Ánh Giá Của Hs Về M C Độ Sử Dụng Hi U Quả Các Ph Ơng Pháp Gd

Thông qua bảng điều tra 2.3 đã cho thấy phương pháp GDĐĐ được GV sử dụng thường xuyên nhất là: Phương pháp chơi trò chơi (xếp thứ 1), Phương pháp đóng vai (xếp thứ 2) và phương pháp thi đua (xếp thứ 3).Các phương pháp ít sử dụng là: Phương pháp trách phạt (xếp thứ 12), Phương pháp luyện tập (xếp thứ 11), Phương pháp khen thưởng (xếp thứ 10).

Như vậy, nhận thấy nhận thấy ngay một vấn đề là các phương pháp: sinh hoạt tập thể, hội thảo về ĐĐ, tổ chức cho học sinh tự quản…lại không được sử dụng nhiều. Các phương pháp GD được nhìn nhận và đánh giá rất khác nhau giữa các đối tượng khảo sát như phương pháp nói chuyện, hội thảo về ĐĐ, thì GV và HS lại được đánh giá thấp.

Bảng 2.4. ánh giá của HS về m c độ sử dụng hi u quả các ph ơng pháp GD ‌


TT


Các phương pháp GDĐĐ

Đánh giá

Tỷ l

%

Xếp th

1

Phương pháp đóng vai

89

3

2

Phương pháp đàm thoại

59

8

3

Phương pháp giảng giải

69

6

4

Phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt

71

5

5

Phương pháp luyện tập

49

11

6

Phương pháp nêu yêu cầu đòi hỏi sư phạm

99

1

7

Phương pháp trò chơi

80

4

8

Phương pháp thi đua

97

2

9

Phương pháp rèn luyện

57

9

10

Phương pháp khen thưởng

65

7

11

Phương pháp trách phạt

44

12

12

Phương pháp giao công việc

51

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 9


Học sinh đánh giá cao tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể để thể

hiện nội dung GD … thì GV và cán bộ quản lý cho rằng sử dụng phương pháp này là nhiều là đủ. Rõ ràng đây là điều cần lưu ý khi sử dụng và lựa chọn các phương pháp GD cho phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS, cũng như nhận thức của của GVCN, CBQL.Việc nhắc nhở, động viên, phát động thi đua khen thưởng là các phương pháp GDĐĐ chủ yếu hiện nay, nhưng để đạt mức độ giáo dục toàn diện, cần quan tâm đến việc tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể, đặc biệt là công tác tự quản cho HS. Thông qua bảng 2.3 và

2.4 đã cho thấy một thực trạng đáng quan tâm rằng phương pháp mà các thầy cô cho rằng ưu việt và hiệu quả, thực sự lại chưa phải là phương pháp mà học sinh đánh giá cao.

Hình thức GDĐĐ cho HS trường THCS Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là cơ bản giống nhau, song việc lựa chọn hình thức ở mỗi trường lại có sự khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do đối tượng học sinh ở các trường có những nét đặc thù khác nhau. Với câu hỏi “Nhà trường đã tiến hành GDĐĐ cho HS thông qua các hình thức nào?” khảo sát 27 GV có được số liệu sau đây:

Bảng 2.5. ánh giá của giáo viên về các h nh th c GD cho HS


TT

Các hình thức GDĐĐ cho HS

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

GDĐĐ thông qua bài giảng môn GDCD

27

100

2

GDĐĐ thông qua bài giảng của các bộ môn

26

96,3

3

Sinh hoạt lớp, Đội

26

96,3

4

Hoạt động GDTT.

25

92,6

5

Hoạt động văn hóa, văn nghệ

23

85,19

6

Hoạt động xã hội từ thiện

20

74,07

7

Hoạt động thời sự chính trị

22

81,48

8

Đầu năm học tập nội quy nhà trường, lớp

26

96,3

Từ kết quả của bảng trên ta nhận thấy công tác GDĐĐ cho HS THCS chủ yếu thông qua dạy học chính khóa: Qua bộ môn GDĐĐ, học tập nội quy nhà trường … Người dạy vẫn “nặng về chữ, nhẹ về dạy người”, chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh. Thậm chí một số ít cán bộ, giáo viên chỉ tập trung lo đến chỉ tiêu về chất lượng giáo dục mà chưa quan tâm đến công tác GDĐĐ, thậm chí coi việc GDĐĐ là nhiệm vụ của GVCN, ban cờ đỏ, BGH nhà trường.

