được số hoá bằng điểm. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời. Việc đánh giá động viên khen thưởng hầu như nhà trường làm chưa tốt.

- Ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm. Số học sinh thi thoảng vi phạm nội quy ở mức cao có nội dung đến 50%

2.6.2. Nguyên nhân thực trạng

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THPT Quan Lạn có thể do một số nguyên nhân sau đây:

2.6.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Do các cấp lãnh đạo và xã hội đánh giá việc giáo dục ở các trường thường nghiêng về chất lượng văn hoá (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 và đại học, cao đẳng) nhiều hơn là chất lượng về đạo đức, vì thường quan niệm học lực kém, văn hoá kém sẽ đi đôi với ý thức kém. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến sự nhận thức của các cán bộ quản lý và ảnh hưởng đến việc xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Do ảnh hưởng của gia đình và môi trường xã hội phần nào tác động đến hiệu quả giáo dục đạo đức của nhà trường.

- Do phần lớn GVCN mới ra trường, tuổi đời, tuổi nghề còn ít nên thiếu kinh nghiệm về cuộc sống lẫn biện pháp giáo dục.

- Mặt khác, do tiền lương khôn phù hợp với tình hình giá cả thị trường hiện nay, giáo viên phải làm thêm nghề phụ hoặc đi dạy một số trường nên ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm.

2.6.2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Cán bộ quản lý chưa đánh giá đúng vai trò của giáo dục nhà trường là chủ đạo và quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, đặc biệt trong giáo dục đạo đức.Vì vậy việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ

cụ thể trong từng giai đoạn thường bị xem nhẹ và chưa đặt ngang tầm với việc xây dựng kế hoạch giảng dạy. Thường kế hoạch GDĐĐ chỉ đưa vào một phần kế hoạch của năm và sau đó ít được triển khai vào các hoạt động của trường.

- Công tác GDĐĐ chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo viên, nên việc nhận thức đầy đủ về công tác này chưa nhiều .

- Do việc chỉ đạo quản lý GDĐĐ của nhà trường còn nhiều nhược điểm như: Chưa có sự thống nhất về hệ thống chỉ đạo, chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ cho giáo viên bộ môn tham gia giáo dục đạo đức. Việc chỉ đạo GVCN làm công tác GDĐĐ cũng chưa thực sự sâu sắc (lấy giờ giáo dục đạo đức dạy văn hoá, hoặc không tận dụng hết giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động của GVCN chủ nhiệm cũng chưa thực sự tập trung và đạt hiệu quả cao). Vì vậy công tác chủ nhiệm của trường nói chung chỉ đạt mức trung bình.

- Sự phối hợp của GVCN với phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong trường chưa tốt do GVCN thiếu nhiệt tình và phụ huynh chưa quan tâm đúng mức (chỉ tiếp xúc khi được mời hoặc không tiếp xúc vì quá bận).

- Hoạt động của Đoàn thanh niên trong GDĐĐ chưa thật sự toàn diện và hiệu quả ở mức không cao.

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức nhà trường làm chưa tốt, một phần là do các CBQL chưa quyết tâm và sự nhận thức của xã hội về vấn đề này chưa nhiều.

- Việc đánh giá, khen thưởng của trường còn nhiều hạn chế (chưa có tiêu chí đánh giá công tác của GVCN cụ thể, hoặc tiêu chí không rõ ràng). Vì vậy không có tác dụng kích thích động viên người làm nhiệm vụ.

2.6.3. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Quan Lạn huyện Vân Đồn

2.6.3.1. Thuận lợi

Trường đóng và tuyển sinh ở địa bàn xã đảo nên không có nhiều điều kiện và cơ hội cho học sinh bị lôi kéo hay bị thu hút vào các tệ nạn. Gia đình các em học sinh hầu hết là gia đình thuần nông chân chất, chưa chịu nhiều

ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Các em thường là ở cách xa nhau, đi học về phải giúp đỡ gia đình làm những việc nhà nông, do đó các em ít có điều kiện để tụ tập ảnh hưởng đến rèn luyện đạo đức.

Có các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý cũng như đánh giá xếp loại học sinh: Thông tư 58/2011/TT - BG&ĐT của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học...

Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đồng tâm chung sức trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Cán bộ UBND các xã trong vùng tuyển sinh của trường và phụ huynh học sinh đều ủng hộ và giúp sức nhà trường trong các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh: thông báo đến từng phụ huynh thông qua hệ thống loa truyền thanh và nhắc nhở trong thôn bởi các trưởng khu hành chính với gia đình có học sinh vi phạm; xử lý các quán hàng thực hiện kinh doanh không lành mạnh cho học sinh cầm đồ, chơi games, bi a, những thanh niên xấu lôi kéo học sinh hoặc các vụ gây rối mất trật tự trị an...

2.6.3.2. Khó khăn

Trình độ dân trí thấp, nhận thức còn nhiều hạn chế nên nhiều phụ huynh chưa biết giáo dục con, dung túng con nói dối, cho tiền tiêu tự do, bất lực trước khi con đi vào con đường xấu. Tư tưởng “trăm sự nhờ thầy”, phó mặc cho các thầy cô giáo giáo dục con mà mải mê kiếm tiền không có thời gian giáo dục con.

Cơ chế thị trường thâm nhập, lôi kéo học sinh làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi vi phạm của học sinh.

Nhiều thanh niên bên ngoài không có việc làm thường tụ tập, lôi kéo, ép buộc học sinh vi phạm mà chưa có các biện pháp phối hợp triệt để giữa các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường.

Cán bộ quản lý chưa thực sự tập trung vào công tác giáo dục đạo đức

mà chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá để đạt các chỉ tiêu thi đua hàng năm: học sinh giỏi, học sinh thi đỗ tốt nghiệp, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng...

Một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh, do vậy các giờ lên lớp thường tập trung dạy văn hoá hoặc cắt xén giờ giáo dục đạo đức…

Tiểu kết chương 2

Trường THPT Quan Lạn là trường mới thành lập được 10 năm, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn thiếu, hầu hết vừa mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường đang dần được nâng cao, công tác GDĐĐ của nhà trường đã được quan tâm, triển khai, hoạt động quản lý với nội dung giáo dục đạo đức chính trị cho học sinh đã tiến hành theo đúng quy trình và chức năng của nó. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số vấn đề các nhà quản lý cần xem xét:

Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, nội dung giáo dục còn nghèo nàn, phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục còn đơn điệu và chưa thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh.

Những thu hoạch của học sinh từ hoạt động giáo dục của nhà trường chưa cao, một trong những nguyên nhân là do: hoạt động giáo dục chưa được tiến hành đồng bộ; khâu kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chưa thực hiện tốt; nhà trường chưa khai thác một cách triệt để sự tham gia của các nguồn lực vào công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh.

Chính vì vậy mà tình hình học sinh gian lận trong thi cử, vi phạm nội quy nhà trường, tình trạng hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, trộm cắp, đánh bạc, vô lễ. chơi game… trong học sinh vẫn còn tiếp diễn.

Để khắc phục thực trạng nêu trên, rất cần thiết phải xây dựng được một hệ thống các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN

TỈNH QUẢNG NINH


3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ

Biện pháp chính là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Để đạt được mục tiêu quản lý, các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ; các biện pháp phải hỗ trợ bổ sung cho nhau, không được xem nhẹ biện pháp nào.

Đảm bảo tính đồng bộ trong các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ là phải coi trọng mọi hoạt động GD của giáo viên, từ hoạt động dạy của GV bộ môn đến hoạt động GDĐĐ của GVCN, hoạt động của Đoàn TNCSHCM và các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường cũng như đảm bảo các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và tài chính cho các hoạt động GD đó.

Các biện pháp phải tác động vào các khâu của quá trình quản lý giáo dục, phải tác động vào các yếu tố của hoạt động GDĐĐ học sinh.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Để đảm bảo cho các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh của trường đưa ra đi đến được thành công thì các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của nhà trường chứ không thể xây dựng trên các lý thuyết chung chung. Do vậy, khi xây dựng các biện pháp phải luôn tuân thủ nguyên tắc này.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Mỗi đơn vị nhà trường, mỗi địa phương có đặc thù riêng biệt, có những điểm mạnh và điểm yếu không giống nhau. Đối tượng học sinh của mỗi trường, mỗi địa phương cũng mang đặc thù riêng, tính vùng miền, đặc thù riêng biệt. Việc đề xuất các biện pháp cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương. Các biện pháp đề ra phải đảm bảo yếu tố phù hợp với đặc điểm học sinh của trường, của địa phương và các nguồn lực hiện có của nhà trường và địa phương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023