b. Các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là con đường để hình thành nhân cách thế hệ trẻ theo mục đích xã hội, quá trình này được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
Giáo dục đạo đức thông qua các môn học
Nội dung giáo dục đạo đức thông qua môn Giáo dục công dân và được tích hợp từ các môn học trong chương trình học của học sinh đảm bảo các nội dung:
Giáo dục đạo đức cho học sinh về các nội dung như: lòng yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc; giáo dục niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, Giáo dục lòng tôn trọng, giữ gìn các di sản văn hóa, có ý thức biết trân trọng phát huy những truyền thống tốt đẹp, có thái độ đúng đắn với những chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.
Trong quan hệ cá nhân của học sinh với lao động: cần giúp học sinh thấy được tinh thần lao động của cha ông, biết yêu lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học, biết trân quý những người lao động dù hoạt động trên bất cứ lĩnh vực và hình thức nào.
Đối với tài sản và di sản thiên nhiên, HS cần có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy tinh thần truyền thống dân tộc. Không xâm phạm vào tài sản chung và của cải riêng của những người khác. Luôn có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, giữ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Với mối quan hệ của học sinh với mọi người xung quanh cần giúp các em có ý thức kính trọng người lớn tuổi, biết lễ phép, kính trọng và biết ơn với thầy cô giáo; đối với em nhỏ cần cảm thông, nhường nhịn, giúp đỡ yêu thương; đối với bạn bè luôn chân thành, khiêm tốn luôn lắng nghe, học hỏi. Giáo dục tình cảm thông đoàn kết tôn trọng và luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân.
Đối với bản thân: Luôn tự nghiêm khắc đối với những tồn tại hạn chế của bản thân; Luôn khiêm tốn thật thà, có nghị lực tinh thần lạc quan yêu đời…
Đặc biệt cần giúp cho học sinh biết yêu cái đẹp, trân trọng những giá trị truyền thống, biết bảo vệ hòa bình và thân thiện với môi trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Theo Định Hướng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trường Thcs Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Iều Ki N Kinh Tế - Văn Hóa- Xã Hội Phong Tục Tập Quán Của Đ A Ph Ơng Điều Kiện Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội Của Địa Phương, Của Gia Đình Có Ảnh Hưởng
- Khái Quát Về Đặc Điểm, Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Đào Tạo Ở Xã Kim Đức, Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
- Phỏng Vấn Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Nhà Trường
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
- Hoạt động giáo dục thông qua các tiết ngoài giờ lên lớp
Các nội dung giáo dục của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các hoạt động văn nghệ, văn hóa, thể thao và các buổi ngoại khóa về các hoạt động xã hội, bảo vệ và giữ gìn môi trường sống, góp phần chống các tệ nạn xã hội, các chủ đề về nội dung uống nước nhớ nguồn, tìm hiểu về truyền thống dân tộc…
Đối với các giờ lao động công ích và vệ sinh chung của toàn trường. Thông qua các buổi lao động giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ về nghĩa vụ, quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; qua đó giáo dục tinh thần yêu lao động, trân trọng thành quả lao động của cá nhân, cộng đồng và xã hội. Qua lao động các em sẽ thu được những kinh nghiệm đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Thói quen làm việc tập thể, gắn lao động với học tập.
- Giáo dục đạo đức thông qua các hình thức tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thiện bản thân
Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến trình độ đạo đức của mỗi học sinh. Sự phát triển đạo đức đòi hỏi phải có sự tác động từ bên ngoài và những độc lực bên trong. Đó chính là giáo dục ý thức tự giác, tự học tập tự rèn luyện.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự gương mẫu của người thầy
Đối với học sinh hình ảnh về thầy cô có ảnh hưởng vô cùng lớn. Các em đã có nhận thức riêng về giáo viên, biết nhận xét đánh giá từng thầy cô, có ý thức cảm phục những giáo viên giỏi, có phẩm chất cao quý, có tinh thần tự hào. Các em sẵn sàng làm theo hướng dẫn của thầy cô. Nên muốn giáo dục đạo đức cho học sinh thì thầy cô phải là người gương mẫu trong chuẩn mực đạo đức, là tấm gương sáng cho học sinh từ tác phong, cử chỉ lời nói đến hành vi của bản thân. Bởi điều đó tác động đến nhận thức và ý thức đạo đức của học sinh.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS
1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục đạo đ c cho học sinh tr ng THCS
Muốn hoạt động giáo dục đạo đức đạt được hiệu quả, cần phân tích được thực trạng giáo dục đạo đức qua các năm học của ngành, trường, ở địa phương; nắm rõ được tình hình điều kiện cơ sở vật chất của trường nguồn tài chính, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xác định mục tiêu và các hoạt động giáo dục đạo đức đạt hiệu quả.
Như vậy người quản lý cần chú ý khi lập kế hoạch:
- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu chung của giáo dục. Cần sự phối hợp chặt chẽ với các kế hoạch dạy học trên lớp.
- Cần lựa chọn, nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực và phù hợp với hoạt động tâm sinh lý của học sinh nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao.
- Cần lựa chọn, nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực và phù hợp với hoạt động tâm sinh lý của học sinh nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao.
- Thành lập được ban chỉ đạo cụ thể ngay từ đầu năm học để theo dõi, kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch.
Căn cứ vào những nội dung trên người lãnh đạo phải thể hiện được vai trò quản lý trong các hoạt động giáo dục cụ thể phải xây dựng được:
- Các kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức xây dựng theo chủ điểm.
- Kế hoạch hoạt động được xây dựng theo các mặt hoạt động.
Nói tóm lại, các kế hoạch phải đảm bảo tính vừa phải, tính bao quát, tính cụ thể và tính khả thi.
1.4.2. Tổ ch c thực hi n kế hoạch giáo dục đạo đ c tr ng THCS
Sau khi đã lập xong kế hoạch cho học sinh cần tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, khi đó là lúc chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực. Để thực hiện được các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cần một quá trình lâu dài hình thành nên mối quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường để giúp nội dung giáo dục đạo đức được triển
khai tích cực đến học sinh. Vì vậy các thành viên, các bộ phận cần nắm chính xác được phương hướng, mục tiêu và biện pháp thực hiện, bố trí được nhân sự, ban kiểm tra quản lý, huy động được cơ sở vật chất, kinh tế, định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện thời gian bắt đầu và thời hạn kết thúc.
Điều kiện để thực hiện kế hoạch GDĐĐ
- Để thực hiện các hoạt động GDĐĐ theo chủ điểm cần phối hợp với các tổ chức như đoàn – đội về hình thức, nội dung và đối tượng thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm học.
- Đối với các hoạt động theo chương trình GDĐĐ cần có sự phân công chuyên môn cụ thể (giáo viên giảng dạy, thời khóa biểu theo tuần), nội dung triển khai, hình thức đánh giá và kiểm tra.
- Đối với các kế hoạch hoạt động theo các mặt hoạt động giáo dục cần xác định đối tượng phối hợp thực hiện, nội dung, kinh phí hoạt động.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS
Trên cơ sở nội dung các văn bản kế hoạch và công tác tổ chức, bộ phận lãnh đạo sẽ hướng dẫn cụ thể công việc theo dõi, giám sát, động viên và uốn nắn kịp thời các hoạt động của từng cá nhân và mỗi bộ phận để quá trình thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao.
Cụ thể, cần chỉ đạo:
Hoạt động giáo dục đạo đức thông qua các môn học trong nhà trường giúp cho học sinh hiểu biết về các khái niệm thuộc phạm trù đạo đức, nắm được các mức hành vi trong ứng xử, trong các quan hệ, từ đó có hành động đúng.
Hoạt động giáo dục thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp là hình thức tổ chức các buổi ngoại khóa, các hoạt động vui chơi, hoạt động xã hội – chính trị, hoạt động thể dục thể thao giúp các em có cách nhìn mở với thế giới bên ngoài từ đó hình thành những kỹ năng cần có, những nếp sống sinh hoạt văn minh, phẩm chất và năng lực thực tiễn từ đó cũng được hình thành.
1.4.4. iểm tra đánh giá vi c thực hi n GD cho học sinh tr ng THCS
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động GDĐĐ được coi yếu tố cần thiết trong hoạt động quản lý GDĐĐ, bởi nó đảm bảo cơ chế rằng các nội dung hoạt động phải được tuân thủ, phải phù hợp nhất quán với những kế hoạch, mục tiêu giáo dục đạo đức đã xây dựng. Việc kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho ta thấy những tồn tại, những nội dung đã triển khai một cách có hiệu quả, nhưng có những nội dung triển khai chưa tốt còn hạn chế. Việc kiểm tra giúp người quản lý nắm vững được tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót, khen thưởng và kỷ luật một cách khách quan thu nhập được thông tin điều chỉnh kịp thời cho hoạt động quản lý, kiểm nghiệm các quyết định. Để kiểm tra đánh giá một cách khách quan, chính xác cần phải có nội dung và kế hoạch chuẩn. Vì vậy cần coi trọng việc xây dựng các tiêu chuẩn trong kiểm tra đánh giá.
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là một vấn đề quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chất lượng giáo dục toàn diện. Thông qua việc phân tích, đánh giá kết quả tu dưỡng đạo đức học sinh mà nhà trường có thể điều chỉnh nội quy, quy định, nội dung GDĐĐ cho phù hợp; đồng thời sử dụng kết quả đánh giá đạo đức học sinh để đánh giá thi đua học sinh, giáo viên.
1.4.5. h i hợp các lực l ợng trong giáo dục đạo đ c cho học sinh THCS
Giúp học sinh phát triển toàn diện và hình thành các chuẩn mực đạo đức đúng đắn, không phải chỉ có nhà trường, gia đình mà cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp trong việc thực hiện các hoạt động GDĐĐ gồm có: Công đoàn nhà trường, Đoàn thanh niên, GVCN, GV bộ môn, CNV, Ban cha mẹ học sinh, tổ chức ngoài xã hội, Công an, Y tế, Chính quyền địa phương, từ thiện, môi trường…Mỗi lực lượng này đều có thế mạnh riêng vì vậy việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động GDĐĐ cho học sinh chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục của mỗi trường. Để làm được điều này cần có sự quản lý chặt chẽ có hiệu quả và sự phối hợp thực hiện của các lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ để tăng hiệu quả.
- Sự phối hợp của BGH nhà trường với lớp học: Đây là sự phối hợp quan trọng cần phải diễn ra một cách thường xuyên liên tục để đạt hiệu quả cao cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Và trong đó giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đồng thời là cầu nối quan trọng cho sự phối hợp giữa nhà trường và lớp học để đi đến giáo dục đạo đức cho từng học sinh trong lớp. Cần nắm rõ tình hình rèn luyện đạo đức của học sinh để có chỉ đạo kịp thời hay giúp đỡ giáo viên trong việc GDĐĐ học sinh. Trong nhiều trường hợp có thể trực tiếp tham gia chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trong lớp học.
- Phối hợp với Đoàn TNCS, Đội TNTP có thể giúp giáo dục học sinh tốt hơn trong các phong trào thi đua, các hoạt động của Đoàn- Đội
- Sự phối hợp của nhà trường với gia đình học sinh là điều quan trọng và cần thiết trong giáo dục học sinh. Có thể nắm bắt được những vấn đề ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức của học sinh. Sự trao đổi thông tin giữa nhà trường và phụ huynh học sinh giúp cho thông tin về học sinh được cập nhập liên tục từ đó có thể đề ra các giải pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả hơn.
- Phối hợp với công an: Hiện nay các tình hình xã hội ảnh hưởng lớn đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Các tệ nạn xã hội công an, an ninh là những tổ chức nắm rõ nhất. Thông qua đó truyền đạt cho học sinh nắm rõ được luật pháp, các tệ nạn hay xảy ra để phòng tránh...
- Phối hợp với các tổ chức xã hội: Có rất nhiều tổ chức xã hội mà thông qua đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh được toàn diện hơn. Như các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ cho vùng khó khăn, tổ chức trải nghiệm vì môi trường xanh,...
- Sự phối hợp với cơ quan y tế: Đây cũng là mối quan trọng để tìm hiểu về học sinh. Phổ biến những kiến thức về y tế, bệnh tật, phòng tránh, … hay như kỳ thị những người mắc bệnh truyền nhiễm, hiểm nghèo...
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS
1.5.1. ặc điểm tâm lý sinh lý của học sinh THCS
HS THCS là lứa tuổi từ 11 – 15 tuổi. Là lứa HS học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây được coi là lứa tuổi thiếu niên, một giai đoạn có vị trí vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ em.
Thứ nhất, đây là thời kỳ các em chuyển từ độ tuổi trẻ thơ sang tuổi trưởng thành, là giai đoạn mà các em luôn muốn khám phá và phát triển bản thân. Đây là giai đoạn các em hình thành tính cách và luôn có nhận định của bản thân. Nếu lúc này gia đình, nhà trường và xã hội làm tốt công tác định hướng và hình thành tính cách cho các em thì các em sẽ trở thành những cá nhân tốt, thành đạt là những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng đắn, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn đến trẻ em bị nhận thức sai lệch về hành vi và nhân cách.
Thứ hai, đây là thời kỳ mà các em tiếp xúc nhiều với các hoạt động xã hội, nên sẽ hình thành những cá tính những mối quan hệ bình đẳng với người lớn và các bạn ngang hàng.
Thứ ba, trong suốt thời kỳ tuổi thiếu niên sẽ diễn ra quá trình hoàn thiện về thể chất, sinh lý, hoạt động, tương tác xã hội, tâm lý, nhân cách và xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Đó là cơ sở nền tảng để hình thành tư duy đạo đức khi lớn lên.
Thứ tư, tuổi thiếu niên đây là giai đoạn vô cùng khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn. Các em luôn muốn tìm tòi điều mới lạ, nhưng muốn khẳng định cái tôi của cá nhân, muốn chứng tỏ mình, đây có thể gọi là giai đoạn
“quá độ”… Một mặt, những tác động từ bên ngoài khiến tính cách của các em trưởng thành hơn, nhưng mặt khác bên trong các em vẫn là những cô cậu học trò ngồi trên ghế nhà trường. Sự mâu thuẫn ở bên trong và bên ngoài khiến chính các em ở lứa tuổi này còn mung lung về tính cách. Nhiều em gia đình có điều kiện quan tâm, chăm sóc, nên ít tham gia vào công việc chung, hoặc phụ giúp gia đình điều đó khiến kỹ năng sống của các em còn hạn chế và dẫn đến việc hình thành đạo đức cho HS chưa đi đúng hướng.
1.5.2. Tr nh độ năng lực quản lý của Hi u tr ng v đội ngũ giáo viên (đặc bi t l giáo viên chủ nhi m) tham gia GD học sinh
Trong giai đoạn hiện nay, lực lượng giáo viên giảng dạy ở các trường THCS đều đạt chuẩn đại học trở lên. Một số giáo viên trong các trường THCS có trình độ thạc sĩ.
Trong quá trình được đào tạo ở các trường sư phạm thì đa số các giáo viên đều được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, học các kiến thức tâm lý, được thực tập nghiệp vụ giảng dạy, được tiếp xúc làm quen với mọi công tác giáo dục ở các nhà trường.
Cùng với sự phát triển của đất nước, được Đảng và Nhà nước quan tâm nên đội ngũ giáo viên trong các nhà trường phổ thông, nhất là bậc THCS đã có điều kiện phát huy được năng lực chuyên môn trong quá trình giảng dạy và giáo dục cho thế hệ trẻ. Phần lớn đội ngũ giáo viên đều yêu nghề, yên tâm với công việc, gắn bó với nhà trường. Tuy nhiên trong đội ngũ các nhà giáo vẫn không ít các thầy cô mới chỉ chú ý đến truyền đạt kiến thức, nặng về truyền dạy, chưa thực sự chú ý đến “ dạy người”. Điều này thể hiện rất rõ trong đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, đa số nhà trường chỉ chú trọng xếp loại học lực, hạnh kiểm chưa thực sự quan tâm đến đạo đức nếp sống cho học sinh, ít quan tâm, chỉ làm cho xong việc. Cá biệt, do cá tính hoặc tâm trạng cá nhân có giáo viên đã có lời nói hoặc hành vi phản cảm không có ý nghĩa giáo dục. Cũng chính vì những tồn tại này mà trong các nhà trường hiện nay vẫn tồn tại các hiện tượng học sinh còn vô lễ với thầy cô, nói xấu và thái độ chưa