Việc GDĐĐ qua các hoạt động thực tiễn như: hoạt động từ thiện; hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động thời sự chính trị…thì chưa được phát huy. HS chỉ được giáo dục qua lý thuyết mà chưa được trải nghiệm, thực hành từ thực tiễn và hoạt động ngoại khóa.

Khi phương pháp chưa đúng đương nhiên dẫn đến kết quả GDĐĐ còn nhiều tồn tại và hạn chế.

Bảng 2.6. Bảng khảo sát học sinh về các h nh th c GD cho HS tr ng THCS im c‌

“ Nhà trường đã GDĐĐ cho HS thông qua những hình thức nào?”


TT

Các hình thức GDĐĐ cho HS

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

GDĐĐ thông qua bài giảng môn GDCD

485

100

2

GDĐĐ thông qua bài giảng của các bộ môn

460

94,85

3

Sinh hoạt lớp, Đội

455

93,81

4

Hoạt động GDTT.

340

70,1

5

Hoạt động văn hóa, văn nghệ

353

72,78

6

Hoạt động xã hội từ thiện

367

75,67

7

Hoạt động thời sự chính trị

312

64,32

8

Đầu năm học tập nội quy nhà trường, lớp

480

98,97

Thông qua bảng 2.6 nhận thấy học sinh của trường nhận thức cao với việc học tập môn giáo dục công dân giúp các em GDĐĐ nhiều nhất. Chủ yếu rèn luyện đạo đức thông qua các giờ học trên lớp, học tập nội quy của trường của lớp.

Thực tế cho thấy hình thức GDĐĐ mà học sinh nhận thấy qua hoạt động giáo dục của các thầy cô chủ yếu là tiết GDCD (chiếm 100%- xếp thứ 1), qua việc học tập nội quy trường lớp (xếp thứ 2), thông qua các tiết dạy trên lớp (xếp thứ 3). Như vậy các hình thức GDĐĐ còn hạn chế trong nhận thức tư duy của học sinh, chưa thu hút được các em tham gia rèn luyện bản thân, để nâng cao hiệu quả GDĐĐ. Các em mặc định rằng thực hiện những yêu cầu của trường, lớp và thầy cô như vậy là đạt.

2.3.2.3. Thực trạng công tác đánh giá giáo dục đạo đức học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố iệt Trì, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.7. Bảng xếp loại đạo đạo đ c của học sinh THCS im c


Năm học

2016 - 2017

TS

394

T

SL

310

ốt

%

78,7

K

SL

68

%

17,3

T

SL

11

B

%

2,8

Y

SL

5

ếu

%

1,3

2017 - 2018

436

355

81,4

64

14,7

17

3,9

0

0

2018 - 2019

460

379

82,4

61

13,3

19

4,1

1

0,2

(Nguồn: Báo cáo sơ kết các năm học của trường THCS Kim Đức)


Qua bảng 2.7 ta thấy kết quả xếp loại đạo đức của học sinh toàn trường trong 3 năm gần đây tương đối ổn định. Số học sinh có hạnh kiểm tốt và khá dao động khoảng 96% đến 97%, số lượng học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu năm học 2018-2019 (4,3%) cao hơn năm học 2017- 2018 (3,9 %). Lý do học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu là vì vi phạm những quy định về đạo đức đối với học sinh (đặc biệt là học sinh nữ). Mặc dù số lượng không nhiều nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh khác. Kết quả thống kê số lượng vi phạm khuyết điểm về đạo đức được ghi lại trong bảng 2.8

Bảng 2.8. Những biểu hi n h nh vi vi phạm đạo đ c của học sinh



TT


Hành vi vi phạm đạo đức của học sinh

2017 – 2018

(436 HS)

2018 – 2019

(460 HS)

S HS

vi phạm

Tỷ l

%

S HS

vi phạm

Tỷ l

%

1

Bỏ giờ trốn học

22

5,05

25

5,43

2

Vô lễ, có lời nói và hành vi thiếu tôn trọng thầy cô

8

1,83

11

2,39

3

Gian lận, chưa nghiêm túc trong thi cử

25

5,73

30

6,52

4

Gây gổ đánh nhau

10

2,29

13

2,83

5

Phá hoại cơ sở vật chất nhà trường

20

4,59

28

6,09

6

Uống rượu bia, hút thuốc lá

8

1,83

15

3,27

7

Nói tục chửi bậy

35

8,03

38

3,26

8

Chơi cờ bạc, trộm cắp

3

0,69

6

1,3


Tổng hợp

131

30,04

166

36,09

(Nguồn: Báo cáo sơ kết công tác Đội của trường THCS Kim Đức)

Kết quả thống kê trong bảng 2.8 cho thấy những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trường THCS Kim Đức chủ yếu là hành nói tục chửi bậy. Đáng lưu ý là tỉ lệ này năm sau cao hơn năm trước. Tiếp theo là hành vi phá hoại cơ sở vật chất của nhà trường hàng năm vẫn xảy ra. Để có thể hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng nói tục, chửi bậy và phá hoại cơ sở vật chất thì vấn đề đặt ra là phải tăng cường GDĐĐ chính trị tư tưởng, giáo dục động cơ học tập đúng đắn, ý thức tự giác trong học tập, đồng thời giáo dục tinh thần tập thể, đoàn kết, khả năng tự kiềm chế, lòng khoan dung, độ lượng … Muốn vậy, phải kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để động viên, khích lệ các em học tập và rèn luyện tốt hơn.

Bên cạnh đó còn tồn tại các sai phạm khác như: Thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử, đặc biệt còn học sinh biểu hiện thiếu tôn trọng thầy cô giáo tuy không nhiều như những sai phạm khác nhưng đã phản ánh sự xuống cấp về đạo đức làm ảnh hưởng đến truyền thống Tôn sư trọng đạo.

Những biểu hiện như cờ bạc, hút thuốc lá, bỏ học chốn giờ, gây gổ đánh nhau, vi phạm nội quy nhà trường….hằng năm vẫn còn tồn tại. Ngoài ra còn tồn tại một bộ phận học sinh còn thờ ơ với các hoạt động tập thể, không có ý thức rèn luyện, không muốn phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, sống có ích cho xã hội. Những căn bệnh này gắn liền với việc lười học, ham chơi và đều tập trung vào học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn.

Từ những phân tích ở trên có thể khái quát như sau: Công tác GDĐĐ học sinh ở trường THCS Kim Đức đã có được kết quả đáng ghi nhận, đa số các em học sinh có đạo đức tốt, có ý thức trong học tập và tu dưỡng, có ý chí vươn lên, thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp, tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, biết đồng cảm, thương yêu lẫn nhau. Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại: Một số học sinh có biểu hiện vi phạm đạo đức và số lượng đó có xu hướng ngày càng tăng lên làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Những học sinh này bị xếp hạnh kiểm trung bình hoặc yếu. vì vậy GDĐĐ cho tất cả các em học sinh là cần thiết xong đặc biệt cần quan tâm đến đối tượng học sinh hay bỏ giờ, trốn học, chơi điện tử, gây gổ đánh nhau hay gian lận trong thi cử. GDĐĐ cho học sinh THCS là một trong những nội dung hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy phải tiến hành đồng thời các nội dung, hình thức GDĐĐ cho học sinh.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tại trường THCS Kim Đức là việc làm rất quan trọng và thường xuyên, muốn quản lý GDĐĐ đạt kết quả phải sử dụng các biện pháp quản lý từ gia đình đến nhà trường, thầy cô giáo, các đoàn thể chính trị xã hội. Đồng thời phải sử dụng hài hòa các biện pháp để GDĐĐ cho học sinh.

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THCS Kim Đức chúng tôi đã thực hiện tìm hiểu các vấn đề sau:

2.4.1. Thực trạng vi c thực hi n xây dựng kế hoạch quản lý GD

Xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lý. Muốn thực hiện đạt kết quả cao thì yêu cầu bắt buộc phải lập kế hoạch hoàn chỉnh.

Việc quản lý lập kế hoạch, thực hiện mục tiêu, kế hoạch, hồ sơ sổ sách của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý GDĐĐ. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động thực hiện mục tiêu, kế hoạch GDĐĐ học sinh được trình bày ở bảng 2.9

Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng kế hoạch công tác GD


TT

Các kế hoạch được xây dựng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Kế hoạch GDĐĐ theo chủ điểm

27

100

2

Kế hoạch GDĐĐ cho cả năm

27

100

3

Kế hoạch GDĐĐ cho từng học kỳ

18

66,67

4

Kế hoạch GDĐĐ cho từng tháng

13

48,15

5

Kế hoạch GDĐĐ cho từng tuần

10

37,04


Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 27 đồng chí cán bộ gồm: cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách Đoàn, Đội và GV với câu hỏi: “ Đồng chí cho biết kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ được xây dựng như thế nào?”

Với bảng kết quả 2.9 thu được đã cho thấy nhà trường đã có kế hoạch chủ động ngay từ đầu năm học: kế hoạch GDĐĐ theo chủ điểm được 100% GV thực hiện, kế hoạch GDĐĐ cho cả năm, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Các kế hoạch dài hạn được đa số các đồng chí cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách Đoàn – Đội và GV thực hiện đầy đủ (các đợt thi đua theo chủ đề, năm học thì 100% xây dựng đầy đủ), nhưng với các kế hoạch GDĐĐ ngắn hạn (kế hoạch tháng, tuần chưa tới 50% số lượng cán bộ, giáo viên xây dựng).

Từ thực trạng trên cho thấy công tác thực hiện xây dựng kế hoạch GDĐĐ ở các đồng chí cán bộ quản lý cán bộ phụ trách Đoàn – Đội và GV

chưa được chú trọng, nói chung còn sơ sài, biện pháp hình thức còn chưa đủ sinh động, cụ thể còn nặng tính hình thức và lồng ghép trong các kế hoạch công tác.

Vì chưa có một kế hoạch riêng cụ thể về công tác GDĐĐ cho HS mà thường lồng ghép trong các kế hoạch khác nên dẫn đến tình trạng: trùng lặp, chồng chéo và dư thừa trong nội dung GDĐĐ. Với vai trò là người quản lý chưa thể có cái nhìn tổng quan, chưa thu hút trí tuệ tập thể.

Như vậy, khi kế hoạch chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa xác định được công việc và nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện từng tuần, tháng, năm học sẽ dẫn đến hoạt động GDĐĐ sẽ thực hiện không đồng bộ. Điều đó đặt ra vai trò cho người quản lý phải làm sao xây dựng được kế hoạch GDĐĐ ngay từ đầu năm học cụ thể, rõ ràng, từ đó người quản lý cũng dễ dàng hơn trong vấn đề nắm bắt hoạt động GDĐĐ, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp và đạt kết quả cao.

2.4.2. Thực trạng tổ ch c thực hi n giáo dục đạo đ c

Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với CB, GV toàn trường với câu hỏi “Việc tổ chức thực hiện GDĐĐ trong năm học 2018 – 2019 thực hiện như thế nào”. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau

Bảng 2.10. ết quả tổ ch c thực hi n quản lý GD năm học 2018 – 2019



TT

Đối tượng tổ chức thực hiện quản lý GDĐĐ


Hình thức quản lý


Kết quả

1

BGH nhà trường

Báo cáo về các hoạt động của GVCN, TPT theo tháng.

13 báo cáo/ tháng

2

Tổng phụ trách Đội

Báo cáo của cờ đỏ theo tuần.

12 báo cáo/ tuần

3

Giáo viên chủ nhiệm

Tổng hợp kết quả rèn luyện của lớp theo tuần

1 báo cáo/ tuần

Qua bảng kết quả trên ta nhận thấy một thực trạng:

- Tổ chức thực hiện quản lý GDĐĐ chưa đầy đủ và đồng bộ, chỉ tập

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí