Iều Ki N Kinh Tế - Văn Hóa- Xã Hội Phong Tục Tập Quán Của Đ A Ph Ơng Điều Kiện Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội Của Địa Phương, Của Gia Đình Có Ảnh Hưởng

chuẩn mực với giáo viên. Điều này đã làm cho các nhà quản lý giáo dục, nhất là những thầy cô tâm huyết không khỏi trăn trở day dứt tìm ra biện pháp để giải quyết những tồn tại này.

Vì thế các nhà quản lý giáo dục nói chung, ban giám hiệu các nhà trường phổ thông nói riêng cũng rất cần có và được phát triển năng lực quản lý, cần phải có kế hoạch chương trình yêu cầu trong công tác giáo dục tư tưởng, trình độ nhận thức của giáo viên về nghề nghiệp, nhất là giáo dục rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh. Quá trình dạy học là sự kết hợp giữa quá trình dạy kiến thức và giáo dục đạo đức đây là hai quá trình diễn ra song song trong tư tưởng giáo dục của mỗi người thầy. Chỉ khi nào trình độ nhận thức của đội ngũ thầy cô trong nhà trường khá đồng đều, thấy được vai trò trách nhiệm cũng như lương tâm của mình trước học sinh, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì khi đó công tác giáo dục đạo đức mới đạt đức hiệu quả mong muốn. Vì vậy, để hoạt động giáo dục đạo đức có hiệu quả thì năng lực quản lý và trình độ, nghiệp vụ của giáo viên cũng đóng vai trò trọng yếu.

1.5.3. iều ki n kinh tế - văn hóa- xã hội phong tục tập quán của đ a ph ơng Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh

trong mối quan hệ giữa các lực lượng xã hội vì:

Do điều kiện kinh tế cung cấp nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường học sinh. Chính nền tảng kinh tế của địa phương là nền tảng cho các trường xây dựng cơ sở vật chất vững chắc. Địa phương có nền tảng kinh tế tốt là điều kiện cho các nhà trường, thầy cô, học sinh và phụ huynh có mối quan hệ gắn bó, kết nối và tập trung vào sự nghiệp giáo dục.

Nền tảng kinh tế gia đình vững chắc, bố mẹ có điều kiện trang bị cho con cái những điều kiện học tập tốt hơn, việc dành thời gian quan tâm tới quá trình học tập của con cái ở nhà cũng như trên lớp được nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện có mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường, gia đình được tăng lên.

Khi xã hội phát triển, nền tảng gia đình tốt đẹp, nhà trường văn minh đây là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp cho học sinh học tập tốt hơn.

Bên cạnh đó, các phong trào văn hóa, xã hội ở địa phương được tổ chức sôi nổi sẽ lôi cuốn gia đình, nhà trường tham gia một cách tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các tổ chức. Phong trào “xây dựng gia đình văn hóa”, “Giữ gìn trật tự an ninh”, “Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”, “Phòng chống các tệ nạn xã hội”… đây là điều kiện để GDĐĐ cho học sinh hình thành nhân cách tốt.

Những giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương được coi là môi trường quan trọng để các em giáo dục về cội nguồn, về lòng tự hào dân tộc, về tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu những bản sắc tinh hoa hình thành từ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nếp sống văn minh, các phong tục truyền thống của dòng họ, những lễ hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa ở các địa phương được tổ chức sẽ là một môi trường vô cùng thuận lợi để các em được giao lưu, học tập và rèn luyện những đức tính cần có của con người ở thời đại mới. Qua những hoạt động văn hóa đó, tinh thần dân tộc sẽ dần ngấm vào quá trình hình thành đạo đức của các em. Khi các phong trào văn hóa được tổ chức có hiệu quả như: câu lạc bộ hát xoan, phong trào thể dục thể thao… các em sẽ phát triển toàn diện về văn, thể, mĩ.

Tóm lại, một xã hội văn minh ở đó con người luôn sống có đạo đức, luôn sống vì cái đẹp, cái thiện. Việc giáo dục đạo đức cho HS sẽ giúp các em có nhận thức đúng đắn về những giá trị truyền thống vốn có của dân tộc, hình thành những đức tính trong sáng, những cảm xúc trân trọng về niềm tin đạo lý mà cha ông đã xây dựng. Từ đó HS sẽ tự trau dồi thói quen và hành vi ứng xử của mình cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

1.5.4. Sự ph i hợp các hoạt động giáo dục đạo đ c

- Hoạt động học tập

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 6

Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh khi đến trường,

nhưng ở lứa tuổi thiếu niên, việc học tập của học sinh có những thay đổi cơ bản. Việc học tập mang đến cho học sinh điều kiện cần thiết để tạo dựng cuộc sống, công việc trong tương lai như vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo lại là điều kiện phải có. Việc học tập ở trường THCS là bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ, ở trường việc học là được ưu tiên hàng đầu. Các em bắt đầu có tư duy về các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…Mỗi môn học lại có khái niệm quy luật sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự giác, độc lập cao.

Ở đa số thiếu niên, khái niệm “học tập” được mở rộng; nhiều em đã có ý thức tự học, có hứng thú với những bộ môn mình yêu thích. Tuy nhiên, sự tò mò của tuổi thanh thiếu niên, luôn muốn khám phá về thế giới xung quanh khiến HS luôn bị phân tán vào việc học, từ đó sẽ có thái độ luôn dễ dãi thờ ơ không nghiêm túc với những hoạt động giáo dục khác.

- Hoạt động lao động của học sinh

Hoạt động lao động có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Đến tuổi này, các em đã có những vai trò nhất định, được gia đình thừa nhận như một thành viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh chị giao cho những công việc trong gia đình như: dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc em nhỏ, nấu cơm…

Như vậy, dù là hoạt động ở trường hay hoạt động ở nhà thì quá trình lao động cũng giúp cho các em hình thành những giá trị phẩm chất đáng quý như: tinh thần tập thể, lòng yêu lao động, óc sáng tạo, có kỷ luật có kiên trì. Khi tham gia lao động sẽ bồi dưỡng được tình cảm tôn trọng lao động và người lao động từ đó sẽ nảy nở những tình cảm mới: như niềm vui về thành quả lao động, tự hào về những điều mình đã làm được, hài lòng với những thắng lợi sau những nỗ lực kiên trì, tình nguyện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Thông qua các hoạt động lao động học sinh sẽ hình thành các đức tích tự giác, tinh thần đoàn kết, hoạt động tập thể và giúp đỡ lẫn nhau.

- Hoạt động chính trị - xã hội của học sinh

Đây là một hoạt động vô cùng hữu ích vì nó giúp HS nắm bắt được những kỹ năng hoạt động cộng đồng. Từ đó HS nâng cao nhận thức của mình, sống trách nhiệm với xã hội, tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ là hành trang để các em chuẩn bị bước vào cuộc sống. Ở lứa tuổi này, các em đã có sức lực, đã hiểu biết nhiều muốn làm những công việc được mọi người biết đến. Các em sẽ có nhận định về các công việc thiện nguyện từ đó hình thành những đức tính tốt như: biết chia sẻ, cảm thông, hỗ trợ khi gặp các hoàn cảnh khó khăn.

Hoạt động chính trị xã hội được học sinh thực hiện qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tham gia các phong trào tập thể do địa phương tổ chức, các phong trào của Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên. Thông qua các hoạt động đó học sinh hiểu thêm về thực tiễn xã hội, từ đó giúp các em trưởng thành hơn về nhận thức là động lực để các em khẳng định và hoàn thiện nhân cách; đồng thời HS có trách nhiệm với công việc được giao, sống có trách nhiệm với tập thể và nhu cầu thường xuyên tiếp xúc với xã hội.

Mặt khác, các hoạt động xã hội đó chính là các hoạt động tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, các vấn đề mà toàn xã hội cần quan tâm như tuyên truyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, phòng chống các tệ nạn xã hội, về phát triển dân số, về bảo vệ môi trường...

- Các hoạt động tập thể khác

Các hoạt động văn hóa, thể dục văn nghệ, từ thiện là những phong trào mang tính tập thể: tham gia vệ sinh ở nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27-7, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác…ở địa phương nhằm nâng cao tính tập thể, tinh thần trách nhiệm tạo nên nếp sống giúp mọi người hiểu và chấp hành đúng nghĩa vụ của bản thân. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp là nhu cầu không thể thiếu,

đây được coi là phương thức giáo dục đạo đức tốt nhất để các em có hoạt động thực tiễn, được rèn luyện về hành vi thói quen và hình thành nhân cách.

Như vậy, việc phối hợp các hoạt động GDĐĐ cho HS trong trường là yêu cầu vô cùng quan trọng nó quyết định đến sự phát triển và hình thành nhân cách của HS. Đó là một nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

1.5.5. Phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục trong và ngoài nhà trường

Giáo dục đạo đức cho HS là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có định hướng đúng, sự liên kết phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên trong mối quan hệ đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo.

Thông qua ban đại diện Cha mẹ học sinh giúp cho các bậc phụ huynh có nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và bổn phận của mình đối với việc giáo dục con em. CMHS cần phối hợp với nhà trường, với thầy cô giáo để GDĐĐ cho HS.

Đồng thời nhà trường cũng thống nhất với cha mẹ học sinh về biện pháp và hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi của mỗi HS. Nhà trường yêu cầu CMHS phải thường xuyên liên hệ với thầy cô để nắm bắt kịp thời tình hình học tập và rèn luyện của HS ở nhà. Khi cha mẹ luôn quan tâm đồng hành cùng con em mình, với sự hỗ trợ liên hệ thường xuyên với nhà trường sẽ là điều kiện vô cùng quan trọng hình thành nên đức tính cần có cho HS.

1.5.6. Giáo dục các phẩm chất chủ yếu cho học sinh theo đ nh h ng GD T m i

Mục tiêu của chương trình GDPT mới là giúp cho HS làm chủ kiến thức, biết vận dụng và có khả năng tự học, có định hướng nghề nghiệp trong tương lai, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Cụ thể:

Đối với bậc Tiểu học mục tiêu là giúp cho HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực.

Với bậc THCS giúp cho HS phát triển các phẩm chất năng lực đã hình thành và phát triển ở bậc Tiểu học, từ đó điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để điều chỉnh tri thức có kỹ năng nền tảng, có hiểu biết ban đầu về các nghề có ý thức định hướng nghề nghiệp để tiếp tục học lên THPT hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, học tập và sinh hoạt.

Mục tiêu của chương trình giáo dục THPT là giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết với một công dân, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời. Khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.

Chương trình GDPT giúp HS phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực chung, đặc thù. Theo đó, 5 phẩm chất chủ yếu gồm: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh THCS như sau:

- Phẩm chất yêu nước

HS cần tích cực, chủ động tham gia bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường xung quanh, luôn tự hào về quê hương đất nước.

Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương.

Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.

- Phẩm chất nhân ái

Yêu quý mọi người: trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng

tư của người khác, không đồng tình với cái ác, cái xấu: không cổ xúy, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi, … Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác. Học sinh cần hình thành phẩm chất tôn trọng sự đa dạng trong văn hóa của dân tộc, của cộng đồng. Có tinh thần cảm thông, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi thấy những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Ý thức cho đi nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn sẽ giúp phẩm chất nhân ái của Hs được hình thành một cách tự nhiên.

- Phẩm chất chăm chỉ

Có ý thức tự học, ham học, luôn chủ động trong học tập, có nỗ lực vươn lên để đạt kết quả tốt, thích đọc sách báo, sưu tầm tư liệu để mở rộng kiến thức, hiểu biết có ý thức vận dụng kiến thức từ lý thuyết sang thực hành và áp dụng vào đời sống hàng ngày.

Chăm làm: tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế, phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, luôn cố gắng đạt kết quả tốt trong lao động ở trường lớp,cộng đồng, có ý thức học tốt các môn học, các nội dung hướng nghiệp; có hiểu biết về một nghề phổ thông.

- Phẩm chất trung thực

Nói đi đôi với làm, luôn thống nhất giữa lời nói và hành động.

Nhìn nhận một cách nghiêm túc về khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói và hành vi của bản thân.

Tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người, khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.

Không xâm phạm của công, luôn đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

- Phẩm chất trách nhiệm

Luôn có trách nhiệm với bản thân: có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe, có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lý đồ dùng của bản thân, có ý thức tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian hợp lý, xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý, không tìm cách đổ lỗi cho người khác và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.

Đối với gia đình luôn quan tâm đến công việc gia đình, có trách nhiệm trong mọi công việc lớn nhỏ, tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình.

Đối với nhà trường và xã hội: luôn quan tâm đến các công việc của cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng, tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương, không đồng tình với những hành vi sai trái gây tổn hại tới nếp sống văn hóa và quy định ở nơi công cộng; tham gia kết nối mạng Internet đúng quy định không phát tán những thông tin nhằm ảnh hưởng đến danh dự của cá nhân, tổ chức hoặc đến nếp sống văn hóa của toàn xã hội.

Có trách nhiệm với môi trường sống, hòa thuận và thân thiện với thiên nhiên, có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại đến thiên nhiên, có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền nhằm biến đổi khí hậu.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí