Quản Lý Việc Sử Dụng, Khai Thác Công Nghệ Thông Tin Trong Giảng Dạy

Tri thức của GV là những đặc điểm quan trọng trong công tác GD. GV với bất cứ lớp học nào đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy hữu hiệu, lòng nhiệt thành và đức tính thân mật. Bên cạch đó GV phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn HS trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học.

Đổi mới PPDH học phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh vì vậy nhà giáo cần phải chủ động và có sáng kiến:

Làm cho HS biết tự học, tự vận dụng; Luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi; Làm cho HS biết hợp tác và chia sẻ; Tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học; Học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật; Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp; Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết mềm hóa tư duy và tuy cơ ứng biến; Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và môi trường để tìm giải pháp đồng bộ giải quyết những tình huống đa chiều.

Đổi mới PPDH không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học GD thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta dung hòa để làm "hơi khác hay tương tự cái đã có". Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ.

Nếu PPDH cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho HS làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều "bỏ quên HS". Nên bình thường, HS bị động trong tiếp nhận. Còn phương pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Đổi mới cách tổ chức

Thay vì bố trí bàn ghế theo kiểu truyền thống để giảng giải, phân tích như trước đây, GV bố trí, sắp xếp bàn ghế trong lớp học cơ động, tổ chức phong phú các hình thức hoạt động cho HS trong tiết học tạo điều kiện và môi trường thuận tiện cho việc dạy học, phát huy tối đa tính tích cực. Hoạt động học tập có thể được tiến hành theo hình thức cá nhân, theo cặp, theo nhóm, cả lớp và việc sắp xếp bàn ghế trong lớp học ngoại ngữ phải thuận tiện cho giao tiếp của HS, nên các hình thức được khuyên sử dụng là hình chữ U, hình tròn, hình móng ngựa...

Không giống như tổ chức dạy trong lớp như trước đây, GV có thể tham mưu và đề nghị với nhà trường tổ chức các hoạt động học ngoài lớp học: Tổ chức trải nghiệm, cắm trại, đến các làng quê, địa danh tham gia các hoạt động cộng đồng (sử dụng tiếng Anh trong khi tham gia)....

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tương tác sư phạm trong dạy học tiếng Anh

- Về tổng thể, tương tác là sự tác động qua lại giữa chủ thể hành động, các thành phần trong một hệ thống hoặc giữa các hệ thống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Trong dạy học nói chung, tương tác là sự tác động qua lại giữa các chủ thể là người dạy, người học và đối tượng dạy học cũng như toàn thể các thành phần của quá trình dạy học.

- Tương tác sư phạm là cách tiếp cận hoạt động dạy học, trong đó nhấn mạnh các mối quan hệ biện chứng giữa ba nhân tố, xem xét cơ chế tương tác trong mối quan hệ tam giác: người dạy - người học - môi trường. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau, tương tác với nhau nhằm đạt mục tiêu dạy học đề ra.

Trong thực tế giảng dạy, việc ứng dụng tốt PPDH trong môi trường TTSP sẽ giúp HS nhanh chóng khắc phục những điểm còn bất cập như khả năng giao tiếp, tính “e ngại”… trong học tiếng Anh, lớp học đông, GV không bao quát hết, ít có cơ hội giao tiếp. Có thể khẳng định việc xây dựng mô hình dạy học tiếng Anh trong môi trường TTSP chính là tạo điều kiện tối ưu để phát huy tính đặc thù của dạy học bộ môn.

1.4.2.7. Quản lý việc sử dụng, khai thác công nghệ thông tin trong giảng dạy

Nội dung quản lý khai thác sử dụng CNTT trong giảng dạy bao gồm: thiết kế các giáo án điện tử, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, khai thác hàng loạt kho ứng dụng, học liệu online .....vào dạy học tiếng Anh từ đó thay đổi mẫu thức tương tác truyền thống GV - HS, mẫu thức tương tác trong PPDH đổi mới đa dạng hơn: GV- HS; HS –HS; GV, HS với TBDH có ứng dụng CNTT hiện đại; GV, HS với môi trường dạy học.

1.4.3. Quản lý hoạt động học của học sinh‌

Hoạt động học của HS là hoạt động song song cùng tồn tại với hoạt động dạy của GV. QL hoạt động học tập của người học là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học trong suốt quá trình học tập. Người học vừa là đối tượng QL, vừa là chủ thể QL.

Yêu cầu đặt ra cho công tác QL hoạt động học tiếng Anh của HS tại các trường phổ thông là phải làm cho HS có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập; có ý thức tự giác tìm tòi, nghiên cứu, chủ động lĩnh hội kiến thức tiếng Anh, rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp. QL hoạt động học tập của HS cần đạt được những yêu cầu sau:

1.4.3.1. Động cơ học tập của học sinh

Động cơ là quá trình tâm lý tạo nên sự kích thích, sự định hướng, sự bền vững của những hoạt động tự nguyện hướng tới mục tiêu.

Động cơ cùng với Mức độ khả năng + Mức độ kỹ năng + Tri thức về việc làm như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ + Tình cảm/cảm xúc + Tạo thuận lợi và kìm hãm những điều kiện ngoài tầm kiểm soát là các nhân tố dẫn đến thành quả, thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động tự học của HS. Theo thuyết nhu cầu được xếp từ thấp tới cao: nhu cầu cơ bản sinh học; nhu cầu về an toàn, nhu cầu về được thừa nhận, nhu cầu về sự thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện. Động cơ là tiền đề, là điều kiện cho việc học tiếng Anh của HS.

Sơ đồ 1.1: Tháp nhu cầu con người của Moslow‌


Việc xây dựng động cơ tích cực học tập cho HS là nội dung cơ bản rất quan 1


Việc xây dựng động cơ tích cực học tập cho HS là nội dung cơ bản, rất quan trọng của công tác QL hoạt động học tiếng Anh của HS. Phải làm cho HS có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập và có ý thức tự giác tìm tòi, nghiên cứu, chủ động lĩnh hội kiến thức.

Học sinh là chủ thể lĩnh hội tri thức, do vậy nếu các em chủ động, biết cách tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, có động cơ học tập đúng đắn, sẽ có hứng thú học tập và có kết quả tốt. Môi trường học tập tiếng Anh theo hướng tăng cường TTSP giúp HS trở thành người thợ chính trong quá trình học của mình. Học sinh cần thể hiện thái độ hứng thú ngay khi bắt đầu việc học và có hành vi tham gia tích cực liên tục, có trách nhiệm trong suốt quá trình học.

- Sự hứng thú của HS: Nội dung môn học phong phú, có nhiều vấn đề đòi hỏi HS phải động não cùng với khả năng sư phạm tốt của GV, sự điều phối giờ học một cách khoa học và dân chủ sẽ kích thích sự sáng tạo của HS. Ngược lại, HS tự tạo cho mình hứng thú đối với môn học bằng cách thấy

được tầm quan trọng và lợi ích của nội dung học trong cả hiện tại và tương lai. Từ đó tạo tâm thế phấn khởi, say mê đi vào nghiên cứu, tìm hiều những kiến thức cần thu lượm. HS tự tin trong việc học sẽ giúp các em học hỏi được nhiều hơn, tự tạo cho mình động lực và vượt qua rào cản đầu tiên trong quá trình lĩnh hội tri thức.

- Những trải nghiệm của HS: Từ những trải nghiệm đã qua GV giúp làm phong phú cho vốn kinh nghiệm của HS, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động học tập cho HS; và ngược lại, những tri thức mà HS thu nhận trong nhà trường sẽ được áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống.

- Các giá trị kích thích sự hứng thú: Những giá trị này được kế thừa từ truyền thống gia đình, từ nhà trường và xã hội, từ các điều kiện vùng miền tự nhiên nơi HS sống và học tập. HS chịu ảnh hưởng của các giá trị truyền thống và sẽ có những điều chỉnh phù hợp với cuộc sống hiện tại.

1.4.3.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Theo dõi kết quả học tập của HS giúp GV thu nhận những thông tin phản hồi, kết quả học tập thể hiện chất lượng của quá trình dạy học và mức độ đạt được các mục tiêu dạy học.

Các hình thức KT, ĐG cần tuân thủ theo các hình thức cơ bản, theo quy chế chung của Bộ GD-ĐT bao gồm KT miệng; kiểm tra 15 phút; KT 1 tiết; KT cuối học kỳ. Cấu trúc của các bài KT viết 1 tiết và cuối học kì cần đo được 4 kỹ năng (Kiến thức ngôn ngữ:25-30%; Đọc:25-30%; Nghe:20-25%; Viết:20-25%).

Nội dung các bài KT cần gắn liền với mục tiêu của các bài học tại thời điểm kiểm tra. Việc KT, đánh giá kết quả học tập của HS cần được thực hiện theo các qui định trong quy chế về KT, đánh giá kết quả học tập về KT định kỳ và KT thường xuyên. Khuyến khích việc đa dạng hóa các hình thức KTĐG: kiểm tra nói, viết, ĐG thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập bài học trên lớp cũng như chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà. Việc chữa bài

kiểm tra và củng cố kiến thức sau bài KT định kì cần được GV thu xếp trong thời lượng đã cho và trong khoảng thời điểm hợp lý.

Trong QL hoạt động học tập cần lưu ý tính phức tạp và tính trừu tượng về sự chuyển biến trong nhân cách, do tác động đồng thời của nhiều yếu tố chủ thể và khách thể, làm cho kết quả học tập bị hạn chế.

Quản lý hoạt động học tập có nội dung, yêu cầu cụ thể, vì vậy cần phải tăng cường việc KT-ĐG các hoạt động học tập của người học và hoạt động giảng dạy của người thầy. QL hoạt động học tập bao gồm: QL học trên lớp, hoạt động tự học và các hoạt động ngoại khóa.

1.4.3.3.Quản lý phương pháp học tập ngoại ngữ của học sinh

Phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng được mục tiêu của GD phổ thông. Ngoài hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu, động viên HS và giúp học HS tham gia vào các hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và với tinh thần hợp tác cao. GV cần hỗ trợ HS luyện tập thực hành giao tiếp một cách có ý thức trong hoạt động học tập trên lớp và tự học.

1.4.4. Quản lý việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên‌

Với môn tiếng Anh, ngoài việc bồi dưỡng về mặt PPDH, cần chú ý tới việc phát triển năng lực ngôn ngữ của GV các trường THCS trên địa bàn huyện. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế, văn hóa phát triển của một huyện 36 năm dẫn đầu toàn quốc về văn hoá nông thôn, nếu GV tiếng Anh huyện Hải Hậu phát âm không chuẩn, khả năng giao tiếp kém sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến HS. Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu cần đặc biệt chú trọng chỉ đạo và đảm bảo vấn đề này. Ngoài việc yêu cầu các nhà trường đưa vào nội dung sinh hoạt tổ, nhóm hàng tuần cần tích cực triển khai có hiệu quả các nội dung cơ bản như bồi dưỡng GV theo chu kỳ về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, cập nhật PPDH hiện đại, khai thác ứng dụng CNTT, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ, bồi dưỡng kỹ năng ra đề, KTĐG kết quả của HS.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh‌

Nội dung KT, giám sát hoạt động dạy học tiếng Anh đối với các nhà trường trên địa bàn QL của Phòng GD-ĐT bao gồm:

1.4.5.1. Kiểm tra hoạt động sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên

Phòng GD-ĐT điều động lực lượng cộng tác viên thanh tra, kiểm tra là GV nòng cột của huyện tham gia vào hoạt động thanh tra các nhà trường nhằm mục đích tư vấn, thúc đẩy nâng cao chất lượng giờ dạy cho 100% GV trong huyện. Mỗi GV được định kỳ chu kỳ 5 năm/lần thanh tra theo cấp trường và xếp loại về trình độ nghiệp vụ tay nghề, việc vận dụng đổi mới PPDH, hoạt động sư phạm của GV. Dạy học theo hướng phát huy triệt để tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong học tập; phân hóa dạy học theo đặc điểm của đối tượng; tạo điều kiện cho HS hoạt động thực hành; tăng cường dạy cách tự học.

1.4.5.2. Giám sát việc sử dụng thiết bị dạy học

Khai thác sử dụng tối ưu các điều kiện cốt yếu phục vụ cho hoạt động dạy học như CSVC, TBDH là cách tối ưu để phục vụ việc đổi mới PPDH ngoại ngữ theo hướng giao tiếp. Quản lý CSVC có nghĩa là QL thực trạng TBDH ngoại ngữ hiện có; xây dựng danh mục TBDH và xây dựng phòng học ngoại ngữ với các thiết bị đạt tiêu chuẩn; biên soạn tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về sử dụng thiết bị và phòng học ngoại ngữ. Sử dụng các ứng dụng, các phần mềm chuyên dụng phục vụ dạy học ngoại ngữ. Phát huy tác dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tiếng Anh.

1.4.5.3. Giám sát việc tổ chức các hình thức ngoại khóa, hợp tác giáo dục trong dạy học tiếng Anh

Việc tổ chức các hình thức giao lưu ngôn ngữ, các kỳ thi tài năng cho HS như Olympic tiếng Anh, thi hùng biện, trò chơi ngôn ngữ, IOE...chính là tạo ra các sân chơi ngôn ngữ lành mạnh, tạo cơ hội cho thầy và trò cùng rèn luyện thực hành ngôn ngữ, thấy được ý nghĩa của môn học, đưa kiến thức vào

thực tiễn trải nghiệm. Đây cũng là cơ hội hợp tác liên trường, và giao lưu tích cực giữa GV, HS với người bản ngữ. Công tác tổ chức sự kiện, giám sát các mô hình dạy học tiếng Anh chất lượng cao, các dự án liên kết với yếu tố nước ngoài giúp Phòng GD-ĐT đánh giá chính xác hơn chất lượng dạy học ngoại ngữ của các trường nhằm động viên, khích lệ và nắm vững thực trạng chất lượng đầu ra của hoạt động dạy học bộ môn.

Với việc sử dụng các GV nước ngoài vào giảng dạy tại trường, tạo ra rất nhiều lợi ích không chỉ cho HS mà còn tạo ra uy tin, nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Khi GV nước ngoài vào giảng dạy, họ đã đem lại không ít những lợi ích như nâng cao khả năng ngoại ngữ cho HS, nâng cao chất lượng giảng dạy, chuyển giao kỹ năng giảng dạy, tạo danh tiếng cho chương trình đào tạo, mở rộng qua hệ hợp tác quốc tế cũng được đánh giá cao.

1.4.6. Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học‌

Để tăng cường hiệu quả hoạt động dạy học phải đảm bảo điều kiện về phòng học ngoại ngữ với thiết bị đầy đủ cho việc học, phòng học, thư viện, tài liệu sách giáo khoa và các thiết bị cho GV, HS tự học tiếng Anh như đài, đầu video, CD, VCD, các chương trình dạy tiếng Anh, các phần mềm học tiếng Anh…. Quản lý TBDH bao gồm: Đầu tư mua sắm, bảo quản TBDH; Quản lý việc tự làm TBDH; Quản lý sử dụng TBDH.

Công tác quản lý TBDH cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng khối lớp, từng GV để tạo ra tính chủ động, tích cực của mỗi chủ thể. Có được phương tiện, điều kiện phục vụ dạy học đầy đủ, đồng bộ, lại được khai thác, sử dụng tốt là có được một điều kiện tối ưu để nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt trong dạy học ngoại ngữ.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh‌

1.5.1. Yếu tố chủ quan‌

1.5.1.1. Vai trò của Phòng GD-ĐT

- Vị trí, chức năng và nhiệm vụ nói chung

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí