Đặc Điểm Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội Của Huyện Hải Hậu‌

Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/05/2015 quy định tại Điều 6,7 trong Chương II về vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng GD-ĐT [9] với những nội dung tóm lược như sau:

Phòng GD-ĐT là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng QL nhà nước về GD-ĐT tại địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi QL của Phòng GD-ĐT theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo uỷ quyền của UBND huyện.

Nhiệm vụ của Phòng GD-ĐT là hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động GD, phổ cập GD, xóa mù chữ; công tác tuyển sinh, thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở GD thuộc thẩm quyền QL của UBND cấp huyện. Tức là, có trách nhiệm trước UBND cấp huyện về việc QL, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy và học của trường MN, TH và THCS trên địa bàn trong đó có bộ môn tiếng Anh. Vì vậy, có thể khẳng định công tác QL của Phòng GD-ĐT có ảnh hưởng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại các trường THCS.

- Chức năng và nhiệm vụ đối với bộ môn tiếng Anh

Với vai trò QL nhà nước và chỉ đạo chuyên môn của mình, Phòng GD- ĐT nắm chắc đặc điểm địa bàn, các điều kiện phục vụ cho dạy và học tiếng Anh. Do đó có khả năng tham mưu, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, qua đó trực tiếp góp phần QL tốt hoạt động dạy học, đưa chất lượng dạy và học tiếng Anh được nâng lên (thông qua QL, chỉ đạo về nội dung, chương trình; về đổi mới PPDH; về công tác tham mưu tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ GV...). Điều này có nghĩa, Phòng GD-ĐT thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình sẽ là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của các trường trên địa bàn huyện.

1.5.1.2. Năng lực của cán bộ quản lý

- Năng lực chuyên môn: Trước hết, CBQL cần phải có trình độ chuyên môn, vững vàng, nắm vững nội dung, chương trình đào tạo. Đây là yếu tố tiền để để tiến hành công tác lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ giáo viên. Để đạt được điều

này, đòi hỏi CBQL phải có khả năng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, tích cực, nhạy bén để đáp ứng yêu cầu đào tạo của bậc, cấp học trong giai đoạn đổi mới như hiện nay.

- Năng lực quản lý: CBQL phải có năng lực dự báo, thiết kế, tổ chức, thực hiện kế hoạch; năng lực QL hành chính, tài chính; năng lực QL xây dựng đội ngũ; năng giao tiếp, thực hiện công tác xã hội hóa GD; tổng kết rút kinh nghiệm; nghiên cứu khoa học; KT, ĐG, tư vấn thúc đẩy. Tất cả là làm cho các cá nhân, bộ phận được vận hành theo đúng qui luật một cách ổn định và phát triển.

1.5.1.3. Đội ngũ giáo viên

Nghị quyết lần thứ II của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa VIII đã khẳng định “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển GD là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV và cán bộ QLGD cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn” [15, tr.15]. Đội ngũ GV là nguồn nhân lực sư phạm có vai trò quyết định chất lượng GD trong các nhà trường. QL đội ngũ GV bao gồm phát triển đội ngũ ngang tầm với nhiệm vụ, sử dụng nguồn nhân lực sư phạm có hiệu quả và xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân và tập thể.

Xã hội nói chung, GD nói riêng, càng phát triển bao nhiêu thì đòi hỏi chất lượng đội ngũ càng phải cao bấy nhiêu và chất lượng đội ngũ GV cũng không phải là ngoại lệ, và có như vậy mới đưa GD lên tầm cao mới.

1.5.1.4. Tập thể học sinh

Sản phẩm và kết quả đào tạo của nhà trường phổ thông thể hiện ở mức độ thông hiểu, kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Ở cấp huyện sức ép đè lên các trường THCS ngày càng lớn, nhất là chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 ở các trường THPT ngày càng cao đối với tất cả các bộ môn thi. Đối với bộ môn tiếng Anh thì không thể tránh khỏi vì bộ môn này nhiều năm nay đã được các Sở GD-ĐT đưa vào là bộ môn thi bắt buộc, ngoài ra còn phải đạt chuẩn đầu ra là A2 theo quy định là bài toán thách thức với bất cứ cơ sở GD nào.

1.5.2. Yếu tố khách quan‌

Hiện nay, Đề án quốc gia 2020 đã được ban hành và được xem là bước đột phá chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ nhưng để đạt được chỉ tiêu đề ra, Đề án đã dành sự quan tâm đặc biệt đến bồi dưỡng phát triển đội ngũ, rà soát bổ sung CSVC dạy học ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Từ những phân tích trên cho phép chúng ta khẳng định rằng các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường THCS không chỉ là các yếu tố mang tính khách quan mà còn có các yếu tố mang tính chủ quan. Trong đó, yếu tố khách quan đóng vai trò tiền đề và yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định.

Tiểu kết chương 1‌

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh là một bộ phận trong công tác QLGD ở nhà trường phổ thông, góp phần làm cho quá trình GD trở nên toàn diện. Công tác QL, chỉ đạo điều phối toàn bộ những điều kiện tiên quyết cho tất cả các nhân tố tồn tại và hoạt động theo hướng ổn định và phát triển. Từ đó khiến các chủ thể và khách thể tham gia trong hoạt động dạy học đi đúng theo quy luật của tự nhiên, của chuyên môn và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, nhờ đó chất lượng môn tiếng Anh được cải thiện, phát triển.

Phòng GD-ĐT - cấp QL trung gian – trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn trong đó có môn tiếng Anh. Vai trò QL chuyên môn của Phòng GD-ĐT, đối với bộ môn tiếng Anh phải được hết sức quan tâm vì việc QL chuyên môn tiếng Anh ở cấp trường là rất khó khăn: CBQL các trường không có chuyên môn là tiếng Anh, hơn thế việc triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 cũng đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, QL từ cấp huyện.

Những nghiên cứu ban đầu về cơ sở lý luận và các vấn đề có liên quan đến Đề tài của chương 1 của luận văn là cơ sở để tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp QL dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020.

Chương 2‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA PHÒNG GD-ĐT ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THCS‌

HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH‌

2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Hải Hậu‌

2.1.1.Vị trí địa lí, dân số, lao động huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa độ địa lí khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là biển Đông - Điểm cực Nam là mũi Gót Chàng. Diện tích 226 km2, dân số hiện nay 294.216 người, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 người/km2. Lịch sử hình thành và phát triển mảnh đất, con người Hải Hậu là thành quả đấu tranh kiên cường mở đất và giữ đất, là sự đồng cam, cộng khổ, sự cố kết cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo và nhẫn lại, là những truyền thống quý báu kết tinh từ trí tuệ, mồ hôi và cả xương máu của bao thế hệ người Hải Hậu, khai phá, xây dựng và bảo vệ.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.‌

Trong những năm qua, Hải Hậu tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết và các Đề án của Đảng bộ huyện, huyện tiếp tục đạt được những thành tựu khởi sắc trong phát triển kinh tế xã hội. Năm 2015 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới toàn quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,71% tăng 0,38%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năng suất lúa đạt 127,23 tạ/ha tăng 2,2% so với năm 2015, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 27,59 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 2,33%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 70%, giữ vững điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước 36 năm liên tục.

2.2. Sơ lược về các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định‌

2.2.1. Giới thiệu về hệ thống trường trung học cơ sở‌

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hải Hậu có 39 trường THCS công lập với quy mô lớp, số HS cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê số lớp, số học sinh cấp THCS huyện Hải Hậu‌


Năm học

Số trường

Số lớp

Số HS

Số nữ

2013-2014

39

419

15 574

8172

2014-2015

39

418

15 414

8095

2015-2016

39

409

14 437

7785

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng GD-ĐT các năm học gần đây)

Số liệu trên cho thấy quy mô trường lớp tương đối ổn định, số HS trong những năm gần đây có xu hướng giảm do làm tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, thêm vào đó, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, do đó bình quân không quá 45 HS/lớp, phù hợp với quy định của Bộ GD-ĐT.

- Về đội ngũ CB, GV, NV :


Bảng 2.2: Thống kê chất lượng đội ngũ quản lý và giáo viên dạy tiếng‌

Anh cấp trung học cơ sở



TT


Trình độ CM nghiệp vụ


CBQL


GV tiếng Anh

Hệ đào tào tại chức

GV tiếng Anh đạt chuẩn

CEFR

GV tiếng Anh chưa đạt chuẩn

CEFR

1

Cao đẳng

03

17

09

15

08

2

Đại học

76

71

70

62

03

3

Sau đại học

01

00

00

00

00

Cộng

80

88

79

77

11

(Nguồn: Thống kê số liệu phát triển chất lượng cán bộ, viên chức Phòng GD-ĐT tính đến ngày 31/05/2016)

Bảng thống kê trên cho thấy số lượng đội ngũ GV tiếng Anh THCS đáp ứng được yêu cầu về số lượng, biên chế đủ cho các trường THCS thực hiện chương trình và phần nào đạt yêu cầu tiến độ về chuẩn KNLNN theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT nhưng do GV được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau và hầu hết là học liên thông từ cao đẳng (chủ yếu là Cao đẳng hệ tại chức) lên đại học. Vậy nên, về chất lượng GV thì còn là một tồn tại cần khắc phục.

Các trường THCS trong toàn huyện đều tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế ĐG xếp loại HS của Bộ GD-ĐT ban hành. Việc KT, ĐG môn tiếng Anh đã bước đầu hạn chế được yêu cầu HS ghi nhớ máy móc, đã đưa các bài tập trong tình huống giao tiếp trong ngữ cảnh, gắn với việc giải quyết các vấn đề tình huống giao tiếp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhận thức của một số CB, GV và HS về mục đích, ý nghĩa của đổi mới PPGD, cách KT, ĐG đáp ứng yêu cầu Đề án 2020 và yêu cầu của xã hội chưa đầy đủ.

2.2.2. Tình hình dạy học và chất lượng học tập của học sinh hiện nay‌

Ngành GD-ĐT huyện Hải Hậu liên tục là đơn vị dẫn đầu GD-ĐT tỉnh Nam Định. Đội ngũ CB, GV trong huyện nhìn chung có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp. GV các trường khá tích cực trong thực hiện đổi mới PPDH, KT, ĐG. Phòng GD-ĐT đã tích cực chỉ đạo các trường thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT, ĐG tăng cường sử dụng thiết bị, ứng dụng hợp lí CNTT trong dạy học và QL, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS. Trên nền chất lượng toàn diện vững chắc, các trường tiếp tục đẩy mạnh phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo HS giỏi. Tuy vậy, chất lượng HS thi vào lớp 10 THPT môn tiếng Anh vẫn còn xếp thứ hạng khiêm tốn của tỉnh.

Bảng 2.3. Thống kê kết quả học lực, hạnh kiểm cấp trung học cơ sở‌

các năm học gần đây


Về học lực:


Năm học

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2013-2014

3120

20,03

6549

42,05

5164

33,16

698

4,48

43

0,28

2014-2015

3282

21,47

6458

42,25

4696

30,72

821

5,37

28

0,18

2015-2016

3330

23,1

6169

42,7

4302

29,8

612

4,2

24

0,17

(Nguồn: Báo cáo kết quả xếp loại học lực của Phòng GD-ĐT Hải Hậu các năm học gần đây)

Về hạnh kiểm :


Năm học

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2013-2014

11554

74,19

3992

21,78

590

3,79

38

0,24

2014-2015

11890

77,79

2832

18,53

525

3,43

38

0,25

2015-2016

11568

80,1

2439

16,9

408

2,8

22

0,2


(Nguồn: Báo cáo kết quả xếp loại hạnh kiểm của Phòng GD-ĐT Hải Hậu các năm học gần đây)

Bảng 2.4. Thống kê kết quả môn tiếng Anh trong kỳ thi vào lớp 10‌

THPT những năm gần đây



Năm học


Điểm TB toàn huyện (1)


Điểm TB toàn tỉnh (2)


Chênh lệch (2) – (1)


Xếp thứ toàn tỉnh

2013-2014

5,26

5,26

0

5

2014-2015

4,63

4,96

0,33

10

2015-2016

5,66

5,97

0,31

10

(Nguồn: Thông báo kết của thi lớp 10 THPT của Sở GD-ĐT Nam Định các năm học gần đây)

2.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý đối với dạy học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập‌

Để đạt được kết quả cao trong việc dạy và học tiếng Anh, đòi hỏi ngoài sự nỗ lực của các lực lượng, cá nhân HS, của GV, gia đình và cộng đồng ngoài ra còn phải có sự quyết tâm, sự thống nhất cao của các cấp lãnh đạo, trực tiếp là của Phòng GD-ĐT, BGH các nhà trường.

Qua thăm dò và khảo sát, đa số các đồng chí chuyên viên, giám hiệu các nhà trường đã ý thức được phần nào tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế và trong tiếp cận KHCN. Tuy vậy, số CBQL có chuyên môn tiếng Anh ở huyện Hải Hậu còn khiêm tốn: 01 chuyên viên làm việc tại Phòng GD-ĐT và 02 Phó hiệu trưởng ở trường THCS Hải Châu và Hải Xuân.

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL về vai trò và năng lực của GV trong việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ dạy và học môn tiếng Anh, chúng tôi đưa ra hai câu hỏi:

Câu hỏi 1: Đồng chí hãy xếp theo thứ tự mức độ quan trọng của các yếu tố và điều kiện dưới đây đối với việc tổ chức dạy học môn tiếng Anh.(Số CBQL được hỏi là 30 người)

Bảng 2.5: Xếp hạng các yếu tố và điều kiện dạy học môn tiếng Anh‌


Các yếu tố và điều kiện

Số lượng

Thứ hạng

1. GV giỏi chuyên môn, nghiệp vụ

30/30

1

2. Ý thức học của HS tốt

28/30

3

3. Quản lý dạy và học tốt

29/30

2

4. Môi trường học tiếng Anh tốt

28/30

3

5. CSVC, TTB hiện đại.

26/30

4

Quan sát bảng trên, có thể thấy các CBQL đánh giá cao nhất là về khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của GV đối với hoạt động dạy học môn tiếng Anh (30/30), tiếp theo là yếu tố về QL (29/30). Điều này chứng tỏ CBQL nhận thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022