Khái Quát Về Hoạt Động Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản


khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu trước đây đã có những đánh giá tương đối rõ nét về thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng.

- Về thực tiễn: các nghiên cứu trước đây đã phác hoạ đầy đủ và đa chiều về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời, các bài học kinh nghiệm và các giải pháp đã được khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nâng cao được hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao kết quả hoạt động xuất khẩu.

1.5. KHOẢNG TRỐNG CẦN NGHIÊN CỨU

1.5.1. Khoảng trống về phạm vi

Trên thế giới, trong khu vực và trong nước đã có một số công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XK của DN. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở các nước phát triển. Những nghiên cứu được tìm thấy các nước đang phát triển ngoài Trung Quốc là rất ít và gần như không tìm thấy nghiên cứu về Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu các ngành công nghiệp, nghiên cứu về DN nông sản không nhiều.

1.5.2. Khoảng trống về nội dung

Nghiên cứu cụ thể về hoạt động XK của DN XKNS, mà cụ thể là DN XKNS của Việt Nam sang Trung Quốc một cách có hệ thống đến nay chưa có. Hiện tại rất ít công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về hoạt động XK của DN XKNS của Việt Nam sang Trung Quốc theo cách tiếp cận phân tích nhân tố ảnh hưởng. Mặc dù đây là thị trường quan trọng được quan tâm nhiều song hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát về thực trạng, triển vọng, giá trị gia tăng,… và đề xuất giải pháp cho hoạt động XKNS nói chung.

Đồng thời, đứng ở góc độ quản lý kinh tế thì hiện nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

1.5.3. Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Hiện nay, thiếu những nghiên cứu chuyên sâu có sử dụng phương pháp mô hình hóa để đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động XK của DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.


Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 7

Điều này cho thấy, việc luận án sử dụng mô hình hóa không chỉ đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra mà còn thể hiện được tính thời sự cao, giải quyết được một phần thiếu sót của các nghiên cứu trước đây.

1.5.4. Khoảng trống về bối cảnh

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, sức mua của nhiều quốc gia suy giảm, vận chuyển hàng hóa gặp không ít trở ngại, thì Trung Quốc với ưu thế gần gũi về địa lý, lại càng là thị trường XK quan trọng của Việt Nam.

Khoảng trống về đề tài nghiên cứu rất lớn bao gồm: phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu và bối cảnh. Tuy nhiên, phạm vi của luận án, tác giả chỉ tập trung đánh giá một số nhân tố chính ảnh hưởng tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch trong điều kiện bình thường. Những khoảng trống còn lại hi vọng sẽ có những nghiên cứu tiếp theo, chuyên sâu hơn để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

Tiểu kết:Xuất khẩu là một hoạt động mang đến nguồn lực đóng góp lớn vào sự phát triển của mỗi quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống toàn xã hội. Là một quốc gia đang phát triển, xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thương mại của Việt Nam. Việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Theo kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được chia làm hai nhóm chính: nhân tố bên trong được và nhân tố bên ngoài Roger và cộng sự (2006),.

Nhân tố bên trong được đề cập đến trong nghiên cứu của Aaby và Slater (1989) [68], Zou và Stan (1998) [143], Haahti và các cộng sự (2005) [101], Cavusgil và Zou (1994) [80], O’Cass và Julian (2003)[128], Dean và các cộng sự (2000) [90], O’Cass và Julian (2003) [128], Yeoh (2004) [142]. Nhân tố bên ngoài được nghiên cứu bởi , Forte R (2016) [131], Guner, Berrin và cộng sự (2010)[97], (1998) [164], Sousa và cộng sự (2008) [157]. Ở Việt Nam rất ít các nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN


2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

2.1.1. Khái quát về nông sản xuất khẩu

2.1.1.1. Khái niệm nông sản

Theo WTO sản phẩm nông nghiệp được định nghĩa của Hiệp định Nông nghiệp. Định nghĩa này liên quan đến Hệ thống hài hòa phân loại sản phẩm, các sản phẩm nông nghiệp nằm trong Chương I đến Chương XXIV Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế), trừ cá và các sản phẩm từ cá, bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp [65].

Theo quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO), các sản phẩm nông nghiệp gồm: sản phẩm nhiệt đới (chè, ca cao, cà phê, tiêu…), ngũ cốc (mì, lúa gạo, kê, ngô, sắn,…), thịt và sản phẩm từ thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm,…), dầu mỡ và sản phẩm từ dầu (các loại hạt có dầu như đậu tương, hướng dương và các loại dầu thực vật), sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, pho mát và các sản phẩm làm từ sữa), nông sản nguyên liệu (bông, đay, sợi, cao su thiên nhiên… nông sản nguyên liệu (bông, đay, sợi, cao su thiên nhiên..), rau quả ( rau củ quả tươi…) [20].

Theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn Thực phẩm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: quản lý chất lượng và an toàn đối với các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp chính để tiêu dùng, và các quy định của "Luật Chất lượng và An toàn Sản phẩm Nông nghiệp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" Sản phẩm nông nghiệp là: Thực vật (thức ăn, cây trồng làm vườn, trái cây, hoa...) , chăn nuôi (sản phẩm từ thịt, sản phẩm từ sữa, sản phẩm từ trứng, các loại sản phẩm từ động vật khác...), thủy sản (động vật thủy sản, sản phẩm thủy sinh...).

Đối với Việt Nam, nông sản được hiểu là sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai. Tổng hợp từ các quan điểm trên cho thấy: “Nông sản là sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản phẩm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)”. Khái niệm này


tương đối rộng và phức tạp, để phù hợp với nội dung nghiên cứu, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu với một số mặt hàng nông sản cụ thể thuộc nhóm cây trồng (sản phẩm làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai) gồm những mặt hàng XK chủ lực như: gạo, cà phê, sắn và các sản phầm của sắn, rau quả….

2.1.1.2. Đặc điểm của nông sản

* Tính thiếu ổn định

Hàng nông sản chịu ảnh hưởng lớn từ các điều kiện tự nhiên: đất đai, địa hình, thời tiết, bệnh dịch đây là đặc điểm riêng của hàng hóa nông sản. Nhưng nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng của nông sản từ đó ảnh hưởng đến giá cả và nguồn hàng sản phẩm nông sản xuất khẩu. Trong điều kiện thiên nhiên thuận lợi thì cây trồng sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng dẫn đến sản lượng giảm, chất lượng đi xuống. Hàng nông sản còn có tính thời vụ cao. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải xác định đặc điểm của từng loại nông sản từng thời vụ thu mua để xuất khẩu sao cho chất lượng tốt nhất, số lượng đầy đủ, giá cả hợp lý.

* Thường gặp nhiều rào cản kỹ thuật

Sản phẩm nông sản là nhu yếu phẩm liên quan mật thiết đến sức khỏe con người. Nhưng nông sản lại là mặt hàng dễ hư hỏng, biến chất từ quá trình thu hoạch đến chế biến vận chuyển và kinh doanh.

Rất nhiều quốc gia có những quy định khắt khe đối với sản phẩm nông sản, đặc biệt là những quốc gia có yêu cầu cao như EU, Mỹ, Nhật hay như Trung Quốc thời gian gần đây cũng bắt đầu có những yêu cầu cao hơn đối với sản phẩm nông sản NK như những yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ, về kiểm dịch hay những yêu cầu về dư lượng thuốc trừ sâu...

Điều này dẫn tới XKNS thường gặp nhiều rủi ro nếu DN XKNS không tìm hiểu kỹ thông tin và những quy định của nước NK, đặc biệt là những quy định hay chính sách mới.

* Tính thiếu ổn định trong giá xuất khẩu

Do tính mùa vụ của sản phẩm nông nghiệp, hay nhưng yếu tố khác nhau dấn đến sự thiếu hụt trong nguồn cung dễ làm cho giá nông sản lên xuống thất thường. Vào những lúc chính vụ, nguồn cung nông sản dồi dào thì giá thấp. Ngược lại, vào những lúc trái vụ, hàng thường khan hiếm, thì giá bán sẽ tăng cao.


Bên cạnh đó, do đặc tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sản thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, giá biến động làm cho hoạt động XKNS phải thường xuyên đối mặt với tình trạng được mùa mất giá.

Với đặc điểm trên giá XKNS sẽ gặp biến động khó lường nhất là khi quốc gia NK có những chính sách ưu đãi hoặc hạn chế về NK nông sản dẫn đến việc tăng hay giảm giá tại các thời điểm khác nhau.

2.1.2. Khái quát về xuất khẩu nông sản

Theo Adam Smith, khi tập trung chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng mà bản thân quốc gia có lợi thế tuyệt đối thì có thể sản xuất ra một lượng lớn hàng hóa, có thể dư thừa với nhu cầu sử dụng trong nước nên được mang ra trao đổi với bên ngoài. Còn theo Ricardo thì nếu quốc một quốc gia sản xuất và đem trao đổi mặt hàng mình có lợi thế so sánh với quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều có lợi. Như vậy khi phân công lao động quốc tế đạt đến trình độ nhất định thì thương mại sẽ xảy ra.

Trước đây thương mại được hiểu là hình thức trao đổi hàng đổi hàng, sau đó xuất hiện các phương tiện thanh toán trung gian như tiền, séc. Thương mại phát triển ngày càng phức tạp hơn qua cách hình thức như thương mại điện tử, cho thuê tài chính, mua bán nợ thương mại…liên kết chặt chẽ hơn nhưng cũng cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Trên cơ sở về thương mại hàng hóa, XKNS có thể hiểu là:

Xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân công lao động quốc tế, tạo ra lợi thế cạnh tranh đem lại lợi ích cho quốc gia.

2.1.2.1. Hình thức xuất khẩu nông sản

* Xuất khẩu trực tiếp

Là hình thức XKNS mà người mua và người bán liên hệ trực tiếp với nhau thông qua các phương thức như gặp gỡ, thư tín… để đàm phán giá cả, phương thức giao dịch. Đối với hình thức này có có ưu điểm là giảm được các chi phí trung gian từ đó tăng được lợi nhuận cho người bán và người mua. Hơn nữa vì giao dịch trực tiếp nên người bán dễ dàng trao đổi từ đó đưa ra những phương án phù hợp để đáp ứng được được nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là cơ hội tốt để người bán nâng


cao uy tín chất lượng hàng hóa giao dịch. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức giao dịch này là chi phí giao dịch có thể sẽ cao, rủi ro kinh doanh khá lớn nếu người bán không có điều kiện tìm hiểu rõ khách hàng của mình.

* Xuất khẩu trung gian

Hay còn gọi là hình thức XKNS ủy thác, đây là hình thức bán hàng nông sản thông qua nhân tố trung gian thứ ba, nhân tố trung gian thứ ba thường là các đại lý, DN xuất NK hay các DN vận tải. XK ủy thác thường xảy ra khi người sản xuất nông sản không đủ điều kiện hoặc năng lực để XK nên trực tiếp ủy thác cho bên trung gian để tiến hành XK. Phía bên được ủy thác sẽ thu phí ủy thác từ hoạt động ủy thác này. Hình thức này khá phổ biến tại các quốc gia đang phát triển.

* Xuất khẩu hàng nông sản tại chỗ

Hình thức XK này xảy ra hàng hóa được bán cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Đặc điểm của hình thức này là nhà XK không cần phải đi tìm nhà NK mà ngược lại nhà NK sẽ đến đàm phát trực tiếp với nhà XK. Với hình thức này tất cả các hoạt động như hải quan, vận tải…thường sẽ do nhà NK đảm nhiệm.

* Tạm nhập tái xuất

Là hình thức XK trở lại những hàng nông sản được nhập từ nước khác chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Giao dịch của hoạt động này bao gồm NK và XK, hoạt động này luôn thu hút có ba bên tham gia: bên XK, bên tái xuất và bên NK.

Tái xuất được hiện thực bằng hai hình thức:

Tái xuất theo đúng nghĩa theo đó hàng nông sản đi từ nước XK sang nước tái xuất, rồi lại được XK từ nước tái xuất sang nước NK.

Chuyển khẩu, trong đó hàng nông sản từ nước XK trực tiếp sang nước NK. Bên tái xuất trả tiền cho bên XK và thu tiền của bên NK.

2.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu nông sản

Hệ thống thương mại nông sản đóng một vai trò cơ bản quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, bằng cách đảm bảo rằng thâm hụt lương thực tạm thời hoặc kéo dài do khí hậu bất lợi và các điều kiện khác từ thị trường thế giới có thể được đáp ứng. Thương mại nông sản ở nhiều nước là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế nói chung và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của quốc gia như: (i) Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; (ii) Mở rộng thị trường xuất khẩu (iii) Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (iv) Góp phần giải quyết


việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư (v) Góp phần giúp hội nhập sâu rộng vào hoạt động kinh tế quốc tế và tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước

2.1.3. Khái quát về doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Doanh nghiệp XKNS là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, tuy nhiên XK không phải là ngành nghề kinh doanh mà là quyền mặc định của DN nghĩa là DN kinh doanh mặt hàng nào thì được phép XK mặt hàng đó.

Theo điều 7 Luật DN 2014 nêu rõ “ Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu” là quyền của DN. Thêm nữa theo thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT, hoạt động xuất NK thuộc thông tin “đăng ký thuế” chứ thuộc thông tin “ngành nghề kinh doanh” [39].

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh XK là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, DN phải đáp ứng đủ điều kiện mới được kinh doanh XK:

Hàng hóa XK phải theo giấy phép, DN muốn XK hàng hóa phải có giấy phép của Bộ Công thương hoặc các Bộ quản lý liên quan.

Hàng hóa XK phải đảm bảo các quy định liên quan về kiểm dịch động, thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành trước khi thông quan.

Hàng hóa xuất khẩu không thuộc quy định tại Điều 5, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (quy định hàng hóa cấm XK, cấm NK).

Như vậy, có thể hiểu “Doanh nghiệp trong nước kinh doanh hàng nông sản khi xuất khẩu nông sản là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản” .

Vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản:

Trong các chuỗi cung ứng, các DN XKNS đóng vai trò như các mắt xích kết nối các giao dịch về hàng hóa giữa các nhà sản xuất và các nhà NK. Các DN XKNS tham gia vào thị trường cung ứng dịch vụ XK để hỗ trợ các DN sản xuất – NK mang lại nhiều lợi ích hơn. Tầm quan trọng của việc sử dụng các dịch vụ ủy thác từ phía các nhà sản xuất và các nhà NK đã đem đến cho các DN XKNS một vai trò quan trọng. Các DN XKNS giữ vai trò đáng kể trong mối quan hệ giữa nhiều bên dựa vào những tiềm năng sẵn có của mình, vừa có vai trò cố vấn và vừa có vai trò như một trụ cột trung gian trong mô hình liên minh cùng phát triển.

* Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đóng vai trò cố vấn giúp các doanh


nghiệp trong chuỗi cung ứng tập trung vào việc phát triển các năng lực cốt lõi, tăng cường tính chuyên môn hoá.

Doanh nghiệp XKNS có khả năng khai thác các mối quan hệ cộng tác trong chuỗi sản xuất tiêu thụ. Sự tham gia của DN XKNS giúp cho các thành viên trong chuỗi hoặc giữa nhiều chuỗi khác nhau được vận hành thông suốt các giao dịch, trao đổi. Đồng thời, với vai trò của mình, các DN XKNS dễ dàng nắm rõ các kế hoạch hoạt động chung được thiết lập bởi các nhà sản xuất, hạn chế được những rào cản về tâm lý khi phải hợp tác với đối tác NK. Một DN XKNS trung gian sẽ ở vị trí kết nối giữa chuỗi tiêu thụ, có trách nhiệm chia sẻ các nguồn lực một cách tối ưu nhất giữa DN sản xuất nông sản và DN NK nông sản, qua đó nâng cao được hoạt động và chất lượng của hoạt động kinh tế.

Vì vậy, các DN sản xuất – NK khi tận dụng được lợi thế của các nhà XK sẽ có thể tập trung nguồn lực vào các hoạt động để gia tăng giá trị cho sản phẩm/dịch vụ như: nghiên cứu phát triển sản phẩm, marketing, nghiên cứu phát triển thị trường thay vì phải dàn trải nguồn lực cho các hoạt động như vận chuyển, ghi mã ký hiệu, làm thủ tục thông quan và các hoạt động logistics khác. Việc tập trung vào phát triển các năng lực cốt lõi, gia tăng tính chuyên môn hóa giúp các thành viên trong chuỗi có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tập trung tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường.

* Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đóng vai trò như một trụ cột trung gian trong mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi tiêu thụ

Doanh nghiệp XKNS đóng vai trò kết nối các giao dịch của các thành phần tham gia chuỗi tiêu thụ thông qua quá trình cung cấp dịch vụ XK của mình. Nhà cung cấp dịch vụ XK kết nối giao dịch về hàng hoá từ các nhà sản xuất đến nhà NK. Các nhà cung ứng dịch vụ XK hỗ trợ thông quan tạo thuận lợi trong việc thực hiện mua bán nông sản Thực tế cho thấy, nếu hàng nông sản không đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm thì có thể gây ra những thiệt hại kinh tế nặng nề.

Trong chuỗi tiêu thụ quốc tế, bên cạnh các thành viên là các nhà sản xuất, các nhà NK, còn có sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ XK tham gia hoạt động trong chuỗi. Sự phức tạp trong vận hành một chuỗi tiêu thụ cần thiết phải có một thành viên đóng vai trò trung gian, điều phối các mối quan hệ, cùng phát triển. Thành viên này đóng vai trò then chốt và tham gia xuyên suốt trong chuỗi tiêu thụ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023