Thực Trạng Kiểm Tra Đánh Giá Công Tác Gd Học Sinh

trung vào BGH, TPT, GVCN mà chưa phát huy được vai trò của: Đoàn TN, các GV bộ môn, đặc biệt là phối hợp tổ chức thực hiện với cha mẹ HS. Khi đối tượng tổ chức thực hiện quản lý GDĐĐ bị thu hẹp đương nhiên sự đánh giá hoạt động GDĐĐ của HS chưa hiệu quả, chưa có sự giám sát chặt chẽ dẫn đến tình trạng vẫn có học sinh vi phạm về ĐĐ.

- Hình thức quản lý GDĐĐ chủ yếu là các báo cáo, chưa phong phú, chưa thực tiễn, chưa có các video, hình ảnh để làm tư liệu.

Hơn thế nữa, nhà trường chưa đủ về số lượng giáo viên, nhiều môn còn thiếu, đặc biệt không có đủ giáo viên chuyên biệt bộ môn GDCD, hầu hết đó là GV dạy văn – sử và GVCN giảng dạy hoặc kiêm nhiệm thực hiện. Giáo viên chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về công tác GDĐĐ lại cộng thêm thiếu kinh nghiệm đứng lớp, đặt nặng vấn đề chất lượng học tập, chỉ tiêu chưa thật sự chú ý đến GDĐĐ, các công tác quản lý GDĐĐ còn sơ sài chưa cụ thể … điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng GDĐĐ của nhà trường.

Tổ chức thực hiện quản lý GDĐĐ vẫn chưa có sự phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ chức ở địa phương. Đây được coi là khâu quan trọng nhất trong mắt xích thực hiện quản lý GDĐĐ nhưng thực sự chưa được chú trọng. Quá trình tổ chức thực hiện quản lý GDĐĐ vẫn diễn ra đơn lẻ, khi học sinh đến trường thì cha mẹ lại phó thác trách nhiệm GDĐĐ cho nhà trường và thầy cô, khi về nhà lại nới lỏng quản lý mà quên rằng nền tảng GDĐĐ của các em cơ bản là gia đình.

Bên cạnh đó, kinh phí thực hiện hoạt động GDĐĐ, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện các hoạt động đều gặp khó khăn. Bởi kinh phí của nhà trường chủ yếu dựa vào nguồn thu do học phí, nguồn thu do khai thác quỹ xã hội, nguồn thu do Nhà Nước cấp … Nhưng nguồn thu đó lại phải chi cho hoạt động giảng dạy, học tập và chi cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị

giảng dạy, chi cho phát triển công nghệ tin học … Thực tế hoạt động GDĐĐ chỉ chi bằng 1/15 trên tổng số chi cho cả năm học. Điều này cho thấy sự đầu tư cho hoạt động GDĐĐ chưa được chú trọng.

Từ thực trạng trong công tác tổ chức thực hiện quản lý GDĐĐ của nhà trường đòi hỏi phải cần có sự thay đổi cụ thể, có kế hoạch với các chương trình GDĐĐ cho học sinh nhằm đáp ứng với tình hình hiện tại nhà trường.

2.4.3. Thực trạng vi c ch đạo giáo dục đạo đ c

Tác giả điều tra thực trạng chỉ đạo quản lý GDĐĐ cho HS qua 15 cán bộ bao gồm 01 CBQL, 1 Tổng phụ trách, 1 Bí thư đoàn, 12 GVCN, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng ch đạo kế hoạch GD cho HS



TT


Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện

S l ợng

Th bậc

1

Chỉ đạo GDĐĐ thông qua các hoạt động lên lớp

15

1

2

Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ

8

7

3

Chỉ đạo GDĐĐ thông qua giờ sinh hoạt lớp

14

2

4

Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động giờ chào cờ

13

3

5

Chỉ đạo GDĐĐ thông qua nội dung GD theo chủ điểm tháng

11

6

6

Chỉ đạo giáo viên đánh giá, xếp loại học sinh

10

5

7

Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong HCM và Đoàn THCS HCM

12

4

8

Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động GDĐĐ

5

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 10


Qua kết quả khảo sát bảng 2.11 cho thấy: Các đối tượng được khảo sát đều cho rằng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ thông qua dạy học trên lớp là rất quan trọng và thường xuyên nhất (xếp thứ 1). Hiện nay, đại bộ phận giáo viên đều có ý thức GDĐĐ cho học sinh (như uốn nắn thái độ, các hành vi đạo đức…) nhất là các môn KHXH và môn GDCD. Chỉ đạo GDĐĐ thông

qua giờ sinh hoạt lớp xếp vị trí thứ 2, hay hoạt động giờ chào cờ đứng ở vị trí thứ 3. Nhà trường quản lý chặt chẽ tiết sinh hoạt lớp (1 tiết/ tuần), GVCN lớp cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức sinh hoạt, nhận xét các ưu điểm, khuyết điểm, khen chê kịp thời, uốn nắn những hành vi đạo đức của học sinh, giúp cho HS được phát triển nhân cách một cách toàn diện. Tiết chào cờ đầu tuần là tiết sinh hoạt tập thể trong phạm vi toàn nhà trường nhằm tổng kết những hoạt động học tập, tu dưỡng đạo đức của các tập thể, cá nhân học sinh, cũng như khen thưởng, động viên, uốn nắn, nhắc nhở, phê bình HS vi phạm để HS thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường…Đây là những hoạt động có hiệu quả trong công tác GDĐĐ nên trường THCS Kim Đức thực hiện rất tốt.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS thông qua hoạt động của Đội TNTP, Đoàn THCS HCM xếp vị trí thứ 4, đây là hoạt động có hiệu quả cao, dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường, những tổ chức này có nhiệm vụ GDĐĐ, lối sống cho HS và trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, tu dưỡng của HS. Chỉ đạo công tác GDĐĐ cho HS thông qua mục tiêu, nội dung giáo dục theo chủ đề tháng được xếp vị trí số 5, cùng vị trí với việc chỉ đạo GVCN đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS. Qua tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy chỉ đạo các hoạt động GDĐĐ diễn ra trên bề rộng, chưa thực sự đi vào bề sâu.

Chỉ đạo phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho HS xếp vị trí thứ 7 có thực hiện nhưng kết quả chưa cao, nhà trường chưa kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với các lực lượng xã hội để GDĐĐ cho HS, đây là hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

Chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động GDĐĐ xếp vị trí thứ 8, nhà trường còn hạn chế về kinh phí việc đầu tư tuyên truyền GDĐĐ tổ chức các hội nghị trao đổi về kinh nghiệm GDĐĐ, tọa đàm nói chuyện về gương người tốt việc tốt…còn hạn chế. Trường cần linh hoạt, sáng tạo, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để phục vụ mục tiêu giáo dục nói chung và hoạt động GDĐĐ nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá công tác GD học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho học sinh là khâu cuối cùng hoạt động giáo dục. Để có thể quản lý tốt công tác đánh giá hoạt động GDĐĐ học sinh cần có qui trình chặt chẽ từ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá khảo sát trên 27 giáo viên của trường và thu được kết quả.

Bảng 2.12. ánh giá kết quả rèn luy n đạo đ c cho học sinh tr ng trung học cơ s im c‌


TT


Các tiêu chí đánh giá việc rèn luyện GDĐĐ cho HS

Mức độ đánh giá


Điểm TB

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Ít khi

Không bao giờ

1

Tổ chức đánh giá thường xuyên

18

10

6

0

2,96

2

Tổ chức đánh giá theo năm học

12

16

2

4

2,59

3

Tổ chức đánh giá theo học kỳ

11

13

2

1

2,26

4

Nội dung, tiêu chí đánh giá rõ ràng

7

16

8

3

2,26

5

Phối hợp tự đánh giá của học sinh, cán bộ lớp, tập thể lớp và giáo viên chủ nhiệm và của trường


6


16


8


4


2,15

6

Đánh giá toàn diện các mặt

1

6

8

17

0,85

7

Chỉ chú trọng đánh giá học tập

8

8

8

8

1,78

8

Đánh giá phong trào và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

4

14

14

2

2

9

Tổ chức đánh giá theo tuần thông qua giờ sinh hoạt lớp

20

5

2

0

2,67

10

Phân công cán bộ Đoàn, Đội theo dõi tổng hợp kết quả tu dưỡng, rèn luyện GDĐĐ


2


8


18


6


1,48

11

Nội dung và tiêu chí không cụ thể

1

4

16

11

1

12

Xây dựng nội quy của nhà trường, thực hiện quy định về đánh giá, xếp loại đạo đức cho học sinh


12


12


1


2


2,26

Qua kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh được “Tổ chức được đánh giá thường xuyên” chiếm 2,96 (xếp thứ 1), Tổ chức đánh giá theo tuần thông qua giờ sinh hoạt lớp chiếm 2,67 (xếp thứ 2), Tổ chức đánh giá theo năm học chiếm 2,59 (xếp thứ 3); tiếp theo là: Tổ chức đánh giá theo học kỳ; Phối hợp tự đánh giá của học sinh, cán bộ lớp, tập thể lớp và giáo viên chủ nhiệm và của trường và đánh giá toàn diện các mặt, ... Từ những số liệu phân tích ở trên cho thấy trường THCS Kim Đức cũng đã thường xuyên đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh nhưng chưa thực sự chưa đi sâu, đi sát vào thực tế và hoàn cảnh cụ thể.

Thực trạng thấy được qua kết quả bảng khảo sát 2.12 là:

Điểm trung bình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh theo tuần thông qua giờ sinh hoạt lớp là: 2,67 (xếp thứ 2), đánh giá toàn diện các mặt là: 0,85 (thấp nhất). Điều đó cho thấy việc đánh giá GDĐĐ của học sinh chủ yếu được kết hợp thực hiện vào giờ sinh hoạt, nặng về lý thuyết và đôi khi tạo áp lực cho học sinh và không đánh giá được toàn diện. Trong khi đó, việc đánh giá toàn diện mọi mặt của học sinh thì chưa thực sự chú trọng, điều này cho thấy bất cập trong kiểm tra đánh giá GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường.

Trong quá trình điều tra và khảo sát các phương pháp như: phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ quản lý và GVCN để tìm hiểu về việc đánh giá xếp loại rèn luyện đạo đức cho học sinh thì đa số các ý kiến cho rằng đó là công việc của tập thể lớp không nhất thiết có sự tham gia của GVCN. Từ thực tế này cho thấy việc rèn luyện đạo đức cho HS chưa được quan tâm nhiều.

2.4.5. Thực trạng ph i hợp các lực l ợng giáo dục đạo đ c cho học sinh tr ng THCS im c Th nh ph i t Tr t nh h Thọ

Việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho HS trong nhà trường và các lực lượng XH là vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ hơn về thực trạng vấn đề

này tác giả đã thực hiện trưng cầu ý kiến của 01 CBQL, 01 Tổng phụ trách Đội và 12 GVCN

Bảng 2.13. M c độ ph i hợp giữa nh tr ng v i lực l ợng ngo i nhà tr ng



TT


Các lực lượng

Mức độ phối hợp


Điểm TB

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Ít khi

Không bao giờ

1

BGH chỉ đạo thực hiện với các lớp.

12

1

1

0

2,79

2

BGH trao đổi nội dung hoạt động với gia đình HS

8

4

2

0

2,43

3

BGH kết hợp với chính quyền địa phương

5

2

4

3

1,64

4

BGH thực hiện triển khai các kế hoạch cùng Đoàn TNCS, Đội TNTP các cấp

10

2

2

0

2,57

5

BGH thông qua hoạt động phối hợp với công an

1

1

10

2

1,07

6

BGH triển khai nội dung GD với các tổ chức xã hội

1

2

10

1

1,21

7

BGH thực hiện kết hợp với cơ quan y tế

2

5

6

1

1,5


Quan sát số liệu của bảng khảo sát trên ta có thể nhận thấy được rằng sự chỉ đạo BGH trong nhà trường với lớp học đạt số điểm trung bình cao nhất 2,79. Điều đó cũng cho thấy được sự gắn kết giữa nhà trường với lớp kết hợp GDĐĐ cho học sinh. Ngoài ra còn sự phối hợp mạnh mẽ giữa BGH và tổ chức Đoàn TNCS, Đội TNTP có điểm trung bình 2,57. Trong công tác GDĐĐ cho học sinh có được sự kết hợp như hai lực lực lượng phối hợp ở trên sẽ tạo ra hiệu quả cao.

Trên bảng khảo sát 2.13 đồng thời cũng cho ta thấy được sự phối kết hợp rời rạc giữa BGH với các tổ chức khác. Rõ ràng để GDĐĐ cho học sinh thì nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội phải có sự gắn kết chặt chẽ. Nếu chỉ chú trọng GDĐĐ ở nhà trường mà nới lỏng GDĐĐ ở gia đình hay các tổ chức xã hội khác và ngược lại sẽ không thể đem lại hiệu quả toàn diện.

Kết quả trên cũng nhận thấy rằng, trên thực tế việc kết hợp với gia đình và Ban đại diện CMHS chủ yếu cũng chỉ thông qua các hội họp đầu năm học và kết thúc học cuối học kỳ mà thôi. Việc phối hợp này chủ yếu chỉ để giải quyết các vấn đề về học tập, tài chính, đối tượng các em học sinh cá biệt, vi phạm các nội quy của trường của lớp mang tính chất thông báo với cha mẹ học sinh. Chưa có những buổi trao đổi riêng về kiến thức, biện pháp thực hiện và phối hợp GDĐĐ cho học sinh giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, để giúp cha mẹ học sinh hiểu rằng nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức, là nơi học tập mà nhà trường và gia đình là nơi rèn luyện đạo đức cho các em học sinh như chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã nói “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Đối với các tổ chức xã hội khác tại địa phương như: công an, y tế…lại càng chưa có sự phối hợp thường xuyên để GDĐĐ cho học sinh.

2.4.6. Thiếu sót v nguyên nhân đến hi u quả quản lý GD cho học sinh

Để tìm hiểu thiếu sót và nguyên nhân trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 27 đồng chí kết quả thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Nguyên nhân ảnh h ng đến hi u quả quản lý hoạt động GD


TT

Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Do nhận thức còn hạn chế về vai trò của hoạt động GDĐĐ

25

92,59

5

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên

18

66,67

6

Sự phối hợp giữa các lực lượng GD chưa đồng bộ

23

85,19

2

Chưa có mạng lưới tổ chức quản lý hiệu quả

22

84,48

3

Thiếu hướng dẫn chỉ đạo cụ thể từ trên xuống

19

70,37

4

Chưa có văn bản quy định cụ thể

15

55,56

7

Hình thức đánh giá khen thưởng chưa kịp thời

17

62,96

8

Công tác xây dựng kế hoạch còn nhiều hạn chế

16

59,26

9

Lực lượng cán bộ còn yếu hạn chế

10

37,04

10

Còn nguyên nhân khác

4

14,81

Với kết quả ở bảng thống kê trên tác giả nhận thấy có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS là:

- Nhóm nguyên nhân từ yếu tố khách quan: Do chưa có sự đồng bộ từ trên xuống, chưa có tài liệu văn bản nào quy định hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá hoạt động GDĐĐ, dẫn đến tình trạng không ít GVCN trẻ còn lúng túng trong việc xếp loại cho học sinh.

- Nhóm nguyên nhân chủ quan: Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ (chiếm tỷ lệ cao nhất 92,59%) và sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các lực lượng GD (chiếm 85,19%) điều này cho thấy lỗ hổng lớn nhất trong hoạt động GDĐĐ cho HS là: khi nhận thức còn hạn chế lại kết hợp với sự thiếu đồng bộ sẽ làm cho hoạt động GDĐĐ không đạt kết quả cao.

Nhận thức của CBQL, GV còn chưa đầy đủ về GDĐĐ dẫn đến tình trạng làm cho có, chưa sâu sát, có GVCN buông lỏng công tác GDĐĐ cho HS, chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chặt chẽ. Công tác đánh giá khen thưởng (đạt 66,67%) chưa động viên kịp thời, thường xuyên, chưa động viên được phong trào thi đua của GV và HS.

Nguyên nhân cốt lõi là vai trò của GVCN, thiếu những GV có kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề, yêu trẻ. Đa số là GV trẻ mới ra trường, kinh nghiệm chưa nhiều, lại thiếu phương pháp trong quản lý và giáo dục GDĐĐ cho học sinh. Điều này dẫn đến cách xử lý các tình huống chưa hiệu quả còn nhiều hạn chế.

Sự phối hợp của GVCN với phụ huynh và các lực lượng giáo dục chưa thường xuyên, một bộ phận cha mẹ HS còn thiếu quan tâm, còn thờ ơ với con em, giao phó trách nhiệm cho thầy cô. Hoạt động của các tổ chức như Đoàn TN, Đội TN chưa thật sự hiệu quả, còn mang tính hình thức làm cho có, việc đánh giá khen thưởng chưa kịp thời còn nhiều hạn chế.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí